Bài tập chủ đề 3 và 4(2) | Bài giảng KHTN 6 | Cánh diều
Bài giảng điện tử môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài giảng của 11 chủ đề, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt. Qua đó, giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án điện tử cho cả năm học 2022 - 2023.
Chủ đề: Giáo án Khoa học tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ “CÁC THỂ CỦA CHẤT”
VÀ CHỦ ĐỀ “OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ”. Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức:
- Ôn tập những kiến thức đã học ở phần 4 (năng lượng và sự biến đổi).
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế, trả lời câu hỏi, bài tập liên quan. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để ôn tập những kiến thức đã học ở chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập ôn tập
chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích về những hiện tượng, sự việc trong
thực tế liên quan đến các kiến thức của chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên.
- Lấy được ví dụ về các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng trong cuộc sống, sinh vật,…
liên quan đến kiến thức được học ở chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Nêu được những kiến thức đã học ở chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Trình bày được sự liên hệ, sự gắn kết của những kiến thức được học ở chủ đề “các
thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Xác định được tầm quan trọng của những kiến thức đã học đối với thực tế. 3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm ôn tập
và tổng kết kiến thức các chủ đề “các thể của chất”, “Oxygen và không khí”.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được
giao trong công việc của nhóm.
- Trung thực, cẩn thận, ghi chép kết quả thảo luận về việc tổng kết, ôn tập kiến thức,
giải quyết bài tập vào phiếu nhóm hoặc phiếu học tập cá nhân, vở ghi..
II. Thiết bị dạy học và học liệu 1
- Hình ảnh, video, sơ đồ tư duy về kiến thức trong chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Bảng nhóm, Phiếu học tập cá nhân.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là ôn tập, hệ thống, củng cố các nội dung,
kiến thức được học ở chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hệ thống, ôn tập, củng
cố nội dung kiến thức chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”.
b) Nội dung: Thông tin đến học sinh những nội dung cần đạt được trong tiết học. c) Sản phẩm:
- Học sinh phát biểu và ghi nhớ về những mục tiêu cần đạt được trong tiết học.
d) Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu lại sách giáo khoa, quan sát hình ảnh (giáo viên cung cấp).
Gọi học sinh phát biểu về những nội dung cần đạt được trong tiết học .
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động 2.1: Giúp học sinh hệ thống nội dung, kiến thức
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống, ôn tập những nội dung, kiến thức đã được học ở
chủ đề “các thể của chất” và chủ đề “Oxygen và không khí”. b) Nội dung:
- Thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ theo mẫu ở trang 48 (SGK bộ Cánh Diều). c) Sản phẩm:
- Các nhóm học sinh hoàn thiện sơ đồ theo mẫu.
- Đại điện nhóm học sinh trình bày sơ đồ sau khi đã hoàn thiện.
d) Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu học sinh:
+ Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ trang 48 SGK bộ Cánh diều
+ Đại diện nhóm học sinh trình bày về kết quả của nhóm
+ Các nhóm khác cho nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Củng cố kiến thức, giải quyết một số bài tập liên quan.
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, luyện tập, vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan. b) Nội dung:
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần “Bài tập” – trang 49 SGK. c) Sản phẩm:
- Quá trình thảo luận, trao đổi của học sinh trả lời phần bài tập vào phiếu nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời phần bài tập trước cả lớp.
- Tương tác của các nhóm khác để có câu trả lời chính xác nhất.
- Câu trả lời phần bài tập vào vở của hoc sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
+ Thống nhất câu trả lời phần bài tập vào phiếu nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời phần bài tập trước cả lớp
+ Các nhóm khác cho ý kiến.
- Giáo viên chốt câu trả lời.
- Học sinh ghi câu trả lời vào vở.
3. Hoạt động 3: Vận dụng.
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức các chủ đề đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan. b) Nội dung:
- Học sinh xem các video(do giáo viên cung cấp trên máy chiếu). Thảo luận nhóm để
giải thích về các hiện tượng xuất hiện trong video. c) Sản phẩm:
- Kết quả thảo luận nhóm được thể hiện bằng câu trả lời của nhóm trưởng về các hiện
tượng xuất hiện trong video.
- Học sinh hoàn thiện câu trả lời vào PHT cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu học sinh:
+ Xem video (do giáo viên cung cấp trên máy chiều)
+ Thảo luận nhóm để giải thích về các hiện tượng vật lý liên quan đến bài học xảy ra trong video
+ Đại diện các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả.
+ Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh hoàn thiện câu trả lời vào PHT cá nhân. 3