Bài tập chương 4: Chức năng lãnh đạo - Quản trị học đại cương (EM1010) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đề: Hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến: “ Không có phong cách lãnh đạo nào tốt nhất cho mọi tình huống”. Để lựa chọn phong cách lãnh đạo tốt nhất cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45254322 Phạm Thị Thanh Thúy MSSV: 20210832
Bài tập chương 4: Chức năng lãnh đạo
Đề: Hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến: “ Không có phong cách lãnh đạo
nào tốt nhất cho mọi tình huống”. Để lựa chọn phong cách lãnh đạo tốt nhất
cần căn cứ vào những yếu tố nào? Trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Một phong cách lãnh đạo cho dù có
nhiều ưu điểm cho đến đâu thì cũng không thể áp dụng trong mọi tình huống,
hoàn cảnh của công việc. Mỗi doanh nghiệp cần kết hợp nhiều phong cách lãnh
đạo khác nhau và đặc biệt cần có tinh thần đồng đội, vai trò của tập thể là rất
quan trọng. Nếu nhà lãnh đạo biết khai thác ở những nhân viên của mình: các
năng lực, kinh nghiệm, điểm mạnh và gây thiện cảm với họ thì nhà lãnh đạo đã
thành công 50% rồi. Lòng nhiệt tình và khối óc của họ sẽ không ngừng phát
huy những sáng kiến quý báu. Đó là những điều kiện tốt để doanh nghiệp thành công.
Phong cách lãnh đạo là cách thức và phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có
thể vạch ra các phương hướng, kế hoạch, cũng như mục tiêu thực hiện, đồng
thời tạo động lực cho nhân viên cấp dưới.
Để lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp nên căn cứ vào những yếu tố sau:
1. Yếu tố lịch sử phát triển của tổ chức
Người ta thường nói tới tính truyền thống của một quốc gia, một dân tộc gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển. Đối với một doanh nghiệp nào đó
cũng vậy, để phát triển đến ngày hôm nay thì chứng tỏ trước đây có điểm tích
cực, người lãnh đạo cần duy trì và noi theo. Bên cạnh đó, họ không chỉ tiếp tục
phát huy những điều tốt dẹp đó mà người lãnh đạo cần phải cập nhật những xu
hướng thị trường mới, tích cực thay đổi để theo kịp với sự phát triển của thế giới.
2. Yếu tố môi trường đào tạo
Nếu như được làm việc trong một môi trường tốt và có tính kỷ luật cao
nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ hoặc tự do hoặc độc đoán thì nhà
lãnh đạo sẽ mang phong cách lãnh đạo đó. Bởi họ đã có một khoảng thời gian
dài tiếp xúc trong môi trường đào tạo như vậy nên nó sẽ góp phần vào việc tạo
nên phong cách của các nhà lãnh đạo. 3. Tâm lý của nhà lãnh đạo
Tâm lý tốt giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn tươi mới, đảm nhận chức vụ
quản lý doanh nghiệp hiệu quả, phát huy tinh thần làm việc tích cực và tự tin
thể hiện được hết phong cách lãnh đạo của mình. Từ đây, các nhân viên cấp
dưới sẽ nhận được nguồn năng lượng tràn trề từ lãnh đạo của mình, tiếp tục
hăng say làm việc, cống hiến cho công ty.
4. Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo lOMoAR cPSD| 45254322
Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn
cho mình một phong cách khác nhau.
Chẳng hạn đối với những người có năng lực cao, trình độ chuyên môn tốt
thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm mang tới hiệu
quả công việc nhanh chóng.
Ngược lại đối với những nhà lãnh đạo không có kỹ năng chuyên môn tốt sẽ
không dám tự đưa ra quyết định trong công việc. Họ thường phải tham khảo
thêm ý kiến của cấp dưới. Do đó những nhà lãnh đạo này thường mang phong
cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ.
Từ những yếu tố trên có thể căn cứ để lựa chọn những phong cách lãnh đạo
phù hợp với hoàn cảnh và tình huống của doanh nghiệp.