-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân môn Phát triển chuỗi giá trị | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thànhnhiều vùng sảnxuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủlực như: Gạo nếp Tú Lệ, các sảnphẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Phát triển chuỗi giá trị (HVNN) 1 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Bài tập cá nhân môn Phát triển chuỗi giá trị | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thànhnhiều vùng sảnxuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủlực như: Gạo nếp Tú Lệ, các sảnphẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phát triển chuỗi giá trị (HVNN) 1 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ
Học viên thực hiện: Đặng Minh An Mã học viên: 31164094 HÀ NỘI - NĂM 2023
1. Các sản phẩm chủ lực tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái lOMoAR cPSD| 48541417
- Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thành nhiều vùng sản
xuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủ lực như: Gạo nếp Tú Lệ, các sản
phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ Quế… Nhiều sản
phẩm đã và đang được xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Chỉ
dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ, Chỉ dẫn địa lý Ba Ba gai Văn Chấn, Chỉ dẫn địa lý Chè
Suối Giàng, Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn, Nhãn hiệu tập thể Mật ong Văn Chấn.
Bên cạnh đó, 19 sản phẩm của huyện cũng đã được cấp chứng nhận OCOP, trong
đó có 9 sản phẩm đạt 3 sao, 10 sản phẩm đạt 4 sao.
2. Nếu tôi là cơ quan hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị cho tăng trưởng kinh tế và
giảm nghèo, tôi sẽ chọn Chè Shan Tuyết để thúc đẩy phát triển
- Chè Shan tuyết là loại chè có búp to màu trắng xám, dưới lá trà có phủ 1 lớp lông
tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Chè Tuyết Shan có mùi thơm dịu,
nước vàng sánh màu mật ong. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của
người dân tộc Mông, Dao.
- Cây chè là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái trà phải trèo hẳn lên cây.
Có những gốc trà vài người ôm không xuể. Nằm ở khu vực có độ cao, mây mù bao
phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều
kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho Chè Shan Tuyết có chất lượng tốt. Chè Shan tuyết
thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất
hay phân bón nên được xem là trà sạch.
- Chính môi trường sống hoang dã, không có tác động của con người này lại giúp
cho cây chè có tuổi thọ rất cao, từ 100, 200 cho đến vài nghìn năm tuổi.
- Thời gian thu hoạch của Tuyết Shan cổ thụ trà kéo dài đến 3 tháng, dài hơn rất
nhiều so với thời gian 15-20 ngày của trà bình thường. Trà vụ Đông và vụ Xuân
cho hương tốt nhất, trà vụ Thu lại cho hương đậm đà nhất.
- Hàng nghìn cây chè Shan tuyết cổ thụ đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
- Được mệnh danh là “quê hương, nơi phát tích của cây trà trên thế giới”, vùng đất này hiện
còn lưu giữ rừng trà cổ thụ ở độ cao 900-1400m với trên 84000 cây lão trà hoang dã. Người
H’mong ở đây từ xưa đã trồng trà trong rừng sâu và coi đây như một thứ cây thuốc, như một tín
ngưỡng linh thiêng mà tổ tiên họ truyền lại, vì vậy nên cây trà ở đây không hoàn toàn là hoang
dã. Với khí hậu riêng biêt, độ nắng nhiều quanh năm, trà ở đây có vị chát nhiều, để lại ấn tượng
sau khi uống. Đây là loại trà được những người uống trà lâu năm, ví dụ như người miền Bắc, rất ưa chuộng. 2 lOMoAR cPSD| 48541417
- Chè Shan Tuyết có rất nhiều công dụng khác nhau đối với sức khoẻ con người.
Tuy nhiên, công dụng nổi bật nhất của loại trà này là giúp tăng cường hệ thống miễn
dịch, thường được gọi là đặc tính chống ung thư.
Với thành phần giàu khoáng chất, đặc biệt là các vitamin nhóm A, C,
… uống chè Shan Tuyết cổ thụ mỗi ngày giúp kháng viêm, chống
nhiễm trùng, đồng thời ngăn ngừa và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da, tóc,…
Hàm lượng EGCG dồi dào trong chè Shan Tuyết cổ thụ có khả năng chống
lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành cùng như ức chế quá trình phát
triển của các gốc tự do gây ung thư.
Tốt cho người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, loại bỏ
cholesterol, ổn định hàm lượng đường huyết, giúp máu lưu thông tốt
hơn và ngăn ngừa đột quỵ,…
Chứa Theobromine và Theophylin, có tác dụng thúc đẩy tốc độ của
quá trình bài tiết, giúp nhanh chóng loại bỏ những chất độc tích tụ
trong cơ thể, ví dụ như caffeine.
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đốt cháy các chất béo dư thừa
từ đó giúp giảm cân nhanh chóng.
Chè Shan Tuyết hỗ trợ duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn
ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những người hay uống trà.
Giúp tăng sự tỉnh táo và tập trung.
- Bên cạnh đó, vì cây chè Shan Tuyết chỉ phát triển tốt nhất tại các vùng cao trên
700m so với mực nước biển, là nơi các đồng bào dân tộc vùng cao đặc biệt khó
khăn sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 40%. Nên việc phát triển Chè Shan tuyết ở
tại nơi đây cũng là một cách để đem lại thu nhập cho người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Sơ đồ chuỗi giá trị tổng thể
- Chuỗi giá trị của chè Shan Tuyết: lOMoAR cPSD| 48541417
Người dân chăm sóc cây dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật do các hợp tác xã chỉ đạo
(cây trà mọc sẵn từ tự nhiên, chính quyền địa phương bảo tồn và nhân giống) =>
Sản xuất (người dân thu hoạch búp trà, kiểm tra chất lượng chè đạt chuẩn 100%
hữu cơ, không có chất bảo vệ thực vật trước khi đóng gói và phân phối ra thị
trường) => Vận chuyển (phân loại, đóng gói) => Thương mại (bán tự do trong
nước và xuất khẩu) => Bán hàng (hợp tác xã liên kết với các siêu thị và các trung
tâm thương mại lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh,…; xuất khẩu sang
Mỹ, Anh, Đài Loan, Trung Quốc (chiếm khoảng 20%)).
- Các loại nhà vận hành chuỗi và mối quan hệ của họ:
Người dân (chăm sóc) => Các nhà sản xuất sơ cấp (hộ gia đình) => Hợp tác xã thu
gom hoặc các doanh nghiệp => Doanh nghiệp, hộ cá thể => Nhà nhập khẩu, người tiêu dùng.
4. Các nhà hỗ trợ chuỗi
- Đầu vào cụ thể (người dân thu hoạch chè) => Sản xuất (nhà xưởng, kiểm soát chất
lượng sản phẩm, sản xuất, bao gói, vận chuyển đến điểm thu mua) => Thu mua
(thu mua, kiểm trã kỹ, mỹ thuật, làm cho đồng nhất, đóng gói, dán tem mác..) =>
Xuất khẩu (phân loại, chào bán cho các thương gia) => Marketing bán buôn và bán
lẻ (vận chuyến đến cảng biển, cửa khẩu; khai báo hải quan; vận chuyển đến các
nước đã ký hợp đồng) => Tiêu thụ (sử dụng như hàng tiêu dùng).
5. Các tiềm năng để nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm này
- Nhắc đến chè Shan tuyết cổ thụ không thể không nhắc đến Suối Giàng - nơi có quần
thể hàng trăm nghìn cây chè có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm; trong đó có hơn 4 lOMoAR cPSD| 48541417
400 cây đã được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Với diện tích gần 500 ha, trong
đó diện tích cây mọc tự nhiên là 293 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Giàng Cao,
Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng, Suối Lóp… chè Shan tuyết là nguồn thu nhập chính
và gắn liền với đời sống bao đời nay của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
- Với đặc tính sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên nên chè Shan tuyết thường
có các tác nhân gây hại, tác động mạnh, làm giảm tuổi thọ, đe dọa đến sự sinh tồn
của nhiều vườn chè cổ thụ. Bên cạnh đó, vì lợi ích trước mắt, thời gian qua, nhiều
người dân đã chặt hạ, khai thác bán cho dân chơi cây cảnh... dẫn đến nguy cơ chè
Shan tuyết cổ thụ bị "xóa sổ”.
- Theo ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Văn Chấn, hiện nay, toàn huyện có trên 1.500 ha chè Shan tuyết; trong đó, xã
Suối Giàng chiếm gần 500 ha, diện tích còn lại ở các xã Nậm Búng, Gia Hội, Nậm
Mười, Sùng Đô, Suối Quyền và Suối Bu.
- Trước nguy cơ phá hoại của mối, mọt, gia súc, những năm gần đây, huyện đã quan
tâm hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; phối hợp với các ngành
chức năng của tỉnh và các nhà khoa học rà soát, nghiên cứu chống mối, mọt, đánh
dấu những cây đầu dòng để bảo tồn nguồn gen quý.
- Bên cạnh đó, huyện đã hoàn thành quy hoạch các diện tích chè cổ thụ gắn với quy
hoạch khu du lịch sinh thái Suối Giàng; hướng dẫn nhân dân trồng mới và chăm sóc
các diện tích chè hiện có.
- Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.500 ha chè Shan tuyết, tập trung ở các huyện Văn
Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên và rải rác trên một số ngọn núi cao của huyện Trấn Yên.
- Để bảo tồn, phát huy giá trị trên diện tích chè Shan tuyết, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo
các địa phương phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện gắn biển có đánh số thứ
tự, ghi thông tin, lập sổ theo dõi, lập sơ đồ số hóa; gắn biển chỉ dẫn tại các khu tập
trung nhằm hướng dẫn, quảng bá vùng chè Shan tuyết cổ thụ.
- Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng, địa phương tăng cường kiểm tra,
giám sát, cấm khai thác, vận chuyển chè cổ thụ ra khỏi địa bàn, phát hiện xử lý
nghiêm hành vi chặt hạ, khai thác chè cổ thụ.
- Cùng với bảo tồn, giữ gìn và nhân rộng diện tích chè Shan tuyết, tỉnh Yên Bái cũng
tập trung triển khai hàng loạt giải pháp để quảng bá, phát huy giá trị của cây chè
Shan tuyết. Tại huyện Văn Chấn, lần đầu tiên Lễ hội Trà Shan tuyết lần thứ nhất lOMoAR cPSD| 48541417
năm 2023 đã được tổ chức nhằm đưa cây chè Shan tuyết cổ thụ và sản phẩm từ chè
trở thành điểm nhấn trong hành trình khám phá, trải nghiệm du lịch của địa phương.
- Ông Đặng Duy Hiển - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Lễ hội Trà Shan
tuyết lần đầu tiên được tổ chức như một ly trà mở lời đón tiếp du khách đã và sẽ đến
với vùng đất hội tụ tinh hoa giữa ngàn mây. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung bảo vệ
nhãn hiệu, quảng bá và quản lý thương hiệu chè Suối Giàng trên thị trường trong và
ngoài nước; đa dạng các hình thức kinh doanh, xúc tiến, quảng bá sản phẩm của địa
phương; đồng thời khuyến khích người dân khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng
du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động quảng bá, phát triển dịch vụ
du lịch xanh, bản sắc”.
- Được biết, hiện nay, chè Shan tuyết ở Văn Chấn được sản xuất thành sản phẩm
OCOP với mẫu mã, bao bì, giá trị cao, được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Bà Lâm Thị Thoa - Giám đốc Hợp tác xã Suối Giàng cho biết: "Chúng tôi đã ký cam
kết với các hộ dân trong xã để tiến hành bao tiêu, thu mua chè búp tươi cho bà con
với giá thành ổn định và quy hoạch vùng nguyên liệu lâu dài. Việc sản xuất, đóng
gói các sản phẩm chè cũng được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt nên chất lượng các sản phẩm chè được nâng cao, người thưởng
trà trong và ngoài nước rất ưa chuộng".
- "Vừa qua, chúng tôi có 1.600 hộp chè được xuất khẩu sang thị trường nước Anh.
Các sản phẩm này đều đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, chỉ tiêu chất
lượng, thiết kế bao bì, nhãn mác theo tiêu chuẩn châu Âu" - bà Thoa thông tin.
- Để cây chè Shan tuyết được giữ vững và trở thành thương hiệu, đồng bào Mông nơi
đây đã quảng bá thương hiệu chè bằng cách kết hợp giữa văn hóa chè, văn hóa bản
địa với phát triển du lịch. Và, xã Suối Giàng đã bước đầu áp dụng chuyển đổi số vào
phát triển du lịch. Bởi vậy, thương hiệu Chè Suối Giàng ngày càng được vươn xa
trong và ngoài nước, giúp đồng bào Mông làm giàu trên vùng tài nguyên vô giá này.
- Thời gian tới, UBND huyện Văn Chấn cũng sẽ tập trung bảo vệ nhãn hiệu và quản
lý thương hiệu chè Suối Giàng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, tập
trung đẩy mạnh các hình thức kinh doanh, xúc tiến, quảng bá sản phẩm của địa
phương, khuyến khích người dân khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch.
Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè Shan tuyết trên
địa bàn huyện nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động xây dựng và phát triển các
hoạt động quảng bá gắn liền với dịch vụ du lịch xanh, giữ gìn các cây chè cổ thụ
giúp phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh
kế bền vững cho người dân trên địa bàn huyện.
- Kế hoạch tập trung vào các hoạt động nâng cao giá trị, thương hiệu chè Shan tuyết
Suối Giàng; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất chè Shan
tuyết quảng bá thương hiệu và tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc áp dụng công
nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trang bị kiến thức, kỹ năng chuyển đổi 6 lOMoAR cPSD| 48541417
số cho người dân thông qua việc thí điểm mô hình "Dòng họ số” và tập huấn, kiến
thức, kỹ năng về chuyển đổi số, cho người dân. Thông qua việc phát triển các dịch
vụ, hạ tầng hiện đại phục vụ phục vụ chuyển đổi số của xã, thu hút khách du lịch
đến với Suối Giàng... Kế hoạch này là một bước quan trọng trong việc phát triển
kinh tế số và xã hội số, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao giá trị thương hiệu sản
phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng.
6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chỗi giá trị? Các nhà
hỗ trợ chuỗi cần làm gì để phát triển chuỗi giá trị. Điểm mạnh Điểm yếu
Khâu canh tác và thu hoạch chè Shan
- Khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc Quy mô canh tác nhỏ lẻ tại Yên Bái
canh tác cây chè Shan, giúp cây phát có thể hạ thấp vị thế cây chè trong triển
tốt và tự nhiên. chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
- Địa bàn canh tác tập trung: Tại Yên Bái, cấp tỉnh. diện tích trồng chè Shan nằm
chủ yếu tại Sản lượng thấp: Trong năm 2013, huyện Văn Chấn. Độ tập trung cao
trên tổng sản lượng chè lá thu hoạch tại một vài địa bàn cụ thể giúp việc quản
lý Yên Bái chỉ vào khoảng 1500 tấn, được dễ dàng hơn. cho ra khoảng 300 tấn sản phẩm chè
- Chè Shan Suối Giàng được xem là loại sao khô. đặc sản có chất lượng cao, và
những Trình độ văn hóa của nông dân diện tích trồng chè cổ thụ ở Suối Giàng
trồng chè còn thấp, nông dân trồng vẫn được duy trì mô hình chăm sóc hữu chè
chủ yếu là đồng bào dân tộc cơ – tự nhiên không sử dụng thuốc trừ thiểu số, có
trình độ nhận thức còn sâu và phân bón hóa học. hạn chế, chưa nhạy bén với kinh
doanh và trình độ học vấn thấp. Khâu
chế biến, các kênh phân phối sản phẩm và thị trường
- Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng- Sản lượng hạn chế và kém phát các
sản phẩm chè Shan. triển: Tổng sản lượng 600 tấn chè - Chè Shan Suối Giang
đã được đăng ký khô chủ yếu là chè xanh dưới dạng
- thương hiệu, và đây cũng là bước đi đầu bán thành phẩm và được tiêu thụ trong
việc thúc đẩy phát triển bền vững. trong nước.
- Nhu cầu quốc tế và nội địa đang không- Đặc điểm địa lý: Yên Bái có địa ngừng
gia tăng. hình núi cao, lại xa địa điểm xuất khẩu, dẫn đến tình trạng chi phí
gián tiếp đẩy cao giá bán, làm giảm
tính cạnh tranh của sản phẩm Khâu quản lý chuỗi và hệ thống hỗ trợ phát triển chuỗi
- Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: Thị trường và hệ thống thông tin thị
Chính quyền tỉnh Yên Bái đã xây dựng trường còn chưa vững mạnh: Hiện và lOMoAR cPSD| 48541417
hỗ trợ nhiều chính sách giúp phát tại, thị trường xuất thô sản phẩm triển ngành
chè. trong địa phương còn rất sơ khai, và
thị trường bị thống lĩnh bởi một số ít
các doanh nghiệp thương mại.
Cơ hội Thách thức
- Gia tăng nhu cầu nội địa và quốc tế với Thị hiếu và ưu tiên của khách hàng các
sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là nhạy cảm với vấn đề vệ sinh an toàn sản
phẩm có thương hiệu, hợp vệ sinh thực phẩm và chỉ tiêu chất lượng an toàn
thực phẩm, đang tạo ra những hàng hóa. Việc thiết lập và tuân thủ cơ hội mới
thúc đẩy các doanh nghiệp các tiêu chuẩn chất lượng cho hàng đa dạng hóa sản
phẩm để chinh phục hóa xuất khẩu giờ chỉ là vấn đề thời nhiều đối tượng khách hàng. gian.
- Sự hỗ trợ của nhiều tổ chức phát triển Gia tăng cạnh tranh. Sự cạnh tranh đến sự
phát triển của các sản phẩm chè giữa các quốc gia xuất khẩu chè an toàn và
chất lượng cao với mục tiêu đang trở nên khốc liệt hơn. Nhiều giảm nghèo đặc
biệt là cho đồng bào nước trong khu vực, điển hình là dân tộc thiểu số tại tỉnh.
Trung Quốc, đã tìm ra được những phương thức hiệu quả giúp gia tăng sản
lượng, cải thiện hình ảnh và dây chuyền công nghệ. Cạnh tranh ngay trên sân
nhà cũng hết sức gay gắt, với sự nhập cuộc của nhiều doanh nghiệp FDI.
- Gia tăng chi phí sản xuất nhất là chi phí lao động, phân bón và các loại nhiên
liệu như điện, ga, than.
- Rào cản thương mại: Ngay cả khi Việt Nam có thể xuất khẩu chè với mức giá
thấp, kinh nghiệm từ việc xuất khẩu các sản phẩm khác cho thấy áp lực rào cản
thương mại đặt ra bởi quốc gia nhập khẩu là không hề đơn giản. Giá rẻ có thể là
con dao hai lưỡi, tạo điều kiện cho nước nhập khẩu đánh thuế chống bán phá giá
lên các sản phẩm của Việt Nam.
- Giải pháp chiến lược 1: Tiếp tục nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn
cho sản phẩm chè Shan trên thị trường trong và ngoài nước
Hỗ trợ các công ty lớn xây dựng thị trường và phát triển thương hiệu
cho sản phẩm chè Shan cổ thu
Hỗ trợ các nhà chế biến chè nâng cao chất lượng thành phẩm, với giá
trị gia tăng cao hơn, thân thiện với môi trường hơn và an toàn cho người sử dụng.
Hỗ trợ nông dân trồng chè và các cơ sở chế biến nâng cao chất lượng
nguyên liệu đầu vào bằng cách áp dụng thực hành nông nghiệp thông
minh thích ứng với khí hậu và các kỹ thuật canh tác bền vững
- Giải pháp chiến lược 2: Tăng cường sản lượng chè Shan bằng việc áp dụng các
phương thức canh tác nông nghiệp bền vững hơn 8 lOMoAR cPSD| 48541417
Nghiêm túc quan tâm tới yếu tố bền vững trong việc thiết lập các vùng
trồng mới và trồng bổ sung cây mới
Giới thiệu mô hình canh tác bền vững hơn cho cây chè Shan cổ thụ
- Giải pháp chiến lược 3: Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp CSA khác
Cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tiềm năng của việc canh tác CSA áp dụng trên cây chè
Đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn