Bài giữa kỳ Kỹ thuật quay phim truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cân bằng trắng là gì? Tại sao phải cân bằng trắng? Cân bằng trắng có ý nghĩa và  tác dụng gì về mặt hình ảnh? Mắt người có khả năng đặc biệt đó là nhận diện được  màu sắc một cách chính xác nhờ vào sự phân tích thông tin từ thị giác của bộ não  và tự động điều chỉnh được nhiệt độ màu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
8 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giữa kỳ Kỹ thuật quay phim truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cân bằng trắng là gì? Tại sao phải cân bằng trắng? Cân bằng trắng có ý nghĩa và  tác dụng gì về mặt hình ảnh? Mắt người có khả năng đặc biệt đó là nhận diện được  màu sắc một cách chính xác nhờ vào sự phân tích thông tin từ thị giác của bộ não  và tự động điều chỉnh được nhiệt độ màu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

15 8 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI GIỮA KỲ
KỸ THUẬT QUAY PHIM TRUYỀN HÌNH
Sinh viên: Đỗ Y Trang
Mã sinh viên: 2156050053
Lớp tín chỉ: PT03861_K41_1
Lớp hành chính: Báo Truyền hình K41
Hà Nội, 2024
Câu hỏi: Cân bằng trắng gì? Tại sao phải cân bằng trắng? Cân bằng
trắng có ý nghĩa và tác dụng gì về mặt hình ảnh?
Bài làm
1. Cân bằng trắng là gì? Tại sao phải cân bằng trắng?
Mắt người có khả năng đặc biệt đó là nhận diện được màu sắc một cách
chính xác nhờ vào sự phân tích thông tin từ thị giác của bộ não tự động
điều chỉnh được nhiệt độ màu. Tuy nhiên, máy ảnh kỹ thuật số thì chỉ thể
ước lượng nhiệt độ màu dựa trên ánh sáng môi trường xung quanh dẫn đến
việc một số bức ảnh xuất hiện màu sắc có phần xanh hoặc vàng, hay tông màu
da của con người trông không được tự nhiên.
1
trong các môi trường màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu
khác trong môi trường đó đè lên. thể mắt người vẫn nhận biết được màu
trắng tương đối chính xác thế nhưng sensor máy ảnh thì không thể. Vậy nên,
khi chúng ta chụp ảnh trong nhà hay dưới bóng đèn dây tóc thì bức ảnh sẽ bị
vàng. Đặc biệt nếu chụp ảnh một sân khấu đang diễn ra sự kiện thì màu sắc
lúc đó sẽ trở nên náo loạn, và không chỉ màu trắng mà màu nào cũng bị áp sắc
tại môi trường đó.
Ví dụ các loại ánh sáng khác nhau có các màu sắc khác nhau:
Ánh sáng mặt trời tỏa ra một màu xanh (blue), chứ không như màu
vàng mà chúng ta vẫn thường biết.
Ánh sáng đèn dây tóc tỏa một màu đỏ (red), có lẽ một phần vì thế mà ta
cảm giác rất khó chịu, nóng bức với loại đèn này.
Máy ảnh phải được định chuẩn màu sắc đúng với từng trường hợp để
cho ra bức ảnh màu sắc chính xác nhất. Việc căn chỉnh màu sắc này chính
là Cân bằng trắng.
2
Nếu nhớ lại kiến thức phổ thông, trong phần Quang học ta từng biết tới
các khái niệm như tán sắc, lăng kính hay đơn giản là cầu vồng. Các khái niệm
này đều cho ta thấy ánh sáng trắng thực ra do nhiều màu hợp thành là đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím.
Như vậy, Cân bằng trắng nghĩa làm sao cho máy ảnh nhận biết đúng
phần màu trắng, kéo theo đó tất cả các tông màu khác cũng trở nên chính xác
hơn (so với mắt người).
2. Tác dụng của cân bằng trắng về mặt hình ảnh
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu qua về nhiệt độ màu nhiệt độ của vật đen
tuyệt đối bức xạ của cùng màu với bức xạ của Vonfram. Nhiệt độ màu
có đơn vị là độ Kelvin (độ K).
3
Dải quang phổ của ánh sáng sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng đó
phát ra, được ước lượng bằng số độ K, từ đó ta được màu sắc tương ứng.
Khi nhiệt độ càng cao, bức xạ phát ra càng mạnh sẽ cho màu lạnh và ngược lại
những vật nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về tông ấm như màu
vàng hoặc cam.
Thông số của nhiệt độ màu dãy số từ 1000 đến 10000. Những màu
lạnh bắt đầu với thông số 1000. Với thông số này, bức ảnh chụp sẽ một
tông màu xanh, cho người xem cảm giác buồn hay lạnh lẽo. nhiệt độ màu
10000, ảnh sẽ ngả sang màu đỏ hay da cam, tạo cho người xem cảm giác nóng
hay ấm áp.
Cần phân biệt khi nói đến nhiệt độ màu của vật thì ta đang nói tới độ sáng
của vật đó, chứ không phải nhiệt độ của nó.
Các chế độ Cân bằng trắng:
4
Giá trị Kelvin sẽ thước đo để đo thông số cân bằng trắng. Phụ thuộc
vào từng nhà sản xuất từng mẫu máy thì sẽ thông số khác nhau. Dưới
đây là một vài cài đặt Cân bằng trắng:
- Chế độ tự động (Auto): chế độ mặc định của máy ảnh, nếu người
mới tập thì chế độ này sẽ mang lại sự an toàn khi chụp. Chế độ này sẽ
tự động cân chỉnh Cân bằng trắng theo ánh sáng môi trường xung
quanh, kể cả khi sử dụng đèn flash.
- Chế độ Tungsten (hoặc Incandenscent): máy ảnh sẽ thêm tông màu
mát vào hình ảnh vì ánh sáng bóng đèn vonfram (đèn sợi đốt) thường
tông màu ấm. Tungsten nghiêng về phía các tông màu lạnh xu
hướng thiết lập nhiệt độ màu khoảng 3.200K.
- Chế độ Direct Sunlight: được dùng khi chụp ảnh ngoài trời với ánh
nắng chiếu vào chủ thể.
5
- Chế độ Flash: chỉ sử dụng khi đèn flash nguồn sáng duy nhất. Máy
ảnh sẽ thêm tông màu ấm vào hình ảnh. Chế độ flash thường khoảng
6.000K.
- Chế độ Cloudy: cài đặt Cloudy trên máy ảnh thể sẽ làm tăng thêm
chút ấm áp cho hình ảnh. Cloudy có nhiệt độ khoảng 6.000K.
- Chế độ Fluorescent: được sử dụng để chụp ảnh sáng hơn và ấm hơn bù
cho tông màu mát của ánh sáng huỳnh quang.
- Chế độ Shade: máy ảnh sẽ thêm tông màu ấm, màu cam vào hình ảnh,
ảnh được chụp có màu sắc sẽ ấm hơn chế độ Cloudy.
- Chế độ thay đổi nhiệt độ màu: có thể tự động thay đổi giá trị Kelvin từ
2500 đến 10.000.
- Chế độ Preset (PRE): cho phép máy ảnh nhận biết màu trắng sẽ trông
như thế nào qua nhiệt độ màu hiện tại. Trong một số trường hợp nhiều
nguồn sáng hoặc khó xác định nguồn sáng chính, những chúng ta
phải làm chụp một t giấy trắng để cảm biến máy thể đọc thông
tin nhiệt độ màu từ tờ giấy trắng đó thiết lập lại thuật toán White
Balance của máy ảnh đúng cách.
Nhìn chung thể đúc kết tác dụng chính của Cân bằng trắng về mặt hình
ảnh như sau:
- Chất lượng hình ảnh: giúp đảm bảo màu sắc trong ảnh trông chân thực
và tự nhiên hơn, tránh tình trạng màu sắc sai lệch.
- Tính nhất quán: khi chụp nhiều bức ảnh trong cùng một điều kiện ánh
sáng, việc thiết lập cân bằng trắng đồng nhất giúp hình ảnh trở nên liền
mạch và dễ nhận diện hơn.
6
- Cải thiện độ chi tiết: giúp làm nổi bật chi tiết sắc thái màu sắc, tăng
cường khả năng nhìn nhận của người xem.
- Tạo cảm xúc: thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau ảnh hưởng đến tâm
trạng của bức ảnh ví dụ như mang cảm giác ấm áp, lạnh lẽo hoặc u ám,
giúp truyền tải cảm xúc mạnh mẽ hơn.
- Sáng tạo nghệ thuật: người chụp có thể sử dụng cân bằng trắng để tạo ra
các hiệu ứng màu sắc độc đáo, thể hiện phong cáchnhân và sáng tạo
nghệ thuật.
7
| 1/8

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI GIỮA KỲ
KỸ THUẬT QUAY PHIM TRUYỀN HÌNH
Sinh viên: Đỗ Y Trang
Mã sinh viên: 2156050053
Lớp tín chỉ: PT03861_K41_1
Lớp hành chính: Báo Truyền hình K41 Hà Nội, 2024
Câu hỏi: Cân bằng trắng là gì? Tại sao phải cân bằng trắng? Cân bằng
trắng có ý nghĩa và tác dụng gì về mặt hình ảnh? Bài làm
1. Cân bằng trắng là gì? Tại sao phải cân bằng trắng?
Mắt người có khả năng đặc biệt đó là nhận diện được màu sắc một cách
chính xác nhờ vào sự phân tích thông tin từ thị giác của bộ não và tự động
điều chỉnh được nhiệt độ màu. Tuy nhiên, máy ảnh kỹ thuật số thì chỉ có thể
ước lượng nhiệt độ màu dựa trên ánh sáng môi trường xung quanh dẫn đến
việc một số bức ảnh xuất hiện màu sắc có phần xanh hoặc vàng, hay tông màu
da của con người trông không được tự nhiên. 1
Ở trong các môi trường có màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu
khác trong môi trường đó đè lên. Có thể mắt người vẫn nhận biết được màu
trắng tương đối chính xác thế nhưng sensor máy ảnh thì không thể. Vậy nên,
khi chúng ta chụp ảnh trong nhà hay dưới bóng đèn dây tóc thì bức ảnh sẽ bị
vàng. Đặc biệt nếu chụp ảnh một sân khấu đang diễn ra sự kiện thì màu sắc
lúc đó sẽ trở nên náo loạn, và không chỉ màu trắng mà màu nào cũng bị áp sắc tại môi trường đó.
Ví dụ các loại ánh sáng khác nhau có các màu sắc khác nhau:
Ánh sáng mặt trời tỏa ra một màu xanh (blue), chứ không như màu
vàng mà chúng ta vẫn thường biết. 
Ánh sáng đèn dây tóc tỏa một màu đỏ (red), có lẽ một phần vì thế mà ta
cảm giác rất khó chịu, nóng bức với loại đèn này.
Máy ảnh phải được định chuẩn màu sắc đúng với từng trường hợp để
cho ra bức ảnh có màu sắc chính xác nhất. Việc căn chỉnh màu sắc này chính là Cân bằng trắng. 2
Nếu nhớ lại kiến thức phổ thông, trong phần Quang học ta từng biết tới
các khái niệm như tán sắc, lăng kính hay đơn giản là cầu vồng. Các khái niệm
này đều cho ta thấy ánh sáng trắng thực ra do nhiều màu hợp thành là đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím.
Như vậy, Cân bằng trắng nghĩa là làm sao cho máy ảnh nhận biết đúng
phần màu trắng, kéo theo đó tất cả các tông màu khác cũng trở nên chính xác
hơn (so với mắt người).
2. Tác dụng của cân bằng trắng về mặt hình ảnh
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu qua về nhiệt độ màu là nhiệt độ của vật đen
tuyệt đối mà bức xạ của nó cùng màu với bức xạ của Vonfram. Nhiệt độ màu
có đơn vị là độ Kelvin (độ K). 3
Dải quang phổ của ánh sáng sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng đó
phát ra, được ước lượng bằng số độ K, từ đó ta có được màu sắc tương ứng.
Khi nhiệt độ càng cao, bức xạ phát ra càng mạnh sẽ cho màu lạnh và ngược lại
những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về tông ấm như màu vàng hoặc cam.
Thông số của nhiệt độ màu là dãy số từ 1000 đến 10000. Những màu
lạnh bắt đầu với thông số 1000. Với thông số này, bức ảnh chụp sẽ có một
tông màu xanh, cho người xem cảm giác buồn hay lạnh lẽo. Ở nhiệt độ màu
10000, ảnh sẽ ngả sang màu đỏ hay da cam, tạo cho người xem cảm giác nóng hay ấm áp.
Cần phân biệt là khi nói đến nhiệt độ màu của vật thì ta đang nói tới độ sáng
của vật đó, chứ không phải nhiệt độ của nó. 
Các chế độ Cân bằng trắng: 4
Giá trị Kelvin sẽ là thước đo để đo thông số cân bằng trắng. Phụ thuộc
vào từng nhà sản xuất và từng mẫu máy thì sẽ có thông số khác nhau. Dưới
đây là một vài cài đặt Cân bằng trắng:
- Chế độ tự động (Auto): chế độ mặc định của máy ảnh, nếu là người
mới tập thì chế độ này sẽ mang lại sự an toàn khi chụp. Chế độ này sẽ
tự động cân chỉnh Cân bằng trắng theo ánh sáng môi trường xung
quanh, kể cả khi sử dụng đèn flash.
- Chế độ Tungsten (hoặc Incandenscent): máy ảnh sẽ thêm tông màu
mát vào hình ảnh vì ánh sáng bóng đèn vonfram (đèn sợi đốt) thường là
tông màu ấm. Tungsten nghiêng về phía các tông màu lạnh và có xu
hướng thiết lập nhiệt độ màu khoảng 3.200K.
- Chế độ Direct Sunlight: được dùng khi chụp ảnh ngoài trời với ánh
nắng chiếu vào chủ thể. 5
- Chế độ Flash: chỉ sử dụng khi đèn flash là nguồn sáng duy nhất. Máy
ảnh sẽ thêm tông màu ấm vào hình ảnh. Chế độ flash thường ở khoảng 6.000K.
- Chế độ Cloudy: cài đặt Cloudy trên máy ảnh có thể sẽ làm tăng thêm
chút ấm áp cho hình ảnh. Cloudy có nhiệt độ khoảng 6.000K.
- Chế độ Fluorescent: được sử dụng để chụp ảnh sáng hơn và ấm hơn bù
cho tông màu mát của ánh sáng huỳnh quang.
- Chế độ Shade: máy ảnh sẽ thêm tông màu ấm, màu cam vào hình ảnh,
ảnh được chụp có màu sắc sẽ ấm hơn chế độ Cloudy.
- Chế độ thay đổi nhiệt độ màu: có thể tự động thay đổi giá trị Kelvin từ 2500 đến 10.000.
- Chế độ Preset (PRE): cho phép máy ảnh nhận biết màu trắng sẽ trông
như thế nào qua nhiệt độ màu hiện tại. Trong một số trường hợp nhiều
nguồn sáng hoặc khó xác định nguồn sáng chính, những gì chúng ta
phải làm là chụp một tờ giấy trắng để cảm biến máy có thể đọc thông
tin nhiệt độ màu từ tờ giấy trắng đó và thiết lập lại thuật toán White
Balance của máy ảnh đúng cách.
Nhìn chung có thể đúc kết tác dụng chính của Cân bằng trắng về mặt hình ảnh như sau:
- Chất lượng hình ảnh: giúp đảm bảo màu sắc trong ảnh trông chân thực
và tự nhiên hơn, tránh tình trạng màu sắc sai lệch.
- Tính nhất quán: khi chụp nhiều bức ảnh trong cùng một điều kiện ánh
sáng, việc thiết lập cân bằng trắng đồng nhất giúp hình ảnh trở nên liền
mạch và dễ nhận diện hơn. 6
- Cải thiện độ chi tiết: giúp làm nổi bật chi tiết và sắc thái màu sắc, tăng
cường khả năng nhìn nhận của người xem.
- Tạo cảm xúc: có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau ảnh hưởng đến tâm
trạng của bức ảnh ví dụ như mang cảm giác ấm áp, lạnh lẽo hoặc u ám,
giúp truyền tải cảm xúc mạnh mẽ hơn.
- Sáng tạo nghệ thuật: người chụp có thể sử dụng cân bằng trắng để tạo ra
các hiệu ứng màu sắc độc đáo, thể hiện phong cách cá nhân và sáng tạo nghệ thuật. 7