-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân chính trị trong quản lý công | Học viện Hành chính Quốc gia
Trong tình hình đất nước đang trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng vàNhà nước đóng vai trò rất to lớn trong việc hoạch định ra những đường lối, chủ trương, cụthể hóa những đường lối chủ trương đó vào cuộc sống Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Bài tập cá nhân chính trị trong quản lý công | Học viện Hành chính Quốc gia
Trong tình hình đất nước đang trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng vàNhà nước đóng vai trò rất to lớn trong việc hoạch định ra những đường lối, chủ trương, cụthể hóa những đường lối chủ trương đó vào cuộc sống Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính I. MỞ ĐẦU
Trong tình hình đất nước đang trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và
Nhà nước đóng vai trò rất to lớn trong việc hoạch định ra những đường lối, chủ trương, cụ
thể hóa những đường lối chủ trương đó vào cuộc sống.
Trong bối cảnh hòa bình thế giới đang còn nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù
địch luôn âm mưu gây chia rẽ nội bộ nhân dân, bộ máy thực thi quyền lực nhà nước bộc lộ
nhiều hạn chế như cồng kềnh, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, không nhất quán trong
hành động; một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức, có tư tưởng không lành
mạnh. Chính vì thế, Đảng phải phát huy tối đa sự lãnh đạo của mình, Đảng cần phải lắng
nghe ý kiến của nhân dân, nhất quán trong chỉ đạo nhằm thống nhất mục tiêu chung của toàn đất nước. lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề về Đảng chính trị
1.1. Đảng chính trị
Đảng chính trị là một tổ chức được liên kết dựa trên một hệ tư tưởng, hay quan điểm
chính trị, thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, bao gồm những người tiêu
biểu nhất trong giai cấp hay tầng lớp xã hội ấy với những mục tiêu, lý tưởng nhất định.
Đảng chính trị hình thành và hoạt động một cách tự giác khi sự nhận thức của con
người ở trình độ cao về con đường đạt tới một mục đích nhất định, về cơ bản là một tổ chức
tự nguyện, là sự liên minh của những người ưu tú cùng tư tưởng, cùng nguyện vọng và hoạt
động chung trong một cương lĩnh, đường lối, lấy kỷ luật của đảng để chi phối và ràng buộc.
Đảng chính trị là một tổ chức chính trị bao gồm những đại diện tiêu biểu của một
giai cấp hay tầng lớp xã hội, dựa trên một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị nhất định
phản ánh lợi ích của giai cấp hay tầng lớp xã hội đó.
1.2. Bản chất của Đảng chính trị
Đảng chính trị luôn mang tính giai cấp. Là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp
đã đạt tới trình độ tự giác cao (với cương lĩnh, tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, nghệ thuật vận
động, tổ chức, tiến hành đấu tranh chính trị…), đại diện cho lợi ích của một giai cấp trong xã hội.
Đảng chính trị luôn có hệ tư tưởng, quan điểm chính trị, chỉ hoạt động với một cương
lĩnh chính trị và một tổ chức rõ rệt khi sự hình thành và cố kết các giai cấp tầng lớp tương
ứng đã đạt đến một trình độ tư tưởng nhất định.
Đảng chính trị hướng tới giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước, Mục tiêu của các
Đảng chính trị là giành và giữ chính quyền, sử dụng chính quyền làm công cụ để thực hiện
mục đích, mục tiêu chính trị. Khi có chính quyền, nhiệm vụ chính của Đảng thay đổi căn
bản từ đấu tranh giành giữ chính quyền sang phát triển đất nước.
Đảng chính trị có cấu trúc rõ ràng. lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
1.3. Đảng chính trị cầm quyền
Một đảng chính trị được gọi là cầm quyền khi nó chi phối, khống chế được Nhà nước
để phục vụ cho mục đích chính trị của mình
Là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt xã hôi, quyết định phương hướng phát triển toàn xã
hội, tác động, chi phối hoạt động nhà nước: -
Tạo nên một bộ máy nhà nước thích ứng, bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại
diện,định hướng cho xã hội phát triển theo ý chí của giai cấp đó. -
Sự tác động của Đảng vào Nhà nước mang tính toàn diện và thường xuyên:
Sựtác động mang tính cục bộ của các thành viên, mang tính lợi ích nhóm -
Chỉ nhằm gây sức ép cho nhà nước mà không nhằm mục tiêu giành lấy quyền lựcNhà nước -
Các tổ chức này rất đa dạng, đan xen nhau và có tác dụng rất lớn tới Nhà nước.
2. Đảng chính trị ở Việt Nam
Đảng chính trị ở Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng
lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn;
bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động
gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong
các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng
viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá
nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm
của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn
bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân
dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống
nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên
tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
3. Tại sao Đảng chính trị lại phải tác động lên các cơ quan Lập pháp, hành pháp, tư
pháp và chính quyền địa phương
Đảng chính trị nắm trong nay quyền lực về chính trị của một quốc gia, Đảng lãnh
đạo nhà nước một cách toàn diện, thực hiện quyền lực chủ yếu thông qua tuyên truyền, giáo
dục thuyết phục, thông qua hành động gương mẫu của đội ngũ Đảng viên chứ không bằng
bạo lực, cưỡng chế, hành chính.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước là Đảng
lãnh đạo, mọi hoạt động thực thi quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp)
phải tuân theo những định hướng của Đảng, nhằm đảm bảo tính tập trung dân chủ, thống
nhất về đường lối, phương thức hành động cũng như mục tiêu mà Nhà nước cần hướng đến.
Thực trạng tồn tại trong các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa phương
là bộ máy cồng kềnh, phân công chưa rõ ràng dẫn đến chồng chéo, khó quy trách nhiệm
khi xảy ra sai phạm, bộ máy hành chính nhiều cấp bậc, rập khuôn đối với mọi địa phương
làm thiếu đi tính linh hoạt theo điều kiện đặc thù, điều này đã làm giảm đi hiệu quả trong lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
công tác quản lý. Chính vì thế, Đảng phải tác động đến các cơ quan quyền lực nhà nước và
chính quyền địa phương nhằm có những định hướng cụ thể, Đảng các cấp cần quan tâm
đến hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện những hành động sai trái, vi phạm pháp
luật, nhằm kịp thời chỉnh đốn.
Đảng là cơ quan lãnh đạo, chỉ ban hành các đường lối, chính sách thông qua các
Nghị quyết, Cương lĩnh, Điều lệ, từ đó các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa
phương mới cụ thể hóa chúng bằng những văn bản luật và văn bản dưới luật nhằm đưa
những đường lối, định hướng đó vào trong điều kiện thực tế của cuộc sống.
4. Các phương thức tác động của Đảng chính trị lên các cơ quan Lập pháp, hành
pháp và tư pháp và chính quyền địa phương
Phương thức tác động của Đảng là hệ thống biện pháp, phương pháp mà Đảng sử
dụng để tác động đến đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra.
Do đó, phương thức tác phụ thuộc vào các yếu tố như: chủ thể lãnh đạo; đối tượng
lãnh đạo; hoàn cảnh, điều kiện lịch sử trong nước và thế giới; sự phát triển của khoa học và
công nghệ, trong đó có khoa học và nghệ thuật lãnh đạo… chính vì thế, phương thức tác
động của Đảng không phải là bất biến mà luôn thay đổi theo thời gian, theo từng giai đoạn
cách mạng và sự thay đổi của các yếu tố trên.
Phương thức tác động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xác định trong Điều lệ
Đảng: "Ðảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị,
chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra,
giám sát việc thực hiện" (Điều 41); Cương lĩnh chính trị (được thông qua tại Đại hội VII
của Đảng - năm 1991): "Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng
về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động,
tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng
viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính
quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị".
Như vậy, Đảng tác động lên các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa
phương thông qua các phương thức như sau: lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
4.1. Tuyên truyền, giáo dục thuyết phục
Đảng xuất phát từ nhân dân, muốn nâng cao uy tín, khẳng định lòng tin đối với các
cơ quan quyền lực nhà nước thì Đảng cần phải đưa ra phương thức là tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
Với tư cách là lực lượng lãnh đạo cao nhất của Nhà nước và xã hội, Đảng luôn hoạch
định chiến lược và xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước trong từng giai đoạn.
Trong đó, công tác bảo vệ An ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một nội dung quan trọng.
Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém, phát huy tinh thần tự giác, linh động
trong từng trường hợp. Tuy nhiên, phương thức tác động này có nhược điểm là hiệu quả mang lại chưa cao.
4.2. Thông qua các thiết chế xã hội như nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội
Thông qua đội ngũ đảng viên trong các thiết chế xã hội, chuyển hóa các nghị quyết
của Đảng thành pháp luật, quyết định quản lý, chương trình hành động của các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội mà đi vào cuộc sống hiện thực. Qua phương hướng này, quyền lực của
đảng cầm quyền được nhân lên gấp bội, bao gồm cả quyền lực nhà nước và quyền lực của các thiết chế xã hội.
Như vậy, quyền lực của đảng chính trị không chỉ biểu hiện thông qua Cương lĩnh,
Điều lệ, Nghị quyết, hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng mà còn biểu hiện thông qua
các thiết chế xã hội, qua quần chúng mà đảng nắm được, như nhà nước, các đoàn thể xã
hội. Quyền lực của đảng chính trị là quyền lực lãnh đạo chính trị, đảng là trung tâm lãnh đạo chính trị.
4.3. Đảng lãnh đạo các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền địa phương, tổ
chức thực hiện các đường lối, chủ trương.
Đảng có thể sử dụng quyền lực chính trị của mình để áp đặt ý chí, nguyện vọng của
mình thông qua ban hành Nghị quyết, Điều lệ nhằm đưa ra những định hướng chung nhất, lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
khái quát nhất, từ đó làm cơ sở, tiền đề buộc các cơ quan quyền lực nhà nước phải tuân theo.
Để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống, Đảng không chỉ ban
hành các chỉ thị, nghị quyết; phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết đó trong các tổ chức
Đảng mà Đảng còn lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực hiện, biến chủ trương thành hành động
cụ thể, nội dung lãnh đạo được thể hiện trên các mặt sau: -
Lãnh đạo việc thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật
để kịpthời điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội. -
Lãnh đạo Nhà nước xây dựng và thực hiện Chương trình Quốc gia về nhiều
lĩnhvực khác nhau, nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. -
Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kiện toàn bộ máy quyền lực nhà nước từ trung ươngđến địa phương. -
Trực tiếp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ trong
cáclĩnh vực trên, để nắm bắt được tình hình thực tiễn nhằm đưa ra những đánh giá chính
xác nhất, từ đó có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù đối với từng ngành,
lĩnh vực và địa phương. III. KẾT LUẬN
Tóm lại, Đảng cần phải tác động lên các cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền
địa phương nhằm thống nhất trong phương hướng và mục tiêu hoạt động, phải lựa chọn và
vận dụng những phương thức tác động sao cho phù hợp với từng lĩnh vực, từng đối tượng
và từng địa phương nhằm mang lại hiệu quả thực thi cao nhất. Đảng phải nắm bắt được tình
hình thực tế, giải quyết những tồn tại vướng mắc, thường xuyên nâng cao tư tưởng, đạo đức
của các cán bộ Đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, tạo uy tín của Đảng đối
với nhân dân, lãnh đạo Nhà nước hướng đến xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Là học viên cao học quản lý công, tôi nhận thức được vai trò to lớn của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, bản thân cố gắng phấn đấu kết
nạp vào hàng ngũ của Đảng; Thực hiện tốt vài trò của một người công dân qua việc bầu cử
bầu ra các vị đại diện xứng đáng cho nhân dân, tham gia đóng góp về vật chất cũng như lOMoARcPSD|49633413
Môn học: Chính trị trong quản lý công Giảng viên: PGS.TS Trương Quốc Chính
tinh thần trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước; Không ngừng nghiên cứu, trau
dồi kiến thức, kỹ năng, quan điểm sống, hệ tư tưởng trong sáng, lành mạnh để không bị các
thế lực thù địch dụ dỗ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ; Tham mưu một cách sáng tạo, chính
xác, khả thi cho những cơ quan cấp trên để nhằm đưa ra những phương hướng hành động
mang lại hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tại; kiên quyết chống lại các hành vi
tham ô, tham nhũng gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng; Tuyên truyền sâu rộng
nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của Đảng thông qua các cuộc nói chuyện chuyên
đề, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.