Bài tập Chương 5 - Môi trường đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HCM
Bài tập Chương 5 - Môi trường đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Môi trường đại cương
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 5
1. …………... là quá trình một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu (vật
chất và phi vật chất) thông qua việc tích lũy vốn cộng đồng và đầu tư hiệu quả trong
sự tiến bộ của một nền kinh tế, bao hàm việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. ĐA: Phát triển
2. Sự gia tăng dân số tác động đến tài nguyên và môi trường được biểu diễn bởi công
thức: I = P x F; trong đó P là:
A. Tác động môi trường của dân số và các yếu tố liên quan B. Quy mô dân số
C. Mức độ tác động môi trường tính bình quân theo đầu người
D. Mức tiêu dùng bình quân đầu người
3. Nền nông nghiệp nào được áp dụng mạnh mẽ ở các nước nông nghiệp phát triển
(Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật…) vào cuối thế kỷ 18, tuy nhiên nền nông nghiệp chạy theo
thị trường, theo đó, khi lợi nhuận ngày càng giảm sẽ gây ra tính bất ổn trong việc sản
xuất, nhất là các nước kém phát triển.
A. Nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
B. Nông nghiệp hái lượm và săn bắt
C. Nông nghiệp công nghiệp hóa
D. Nông nghiệp sinh thái học, nông nghiệp bền vững
4. WTTC là từ viết tắt của
A. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
B. Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
C. Tổ chức Du lịch Thế giới
D. Đại hội quốc tế Hiệp hội các Cơ quan Vận chuyển Du lịch
5. Chọn đáp án không chính xác
A. Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân dẫn đến các biến đổi môi trường.
B. Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KTXH thông
qua sự suy thoái nguồn tài nguyên.
C. TNTN là cơ sở, là đầu vào của hệ thống kinh tế đối với các quốc gia, là nguồn
vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.
D. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng
không thể gây ra ONMT tự nhiên hoặc nhân tạo.
6. Phạm trù phát triển bền vững xuất hiện đầu tiên tại:
A. Chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu
B. Hội nghị Thế giới về Môi trường toàn cầu tại Stockholm
C. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển D. Nghị định thư KYOTO
7. …………… là đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục của con người hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và chất lượng môi trường.
ĐA: Phát triển bền vững
8. 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV được thông qua và ban hành trong:
A. Chương trình Nghị sự 21
B. Nghị định thư Kyoto (Nhật Bản)
C. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc D. Tuyên bố Rio
9. Điền vào chỗ trống (1), (2), (3) Tăng trưởng Hiệu quả (1) …… Ổn định
- Công bằng giữa các thế hệ
- Đánh giá tác động môi trường
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
- Tiền tệ hóa tác động môi trường Giảm đói nghèo ĐDSH và thích nghi Xây dựng thể Bảo tồn TNTN chế
(2) …… - Công bằng giữa các thế hệ (3) …… Ngăn chặn ô nhiễm Bảo tồn di sản
- Sự tham gia của quần chúng văn hóa dân tộc
ĐA: (1) Kinh tế, (2) Xã hội, (3) Môi trường
10. Đâu không phải là đặc điểm của phát triển bền vững
A. Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới;
B. Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm;
C. Sử dụng không đúng cách nguồn TNTN và làm tổn hại HST và môi trường;
D. Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất
lượng cuộc sống của người dân thay đổi theo hướng tích cực.
11. Lĩnh vực vận tải và du lịch không thuộc trong tiêu chuẩn nào của PTBV:
A. Sử dụng và quản lý các chất độc hại và chất thải theo hướng thân thiện với môi trường.
B. Sử dụng tài nguyên tái tạo dưới ngưỡng tự tái tạo.
C. Bảo tồn sinh vật hoang dại, các sinh cảnh và cảnh quan.
D. Duy trì và cải thiện chất lượng tài nguyên đất và nước.
12. …………………....…...: là chỉ số thể hiện sự phát triển mà giải quyết được nhiệm
vụ tăng trưởng kinh tế nhưng bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản. Đo lường chỉ tiêu
này trên lãnh thổ cụ thể thường được căn cứ vào sự ĐDSH, mức độ khai thác các
nguồn TNTN tái tạo và không có khả năng tái tạo.
ĐA: Chỉ số về sinh thái
13. Ngày 12/04/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đã
xác định cụ thể các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020, bao gồm mấy nhóm chỉ tiêu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
14. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam dự kiến sẽ được ban hành vào: A. 2017 B. 2018 C. 2019 D. 2020
15. Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Môi trường và Phát triển diễn ra tại: A. Paris B. Brazil C. Thụy Điển D. New York
16. Nguyên tắc của PTBV: “Phụ nữ có vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển
môi trường” được xây dựng trong: A. Tuyên bố Rio B. Tuyên bố Stockholm
C. Tuyên bố Thiên niên kỉ D. Nghị định thư KYOTO
17. Đâu là nguyên tắc cốt lõi của PTBV: A. Nguyên tắc phòng ngừa
B. Nguyên tắc công bằng trong cùng một thế hệ
C. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất
D. Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ
18. Theo Miller (1993), sự suy thoái và ONMT ở cùng một nơi tùy thuộc vào
A. Số người sử dụng; số đơn vị năng lượng mỗi người sử dụng.
B. Mức độ suy thoái và ONMT do mỗi đơn vị năng lượng gây ra. C. A và B đúng D. A, B, C sai
19. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở khía cạnh:
A. Sức ép lớn tới TNTN và môi trường.
B. Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự làm sạch của môi truờng.
C. Sự chênh lệch về tốc độ tăng dân số giữa các nước phát triển và đang phát triển
dẫn đến tình trạng ô nhiễm do đói nghèo (ở các nước đang phát triển) và ô nhiễm do dư thừa. D. Tất cả đều đúng
20. ……………là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản
xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của
môi trường tốt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất nó giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường. ĐA: Công nghiệp xanh
21. Nền nông nghiệp nào thường có những hạn chế sau đây: Không xem trọng đặc
điểm sinh học của sinh vật, quy luật sinh sống bình thường của sinh vật, xem cây
trồng, vật nuôi như những công cụ sản xuất nông sản, sữa, thịt…
A. Nông nghiệp hái lượm và săn bắt
B. Nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
C. Nền nông nghiệp công nghiệp hóa
D. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững. 22. Chọn câu đúng
A. Hệ thống môi trường (HTMT) là một hệ tĩnh, nó không thay đổi trong cấu trúc,
trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong phần tử cơ cấu.
B. Môi trường dù với quy mô lớn thế nào, cũng đều là một hệ thống đóng.
C. Trong HTMT có các phần tử cơ cấu và vật chất sống có khả năng tự tổ chức và
điều chỉnh để thích nghi theo quy luật tiến hóa nhằm tiến tới trạng thái ổn định.
D. HTMT gồm nhiều phần tử hợp thành: tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội… và
không bị chi phối bởi các quy luật khác. 23. Chọn câu đúng:
A. Suy thoái môi trường là một trong mười mối đe dọa chính thức được cao ủy về
những đe dọa, thách thức và thay đổi (High-level Panel on Threats, Challenges and
Change) của Liên Hợp Quốc cảnh báo.
B. Suy thoái môi trường có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng ô
nhiễm môi trường không là nguyên nhân làm suy thoái môi trường.
C. Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng nhưng không đổi về số
lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người
và thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái và làm tuyệt chủng sinh vật hoang dã.
D. Ô nhiễm môi trường có khi sau một thời gian dài con người mới phát hiện ra.
24. Đâu là chỉ số của PTBV : A. Chỉ số về sinh thái
B. Chỉ số phát triển con người (HDI) C. Chỉ số CPI D. A và B đúng
25. Hệ thống kinh tế luôn diễn ra các quá trình ……………………………………,
………………………..………. và ……………………………………..
ĐA : khai thác tài nguyên (R-Resource) ; chế biến nguyên liệu (P-Production) ;
phân phối tiêu dùng (C-Consumer)
26. Hội nghị Thế giới về Môi trường toàn cầu tại Stockholm (Thụy Điển) được coi là
dấu ấn đầu tiên sử dụng phạm trù PTBV diễn ra vào năm nào ? A. 1972 B. 1973 C. 1974 D. 1975
27. Đâu là cơ sở hình thành nguyên tắc phòng ngừa?
A. Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.
B. Có những tổn hại đối với môi trường là không thể khắc phục mà chỉ có thể phòng ngừa.
C. Lường trước những rủi ro tự nhiên và nhân tạo đối vói môi trường. D. A, B đúng.