Bài giảng về đức dục
Tài liệu gồm 10 trang bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan: "Đức dục" giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học "Tâm lý học đại cương". Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (SP009)
Trường: Đại học Phạm Văn Đồng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|35973522
BÀI GIẢNG VỀ ĐỨC DỤC
A) Hiếu thảo với cha mẹ:
I) Tại sao phải hiếu thảo với cha mẹ: Vì những công ơn lớn của cha mẹ
Truyện Kiều từng viết: “ Nhớ ơn chín chữ cao sâu Một ngày một ngã bóng
dâu tà tà”. Chín chữ cao sâu: tức là chín chữ chỉ cái ơn của cha mẹ: sinh (đẻ),
cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi nấng), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ),
cố (trông nom), phục (tuỳ tính mà dạy), phúc (che chở). Được gộp lại thành 5 công ơn lớn của cha mẹ: 1) Công sinh thành:
Các con có mặt ở trên trái đất này đó là do khí huyết và tình yêu của cha mẹ.
Con có biết rằng khi con mới chỉ là giọt máu trong bụng mẹ, con đã làm cho bố mẹ
khổ lắm rồi. Nhưng các con không biết đâu, vì sao? Vì cha mẹ không hề nói với
các con mà. Người ta nói “ Chim trời ai dễ đếm lông/ Nuôi con ai dễ tính công
tháng ngày”, cha mẹ các con không bao giờ nói hết những cái khó khăn, những
cái trăn trở và kể cả những lúc hiểm nguy về tính mạng cho các con nghe đâu và
hôm nay cô sẽ vạch trần cho các con thấy tất cả những cái điều đó.
Tại sao cô nói khi mà con chỉ mới là giọt máu trong bụng mẹ thì mẹ cha mẹ
khổ lắm, bởi vì lúc ấy cha con phải lo về kinh tế, xong rồi lo về việc nhà, lo chăm
sóc để mà động viên cho mẹ. Và mẹ con cũng nghén, tại sao nhỉ? Bởi vì khi có vật
lạ ở trong người thì phải đấu tranh, cứ ăn vào là nôn ra nên ngủ trằn trọc canh
trường không an giấc ngay, 6 khắc đứng ngồi cũng yên. Da dẻ xanh xao, vàng vọt,
vì sao thế? Bởi vì ăn được cái gì thì nuôi cái bào thai đó. Sau đó con mới lớn dần
lên, con lớn lên. Khi mà mẹ mang con, có chửa vượt mặt như thế này, khệ nệ mang
con, đi đâu cũng thế nóng nực, bức sốt. Các con tưởng tượng xem, các con đeo
một cái 3 lô trên vai chỉ cần một nửa ngày, các con không bỏ ra các con có khó
chịu không? Các con có biết mẹ con mang con bao nhiêu lâu không? (9 tháng 10
ngày). Đợi bao nhiêu tháng ngày như thế. Rồi đến lúc mà mẹ có lên bàn đẻ, mẹ
phải chịu một cái đớn đau tột cùng. Người ta nói “không cái gì đau bằng đau đẻ”,
phanh da xẻ thịt cơ mà. Con cứ tưởng tượng đi, trong bệnh viện phụ sản , những
cái thanh sắt nó cứ cong lên. Tại sao vậy? Bởi vì rằng khi người phụ nữ đau quá,
người ta ghì lấy để mà người ta cố gắng, người ta giữ cái cơn đau mà đến mỗi một
cái thanh sắt cong lên à? Vì vậy người ta ví cái chuyện mà phụ nữ lên bàn đẻ như
người vượt cạn. Đàn ông vượt sông vượt biển còn có bạn, đàn bà vượt cạn thì chỉ
có một mình. Khi những người phụ nữ ở trên bàn đẻ trông hôi mồ kê nhễ nhại ,
mặt mũi tái bặt tái tử đi, vật vã như thế này kinh lắm con ạ. Thêm nữa mẹ con lại
chịu một cái hiểm nguy về tính mạng. Thi văn trong y học còn nêu rất nhiều trường
hợp sản phụ lìa đời khi sinh nở, có những người con vừa cất tiếng khóc chào đời
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
thì mẹ trút hơi thở cuối cùng. Người ta nói có chửa là cửa mạng. “Nặng nề chín
tháng cưu mang/ Công sinh bằng vượt biển sang xứ người.”
Chỉ đến khi con oe oe tiếng khóc chào đời, khi đó cả nhà mới thở phào nhẹ
nhõm :“À thế là mẹ sông rồi đấy! ”. Lúc ấy mới kịp mừng sinh linh mới là con –
đỏ hon hỏn, bé bằng chiếc tay, nhưng giờ con đã lớn ngần này. Hãy nhớ rằng “Khi
con ra đời, con khóc trong khi mọi người cười”. Vậy ta phải sống thế nào để đến
phút cuối cùng của cuộc sống ta phải mỉm cười trong khi mọi người tiếc ta mà
khóc. Nếu ta biết được cuộc sống đẹp thì dù ta đi trên cõi niết bàn, hay trở về cát
bụi. Nó chỉ là cuộc giả từ nhẹ như lông hồng. Nó như một vì sao êm ả tắt trên bầu
trời thôi. Và chúng ta phải sống thế nào, sống xứng đáng với những cái gì tạo hóa
đã ban cho để có thể tự hào về một đời người và thanh thản lúc ra đi . Các con có
hiểu cụ câu cổ đức nói không hoán vị trí khóc cười của con lúc con sinh ra và khi
con chết đi .Còn nếu như các con mà sống bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu, bất mục
thì chết không nhắm mắt. Đừng nói cái chuyện mỉm cười nhé con. Có những người
chết, mắt mở trừng trừng không nhắm mắt được. Tham quá mà, tham sân si quá, ác
quá mà. Cho nên nhớ, đời này cây có gốc mới nở ngành xanh ngon , nước có
nguồn mới bể rộng sông sâu, người ta nguồn gốc từ đâu? Có cha mẹ đã rồi sau có
mình. Thứ nhất thì phải hiểu được mình ở đâu ta. Các con nhớ, các con đối với cha
mẹ đó là cái tình cốt nhục. Cốt là xương, nhục là thịt. Các con là máu thịt mang
trong mình những đặc tính di truyền của cha mẹ. Cái tình của các con đối với cha
mẹ, đó là cái tình huyết thống, thiêng liêng lắm, nó sâu đậm lắm. Người ta nói phụ
tử tình thâm, mẫu tử tình thâm, không có cái gì có thể so sánh được đâu con ạ. Vì
vậy, nếu như các con yêu thương cha mẹ là các con biết trọng một huyết thống như
vậy là các con có tâm, có đức, có lòng nhân, lấy hiếu gây thành nhân. Nhân và hiếu
đã nằm trong bản vị của mỗi con người, còn kẻ nào mà cha mẹ mà không yêu
thương được thì không yêu thương được bất kì ai đâu. Và nếu không hiếu thảo với
cha mẹ là kẻ trên không kính dưới không nhường, không thể nào có lòng nhân ái
được. Những kẻ đó là những kẻ bất nhân. Những kẻ này có có thể làm được mọi
thứ tội ác có thể có được trong xã hội và sẽ bị xã hội lên án và trừng trị thích đáng.
Vì vậy, cô muốn nói với các con đây, nếu bất hiếu thì cũng là bất nhân. 2) Công nuôi nấng:
Kể từ khi cha mẹ sinh các con ra cho nên khi nuôi các con lớn lên, cha mẹ
vất vả lắm con ạ, đói kém về mặt vật chất, hao tổn về mặt tinh thần không sao kể
xiết được. Con còn nhỏ, nâng như nâng trứng hưng như hứng hoa, chăm lo bú
mớm cơm cháo thuốc men, thức khuya dậy sớm, săn sóc dỗ dành. Bây giờ con mới lớn dần lên…
“ Con lớn lên trong nguồn thơm sữa mẹ
Nguồn yêu thương đẫm ngọt nước mưa trong
Ôi! Suối nào thơm hơn nước trong lòng
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Mẹ ấp ủ với linh hồn bằng ngọc.
Mẹ âu yếm khi con vừa chợt khóc
Mẹ mỉm cười khi thoáng thấy con vui
Những tối con đau, mẹ thức suốt đêm dài
Đôi mắt ướt, dáng mẹ ngồi hiu hắt.
Mẹ thao thức từng đêm cho con tròn giấc ngủ
Mẹ thao thức từng ngày cho chồi non hé nụ
Những ngày con đau nặng, mẹ lo sợ vô cùng
Đôi mắt mẹ rưng rưng, chân bước đi run rẩy.
Trong âm thầm sợ hãi, mẹ tha thiết cầu mong
Nếu được đau thay con hạnh phúc nào sánh nổi
Từng ngày giờ mong đợi thấy con lớn con ngoan
Là lòng mẹ ngập tràn một niềm vui khó tả.
Có những điều kì lạ bao vất vả tháng ngày
Bao gian khổ đắng cay bên con là quên hết
Đời cứ trôi mải miết có đứng chờ ai đâu
Con mẹ ơi lớn mau giữa rộng dài trời đất.
Có những điều rất thật bên chấn lí đơn sơ
Con ít tuổi ngây thơ lớn lên con sẽ hiểu
Sẽ vô cùng vắng thiếu sẽ vô cùng cô đơn
Sẽ vô cùng trống trải nếu đời mẹ thiếu con.
Mẹ muốn viết cho con mấy vần thơ bé xíu
Để rồi đây con hiểu những cội nguồn sâu sa
Hiểu trời cao vô tận hiểu đất rộng bao la
Hiểu cuộc đời nhân ái hiểu ân tình mẹ cha.
Ơn cha nặng lắm con ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
CHA MẸ LÀ ÂN NHÂN LỚN NHẤT CUỘC ĐỜI CỦA TA. Thọ ân thì
phải đền đáp, ân càng lớn, nghĩa càng sâu, càng phải đền đáp làm sao cho xứng.
Con có hiếu là con trọng nghĩa. Còn những kẻ không biết ơn cha mẹ thì sẽ
không biết ơn bất kì ai, đó là kẻ vô ơn bạc nghĩa.
BẤT HIẾU CŨNG LÀ BẤT NGHĨA. 3) Công dạy dỗ:
Trong suốt hành trình cuộc đời, cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên, dạy cho
con từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành và cho đến ngày nào người còn tajit hế
với con. Cha mẹ dạy con kĩ lắm, dạy từ biết ấy, biết bò, biết ngồi, biết đứng, biết
đi, dạy cho học ăn, học nói, học gói, học mở, cách ăn ở trong gia đình, cách cư xử
ngoài xã hội, dạy cho con cách tiếp xúc với giới tự nhiên để thích nghi với môi
trường sống, cho con đi hiểu hơn lẽ thiệt hơn, tránh sai lầm lỗi đạo. Người đã đem
hết sở học, kinh nghiệm sống của mình để dạy các con với tất cả tình thương bao la, nỗ lực triền miên.
CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN, TRỌN ĐỜI VÀ TOÀN DIỆN CỦA CHÚNG TA.
Trong ngày 20/11 đã có con nào biết kiếm một bông hoa tặng cho người
thầy đầu tiên của chúng ta là cha mẹ chưa? Có khi các con chả cần phải 1 bông hoa
đâu. Các con có thể bằng bông hoa điểm 10 hoặc cử chỉ âu yếm với ba mẹ và đôi
ba lời nói từ người học trò là con thôi. Chỉ cần như thế là cha mẹ rất vui. “Người ta
thèm lòng chứ không thèm thịt”. Đấy, chỉ cần tấm lòng thôi. Có lẽ bây giờ khi các
con đã lớn thì thật khó để nói ra lời cảm ơn hay xin lỗi ba mẹ, vì các con nghĩ rằng
các con đã lớn rồi. Nhưng không phải đã lớn rồi thì các con không cần đến chữ đó.
Ba mẹ luôn muốn được sự tỏ bày của các con. Có nhiều ông bố bà mẹ tâm sự với
cô rằng các con ngày càng xa gia đình, nó chỉ nghĩ về bè bạn, rất ít chia sẻ với ba mẹ.
Con cái cứ tưởng mình lớn lắm, lớn hơn tuổi này của mình, đã trường thành,
còn trong mắt ba mẹ các con luôn nhỏ. Chính vì khoảng cách như vậy nên cha mẹ
không hiểu hết con cái, cũng như con cái không hiểu hết cha mẹ.
“Hãy yêu đi khi mẹ còn đây nếu có bao giờ con yêu mẹ
Hãy yêu đi khi mẹ còn đây, còn biết đươc tình cảm của con:
ngọt ngào, êm dịu, nồng say, hãy cứ yêu đi khi mẹ còn đây
Hãy yêu đi khi mẹ còn biết, đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu quý lên bia đá, những mỹ từ trên phiến đá vô tri
Nói đi con những lời tình yêu với trái tim hồng con hiếu thảo
Nói đi con khi mẹ còn nghe, đừng để mẹ chìm giấc ngủ say
êm êm giấc ngủ ngàn năm, khi ấy con ơi chẳng còn mẹ nghe
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Nói đi con tâm tình thảo hiếu, dù chỉ một chút lời đơn sơ
Khi mẹ còn sống con hãy nói như báu vật mẹ sẽ mãi nâng niu”
(Nói đi con – Nguyễn Duy)
Sao lại tha thiết đến thế nhỉ? Bởi vì:
“Con dẫu lớn bao nhiêu năm tháng tuổi
Với mẹ hiền con vẫn rất trẻ thơ
Mẹ rất thích nuông chiều con ấp ủ
Trăm tuổi già mẹ vẫn muốn nâng niu”
“Tương lai con làm tóc mẹ pha màu
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ
Để xế chiều bóng nuôi hình lặng lẽ Quạnh quẽ một mình…
Một mình mẹ mà thôi!!!
Con trưởng thành hồng má đỏ môi
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá!
Con như cây tơ nõn nà phiến lá
Mẹ như hàng so đũa tàn bông!
Mẹ một đời cam phận dòng sông
Khi lớn – khi ròng – ngược – xuôi – vất vả …
Mang phù sa bồi ruộng đời con.”
(Nghĩ về hoàng hôn mẹ - Phan Ngọc Thường Đoan)
Vậy thì yêu thương mẹ sao không nói đi? Đừng yêu mẹ mà để như Vân, khi mẹ mất rồi mới:
“Lòng con cô quạnh siết bao
Nhìn lên ảnh mẹ nghẹn ngào xót xa
Công ơn người đã sinh ra
Con chưa đền đáp thế mà mẹ đi
Bây giờ sinh tử biệt ly
Yêu thương còn biết nói gì hôm nay”
Các con có thể thể hiện tình cảm yêu thương cha mẹ thì cứ thực hiện ngay bây giờ đi con!
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Lĩnh hội tất cả những lời dạy bảo của cha mẹ mới là người có trí. Những kẻ
không biết vâng lời cha mẹ là bất trí, ngu đần, không thể thành đạt trong xã hội.
Bất hiếu là bất trí.
4) Công che chở, bảo vệ:
Với tình cốt nhục, tập tính nuôi con từ thuở bé, cha mẹ luôn ý thức được
trách nhiệm của mình để bảo vệ che chở cho con như che chở bảo vệ cho chính
bản thân mình, chấp nhận hi sinh mọi cái kể cả tính mạng của mình.
Trước mọi bất chấp đe dọa của cuộc đời, trước sai lầm lỗi đạo của con cái,
cha mẹ luôn xả thân, hi sinh với cả tấm lòng khoan dung, nhân từ và độ lượng.
Cha mẹ là cái nóc của căn nhà. Cha mẹ là chỗ dựa về tình cảm, về vật chất,
về tinh thần rất đáng tin cậy của ta, nên đối với cha mẹ ta phải lễ nghĩa, biết
kính trên, dưới nhường.
Bất hiếu cũng là bất lễ.
5) Lòng tin yêu và ước nguyện kế thừa sự nghiệp tương lai:
Con cái là hậu thân của cha mẹ, là người nối tiếp cuộc đời sau này của cha
mẹ. Cha mẹ đem hết tấm lực của mình để dạy dỗ các con, mong sao các con nên
người. Tản Đà từng nói: “Sự đời không có gì đáng buồn bằng con cháu mà không
bằng ông cha”. Người ta nói “Người đại hiếu là người nuôi cái chí cha mẹ, người
hiếu vừa nuôi thân cha mẹ thôi”.
Con mà có hiếu thì con phải làm sao để cha mẹ tin rằng con sẽ thực hiện
được những điều các Người ủy thác, con thực hiện với tất cả tinh thần trách
nhiệm của một con người được ủy thác.
Những kẻ không để cho cha mẹ tin tưởng được thì sẽ không ai tin được, vò
“Nhân phu tín bất lập”. Con người mà không có chữ tín sẽ không có chỗ đứng trong xã hội.
Con có hiếu là con có tín, bất hiếu là bất tín.
Chữ “hiếu” đi liền với chữ “trung”. Các cụ thường nói “Hiếu tử ắt trung thành”.
“ Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,
Không công danh thà nát với cỏ cây.”
(Chức phận kẻ trượng phu - Nguyễn Công Trứ)
Bất hiếu cũng là bất trung.
CON CÓ HIẾU LÀ CON CÓ ĐỦ NHÂN, NGHĨA, LỄ, CHÍ, TÍN.
CÒN CON BẤT HIẾU LÀ CON BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA, BẤT LỄ,
BẤT TÍN, BẤT CHÍ, BẤT TRUNG.
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Kẻ bất hiếu tệ hơn cái răng của con rắn lục. Con rắn lục cắn vào cha mẹ thì
cha mẹ chết ngay. Còn đứa con bất hiếu làm cho cha mẹ chết mòn, chết mỏi, chết
trong đau khổ, chết trong nhục nhã.
* Trong một gia đình có sự phân công, phải có ông thiện ông ác, phải có
người lành người dữ, thông thường cha thủ vai ông ác. Nếu người mẹ là tình cảm,
người cha phải là lí trí.
* “ Tử dưỡng dục nhi thân bất đãi”, tức con muốn phụng dưỡng cha mẹ,
nhưng cha mẹ không chờ các con đâu.
* Mất cha mất mẹ là mất cả cuộc đời yêu thương dịu ngọt.
Các con phải gấp gấp trả hiếu. Nếu như sau này các con làm việc gì khiến
cha mẹ phiền lòng, rồi khi cha mẹ mất đi các con sẽ rất đau lòng.
ĐẠO HIẾU không chỉ là bổn phận, mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng, là thước
đo chính xác và chuẩn mực về đạo đức của con người.
II) Làm thế nào cho tròn đạo hiếu: * Lễ:
“ Tử do phụ mẫu giáo sinh
Tử do phụ mẫu giáo tri
Phụ mẫu giáo tử lí lẽ
Tử tùng phụ mẫu giáo tri”
Đạo hiếu là phải theo chữ lễ của cha mẹ dạy.
“ Phụ tử tử hiếu” => Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ:
* Văn: Học hành giỏi giang làm vẻ vang cha mẹ. Cha mẹ nuôi con không
phải để sau này con nuôi lại, mà nuôi con chỉ mong “Khuyên con khuya sớm
chuyên cần / Học hành cố chí lập thân kịp người.”
Phải nhớ rằng, cái tha thiết mong mỏi của cha mẹ là các con ráng để đạt
được theo ý chí của các Người.
* 4 yêu cầu của người học “Văn”:
- Xác định đúng đắn mục tiêu học tập: Nếu như con biết được lợi ích, sự cần
thiết phải học thì bản thân sẽ cố gắng, sẽ say mê và học có khởi sắc. Con phải ý
thức con học là vì chính bản thân con chứ không phải học cho cha cho mẹ. Khi đó
con mới có ước mơ và khát vọng của bản thân.
- Có phương pháp và kế hoạch học tập.
- Chiếm lĩnh + vận dụng tri thức.
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
+ Chiếm lĩnh tri thức: Khi học phải hết sức tập trung và về nhà phải “xào”
bài ngay để biến kiến thức của thầy thành của mình.
+ Vận dụng tri thức: Vận dụng tư duy và kiến thức vào làm bài tập, quan
tâm lí thuyết và thực hành.
- Không ngừng học tập: Vì kiến thức là vô cùng tận, mênh mông nên phải
không ngừng học, không ngừng trao đổi để bắt kịp tiến độ chung của toàn
cầu dù là ở lứa tuổi nào. 6 mọi: học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi người, bằng mọi
cách, trong mọi hoàn cảnh và bằng mọi phương tiện. Thời gian là không chờ
đợi ai, có thời gian là phải học tập, phải cố gắng, nỗ lực, vì tương lai là kết
quả của hiện tại. Con người ta phải luôn hướng về phía trước, không bao giờ
hài lòng, vì khi mình hài lòng chính là bản thân dần thái hóa.
- Cần có ý chí, kiên trì và nghị lực vững vàng: nếu có thì làm gì cũng được.
+ Cần có ý chí, kiên trì: để thực hiện được con đường bản thân đã chọn,
mục tiêu bản thân đề ra.
+ Nghị lực vững vàng: để đi hết con đường đó, và biến ý chí thành nghị lực.
B) Lễ nghĩa với thầy cô:
I) Tại sao phải lễ nghĩa với thầy cô: Vì các chức năng của thầy cô
- Thầy cô là người khai tâm mở trí cho chúng ta: Giáo dục là nhiệm vụ lâu
dài, nhằm đào tạo cho con người 1 khối óc trí tuệ, hình thành và phát triển nhân
cách, cho con người có 1 khối lượng tri thức để con người trở thành 1 người có học
thức, biết đạo lí, biết phân biệt phải trái và hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Trước nhiệm vụ nặng nề đó của giáo dục gia đình không đảm đương được, nên nhờ
thầy cô giáo thay thế cha mẹ dạy ta từ đây đến lúc trưởng thành.
- Kỹ sư tâm hồn: Thầy cô đem những hạt giống tốt về luân lí, trí tuệ gieo vào
bộ óc non nớt của con trẻ, khắc họa những nét hoa văn, hình tượng đẹp lên tâm
hồn trong trắng của các con. Để rồi qua từng thời kỳ những hạt mầm đó đâm chồi
nảy lộc, ra hoa kết trái, những nét hoa văn đó điểm xuyết dần nên bức họa hoành
tráng, rực rỡ. Thầy cô dắt dẫn chúng ta trên con đường học vấn, điều chỉnh sai sót,
sửa chữa khuyết điểm, dạy dỗ ta, giúp ta tu thân lập trí vững nghiệp.
- Người tiếp bước văn minh nhân loại: Thầy cô giáo đã tích lũy tri thức, tinh
hoa của biết bao thế hệ, của nhân loại. Thầy cô cầm bó đuốc trí tuệ soi đường cho
các con đi. “Một đất nước không có thầy cô giáo thì không có văn minh”
- Nghề thầy là một nghề nặng nhọc, cao cả và trong sạch:
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
+ Nặng nhọc: quốc gia, quốc dân ký thác vào trong tay thầy cô giáo những
lớp thanh thiếu niên, để xây dựng tương lai cho dân tộc, đất nước. Tương lai này
hay hay dở tùy thuộc vào tay các thầy cô giáo.
+ Nghề thầy cũng là 1 nghề như trăm ngàn nghề khác nhưng nó cao cả và
trong sạch vì nó là nghệ thuật rèn luyện tâm trí, đào tạo nhân tài. Thầy cô giáo
không màng bổng lộc, danh vọng, chỉ sống với đồng lương khiêm tốn, với sự thanh
bạch và quan tâm về kiến thức, đạo lí, tinh thần hơn là vật chất phù hoa. Mong ước
thầy cô là xây dựng tương lai thế hệ cho lớp học sinh của mình, để mong rằng sau
này các con nên danh nên phận, đem tài đức giúp nước giúp đời. Công lao crua các
thầy cô giáo là cho các con có 1 giá trị nhân phẩm, 1 cuộc sống tinh thần cao đẹp,
1 cuộc sống vật chất ấm no và hạnh phúc. Đó chính là phần thưởng cao quý giành cho thầy cô.
II) Làm thế nào để làm tròn đạo sư đệ?
- Đức: Phải biết kính trọng thầy, phải lễ độ, phải biết vâng lời và thực hiện
tất cả các yêu cầu thầy đề ra. “Phải kính trọng thầy như kính trọng cha”. Các thầy
cô đã nguyện cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai,
nguyện thắp sáng lửa tin yêu trong lòng con trẻ, nguyện chung vai hiến gỗ hóa trầm,…
- Trí: Học làm sao cho rạng danh thầy. Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư
trọng đạo”, “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”,
“Mồng một Tết cha…”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, ….
C) Thân ái với bạn bè:
Ngoài xã hội phải biết chọn bạn mà chơi, vì gần son thì đỏ, gần mực thì
đen, gần người hiền thì sáng, gần người tài thì thông, gần người lành thì có đức,
gần đứa ngu thì dại, gần cái a dua thì mình hót, gần đứa tham lam thì trộm cướp.
I) Tại sao phải thân ái với bè bạn?
- Bạn học cùng 1 thầy như cùng chung cha mẹ, ngồi cùng chung một lớp,
một trường như người thân trong gia đình ở dưới 1 mái nhà, cùng trang lứa, cùng
sách đèn, cùng mục đích, cùng thực hiện những nhiệm vụ thầy cô giáo đưa cho.
- “Học thầy không tày học bạn”
- Bạn là nhân tố tích cực để đốc thúc chúng ta trong học hành. “Thua thầy
một vạn không bằng kém bạn một li”
* Bè bạn dựa trên cơ sở chữ tín. Làm thế nào để giữ tình bè bạn, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Phân biệt được tình bè bạn với tình đồng bọn. Ví dụ, bao che
cho bạn làm việc sai trái là vừa bất nghĩa với thầy, vừa sai lạc với bạn.
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com) lOMoARcPSD|35973522
Tình bè bạn đã kết tinh nên biết bao nhiêu thôn xóm, đã làm biết bao nhiêu
biểu mẫu tốt đẹp cho nền văn hóa và lương mỹ của nước nhà. Yêu quý bè bạn là
biểu hiện cụ thể của đạo nghĩa bằng hữu, là phong cách của con người có học thức và đạo đức KẾT LUẬN:
- Một nền giáo dục gia đình tốt sẽ sản sinh ra những người con hiếu
thảo, biết thờ kính cha mẹ, biết hòa thuận với anh em, biết tôn trọng người trên.
- Một nền giáo dục học đường tốt sẽ sản sinh ra những học trò ngoan
giỏi, biết lễ nghĩa với thầy cô, biết thương yêu bè bạn.
Hai nền giáo dục đó giữa trên nền tảng hiếu, nghĩa, tình. Nó đã cung ứng
cho xã hội biết bao nhiêu con người đắc lực, đầy đủ đức độ và tài năng.
Như ông cha ta đã nói “Hiếu tử ắt sinh thành”. Đạo cha con, nghĩa thầy
trò, tình bè bạn đã nhập vào tim và máu thịt ta. Nó đã hun đúc nên những
tâm tư, hình thành nên tình yêu Tổ quốc quê hương. Trước những trào
lưu, tư tưởng lệch lạc, lai căn, phi nhân bản tính, phi tâm tộc tính, chúng
ta phải ra sức bảo tồn và phát huy nền giáo dục truyền thống dân tộc,
phục hồi nền văn mình dân tộc truyền thống, đồng thời mở cửa tiếp thu
những nền khoa học kĩ thuật tiên tiến. Nhà trường với mục đích chuyển
nhượng những tinh hoa dân tộc nhân loại, đòa tạo và chuyển tiếp từ thế
hệ này qua thế hệ khác, những lớp con người mới, con người biết làm
người, để từ đó phát huy bản chất của đạo lý vĩnh cửu, có giá trị bất hủ
của một dân tộc với truyền thống ngàn năm văn hiến.
Downloaded by Di?p ??ng Ng?c (tanphatthpt@gmail.com)