Bài tập Bản chất của giá trị thặng dư | Đại học Thái Nguyên
Bài tập Bản chất của giá trị thặng dư | Đại học Thái Nguyên. Tài liệu gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 3: phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ? tỷ
suất và khối lượng của giá trị thặng dư? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề?
Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà
tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm
ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất
định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuát và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và
bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo
tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn
hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động,
được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là
nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Bản chất của giá trị thặng dư
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát
triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ
ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng
thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì
chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách
định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng
như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có
sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật.
Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng
những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành
vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn
vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp
pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất
thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và
điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức
giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải
phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng
luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong
quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không
cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền
lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho
việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất
cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện
giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí
sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Nhà tư bản luôn tìm cách tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất bằng nhiều cách, bằng nhiều thủ đoạn. Trong đó Mác chỉ ra
hai phuơng pháp mà chủ nghĩa tư bản thường dùng đó là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối. Ngoài ra còn phương pháp sản suất giá trị thặng dư siêu ngạch. Mác đã chỉ ra trong giai đoạn phát triển đầu
của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật còn thấp thì việc tăng giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao
động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không thay đổi. nhưng phương pháp này còn hạn chế về mặt thời gian,
về thể chất và tinh thần người công nhân. sự bóc lột này đã dẫn đến nhiều cuộc bãi công, đấu tranh của các nghiệp
đoàn. Nhà tư bản sản xuất ngày càng nhiều giá trị thăng dư bằng các rút ngắn thời gian lao động cần thiết do đó kéo dài
thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. phương pháp này không có giới hạn. Bên
cạnh đó các nhà tư bản ngày nay đang tìm cách cải tạo kỹ thuật, đưa kỹ thuật mới vào, nâng cao tay nghề công nhân,
tạo điều kiện về tinh thần tốt để tạo ra năng suất lao động cá biệt lớn hơn năng xuất lao động xã hội. Phần giá trị thăng
dư dôi ra ngoài giá trị thặng dư thông thường do thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết gọi
là giá trị thặng dư siêu bền. Phương pháp này là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch. 4.CÁC HÌNH THỨC
BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 4.1 TIỀN LƯƠNG Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó, sản
xuất ra một lượng thời gian nào đó thì nhận được một số tiền công nhất định. Tiền trả công đó được gọi là tiền công.
Hiện tượng đó làm người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá
cả lao động. Vì lao động không phải hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì: Nếu lao động là
hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một số trường hợp cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động có thể
"vật hoá" là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản
xuất, chứ không bán "lao động". Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:
Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều
này phủ nhận sự tồn tại thực tế của qui luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hoá được trao đổi
không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị. Nếu lao động là hàng hoá thì hàng
hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy giá trị của lao động lại được đo bằng
lao động là một điều luẩn quẩn, vô nghĩa. Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản
chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy, bản chất của
tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài giá trị hay giá cả của sức lao động.
Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư + Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản
khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Tỷ suất giá trị thặng dư
+ Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản
xuất ra giá trị thặng dư đó.
+ Công thức: nếu ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả biến, thì m’ được xác định bằng công thức: + Ý nghĩa:
* Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị nới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu,
nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
* Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân
làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác:
* Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc
lột. Để phản ánh quy mô bóc lột, C. Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
- Khối lượng giá trị thặng dư
+ Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giả trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.
+ Công thức: nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến, thì M được xác định bằng công thức: M = m’. V
+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề:
Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa rất to lớn đối với việc tìm hiểu những vấn đề như giá cả, sự phân phối giá trị thặng dư giữa
các tập đoàn tư bản khác nhau Nghiên cứu hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nếu gạt bỏ mục đích và tính chất
TBCN thì có thể vận dụng trong các doanh nghiệp của nước ta nhằm kích thích sản xuất, kích thích người lao động nâng
cao số lượng và chất lượng lao động, sử dụng kỹ thuật mới cái tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng
suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu hai phương pháp
sản xuất giá trị thựng dư gợi mở phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất
phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực nhất là lao động vào sản
xuất, kinh doanh. Nhưng về cơ bản và lâu dài cần phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội, coi đảy mạnh CNH,
HĐH nền kinh tế quốc dân là con dường cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Document Outline
- Tỷ suất giá trị thặng dư + Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.