Bài giữa kì giáo dục thể chất 3 | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh (Chị) hãy phân tích khái niệm và phân loại môn thể dục. Phân tích đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ của môn thể dục. Thể dục là một hệ thống phương tiện và phương pháp chuyên môn được chọn lọc và thực hiện theo những nguyên lí khoa học, nhằm phát triển cơ thể toàn diện và hoàn thiện khả năng vận động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Mã sinh viên: 2151050086
Lớp hành chính: Truyền thông đại chúng K41A2
Lớp tín chỉ: Thể dục cơ bản K41.18
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3 Câu hỏi:
Câu 1: Anh (Chị) hãy phân tích khái niệm và phân loại môn thể dục.
Câu 2: Phân tích đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ của môn thể dục. Bài làm:
Câu 1: Phân tích khái niệm và phân loại môn thể dục: Khái niệm:
Thể dục là một hệ thống phương tiện và phương pháp chuyên môn được chọn
lọc và thực hiện theo những nguyên lí khoa học, nhằm phát triển cơ thể toàn
diện và hoàn thiện khả năng vận động.
Thể dục thể thao hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội
loài người. Trong quá trình phát triển ấy hệ thống giáo dục thể chất đã hình
thành các phương tiện riêng biệt như: Thể thao, thể dục, trò chơi vận động,…
Tuy khác nhau về sự thực hiện và phương pháp hình thành kĩ năng vận động,
song các phương tiện của giáo dục thể chất luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong
quá trình thực hiện. Trong đó, thể dục được xem như là bộ phận cơ bản, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện thể chất.
Ở góc độ văn hóa, thể dục là một bộ phận của văn hóa thể chất. Đó là thành
tựu của nhân loại trong việc sáng tạo nên những phương tiện và phương pháp
nhằm hoàn thiện năng lực thể chất và năng lực vận động của con người.
Phân loại thể dục: việc phân loại thể dục được dựa trên cơ
sở mục đích tập luyện và cấu trúc của các bài tập thể dục. Có
thể chia thể dục thành 2 nhóm chính:
Nhóm thể dục phát triển chung (hay thể dục nhằm mục
đích sức khoẻ, văn hoá, xã hội) bao gồm số lượng lớn phương
tiện của thể dục. Nhóm thể dục phát triển chung hết sức phong
phú và đa dạng, phù hợp với các loại đối tượng, giới tính và lứa tuổi. o Thể dục cơ bản:
Là các bài tập cơ bản, đơn giản nhất của thể dục, thể dục cơ
bản phù hợp với các loại đối tượng, giới tính và lứa tuổi. Thể dục
cơ bản trong các cấp học phổ thông nhằm phát triển các kỹ
năng cần thiết trong đời sống, hình thành các tư thế đúng -
đẹp, phát triển khả năng phối hợp vận động và các tố chất thể
lực như: sức mạnh, sức bền, sức nhanh...
Thể dục cơ bản cho thanh niên và người đứng tuổi góp phần
hoàn thiện các năng lực thể lực và các kĩ năng cần thiết của
cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, ném, bắt, leo trèo, mang vác....
o Thể dục bổ trợ cho các môn thể thao:
Thể dục bổ trợ cho các môn thể thao được sử dụng nhằm phát
triển nhiều tố chất vận động và kĩ năng chuyên môn, làm cơ sở
đạt thành tích cao ở các môn thể thao.
Nội dung chính của loại hình thể dục này là các bài tập phát
triển chung và các bài tập chuyên môn thuộc các môn thể thao.
o Thể dục thực dụng quân sự:
Là loại hình thể dục được sử dụng nhằm rèn luyện kĩ năng quân
sự cho thanh niên và các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.
Thể dục thực dụng quân sự bao gồm các nội dung: Các bài tập
đội ngũ - đội hình, các bài tập đi, chạy, nhảy, ném, các bài tập
leo trèo, mang vác, di chuyển người và trọng vật.
o Thể dục trong lao động:
Là loại hình thể dục nhằm chuẩn bị cho thanh niên các điều
kiện cần thiết về trình độ thể lực và kĩ năng ngành nghề mà họ lựa chọn.
Thể dục trong lao động được tiến hành theo nhiều hình thức,
các bài tập cần phù hợp với đặc điểm của hoạt động lao động.
Loại hình thể dục này còn nhằm giảm bớt sự mệt mỏi, nâng cao
năng suất lao động và hồi phục cơ thể sau lao động, ngăn chặn các bệnh nghề nghiệp. o Thể dục chữa bệnh:
Là loại hình thể dục nhằm phòng và chữa các bệnh liên quan
đến chỉnh hình và những tổn thương ở cơ quan vận động như:
cong vẹo cột sống, hồi phục chức năng vận động sau các bệnh
gẫy xương, giãn dây chằng, teo cơ... Nội dung chính của loại
hình thể dục này là các bài tập phát triển chung nhằm tăng
cường sự linh hoạt của khớp, các bài tập làm tăng đàn tính của
cơ và dây chằng, các bài tập này cần kết hợp với các biện pháp
vật lí trị liệu, các biện pháp dinh dưỡng, các bài tập tâm lí hoặc
kết hợp với các thiết bị chuyên môn y học để tăng hiệu quả chữa bệnh. o Thể dục đồng diễn:
Thể dục đồng diễn là loại hình thể dục mang tính chất biểu diễn
tập thể với quy mô nhỏ (dưới 500 người), quy mô trung bình
(dưới 1000 người) hoặc quy mô lớn (trên 1000 người). Để thực
hiện chủ đề của thể dục đồng diễn nội dung chính biểu diễn là
các bài tập thể dục tay không hoặc kết hợp với các đạo cụ
(vòng, gậy, sào, lụa...), các động tác múa được lựa chọn và sắp
xếp tạo hình biến hoá của đội hình, đội ngũ biểu diễn.
Thể dục đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc và với các
màn đồng diễn thể dục quy mô lớn, thường có sự hỗ trợ sinh
động của các hình ảnh và xếp chữ trên khán đài.
Thể dục đồng diễn đòi hỏi sự phối hợp tập thể, ý thức tổ chức
kỷ luật, tính nghệ thuật cao. Thể dục đồng diễn thường được
tiến hành trong lễ hội văn hoá - thể thao các khu vực trong nước và quốc tế. o Thể dục dưỡng sinh:
Thể dục dưỡng sinh phù hợp với lứa tuổi trung niên và người
cao tuổi, nhằm củng cố, tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.
Thể dục dưỡng sinh sử dụng các bài tập phát triển chung và
thường kết hợp với các biện pháp dưỡng sinh cổ truyền như:
xoa bóp, bấm huyệt, khí công, các bài tập Yoga... Thể dục
dưỡng sinh kết hợp chặt chẽ với các yếu tố thiên nhiên (nước
sạch, không khí trong lành, ánh sáng mặt trời) và các biện pháp
vệ sinh, chế độ dinh dưỡng... o Thể dục thể hình:
Thể dục thể hình nhằm mục đích phát triển cân đối toàn diện
cơ thể. Đồng thời, phát triển sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo và
các tố chất cần thiết khác của con người.
Thể dục thể hình bao gồm một hệ thống các bài tập phát triển
chung (có hoặc không có dụng cụ). Các dụng cụ tập luyện thể
dục thể hình thường là: tạ tay, đòn tạ, dây cao su, bóng nhồi,
dây lò so. Đặc biệt các máy tập thể dục thể hình có nhiều chức
năng và ngày càng được cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện.
Thể dục thể hình trong quá trình phát triển đã hình thành các
môn thể thao: Sport Aerobic và Body building.
Nhóm thể dục thi đấu (hay thể dục nhằm mục đích thể
thao) bao gồm số lượng lớn các loại bài tập. o Thể dục dụng cụ:
Thể dục dụng cụ dành cho nam gồm có sáu môn là: Thể dục tự
do, xà đơn, xà kép, nhảy chống, ngựa vòng, vòng treo và nữ
gồm bốn môn là: Thể dục tự do, xà lệch, cầu thăng bằng và nhảy chống.
Thể dục dụng cụ sử dụng các bài tập phát triển chung, các
động tác nhào lộn và thể dục nghệ thuật như những phương
tiện bổ trợ quan trọng để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động
và phát triển tố chất thể lực, rèn luyện đạo đức, ý chí... o Thể dục nghệ thuật:
Thể dục nghệ thuật là môn thể dục thi đấu dành cho nữ. Trong
thi đấu các vận động viên phải thực hiện hai loại bài tập: Quy định và tự chọn.
Đạo cụ thường được sử dụng là: vòng, lụa, dây, bóng thể dục,
chuỳ... Các bài tập được thực hiện trên thảm thi đấu và nền nhạc (tự chọn). o Thể dục nhào lộn:
Thể dục nhào lộn bao gồm các động tác đơn (một người) và
chồng người (phối hợp hai hay nhiều người). Các bài tập thi đấu
chủ yếu là các động tác lộn chống, các động tác lộn trên không (Santo). o Sport Aerobic:
Sport Aerobic là môn thể dục thi đấu được phát triển từ thể dục
nhịp điệu, nền nhạc sử dụng trong Sport Aerobic có tiết tấu
nhanh và sôi động. Sport Aerobic là bài tập liên hoàn, động tác
phong phú và đa dạng. Kết quả tập luyện tạo ra sự thích ứng
tốt đối với hệ tuần hoàn và hô hấp, các tố chất thể lực được phát triển tốt.
Sport Aerobic bao gồm các bài tập: Bài tập nhảy, bài tập sức
mạnh, các bài tập thăng bằng, mềm dẻo, các bài tập tĩnh lực, các dạng chuối.... o Body building:
Body Building là dạng thể dục thể hình. Mục đích tập luyện
nhằm phát triển tối đa kích thước của cơ bắp, đặc biệt là những
nhóm cơ lớn như: nhóm cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tứ đầu
đùi, cơ tam đầu cẳng chân...
Body Building bao gồm các bài tập phát triển chung kết hợp
thêm trọng lượng phụ (tạ tay, đòn tạ), bài tập với máy tập chuyên dụng...
Lượng vận động, trọng lượng phụ thường ở mức gần tốỉ đa hoặc
tối đa để đạt mục đích tập luyện.
o Thể dục trên lưới bật (batút):
Các bài tập trên lưới bật có tác dụng bổ trợ cho các môn thể
dục thi đấu như thể dục dụng cụ, nhào lộn, đồng thời là môn thi đấu độc lập.
Thể dục trên lưới bật bao gồm: các bài tập bật nhảy kết hợp với
lộn trên không một hoặc nhiều vòng, theo các hướng khác nhau
và quay theo các trục khác nhau.
Khi rơi xuống, tiếp xúc với mặt lưới bật bằng các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Câu 2: Đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ của môn thể dục: Đặc điểm:
Thể dục phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Từ trẻ em đến
người cao tuổi, nam cũng như nữ, người khỏe cũng như người
có bệnh tật, người có trình độ luyện tập cao cũng như người mới tập.
Thể dục là phương tiện phát triển thể lực toàn diện và thể
lực chuyên môn để đạt đến những thành tích cao trong thể thao.
Thể dục biểu hiện tính nghệ thuật cao, trong hình tượng,
nhịp điệu, phong thái biểu diễn và khả năng diễn cảm.
Thể dục giáo dục tính thẩm mĩ, rèn luyện tư thế đúng -
đẹp và phát triển cân đối cơ thể người tập.
Thể dục bao gồm nhiều yếu tố giáo dục, rèn luyện con
người về phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong, tính đồng đội, tính tập thể.
Các bài tập thể dục có kết cấu đa dạng phong phú và mức
độ khó khác nhau, nên đòi hỏi trong tập luyện phải nghiêm túc,
dũng cảm, tỉ mỉ và chính xác. Trong quá trình tập luyện phải có
sự bảo hiểm - giúp đỡ của giáo viên, đồng đội nhằm hỗ trợ tích
cực cho việc nắm vững nhanh chóng kĩ thuật động tác và
phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra.
Thể dục là môn học tiêu biểu cho sự kết hợp giữa thể chất
và trí tuệ. Quá trình học động tác sẽ kích thích hoạt động trí tuệ
và ngược lại hoạt động trí tuệ càng cao, làm cho quá trình học động tác càng nhanh.
Thể dục là môn khoa học trong hệ thống giáo dục thể chất.
Thể dục được đặt trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác Lê-nin
về giáo dục, tâm lí học, sinh lí học, giải phẫu học và lí luận về
khoa học giáo dục thể chất. Khi nghiên cứu về kĩ thuật động tác
để phát triển và hoàn thiện thể chất phải vận dụng những
nguyên lí cơ bản của cơ học vật lí, sinh cơ học và toán học.
Nội dung của thể dục: bao gồm: 1. Đội ngũ, đội hình;
2. Các bài tập phát triển chung;
3. Các bài tập thể dục tự do;
4. Các bài tập thực dụng; 5. Các bài tập nhảy;
6. Các bài tập trên dụng cụ;
7. Các bài tập nhào lộn;
8. Các bài tập thể dục nghệ thuật.
Căn cứ vào tác dụng ưu tiên đối với sự phát triển các phẩm chất
vận động, người ta chia bài tập thể dục ra làm hai loại:
Loại bài tập ưu tiên phát triển toàn diện các phẩm chất thể
lực và khả năng vận động của người tập (đội hình, đội ngũ, các
bài tập phát triển chung).
Loại bài tập nhằm chủ yếu nâng cao khả năng vận động
và ý chí của người tập (các bài tập trên dụng cụ, nhảy chống,
các bài tập thể dục tự do, thể dục nhào lộn và thể dục nghệ thuật).
Nhiệm vụ của thể dục:
Phát triển cân đối về hình thể, hoàn thiện các chức năng,
các hệ thống cơ quan, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Luyện tập thể dục một cách hệ thống và khoa học sẽ có tác
dụng nâng cao năng lực hoạt động của các hệ thống, cơ quan
của cơ thể, đặc biệt là hệ thống tuần hoàn, hô hấp và các cơ
quan vận động. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các tố chất thể lực
như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo được phát triển và hoàn thiện.
Bổ trợ cho sự hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cần
thiết trong đời sống và khả năng vận động chuyên môn của thể dục.
Tập luyện thể dục, đặc biệt là các kĩ năng thể dục thực dụng sẽ
góp phần giáo dục và phát triển hoàn thiện các kĩ năng vận
động cần thiết cho cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác…
Tập luyện các bài tập phát triển chung, các bài tập thể dục
dụng cụ, nhào lộn… có tác dụng bồi dưỡng một số lượng lớn
các kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn của thể dục. Thông qua tập
luyện, khả năng phối hợp vận động được tăng cường, con người
trở nên linh hoạt trong lao động, chiến đấu và cuộc sống hàng ngày.
Thể dục góp phần quan trọng trong việc giáo dục các
phẩm chất đạo đức, ý chí và óc thẩm mĩ, tính sáng tạo của người tập.
Quá trình tập luyện là quá trình phân tích và tổng hợp vận
động, chủ động điều khiển hoạt động của cơ thể, hình thành
những mối liên kết vận động mới, phát triển những khả năng
vận động sẵn có. Quá trình đó sẽ kích thích hoạt động trí tuệ và
mang tính linh hoạt của các quá trình thần kinh.