Bài kiểm tra môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Kinh Bắc

Bài kiểm tra môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Kinh Bắc. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI KIỂM TRA MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên: Hà Thị Mỹ Lệ
Lớp: Kế toán
MSV: 12D3010032
Đề bài: Phân tích quy phạm pháp luật. Lấy ví dụ minh hoạ.
Bài làm
Trong hội hiện đại, pháp luật một công cụ quan trọng để điều tiết các mối
quan hệ hội, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể, duy trì trật tự, an
ninh, ổn định hội. Pháp luật được thể hiện qua các quy phạm pháp luật, những
quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành
bảo đảm việc thực hiện. Để hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật, chúng ta cần phải tìm
hiểu về cấu trúc, tính chất, nguồn gốc và chức năng của nó.
Về khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành VBQPPL: “ Quy phạm pháp luật là quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do
quan nhà nước, người thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành được
Nhà nước bảo đảm thực hiện.”
Về đặc điểm:
Quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước: Điều này nghĩa quy
phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức nhất định, như văn bản luật, văn bản
dưới luật, quyết định, nghị định…, được ban hành hoặc thừa nhận bởi quan nhà
nước thẩm quyền, như Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng…, được nhà
nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tác động như xử phạt, thi hành án, cưỡng
chế… .
Là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung: Điều này có nghĩaquy phạm
pháp luật tính bắt buộc chung được nhà nước đảm bảo thực hiện . Quy phạm
pháp luật không chỉ quy định những hành vi mà các chủ thể phải làm hoặc không được
làm, mà còn quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các mối quan hệ
xã hội, có tính bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể, không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, giới tính, tuổi tác, địa vị hội…và tính bắt buộc chung trong một phạm vi
nhất định, như lãnh thổ, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh…
Các quy phạm pháp luật mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống
thống nhất các quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật không phảinhững quy tắc
xử sự độc lập, những quy tắc xử sự liên quan, bổ sung, phát triển hỗ trợ
lẫn nhau . Quy phạm pháp luật được phân loại theo nhiều tiêu chí, như ngành, lĩnh
vực, cấp, chủ thể, hình thức; được sắp xếp theo một trật tự nhất định, từ cao đến thấp,
từ chung đến riêng, từ bản đến chi tiết; được điều chỉnh bởi các nguyên tắc pháp
luật, như nguyên tắc độc quyền lập pháp, nguyên tắc thống nhất pháp luật, nguyên tắc
tuân thủ pháp luật… .
Về cấu trúc cấu thành:
Cấu trúc của quy phạm pháp luật một khía cạnh quan trọng để hiểu được nội
dung, hình thức chức năng của quy phạm pháp luật. Cấu trúc của quy phạm pháp
luật cũng một tiêu chí để phân loại, so sánh đánh giá các quy phạm pháp luật
khác nhau. Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần giả định, quy định
và chế tài:
a) Giả định:
Đây là bộ phận của quy phạm pháp luật, quy định địa điểm thời gian chủ thể, các
hoàn cảnh, tình huống thể xảy ra trong thực tế nếu tồn tại chúng thì phải hành
động theo quy tắc quy phạm đặt ra. Giả định trả lời cho câu hỏi : “Ai? Khi nào?
Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?”
Giả định bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật, bởi chỉ thông qua
bộ phận giả định của quy phạm pháp luật mới biết được tổ chức, cá nhân nào, khi nào,
vào những hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì chịu tác động của quy phạm pháp luật đó.
dụ về giả định: Người nào dùng lực, đe dọa dùng lực ngay tức khắc
hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâmo tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt từ 03 năm đến 10 năm.” ( Khoản 1,
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015)
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật là: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
lực ngay tức khắc hoặchành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
b) Quy định:
bộ phận nêu lên cách xử sự chủ thể khi vào điều kiện, hoàn cảnh quy
phạm pháp luật đã giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện, trả lời cho câu hỏi
“Được làm gì? Phải làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?”
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật được coi là củabộ phận trung tâm
quy phạm pháp luật, thể hiện ý chí của nhà nước đối với các tổ chức hay nhân
khi xảy ra những tình huống đã nêu ở phần giải định của quy phạm pháp luật. Bộ phận
quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: ngăn cấm,
không được, bắt buộc làm gì….
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách xử sử
để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước , nói cách khác,
thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật mới biết
được là nếu họ ở vào những tình huống đã nêu trong giải định của quy phạm pháp luật
thì họ phải làm gì, được hoặc không được làm gì, làm như thế nào. vậy, mức độ
chính xác, chặt chẽ, ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy
định của pháp luật là một trong những điều kiện đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
nghiêm chỉnh.
dụ về quy định: “Mọi người quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013).
Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
c) Chế tài:
bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động nhà
nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Hiểu theo cách khác, chế tài bộ phận dự kiến những biện pháp được áp dụng
với chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã giả địnhkhông
thực hiện đúng quy định của pháp luật, trả lời cho câu hỏi Chủ thể khi vào điều
kiện, hoàn cảnh đã giả định mà không làm đúng quy định của pháp luật sẽ phải gánh
chịu hậu quả như thế nào?”
Chế tài một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định
(những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các
biện pháp trong chế tài được quy định không phù hợp (chẳng hạn quá nặng hoặc quá
nhẹ...) thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng sẽ có thể kém hiệu quả.
Các biện pháp cưỡng chế nhà nước nêu ra trong bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật để áp dụng rất đa dạng, đó có thể là các biện pháp như phạt cảnh cáo,
phạt tiền, phạt tù... Thông thường, chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành các
nhóm như: Chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỷ luật; chế tài dân sự..
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt từ 02 năm
đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Qua những phân tích ở trên, em nhận thấy quy phạm pháp luật là một khái niệm
quan trọng trong lĩnh vực pháp luật, sở để xây dựng, áp dụng giải quyết các
vấn đề pháp lý trong xã hội.
Ví dụ minh hoạ:
Điều 177 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như
sau:
“Người nào vụ lợi sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm hoặc tài sản di vật, cvật hoặc vật giá trị lịch sử, văn hóa nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ
03 tháng đến 02 năm.”.
Giả định: “Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị
giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vậtgiá trị lịch sử, văn hóa nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này”. Đây là phần nêu lên
các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nếu xảy ra thì các chủ thể phải tuân theo quy
tắc xử sự mà quy phạm đặt ra.
Quy định: “thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ 03 tháng đến 02 năm”. Đây phần
nêu lên quy tắc xử sự mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện
phần giả định đã đặt ra.
Chế tài: “Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tính chất đặc biệt nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm hoặc từ 15 năm đến 20 năm, có thể kèm theo
phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tài sản”. Đây phần chỉ ra
những biện pháp tác động Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy
phạm cũng hậu quả pháp bất lợi chủ thể phải gánh chịu khi không thực
hiện đúng nội dung tại phần quy định.
| 1/4

Preview text:

BÀI KIỂM TRA MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên: Hà Thị Mỹ Lệ Lớp: Kế toán MSV: 12D3010032
Đề bài: Phân tích quy phạm pháp luật. Lấy ví dụ minh hoạ. Bài làm
Trong xã hội hiện đại, pháp luật là một công cụ quan trọng để điều tiết các mối
quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, duy trì trật tự, an
ninh, ổn định xã hội. Pháp luật được thể hiện qua các quy phạm pháp luật, là những
quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và
bảo đảm việc thực hiện. Để hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật, chúng ta cần phải tìm
hiểu về cấu trúc, tính chất, nguồn gốc và chức năng của nó. Về khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành VBQPPL: “ Quy phạm pháp luật là quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được
Nhà nước bảo đảm thực hiện.” Về đặc điểm:
Quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
: Điều này có nghĩa là quy
phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức nhất định, như văn bản luật, văn bản
dưới luật, quyết định, nghị định…, được ban hành hoặc thừa nhận bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, như Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng…, được nhà
nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tác động như xử phạt, thi hành án, cưỡng chế… .
Là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung: Điều này có nghĩa là quy phạm
pháp luật có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện . Quy phạm
pháp luật không chỉ quy định những hành vi mà các chủ thể phải làm hoặc không được
làm, mà còn quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các mối quan hệ
xã hội, có tính bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể, không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội…và có tính bắt buộc chung trong một phạm vi
nhất định, như lãnh thổ, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh…
Các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống
thống nhất các quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật không phải là những quy tắc
xử sự độc lập, mà là những quy tắc xử sự có liên quan, bổ sung, phát triển và hỗ trợ
lẫn nhau . Quy phạm pháp luật được phân loại theo nhiều tiêu chí, như ngành, lĩnh
vực, cấp, chủ thể, hình thức; được sắp xếp theo một trật tự nhất định, từ cao đến thấp,
từ chung đến riêng, từ cơ bản đến chi tiết; được điều chỉnh bởi các nguyên tắc pháp
luật, như nguyên tắc độc quyền lập pháp, nguyên tắc thống nhất pháp luật, nguyên tắc tuân thủ pháp luật… .
Về cấu trúc cấu thành:
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là một khía cạnh quan trọng để hiểu được nội
dung, hình thức và chức năng của quy phạm pháp luật. Cấu trúc của quy phạm pháp
luật cũng là một tiêu chí để phân loại, so sánh và đánh giá các quy phạm pháp luật
khác nhau. Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài:
a) Giả định:
Đây là bộ phận của quy phạm pháp luật, quy định địa điểm thời gian chủ thể, các
hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành
động theo quy tắc mà quy phạm đặt ra. Giả định trả lời cho câu hỏi : “Ai? Khi nào?
Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?”

Giả định là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật, bởi chỉ thông qua
bộ phận giả định của quy phạm pháp luật mới biết được tổ chức, cá nhân nào, khi nào,
vào những hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì chịu tác động của quy phạm pháp luật đó.
Ví dụ về giả định: “ Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.” ( Khoản 1,
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015)
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật là: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. b) Quy định:
Là bộ phận nêu lên cách xử sự mà chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy
phạm pháp luật đã giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện, trả lời cho câu hỏi
“Được làm gì? Phải làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?”
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật được coi là là bộ phận trung tâm của
quy phạm pháp luật, nó thể hiện ý chí của nhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân
khi xảy ra những tình huống đã nêu ở phần giải định của quy phạm pháp luật. Bộ phận
quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: ngăn cấm,
không được, bắt buộc làm gì….
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách xử sử
để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước , nói cách khác,
thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật mới biết
được là nếu họ ở vào những tình huống đã nêu trong giải định của quy phạm pháp luật
thì họ phải làm gì, được hoặc không được làm gì, làm như thế nào. Vì vậy, mức độ
chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy
định của pháp luật là một trong những điều kiện đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013).
Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). c) Chế tài:
Là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà
nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Hiểu theo cách khác, chế tài là bộ phận dự kiến những biện pháp được áp dụng
với chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã giả định mà không
thực hiện đúng quy định của pháp luật, trả lời cho câu hỏi “Chủ thể khi ở vào điều
kiện, hoàn cảnh đã giả định mà không làm đúng quy định của pháp luật sẽ phải gánh
chịu hậu quả như thế nào?”

Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định
(những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các
biện pháp trong chế tài được quy định không phù hợp (chẳng hạn quá nặng hoặc quá
nhẹ...) thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng sẽ có thể kém hiệu quả.
Các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước nêu ra trong bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật để áp dụng rất đa dạng, đó có thể là các biện pháp như phạt cảnh cáo,
phạt tiền, phạt tù... Thông thường, chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành các
nhóm như: Chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỷ luật; chế tài dân sự..
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Qua những phân tích ở trên, em nhận thấy quy phạm pháp luật là một khái niệm
quan trọng trong lĩnh vực pháp luật, là cơ sở để xây dựng, áp dụng và giải quyết các
vấn đề pháp lý trong xã hội. Ví dụ minh hoạ:
Điều 177 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:
“Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.”.

Giả định: “Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị
giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu

không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này”. Đây là phần nêu lên
các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nếu xảy ra thì các chủ thể phải tuân theo quy
tắc xử sự mà quy phạm đặt ra.
Quy định: “thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Đây là phần
nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà
phần giả định đã đặt ra.
Chế tài: “Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm hoặc từ 15 năm đến 20 năm, có thể kèm theo
phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tài sản”.
Đây là phần chỉ ra
những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy
phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực
hiện đúng nội dung tại phần quy định.