Bài giữa kỳ Kỹ năng truyền thông giao tiếp | Báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Bài giữa kỳ về Kỹ năng truyền thông giao tiếp tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là một khóa học thú vị với mục tiêu làm cho sinh viên hiểu rõ hơn về các kỹ năng truyền thông và giao tiếp cần thiết trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Khóa học này không chỉ tập trung vào việc truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả mà còn giúp sinh viên phát triển khả năng tự tin, thuyết phục và xử lý tình huống trong giao tiếp. Điều này giúp họ trở thành những chuyên gia truyền thông có ảnh hưởng và thành công trong sự nghiệp của mình.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
Bài giữa kỳ Kỹ năng truyền thông giao tiếp
Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoARcPSD|396 510 89
Tên: Nguyễn Trần Ngọc Bích
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MSSV: 2156050004
MÔN: KỸ NĂNG TRUYỀN
Ngành: Truyền thông đa phương tiệ THÔNG GIAO TIẾP n
ĐỀ: Hãy trình bày suy nghĩ, quan điểm của em về việc khẳng
định/bộc lộ bản thân trong giao tiếp. Nếu dẫn chứng. BÀI LÀM
Trong xã hội hiện đại hôm nay, nếu muốn đạt được thành công
nhanh chóng thì bạn không thể nào bỏ qua yếu tố giao tiếp. Giao tiếp tốt
giúp bạn nâng cao khả năng truyền đạt thông tin, cũng như mang đến
thiện cảm và ấn tượng đối với những người bạn có cơ hội gặp gỡ. Một
trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp khiến khác "nhớ mãi
không quên" đó chính là việc khẳng định bản thân mình. Tuy nhiên, việc
nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực, đối với tôi, việc khẳng định và
bộc lộ bản thân tuy tốt nhưng nếu biểu hiện thái quá sẽ gây ra những hệ quả xấu.
Trước tiên, bàn về mặt tích cực, khẳng định bản thân khiến bạn
trở nên "đáng giá". Vì sao ư? Vì đó là khi bạn thể hiện những dấn ấn cá
nhân, những đặc điểm riêng biệt, khiến người khác phải ấn tượng sâu
sắc, bạn dễ dàng chinh phục họ bởi những điều độc đáo, mới lạ. Việc
bộc lộ bản thân mình có thể giúp bạn đạt được những cơ hội mà người
luôn giấu mình vụt mất. Giữa một người hiểu thấu những giá trị của bản
thân, có thể đưa ra điểm mạnh, điểm yếu và một người nhút nhát, giấu
kín những tâm tư thì nhà tuyển dụng tất nhiên sẽ lựa chọn những người
đã thể hiện ra những tính cách của mình trước đó. Bởi khi họ lần đầu
tiên gặp gỡ, làm sao họ có thể biết bạn là ai, bạn mang những phẩm
chất gì, có phù hợp với công việc không. Khi đó, việc chứng tỏ bản thân
mình là ai là nhân tố quyết định tất cả. Tiếp đến, giá trị của bản thân là
thứ giúp bạn thực hiện được khát vọng của mình. Có thể bạn không
phải là người giỏi nhất, giàu nhất nhưng bạn luôn là duy nhất. Chỉ khi
bạn thực sự hiểu mình cần gì, mình giỏi ở điểm nào thì bạn mới có thể
thành công. Trong giao tiếp, việc hiểu bản thân mình muốn gì, cần gì sẽ
đưa cuộc hội thoại đi theo một hướng nhất định, một hướng đi có lợi
cho bản thân và không phải lạc vào những điều không mong muốn. Đặc
biệt, người biết khẳng định lOMoAR cPSD| 39651089
và bộc lộ bản thân là người tự tin, mạnh mẽ và luôn sẵn sàng đối đầu
với những lời bình luận từ người khác. Đó cũng là lí do những người
như thế sẽ giữ cho mình một cái "đầu lạnh" và nhận biết được điều
người khác đang nói có đáng để bận tâm, cũng vì thế họ là đối tượng dễ
có nhiều bạn bè hay thu hút được nhiều sự chú ý. Tôi có một người bạn
cấp 3, cô ấy là một người biết khẳng định bản thân, thấu hiểu những
điểm mạnh, điểm yếu và biết cách biến mình thành một đối tượng thu
hút, vì thế, vòng tròn bạn bè của cô rất rộng và cô còn được rất nhiều
người theo đuổi. Cô hiểu trong tình huống nào nên có biểu hiện thế nào,
cô biết trong hoàn cảnh nào nên nở nụ cười đặc trưng thế nào, cô biết
đối với ai thì nên thể hiện điều gì, để từ đó mọi người có thể nhớ mãi
không quên về một cô gái tuy không quá xinh đẹp nhưng lại khôn khéo, đáng mến.
Tuy nhiên, bản thân tôi có lẽ không quá thích việc một ai đó bộc lộ
hay khẳng định bản thân mình. Có lẽ đây là một ý kiến chủ quan và bản
thân tôi biết việc khẳng định mình có nhiều điều tốt, nhưng tôi không thể
chịu nổi khi ai đó cứ mãi thể hiện về bản thân hay "tự tin thái quá".
Những người như thế thường có cái "tôi" cao và cho rằng mình “cao
hơn người khác một cái đầu”. Họ chỉ mãi luyên thuyên về bản thân trong
một cuộc giao tiếp mà không quan tâm đến cảm nhận của người khác,
hay họ khoe khoang những thành tích chỉ để được đặc biệt hơn. Trong
khi đó, những người nghe lại dễ dàng cảm thấy tự ti và thua kém, họ
cảm giác khó chịu và dường như có một bức tường ngăn cách giữa
những người bạn. Tuy nhiên, với nền văn hóa Á Đông tế nhị, hầu như
rất ít người chọn cách nói cho ai đó hiểu hoặc đưa ra những nhận xét
thẳng thừng rằng họ đang là kẻ tự tin thái quá, cần kiềm chế lại. Và vì
thế sự tự tin thái quá này cứ được dung túng. Tôi có một nhóm bạn thân
đã quen lâu năm, thế nhưng hiện tại chúng tôi vẫn đang gặp phải vấn đề
này. Một người thì thích nói về bản thân mình, luôn thể hiện tất cả
những điều mình biết, bao rộng từ học tập rồi đến kinh tế, chính trị, xã
hội,… khiến cho những người bạn còn lại tuy thân thiết nhưng trong
lòng lại khó chịu và chẳng dám nói ra, tôi có thể thấy điều đó mỗi lần cô
bạn tôi luyên thuyên về cách mà cô được một giải thưởng như thế nào.
Hay thường thấy nhất đó là việc họ không thừa nhận bản thân mình
thua kém, luôn muốn khẳng định mình đến quá mức, khi được hỏi một
bài toán thay vì trả lời cách giải thì họ lại thêm vào câu "Bài này dễ mà!",
"Sao bạn lại không biết làm nhỉ?", việc bộc lộ bản thân lúc này lại đi liền
với sự hạ bệ, liệu việc khẳng định bản thân có lOMoAR cPSD| 39651089
còn ý nghĩa? Đặc biệt, câu nói tôi ghét nghe nhất đó chính là "Biết rồi,
không cần phải nói", vì sao lại phải phá hủy bầu không khí đang hòa nhã
chỉ để thể hiện bản thân đã biết trước về một vấn đề nào đó? Tôi thật sự không thể hiểu.
Về cá nhân tôi, tôi dễ dàng đồng cảm với một người khiêm tốn và
biết tự tin đúng lúc. Bạn không cần lúc nào cũng phải "đao to búa lớn",
bộc lộ hết tất cả những gì mình có để rồi đổi lại là sự dè chừng của
người khác. Một người im lặng, trầm tĩnh, biết thể hiện đúng chỗ sẽ
khiến người khác yêu quý đồng thời cũng thành công hơn những người
nói nhiều về bản thân nhưng toàn những lời sáo rỗng. Đó là lí do vì sao
70% người thành công đều là người hướng nội. Tôi không khẳng định
những người hướng ngoại sẽ kém thành công, nhưng dường như việc
hướng nội lại trở thành một điều xấu, những câu họ thường xuyên gặp
phải như "Thế là không được, bạn phải bước ra khỏi thế giới của bản
thân", "Sao chẳng nói gì thế, làm gì mà lạnh lùng thế!", "Hướng nội như
thế, sau này làm sao đi kết bạn?",… Ai ai cũng khuyên bạn nên bỏ tính
cách hướng nội của mình đi. Nhưng giữa một người hướng nội biết thể
hiện mình đúng lúc và một người thao thao bất tuyệt về bản thân, bạn
sẽ chọn ai? Einstein, Bill Gates, Warren Bu 昀昀 ett, Murakami Haruki,…
đều là những người thành công, vang danh khắp thế giới nhưng lại là
người hướng nội. Vì sao? Đó là do họ biết thể hiện mình đúng lúc. Họ
không ưa thích việc nói nhiều vì điểm mạnh của họ là lắng nghe. Lắng
nghe để đồng cảm, lắng nghe để thấu hiểu. Khi thấu hiểu người khác,
bạn sẽ dễ dàng giao tiếp cùng họ, từ đó cũng có thể khéo léo thể hiện
bản thân, thu hút người khác nhưng chẳng làm họ phản cảm. Một người
bạn như thế ai mà chẳng muốn có nhỉ? Người hướng nội thì cẩn trọng
hơn một chút, những chuyện mà mình không biết rõ sẽ không nói ra để
tránh làm người khác hoang mang. Đó chính là một yếu tố quan trọng
trong giao tiếp và bản thân tôi rất yêu thích những người như vậy.
Tóm lại, khẳng định bản thân là tốt khi vừa đủ. Khi thực sự biết
mình là ai, ở đâu, đang có ưu khuyết điểm nào thì sẽ tự biết cách hoàn
thiện bản thân, thu hút người khác. Ngược lại, nếu thể hiện thái quá,
bạn sẽ dễ rơi vào thói tự kiêu, luôn xem bản thân là nhất mà bỏ qua
những người xung quanh khi họ cũng đang cần sự lắng nghe. Mỗi
người cần phải biết thể hiện đúng lúc, đúng nơi, có những tư tưởng và
suy nghĩ đúng đắn thì mới có thể thực hiện một cuộc giao tiếp thành công và có ý lOMoAR cPSD| 39651089
nghĩa, để từ đó, nó là cơ sở của sự thành công, là nền tảng để dẫn đến
sự phát triển của một xã hội. HẾT