Bài tập câu hỏi 6 cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hộikhiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tấtcả mọi người với tư cách người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP VỀ NHÀ
A Cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
• Lấy một ví dụ chỉ ra cái chung, cái riêng, cái đơn nhất. Lấy ví dụ
chứng minh: “cái đơn nhất tạo nên sự khác biệt.
-VD chỉ ra cái chung, cái riêng, cái đơn nhất:
Mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội
khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất
cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại
có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách,
năng lực,... cụ thể khác nhau.
- VD chứng minh “cái đơn nhất tạo ra sự khác biệt”
Thủ đô Hà Nội là một ái ᴄ riêng, ngoài á ᴄ ᴄ đặᴄ điểm hung ᴄ giống
ᴄáᴄ thành phố kháᴄ ủa ᴄ Việt Nam, òn ᴄ ó
ᴄ những nét riêng như ó ᴄ phố ổ, ᴄ ᴄó Hồ Gươm, ó ᴄ những nét ăn ᴠ
hóa truуền thống mà hỉ ᴄ ở Hà Nội mới ó, đó là ᴄ
ái đơn nhất thể hiện được sự khác biệt. ᴄ
• Tại sao nói cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung sâu sắc
hơn cái riêng. Lấy ví dụ chứng minh.
- Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn.
- Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính,
những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
• Tại sao trong những mối liên hệ nhất định, cái chung và cái đơn
nhất có thể chuyển hóa cho nhau. Lấy ví dụ chứng minh sự
chuyển hóa giữa cái chung và cái đơn nhất.
- Trong những mối liên hệ nhất định, cái chung và cái đơn nhất có thể
chuyển hóa cho nhau vì trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất
hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về
sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành
cái chung, cái phổ biến. Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ
biến, nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần
đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất
thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- Ví dụ: Một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục
đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến
sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
• Lấy ví dụ chứng minh: bản chất là cái chung, hiện tượng là cái
riêng, bản chất là cái ổn định, hiện tượng thường xuyên biến đổi.
- Bản chất là cái riêng:
- Bản chất là cái chung:
- Bản chất là cái ổn định: Bản chất của con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan
hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
- Hiện tượng thường xuyên biến đổi:
+Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là
hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
+ Khi đưa một cái đũa vào cốc nước, ta thấy chiếc đũa như bị gãy
nhưng thực tế không phải vậy, do hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà ta
thấy hiện tượng chiếc đũa bị gãy khi để vào cốc nước.
• Tìm những câu ca dao, tục ngữ phản ánh cặp phạm trù cái chung- cái riêng.
“Thân chim cũng như thân cò”
“Lòng vả cũng như lòng sung, một trăm con lợn cũng chung một lòng”
“Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”…
B Nguyên nhân, kết quả
1. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ
• Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự
vật hoặcgiữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
• Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sựvật hoặc giữa các sự vật với nhau.
• Ví dụ: Sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho
bóng đèn sáng lên. Bóng đèn sáng lên là kết quả của sự tác động
đó.Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và
nguyên cớ, để không cósự nhầm lẫn về khái niệm.
• Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh
ra kết quả.Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối
liên hệ bên ngoài, không bản chất.
=> Nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định,còn
nguyên cớđược quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo
2. Có phải tất cả những gì xảy ra trước đều là nguyên nhân của cái xảy ra sau không? Lấy ví dụ.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
VD: Vì trời mưa nên sài gòn ngập lụt. Nguyên nhân là cơn mưa, kết quả là sài gòn bị lụt
3. Lấy ví dụ chứng minh: nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau.
VD: Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân gây nên chết cá hàng loạt;
đồng thời đây là nguyên nhân của việc ngư dân bị mất mùa và cũng là kết
quả của ô nhiễm môi trường nước.
4. Lấy ví dụ chứng minh: kết quả khi hình thành lại tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó.
VD: nền kinh tế khan hiếm nhân lực, đây là nguyên nhân khiến trì hoãn sản
xuất và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Và chính vì kết quả như
vậy đã khiến cho doanh nghiệp dậm chân tại chỗ không phát triển và tiếp tục
gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân lực mới.
5. Tại sao trong khi phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả
phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, nên
trongnhận thức và thực tiễn về giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả
cầnphải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể. Nếu không có cách nhìn
toàndiện và lịch sử cụ thể ta sẽ dễ hiểu sai ý nghĩa, bản chất, quy luật vận
độngcủa mọi sự vật hiện tượng từ đó đưa ra những quan điểm sai lầm, phiến diện,phi logic
C Cặp phạm trù tất nhiên & ngẫu nhiên
• Lấy ví dụ về tất nhiên và ngẫu nhiên. - Ví dụ tất nhiên:
+ Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ.
Việc bị vỡ trong trường hợp này là tất nhiên vì nó không thể khác được.
+ Hơi nước tích tụ lại thành mây đến một lúc nào đó nó sẽ đủ nặng và
tất nhiên rơi xuống tạo thành mưa.
+ Khi gieo một đồng xu thì sẽ phải xuất hiện hoặc là mặt sấp hoặc một
mặt ngửa đó là điều tất nhiên. - Ví dụ ngẫu nhiên:
+ Trên cùng 1 cây có thể có quả to, quả nhỏ điều này là ngẫu nhiên.
+ Khi gieo đồng xu thì việc mặt ngửa hay mặt sấp sẽ xuất hiện lại là điều ngẫu nhiên.
• Cái tất nhiên có đồng nhất với cái chung không, lấy ví dụ.
- Phạm trù tất nhiên có mối quan hệ với phạm trù cái chung song nó
không đồng nhất với phạm trù cái chung.
- Ví dụ: Tất cả sinh viên đều có nhu cầu học tập là cái chung tất yếu,
còn một số sinh viên có sở thích giống nhau về văn nghệ, thể dục, thể
thao là cái chung ngẫu nhiên.
• Điều gì để phân biệt cái tất nhiên và ngẫu nhiên
- Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai
trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng,
trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong quá
trình vận động không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan
trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên cũng đóng góp một phần đáng
kể. Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật
thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
- Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện
chứng với nhau. Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần
túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô
số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất
nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
- Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng
thái cũ mà thương xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện
nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau
• Lấy ví dụ để thấy rõ cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho
mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình
thức biểu hiện, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Ví dụ như tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là
ngẫu nhiên nhưng nếu đoạn đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn giao
thông vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên đó có lẽ nó đang ẩn giấu
một cái tất nhiên nào đó, có thể là do đoạn đường này bị khuất, hẹp
hoặc không có biển báo nhưng cái tất nhiên này không thể tồn tại
thuần túy mà nó bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn ngẫu nhiên
• Lấy ví dụ chứng minh cho sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ví dụ:
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (áo…) lấy
một vật khác (gà…) là ngẫu nhiên. Vì khi ấy sức sản xuất của công xã
chỉ đủ riêng cho mình dùng. Sau này, khi sự phân công lao động đã
rộng rãi, năng lực sản xuất đã lớn, có nhiều sản phẩm dư thừa. Khi đó,
sự trao đổi sản phẩm tất yếu phải diễn ra để làm cho cuộc sống của
con người ngày càng đầy đủ hơn.
D Cặp phạm trù nội dung và hình thức
1. Xác định nội dung và hình thức của lớp học. Triết học chủ yếu nghiên cứu về
hình thức bên trong hay hình thức bên ngoài.
Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức
bên trong và hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu
đến hình thức bên trong của sựvật (tức là cơ cấu bên trong của nội dung). Trong
cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức
bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến
hình thức bề ngoài của sự vật
Nội dung của lớp học này sẽ bao gồm nghiên cứu về các khái niệm và ý tưởng
của triết học, bao gồm cả hình thức bên trong và bên ngoài. Hình thức của lớp
học sẽ bao gồm các bài giảng, thảo luận, bài tập và các bài tập lớn. Các sinh
viên cũng sẽ được yêu cầu đọc các văn bản liên quan đến chủ đề và tham gia
vào các cuộc thảo luận.
2. Lấy ví dụ chứng minh không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù
hợp với nhau: một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện, 1 hình thức có
thể chứa đựng nhiều nội dung.
Ví dụ: Nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng. Hình thức
ban đầu của ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách… Chủ nhà thu hẹp
diện tích phòng khách để có 03 phòng ngủ. Như vậy, hình thức ngôi nhà đã
thay đổi . Một thời gian sau, chủ nhà bán nhà, người khác sử dụng chính căn
nhà đó làm văn phòng.Khi đó, nội dung căn nhà đã thay đổi
3. Tìm những câu ca dao tục ngữ đề cập tới cặp phạm trù nội dung, hình thức.
câu ca dao : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn , Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
4. Tại sao khi muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó. Lấy vd.
Trong quá trình vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng, nội dung
thông thường sẽ có vai trò quyết định đối với hình thức. Thực chất thì nội dung
bao giờ cũng là mặt đồng nhất, nội dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi;
còn đối với hình thức thì ta thấy rằng đây là mặt tương đối bền vững, khuynh
hướng chủ đạo của hình thức đó là ổn định.Sự biến đổi, phát triến của sự vật
hay các hiện tượng trên thực tế bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển
của nội dung; thực chất thì hình thức cũng sẽ biến đổi nhưng sự biến đổi này sẽ
chậm hơn, ít hơn so với nội dung. Khi mà nội dung biến đổi thì hình thức của
các sự vật hay các hiện tượng cũng bởi vì thế mà buộc phải biến đổi theo để
nhằm thông qua đó có thể phù hợp với nội dung mới.Như vậy, ta nhận thấy
rằng, hình thức của sự vật, hiện tượng sẽ do nội dung của nó quyết định, đây
cũng chính là kết quả những thay đổi của nội dung và để nhằm mục đích thông
qua đó có thể đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức sẽ cần phải
dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; cũng chính bởi
vì vậy muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết chúng ta cần phải tác
động, làm thay đổi nội dung của nó.
Ví dụ : Trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung và
quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách
mạng nhất, luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức
độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến
đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải
phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ
sản xuất , thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức
5. Hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung nghĩa là như
thế nào. Lấy ví dụ chứng minh.
Ta nhận thấy rằng, tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng
trên thực tế thì điều đó không đồng nghĩa là hình thức luôn theo nội dung. Mà
ngược lại, hình thức của các sự vật hay các hiện tượng sẽ luôn độc lập nhất
định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức đã phù hợp với nội
dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Nếu hình thức lại không
phù hợp với nội dung, hình thức của các sự vật hay hiện tượng sẽ làm kìm hãm
sự phát triển của nội dung.
Ví dụ : Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác
phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc
trang trí tác phẩm cũng dc coi như là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày
E Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
• Lấy ví dụ về bản chất, hiện tượng. - Ví dụ về bản chất
+ Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản. Quy luật này chi phối toàn bộ quá trình phát triển và diệt vong
của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời quy luật này là bản chất của chủ
nghĩa tư bản. Bản chất cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn có mục tiêu sản
xuất giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
- Ví dụ về hiện tượng:
+ Màu da của con người có rất nhiều loại: đen, vàng, trắng....đây là
những biểu hiện bên ngoài.
+ Khi đưa một cái đũa vào cốc nước, ta thấy chiếc đũa như bị gãy
nhưng thực tế không phải vậy, do hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà ta
thấy hiện tượng chiếc đũa bị gãy khi để vào cốc nước.
• Bản chất và cái chung có đồng nhất không?
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung
không phải là bản chất.
• Lấy ví dụ để thấy rõ bản chất luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng
còn hiện tượng luôn biểu hiện bản chất ở mức độ nhất định.
• Hiện tượng có biểu hiện hoàn toàn bản chất không. Lấy ví dụ.
- Hiện tượng chỉ biểu hiện một phần của bản chất. Cùng một bản chất
có thể biểu hiện ra nhiều hiên tượng khác nhau tuỳ vào sự thay đổi
của điều kiện và hoàn cảnh, hiện tượng phong phú hơn bản chất, tuy
nhiên bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, bản chất mang tính ổn định
còn hiện tượng là thường xuyên biến đổi.
- Ví dụ: Bản chất là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ sẽ biểu hiện thông
qua hiện tượng nông dân cày cấy thu hoạch thủ công, nó sẽ không
tách rời hiện tượng này và hiện tượng này luôn là cái để biểu hiện bản
chất và một khi bản chất nền nông nghiệp nhỏ này thay đổi hoặc mất
đi hay nó phát triển lên nền công nghiệp hiện đại thì hiện tượng này
cũng sẽ thay đổi hoặc mất đi và được thay thế bằng hiện tượng người
nông dân sẽ sử dụng máy móc hiện đại để sản xuất nông nghiệp
• Tìm những câu ca dao, tục ngữ phản ánh mối quan hệ bản chất và hiện tượng
Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay.Giải thích: Bản
chất luôn bộc lộ qua hiện tượng và luôn có sự thống nhất với nhau. Ở
đây, nét mặt và chân tay là hiện tượng biểu hiện cho bản chất khôn ngoan và què quặt.
F. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
1. Ví dụ về khả năng và hiện thực
Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát
triển khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các nguồn lực ở bên ngoài.
Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là ngôi
nhà có thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.
2. Phân biệt hiện thực với hiện thực khách quan.
- Hiện thực khách quan: là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập
với ý thức của con người
-Hiện thực: bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một
cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ
quan trong ý thức của con người.
3. Phân biệt khả năng với tiền đề, điều kiện.
Tiền đề hay điều kiện của một sự vật nào đó đều là những cái hiện đang tồn
tại thật sự là những yếu tố hiện thực trên cơ sở xuất hiện cái mới. Còn khả
năng không phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới
đang ở dạng tiềm thế, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích hợp nó mới tồn tại thực.
4. Phân biệt khả năng với ngẫu nhiên.
- Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế,
nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng[4]. Nội
dung về cặp phạm trù này đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một
số khối trường Đại học ở Việt Nam theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- ngẫu nhiên một phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong
kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài,
do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện, có
thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác
5. “Khả năng và hiện thực có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều
kiện nhất định”. Chuyển hóa ở đây có nghĩa là như thế nào, lấy ví dụ.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển
của sự vật. Điều đó có nghĩa là trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả
năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng
thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, khả
năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Quá
trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận
trong thế giới vật chất.
VD: Để cách mạng chủ nghĩa có thể nổ ra cần có các điều kiện sau: thứ nhất
là giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới dạng
cũ nữa; thứ hai là giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường; thứ
ba là tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể; thứ tư là giai cấp cách
mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ đủ
sức đập tạn bộ máy chính quyền cũ. Thiếu một trong các điều kiện này, cách
mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.