-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cá nhân học phần Đường lối văn hoá Đảng cộng sản Việt Nam | Học viện Hành chính Quốc gia
Đường lối văn hóa của đảng cộng sản việt nam giai đoạn 1955 – 1975 Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Bài tập cá nhân học phần Đường lối văn hoá Đảng cộng sản Việt Nam | Học viện Hành chính Quốc gia
Đường lối văn hóa của đảng cộng sản việt nam giai đoạn 1955 – 1975 Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50713028
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÀI TẬP CÁ NHÂN VỀ CHỦ ĐỀ “ ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ”
Học phần: Đường lối văn hoá Đảng cộng sản Việt Nam
Giảng viên giảng dạy: Trần Thị Diệu Thuý
Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Anh Lớp: 2205VTTB
Mã sinh viên: 2205VTTB001
Câu 1: Phân tích đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975?
- Bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc bước
vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh để thống nhất nước nhà. Còn
miền Nam tiếp tục đấu tranh đòi Mỹ - Ngụy thi hành Hiệp định Giơ – ne – vơ, tổng
tuyển cử để thống nhất đất nước. Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương thực hiện hai
nhiệm vụ cùng lúc, song song với nhau: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực
hiện kế hoạch 5 năm lần 1, trở thành hậu phương vững chắc. Còn miền Nam – tiền
tuyến lớn của cả nước từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh vũ trang, chuẩn bị
từng bước từng bước một cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (5/9/1960)
đã mở ra một thời kì mới của cách mạng Việt Nam. Trong Đại hội này Đảng ta đã xác
định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ là xây dựng và củng cố
vững chắc chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đẩy mạnh công cuộc kháng chiến giành lại
độc lập và thống nhất đất nước ở miền Nam. Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để về tư tưởng, văn hóa và kĩ
thuật nên cần phải nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin cũng như những
bài học hay là những kinh nghiệm quý báu của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
- Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại hội
Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (2/1957):
+ Mục tiêu: Đảng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa đi đôi với cuộc cải
tạo về kinh tế ở miền Bắc. Phải phá bỏ tình trạng văn hóa thấp kém của nhân dân ta,
khắc phục những tư tưởng lạc hậu và thói hủ bại, tàn tích của xã hội cũ, nâng cao dần lOMoARcPSD|50713028
trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật ở nước ta, đào tạo ngững con người mới, được
giáo dục sâu sắc về chủ nghĩa yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ: Củng cố miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà và phấn đấu cho
một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội.
+ Tính chất: Một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức.
+ Hạn chế: Cơ quan trực tiếp phụ trách văn nghệ đã có những lệch lạc như coi nhẹ
việc lãnh đạo tư tưởng, nhất là trong hòa bình, hẹp hòi trong lãnh đạo sáng tác, cô độc
có tính chất bè phái trong lãnh đạo về tổ chức. Về phần các văn nghệ sĩ thì còn những
khuyết điềm về mặt tư tưởng và nghệ thuật cần phải khắc phục, ví dụ như: Lập trường
cách mạng chưa được dứt khoát, rõ ràng, sự hiểu biết về đời sống nhân dân chưa được
sâu sắc, còn phạm chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa sơ lược trong sáng tác.
+ Vai trò: Phục vụ nhân dân, chủ yếu phục vụ công, nông, binh, lực lượng đông đảo
tham gia xây dựng và phát triển đất nước. Không những vậy cần thu hút những tinh
hoa văn học, nghệ thuật của thế giới từ xưa tới nay, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc
và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, làm cho văn nghệ dân tộc càng thêm phong
phú. Đề cao vai trò quan trọng của văn nghệ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, kiên
quyết đấu tranh để khẳng định tư tưởng XHCN trong xây dựng và phát triển đất nước.
+ Ý nghĩa: Các nhà văn nghệ cần ra sức học tập chủ nghĩa Mac - Lênin, hoc tập đường
lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao lập trường, trau dồi tư tưởng và nghệ
thuật. Trong giai đoạn mới của cách mạng, sự tu dưỡng về lập trường, tư tưởng là hết
sức quan trọng và cần thiết để có một thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. Và
đó chính là một điều kiện căn bản để sáng tác tốt.
- Chỉ thị số 109 ban hành ngày 21/10/1958:
+ Mục tiêu: Tăng cường lãnh đạo công tác văn hóa, thực hiện công cuộc cách mạng
văn hóa và cách mạng tư tưởng.
+ Nhiệm vụ: Cải tạo và phát triển về kinh tế, công cuộc cách mạng văn hóa. Phải xóa
bỏ tình trạng văn hóa thấp kém của nước ta, khắc phục những tư tưởng và thói quen
của xã hội cũ, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân ta, phát triển khoa học và kỹ
thuật của nước ta, nhằm phục vụ sản xuất và phục vụ quốc phòng, đào tạo những con
người mới được giáo dục sâu sắc về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, đào tạo
những công dân có sức khoẻ, có văn hóa, có đạo đức, rèn luyện giai cấp công nhân và
nhân dân lao động thành một lực lượng có đủ sức quản lý nhà nước, đưa miền Bắc
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
+ Hạn chế: Đảng đã phê phán quan điểm phiến diện, đồng nhất văn hóa với công tác
tuyên huấn hoặc công tác văn nghệ mà chưa chú ý đến nghiên cứu công tác văn hóa
một cách toàn diện, chưa xây dựng mọi mặt và vận dụng hết mọi hình thức, phương lOMoARcPSD|50713028
pháp của công tác văn hóa (như chưa chú ý đến phong trào sinh hoạt văn hóa của quần
chúng, công tác của các câu lạc bộ, nhà văn hóa, công tác xuất bản, phát hành, đọc
sách báo, công tác thư viện, công tác sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, công tác
bảo tồn bảo tàng, triển lãm).
+ Vai trò: Vai trò của cách mạng văn hóa đã được Đảng chỉ rõ: Cách mạng văn hóa
có nhiệm vụ động viên và tổ chức mọi lực lượng văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ
thuật tiến hành công tác tư tưởng nhằm quét sạch nhũng ảnh hưởng của văn hóa đế
quốc và phong kiến, phê phán quan điểm và đường lối văn hóa tư sản, giáo dục chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giáo dục cho nhân dân đạo đức xã hội
chủ nghĩa, ý thức làm chủ nước nhà, giáo dục ý thức và kỷ luật lao động, cổ vũ nhân
dân thi đua xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
+ Ý nghĩa: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta bao gồm ba mặt: chính
trị, kinh tế và văn hóa, tư tưởng. Cách mạng văn hóa và tư tưởng là một bộ phân
khăng khít không thể tách rời của xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Nó hỗ trợ cho cuộc
cách mạng về chính trị và cách mạng về kinh tế, thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội cũ
và xây dựng xã hội mới về tư tưởng và tinh thần, bảo đảm việc xây dựng kiến trúc
thượng tầng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960):
+ Mục tiêu: Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về văn hóa và kỹ thuật là
làm cho nhân dân lao động có trình độ văn hóa ngày càng cao, nắm được những hiểu
biết cần thiết về khoa học và kỹ thuật, và áp dụng được những hiểu biết đó vào việc
xây dựng một nền văn hóa, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, thiết thực, thiết thực phục
vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân ta. Mục tiêu của công tác giáo dục được Đảng ta xác định là
phát triển theo quy mô lớn nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động
làm chủ nước nhà, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe,
nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động.
+ Nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác giáo dục và đấu tranh tư tưởng nhằm phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội
chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, ý chí thống nhất Tổ quốc và ý thức làm chủ nước nhà
của nhân dân ta, chống lại mọi biểu hiện của tư tưởng tư sản, phê bình tư tưởng tiểu tư
sản, tiếp tục xóa bỏ tàn tích của tư tưởng phong kiến và những tư tưởng sai lầm khác.
Công tác giáo dục phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng, phải kết
hợp giáo dục vào lao động sản xuất, kết hợp lý luận với thực tế, giáo dục của nhà
trường với giáo dục của xã hội.
+ Vai trò: Mang vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. lOMoARcPSD|50713028 +
Ý nghĩa: Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng ta là một sự kiện rất quan trọng
trong sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta. Đại hội này là Đại hội xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Đại diện cho ý chí của toàn Đảng, Đại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua đường
lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới. Thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ và đường lối cách mạng do Đại hội thông qua, tức là hoàn thành những
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Chỉ thị số 08 ban hành ngày 3/1/1961 “Về việc tăng cường công tác văn hóa
trong quần chúng”: + Mục tiêu:
1.Góp phần tích cực tuyên truyền phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên
truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trước mắt là tuyên truyền
phổ biến đầy đủ, sâu rộng, liên tục, có sức hấp dẫn những Nghị quyết của Đại hội
toàn quốc lần thứ ba của Đảng, những chủ trương chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước, của các cấp, các ngành. Công tác văn hóa phải góp phần nâng cao
cảnh giác và tích cực tập tan những luận điểm phản tuyên truyền của địch.
2.Phổ biến sâu rộng những kiến thức cần thiết về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
những kiến thức cần thiết trong sản xuất nông nghiệp, trong xã hội và gia đình...
3.Phổ biến những tác phẩm tốt về văn học nghệ thuật, khuyến khích công tác, tổ
chức biểu diễn, nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật, góp phần giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức mới, xây dựng con người mới, giáo dục thị hiếu thẩm
mỹ của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa xã hội. Khuyến khích hướng
dẫn quần chúng tổ chứ choạt động văn nghệ, hết lòng bồi dưỡng phát huy những
tài năng nảy nở trong quần chúng.
4.Đấu tranh tích cực, kiên nhẫn để cải tạo những thói quen cũ và xây dựng nếp
sống mới có trật tự, vệ sinh.
5.Thông qua hoạt động văn hóa, tổ chức việc nghỉ ngơi và giải trí của nhân dân
một cách lành mạnh, bổ ích, phong phú và vui tươi. + Nhiệm vụ:
1.Đẩy mạnh phong trào đọc báo, đọc sách, nghe đài trong quần chúng, nhất là
trong cán bộ, công nhân, xã viên hợp tác xã, thanh thiếu, niên, học sinh, quân đội,
tăng cường công tác thư viện.
2.Tổ chức sâu rộng các cuộc nói chuyện về chính trị, về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
3.Tăng cường hoạt động triển lãm, bảo tàng, tham quan.
4 Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ. lOMoARcPSD|50713028 +
5.Tiếp tục cải tạo những thói quen về nếp sống cũ, xây dựng thói quen và lối sống mới.
Vai trò: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác văn hóa trong quân y, được
đầu tư xây dựng như nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, đài phát thanh và các ban
truyền thanh... Các hoạt động văn hóa trong quần chúng diễn ra rất sôi nổi như
phong trào ca hát, viết báo tường, diễn kịch, sáng tác ca dao, hò vè, phát triển nghệ
thuật không chuyên, hội diễn văn nghệ quần chúng... đã góp phẩn cổ vũ động viên
các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế xã hội,
củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng đời sống văn hóa mới.
+ Ý nghĩa: Công tác văn hóa trong quần chúng có bước phát triển rộng khắp, toàn
diện và đồng bộ, tạo nên sự hăng hái của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình xây
dựng chế độ xã hội mới, đấu tranh loại bỏ tàn tích của xã hội cũ.
- Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại hội
Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba (2/1962):
+ Mục tiêu: Các văn, nghệ sĩ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đến với tiền
tuyến lớn, lăn lộn trên các chiến trường đầy khói lửa và có những đóng góp quan
trọng cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ
văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục phát huy tài năng sáng tạo, hòa mình vào cuộc sống lao
động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đầy khó khan, thách thức.
+ Nhiệm vụ: Miền Bắc tiếp tục tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ 2. Miền Nam đang từng bước chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công
để đi đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không những vậy văn nghệ
cũng có những bước chuyển mình tích cực, nhiệm vụ văn hóa cổ vũ bối cảnh lịch sử.
+ Vai trò: Một số tác phẩm văn học nghệ thuật đã phản ánh cuộc sống mới, miêu tả
cách mạng và kháng chiến, có nhiêu tác phẩm có tính hiện thực và tính nhân dân, thể
hiện tinh thần yêu nước và lạc quan cách mạng. Công tác sưu tầm và nghiên cứu
những di sản quý báu văn học nghệ thuật được coi trọng, công tác dịch và phổ biến
được nhiều tác phẩm tốt của văn nghệ tiến bộ trên thế giới. Công tác bổi dưỡng, đào
tạo những tài năng mới, phát huy sức sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân có
bước tiến rõ rệt. Nền văn nghệ đẹp đẽ của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được khơi
nguồn và khuyến khích phát triển. Công tác lý luận và phê bình đã có nhiều cố gắng
để làm rõ đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, tìm hiểu những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin về văn hóa văn nghệ nhằm đẩy mạnh việc sáng tạo và thưởng
thức nghệ thuật.
+ Ý nghĩa: Văn hóa, văn nghệ được coi như là một tiền tuyến đối với các nhà văn,
nghệ sĩ. Họ cần phải nắm vững tư tưởng Mác – Lenin để truyền đạt thông tin đến với công chúng. lOMoARcPSD|50713028 +
- Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại hội
Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư (2/1968):
Mục tiêu: Văn nghệ cần phải đi đôi, bám sát với đời sống thường ngày của tầng
lớp nông dân – công nhân, coi ý kiến của quần chúng nhân dân là cơ sở để đánh giá
các tác phẩm của bản thân một cách đúng đắn và khách quan nhất.
+ Nhiệm vụ: Học tập chủ nghĩa Mác – Lenin thường xuyên, coi đó là công việc
hằng ngày để học tập và làm theo. Kiên quyết và thường xuyên chống lại ảnh hưởng
của nghệ thuật tư sản, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều.
+ Vai trò: Cách mạng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thúc đẩy phong trào văn học,
nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và đưa văn nghệ xã hội chủ nghĩa tiến vào một thời kì
phát triển mới, với một sắc thái mới. Song song với nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa
đang phát triển ở miền Bắc, nền văn nghệ dân tộc và dân chủ đầy tình chiến đấu đang
được xây dựng ở khu giải phóng miền Nam.
+ Ý nghĩa: Đây là một lời kêu gọi, động viên giới văn, nghệ sĩ hãy là một chiến sĩ,
một anh hung cầm ngòi bút thay đao kiếm, đứng trên mặt trận văn nghệ để tuyên
truyền, giáo dục người nhân đứng lên bảo vệ nước trả thù nhà.
Câu 2: Chứng minh vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện 1 trong 6 nội dung trên?
Chỉ thị 08 được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 03/01/1961 về vấn đề
“Về việc tang cường công tác văn hóa trong quần chúng”.Về vai trò của chỉ thị này,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác văn hóa trong quân y, được đầu tư xây
dựng như nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, đài phát thanh và các ban truyền thanh...
Các hoạt động văn hóa trong quần chúng diễn ra rất sôi nổi như phong trào ca hát,
viết báo tường, diễn kịch, sáng tác ca dao, hò vè, phát triển nghệ thuật không chuyên,
hội diễn văn nghệ quần chúng... đã góp phẩn cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân
tham gia xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng, xây dựng đời sống văn hóa mới. Cũng như ý nghĩa của nó là công tác văn hóa
trong quần chúng có bước phát triển rộng khắp, toàn diện và đồng bộ, tạo nên sự
hăng hái của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình xây dựng chế độ xã hội mới, đấu
tranh loại bỏ tàn tích của xã hội cũ. Vai trò, ý nghĩa của chỉ thị 08 được thể hiện ở ba
phương diện chính: góp phần đắc lực xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần củng
cố an ninh quốc phòng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Góp phần đắc lực xây dựng đời sống văn hóa mới:
Hòa cùng với sự phát triển sôi nổi của văn học và âm nhạc, điện ảnh cách mạng
Việt Nam cũng có nhiều khởi sắc. Các cơ sở hoạt động điện ảnh quan trọng lần lượt
xuất hiện và nhanh chóng trưởng thành, như: Xưởng phim Thời sự, Tài liệu trung
ương (1956), Xưởng phim truyện Việt Nam (1956), Xưởng phim hoạt họa và búp bê
Việt Nam (1959). Các tác phẩm điện ảnh được sản xuất đã đáp ứng yêu cầu của sự lOMoARcPSD|50713028 +
nghiệp cách mạng xây dựng CNXH trên miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Đội ngũ những người làm phim Việt Nam đã được đào tạo, bổ
sung, trưởng thành nhanh chóng góp phần tích cực cho sự phát triển nghệ thuật thứ lOMoARcPSD|50713028
bảy của nước nhà. Nhiều tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng đã ra đời như:
Chung một dòng sông; Chị Tư Hậu; Nổi gió; Trên vĩ tuyến 17, Nguyễn Văn Trỗi,
Biển gọi, Rừng O Thắm, Tiền tuyến gọi, Chị Nhung, Không nơi ẩn nấp, Đường về
quê mẹ, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội… Bên cạnh đó là đề
tài xây dựng cuộc sống mới và truyền thống cách mạng, gồm có các phim: Vợ chồng
anh Lực, Quê nhà, Biển lửa, Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Đến hẹn lại lên...
Ngay từ năm 1965, ngành phim Tài liệu - Thời sự đã đưa lên màn ảnh hàng loạt tác
phẩm phim tài liệu có giá trị thời sự nóng bỏng về cuộc kháng chiến chống Mỹ như:
Đòn trừng phạt đích đáng; Hãy chặn tay bọn giết người; Mỹ nhất định thua, ta nhất
định thắng; Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Khai thác mảng đề tài miền
Nam chiến đấu và thắng lợi có các phim rất đặc sắc như: Du kích Củ Chi, Chiến
thắng Khâm Đức, Đội nữ pháo binh Long An, Vài hình ảnh về chiến thắng Khe
Sanh, Chiến thắng đường 9 Nam Lào, Làng nhỏ bên sông Trà… Một số tác phẩm
điện ảnh phản ánh chiến thắng năm 1975 như: Thành phố lúc rạng đông, Chiến thắng lịch sử năm 1975…
Nghệ thuật hội họa cách mạng thời kỳ 1954-1975 ở nước ta có hai thế hệ họa sĩ
trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến. Thế hệ thứ nhất ra đời trong kháng chiến
chống Pháp mà tiêu biểu là các họa sĩ tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương và các họa sĩ được đào tạo trong các khóa Kháng Chiến, khóa Tô Ngọc Vân
như: Mai Văn Nam, Phan Thông, Phan Kế An, Kim Đồng, Quang Phòng, Mai Văn
Hiến, Lê Thanh Đức, Lưu Công Nhân, Mai Long, Trọng Kiệm… Thế hệ thứ hai
trưởng thành trong công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc và tham gia kháng
chiến chống Mỹ với các tên tuổi tiêu biểu như: Vũ Giáng Hương, Lê Lam, Nguyễn
Hải, Quang Thọ, Lê Trọng Lân, Đinh Trọng Khang, Huy Oánh, Lê Công Thành, Đào
Đức, Cổ Tấn Long Châu, Hoàng Trầm…Hầu hết đội ngũ họa sĩ cách mạng đều đi
theo hội họa hiện thực XHCN với ý thức hệ chính trị sâu sắc và chịu ảnh hưởng tư
duy thẩm mỹ của hội họa Liên Xô và các nước XHCN, luôn thể hiện tinh thần nghệ
thuật hướng tới quảng đại quần chúng nhân dân, sáng tác rất nhiều thể loại tranh cổ
động, tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng CNXH và đấu tranh chống
Mỹ ngụy, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng:
Văn học, nghệ thuật giai đoạn 1954-1975 tập trung nhiều vào đề tài Tổ quốc và
nhân dân anh hùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường lối văn hóa, văn nghệ đúng đắn
của Đảng giai đoạn này đã được khẳng định bằng những thành tựu rực rỡ của nền
văn học, nghệ thuật hiện thực XHCN với cảm hứng ca ngợi công cuộc dựng xây
cuộc sống mới, con người mới XHCN trên miền Bắc, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hình ảnh
cuộc sống mới và con người mới XHCN trong hoàn cảnh vừa dựng xây CNXH và
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc XHCN được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn xuôi tiêu lOMoARcPSD|50713028
biểu như: Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ); Xung đột, Tầm nhìn xa, Mùa lạc,
Đường trong mây, Họ sống và chiến đấu (Nguyễn Khải), Bão biển (Chu Văn), Cái
hom giỏ (Vũ Thị Thường); Anh Keng (Nguyễn Kiên); Mặt trận trên cao, Vào lửa
(Nguyễn Đình Thi); Vùng trời ( Hữu Mai); Sông Đà (Nguyễn Tuân)… Nhà thơ Tố
Hữu được coi là “Lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam” với sự nghiệp sáng
tác đồng hành theo những chặng đường cách mạng, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo
đầy tâm huyết đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền tảng lý luận văn nghệ cách
mạng. Cuộc sống mới, con người mới XHCN đã được tái hiện chân thật sinh động
với cảm hứng ngợi ca hào sảng: Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp
làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn (Tố Hữu
- Ba mươi năm đời ta có Đảng).
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ lan rộng trên cả hai miền, lực lượng trí thức, văn
nghệ sĩ đã hăm hở “khoác ba lô” đi chiến trường, thâm nhập vào cuộc sống sôi động
dựng xây trên khắp các nẻo đường Tổ quốc, tích cực tham gia vào sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của dân tộc. Chủ đề Tổ quốc luôn là cảm hứng chủ đạo trong văn học,
nghệ thuật nước nhà. Những sáng tác về tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất
nước, ca ngợi những người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống giặc Mỹ xâm lược
và bè lũ tay sai bán nước đã trở thành đề tài xuyên suốt trong thơ của Tố Hữu, Giang
Nam, Thanh Hải, Thu Bồn, và là cảm hứng sâu sắc nổi bật trong văn xuôi (truyện
ngắn, ký, tiểu thuyết) mà tiêu biểu là các tác phẩm: Sống như Anh (Trần Đình Vân);
Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Hòn đất (Anh Đức), Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng), Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy (Phan Tứ), Miền cháy, Dấu chân người
lính (Nguyễn Minh Châu); Người hậu phương, Đất làng (Nguyễn Thị Ngọc Tú)…
Đáng chú ý là vào thời điểm những năm 60, 70 của TK XX, đội ngũ văn nghệ sĩ
(gồm nhiều nhà văn, nhà thơ) thuộc thế hệ trẻ tham gia chống Mỹ ngày càng xuất
hiện đông đảo, hùng hậu, giàu sức sáng tạo với những tên tuổi mới như: Lê Anh
Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Thị
Xuân Quý, Chu Lai, Thanh Thảo, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Lựu, Lê Minh Khuê,
Nguyễn Trí Huân, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Hữu Thỉnh, Đỗ Chu, Cao Tiến Lê...
Từ năm 1954-1975, dòng chảy âm nhạc cách mạng là bản giao hưởng hùng tráng,
là tiếng ca reo vui tràn đầy niềm tin về Bác Hồ, về Đảng, về cách mạng, về nhân dân
Việt Nam anh hùng như các ca khúc: Quê tôi giải phóng (Văn Chung), Ca mừng đời
ta tươi đẹp (La Thăng), Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý)... Đó là tình cảm nhớ thương
quê hương day dứt của người con miền Nam ra Bắc tập kết như các ca khúc: Xa khơi
(Nguyễn Tài Tuệ), Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng HiệpĐằng Giao), Tình ca
(Hoàng Việt), Bài ca hy vọng (Văn Ký); Vàm Cỏ Đông; Quảng Ngãi đất mẹ ngoan
cường (Trương Quang Lục)... Trong không khí sôi sục cả nước lên đường chống Mỹ
cứu nước, những bài ca hào hùng như: Mỗi bước ta đi (Thuận Yến); Anh vẫn hành
quân, Trên đỉnh trường Sơn ta hát, Nổi lửa lên em, Cùng anh tiến quân trên dường
dài (Huy Du); Ngọn đèn đứng gác (Thơ Chính Hữu, nhạc Hoàng Hiệp); Bước chân lOMoARcPSD|50713028
trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối)… đã cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước ra trận
một cách hào hùng. Những ca khúc: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người (Trần Kiết
Tường), Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Giải phóng miền Nam, Tình Bác sáng đời ta (Lưu Hữu
Phước)… đã thể hiện tình cảm sắt son của các nhạc sĩ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ,
ca ngợi sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương, đất nước…
- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội:
Cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, tiến tới hình thành chế độ làm chủ tập
thể XHCN, nền sản xuất lớn XHCN, nền văn hóa mới và con người mới XHCN.
Cuộc sống mới, con người mới XHCN trên miền Bắc đã dần dần được hình thành
với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phong trào xây vùng kinh tế mới, phong
trào làm thủy lợi, phong trào phát triển giáo dục. Từ đây đã xuất hiện nhiều tấm
gương sáng, trong đó tiêu biểu hơn cả là các điển hình: Sóng Duyên Hải, Gió Đại
Phong, Trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất (7). Miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn chi
viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,
đánh đổ chính quyền ngụy quyền Sài Gòn.