Bài kiểm tra điều kiện - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam. Cho ví dụ. Ý nghĩacủa việc nghiên cứu vấn đề này đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sátnhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN 3
Môn: Luật Hình sự
I. Lý thuyết (5 điểm)
Vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam. Cho dụ. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề này đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát
nhân dân.
Theo tinh thần của Nghị quyết 01-HĐTP/NQ về việc hướng dẫn bổ sung việc áp dụng
một số quy định của Bộ Luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ban hành, khi một người thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ Luật
hình sự quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó. Tuy nhiên, diễn biến
hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định, trong quá
trình thực hiện hành vi phạm tội, những hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của
nhiều tội khác nhau. Trong đó, hành vi sau có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành
vi ban đầu. Do đó, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ khiến cho tội
phạm hình phạt không tương thích với hành vi phạm tội. Chính vậy, hình thành
các quy định về chuyển hóa tội phạm.
dụ: A lén lút vào nhà B để trộm tài sản, lúc lấy được chiếc xe định tẩu thoát thì B
phát hiện, B hoán giằng co giành lại tài sản, thì A đã đánh B ngất lên xe lấy
được để tẩu thoát. Trường hợp này của A từ Tội trộm tài sản đã chuyển hóa thành Tội
cướp tài sản
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với thực tiễn công tác của lực lượng
Cảnh sát nhân dân
Nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam một trong
những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Việc nghiên cứu này sẽ
giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân thể thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu
quả, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam
đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân:
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân thể xác định đúng tội danh của người
phạm tội, từ đó áp dụng đúng pháp luật xử nghiêm minh các hành vi phạm tội.
Chuyển hóa tội danh một hiện tượng khá phổ biến trong thực tiễn xét xử hình sự
nước ta. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt
Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân thể xác định đúng tội danh của người
phạm tội, từ đó áp dụng đúng pháp luật và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội.
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Chuyển hóa tội danh có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội
danh trong Luật Hình sự Việt Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân thể nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự
hội.
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân thể bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của người dân. Chuyển hóa tội danh thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp
pháp của người dân. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật
Hình sự Việt Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. Bài tập (5 điểm)
.Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1997) và em trai là Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1999), trú
tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đều không nghề nghiệp, ở nhà phụ cha
mẹ bán hàng nước. Thấy kiếm tiền bằng cách bán hàng nước không nhanh giàu được,
hai anh em bàn nhau giả làm Cảnh sát để đi trấn tiền của người đi đường vào ban đêm.
Tháng 01 năm 2020, Thái đến chợ trời Hòa Bình mua được hai bộ quân phục Cảnh sát
một còng số 8, bao súng da, còn chuẩn bị một súng ngắn bằng nhựa sơn lại
biển số xe gắn máy thành biển số xanh. Khoảng 23 giờ đêm ngày 22/01/2020, sau khi
mặc quân phục Cảnh sát, Thái chở đi xe gắn máy lượn quanh khu vực đường
Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh thì phát hiện một phụ
nữ đi xe Honda Lead (sau xác định được chị Hồ Thị Thu) một chiếc túi vắt trên
gương xe, chúng liền áp sát. Thái nói: “Chúng tôi là Cảnh sát hình sự, yêu cầu chị cho
xem giấy tờ”. Chị Thu luống cuống lục tìm giấy chứng minh nhân dân, bảo: “Chị
đưa túi đây tôi cầm cho tìm”. Khi chị Thu vừa đưa túi xách cho cầm thì Thái
phóng xe vụt đi. Trong túi của chị Thu một giấy phép lái xe tên Hồ Thị Thu, một
điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng 4.400.000 đồng tiền mặt. Với tài liệu được
xác minh như trên. Hỏi:
1. Những ai phạm tội? Phạm tội gì? Vì sao?
2. Vụ án có đồng phạm hay không? Vì sao?
Câu 1
Theo tài liệu đã xác minh, có thể thấy rằng Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Văn Hà đã sử
dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của chị Hồ Thị Thu. Cụ thể, họ đã giả
làm Cảnh sát để yêu cầu chị Thu cho xem giấy tờ, sau đó lợi dụng lúc chị Thu đang
luống cuống lục tìm giấy tờ, họ đã nhanh chóng chiếm đoạt chiếc túi xách của chị Thu.
Trong túi xách có một giấy phép lái xe tên Hồ Thị Thu, một điện thoại di động trị giá
10 triệu đồng và 4.400.000 đồng tiền mặt.
Hành vi của Thái và Hà đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, căn cứ theo điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
- Khách thể của tội phạm
Quyền sở hữu tài sản của người khác. Trong trường hợp này, Thái và Hà đã chiếm đoạt
chiếc túi xách của chị Thu, trong đó có giấy phép lái xe, điện thoại di động và tiền mặt.
- Mặt khách quan của tội phạm
+ Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật
nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt tài sản.
+ Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này thủ đoạn gian dối hành vi
chiếm đoạt. Trong đó thủ đoạn gian dốiđiều kiện,cơ sở tạo nên lòng tinngười
quản lý tài sản. Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản thì được coi là tội phạm hoàn
thành.
+ Trong trường hợp này, Thái và Hà đã dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo là giả
làm Cảnh sát để yêu cầu chị Thu cho xem giấy tờ. Sau khi được chiếc túi xách, 2
đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp
này, Thái nhận thức hành vi của mình hành vi gian dối, trái pháp luật
nhưng vẫn quyết phạm tội đến cùng, mong muốn hậu quả của hành vi xảy ra, đó
chiếm đoạt tài sản của chị Thu.
- Chủ thể của tội phạm
Là người năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi nhất định. Trong trường hợp
này, Thái và Hà đều là nam, đủ 18 tuổi, đều có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Hình phạt
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trị giá 14.400.000 (một điện thoại di động trị
giá 10 triệu đồng và 4.400.000 đồng tiền mặt), đối tượng có thể phải đối mặt với khung
hình phạtphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ 06 tháng đến 03
năm.
Với thông tin ban đầu như trên, Thái thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1, Điều 174 BLHS.
Câu 2
Trong vụ án trên, Thái và Hà là đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vì:
Căn cứ vào khoản 1, Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì “đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
- Về mặt ý chí: Cả hai người đều có ý định chiếm đoạt tài sản và biết đối phương cũng
mong muốn như mình.
- Về mặt hành vi: sự bàn bạc thống nhất cách thức thực hiện tội phạm, cùng nhau
hành động theo sự bàn bạc đó.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Thái Nguyễn Văn đều hành vi lên kế hoạch
giả danh cảnh sát, cùng thực hiện với cùng một mục đích là chiếm đoạt tài sản. Do đó,
vụ án này có đồng phạm.
| 1/4

Preview text:

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN 3 Môn: Luật Hình sự I. Lý thuyết (5 điểm)
Vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam. Cho ví dụ. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề này đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Theo tinh thần của Nghị quyết 01-HĐTP/NQ về việc hướng dẫn bổ sung việc áp dụng
một số quy định của Bộ Luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ban hành, khi một người thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ Luật
hình sự quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó. Tuy nhiên, diễn biến
hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định, trong quá
trình thực hiện hành vi phạm tội, có những hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của
nhiều tội khác nhau. Trong đó, hành vi sau có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành
vi ban đầu. Do đó, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ khiến cho tội
phạm và hình phạt không tương thích với hành vi phạm tội. Chính vì vậy, hình thành
các quy định về chuyển hóa tội phạm.
Ví dụ: A lén lút vào nhà B để trộm tài sản, lúc lấy được chiếc xe định tẩu thoát thì B
phát hiện, B hô hoán và giằng co giành lại tài sản, thì A đã đánh B ngất và lên xe lấy
được để tẩu thoát. Trường hợp này của A từ Tội trộm tài sản đã chuyển hóa thành Tội cướp tài sản
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Việc nghiên cứu này sẽ
giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu
quả, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt Nam
đối với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân:
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể xác định đúng tội danh của người
phạm tội, từ đó áp dụng đúng pháp luật và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội.
Chuyển hóa tội danh là một hiện tượng khá phổ biến trong thực tiễn xét xử hình sự ở
nước ta. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật Hình sự Việt
Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể xác định đúng tội danh của người
phạm tội, từ đó áp dụng đúng pháp luật và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội.
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Chuyển hóa tội danh có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội
danh trong Luật Hình sự Việt Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
+ Giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân. Chuyển hóa tội danh có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển hóa tội danh trong Luật
Hình sự Việt Nam sẽ giúp lực lượng Cảnh sát nhân dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. II. Bài tập (5 điểm)
.Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1997) và em trai là Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1999), trú
tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đều không nghề nghiệp, ở nhà phụ cha
mẹ bán hàng nước. Thấy kiếm tiền bằng cách bán hàng nước không nhanh giàu được,
hai anh em bàn nhau giả làm Cảnh sát để đi trấn tiền của người đi đường vào ban đêm.
Tháng 01 năm 2020, Thái đến chợ trời Hòa Bình mua được hai bộ quân phục Cảnh sát
và một còng số 8, bao súng da, còn Hà chuẩn bị một súng ngắn bằng nhựa và sơn lại
biển số xe gắn máy thành biển số xanh. Khoảng 23 giờ đêm ngày 22/01/2020, sau khi
mặc quân phục Cảnh sát, Thái chở Hà đi xe gắn máy lượn quanh khu vực đường
Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh thì phát hiện một phụ
nữ đi xe Honda Lead (sau xác định được là chị Hồ Thị Thu) có một chiếc túi vắt trên
gương xe, chúng liền áp sát. Thái nói: “Chúng tôi là Cảnh sát hình sự, yêu cầu chị cho
xem giấy tờ”. Chị Thu luống cuống lục tìm giấy chứng minh nhân dân, Hà bảo: “Chị
đưa túi đây tôi cầm cho mà tìm”. Khi chị Thu vừa đưa túi xách cho Hà cầm thì Thái
phóng xe vụt đi. Trong túi của chị Thu có một giấy phép lái xe tên Hồ Thị Thu, một
điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng và 4.400.000 đồng tiền mặt. Với tài liệu được xác minh như trên. Hỏi:
1. Những ai phạm tội? Phạm tội gì? Vì sao?
2. Vụ án có đồng phạm hay không? Vì sao?
Câu 1
Theo tài liệu đã xác minh, có thể thấy rằng Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Văn Hà đã sử
dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của chị Hồ Thị Thu. Cụ thể, họ đã giả
làm Cảnh sát để yêu cầu chị Thu cho xem giấy tờ, sau đó lợi dụng lúc chị Thu đang
luống cuống lục tìm giấy tờ, họ đã nhanh chóng chiếm đoạt chiếc túi xách của chị Thu.
Trong túi xách có một giấy phép lái xe tên Hồ Thị Thu, một điện thoại di động trị giá
10 triệu đồng và 4.400.000 đồng tiền mặt.
Hành vi của Thái và Hà đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, căn cứ theo điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
- Khách thể của tội phạm
Quyền sở hữu tài sản của người khác. Trong trường hợp này, Thái và Hà đã chiếm đoạt
chiếc túi xách của chị Thu, trong đó có giấy phép lái xe, điện thoại di động và tiền mặt.
- Mặt khách quan của tội phạm
+ Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật
nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt tài sản.
+ Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là thủ đoạn gian dối và hành vi
chiếm đoạt. Trong đó thủ đoạn gian dối là điều kiện, là cơ sở tạo nên lòng tin ở người
quản lý tài sản. Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản thì được coi là tội phạm hoàn thành.
+ Trong trường hợp này, Thái và Hà đã dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo là giả
làm Cảnh sát để yêu cầu chị Thu cho xem giấy tờ. Sau khi có được chiếc túi xách, 2
đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp
này, Thái và Hà nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gian dối, trái pháp luật
nhưng vẫn quyết phạm tội đến cùng, mong muốn hậu quả của hành vi xảy ra, đó là
chiếm đoạt tài sản của chị Thu.
- Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Trong trường hợp
này, Thái và Hà đều là nam, đủ 18 tuổi, đều có năng lực trách nhiệm hình sự. - Hình phạt
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trị giá 14.400.000 (một điện thoại di động trị
giá 10 triệu đồng và 4.400.000 đồng tiền mặt), đối tượng có thể phải đối mặt với khung
hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Với thông tin ban đầu như trên, Thái và Hà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1, Điều 174 BLHS. Câu 2
Trong vụ án trên, Thái và Hà là đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vì:
Căn cứ vào khoản 1, Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì “đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

- Về mặt ý chí: Cả hai người đều có ý định chiếm đoạt tài sản và biết đối phương cũng mong muốn như mình.
- Về mặt hành vi: Có sự bàn bạc thống nhất cách thức thực hiện tội phạm, cùng nhau
hành động theo sự bàn bạc đó.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Văn Hà đều có hành vi lên kế hoạch
giả danh cảnh sát, cùng thực hiện với cùng một mục đích là chiếm đoạt tài sản. Do đó,
vụ án này có đồng phạm.