-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập chương 6 Pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong mọi trường hợp thực hiện hành vi trái pháp luật đều bị xem là có lỗi. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (22) 51 tài liệu
Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Bài tập chương 6 Pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong mọi trường hợp thực hiện hành vi trái pháp luật đều bị xem là có lỗi. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (22) 51 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
BÀI TẬP CHƯƠNG 6: Huyền Diệu, Thanh Ngân, Uyển Nhi, Yến Nhi, Phương Nhi, Trung Thiên I.
Lý thuyết: Anh (Chị) hãy cho biết, những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao?
1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật
Sai vì hành vi vi phạm luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
HVVPPL: hv trái pl, lỗi, có trách nhiệm pl
Phải thỏa cả 3 yếu tố
2. Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong mọi trường hợp thực
hiện hành vi trái pháp luật đều bị xem là có lỗi.
Đúng vì có lỗi có nghĩa là hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi chính
những chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi trái pháp luật của
mình và hậu quả thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra cho xã hội, nhưng
vẫn thực hiện hành vi đó.
Chủ thể có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đủ tuổi hoặc trong
các sự kiện bất ngờ, không ý thức được hành vi thì được xem là không có lỗi
3. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật.
Sai vì trách nhiệm pháp lý còn áp dụng với người gián tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. `
4. Mục đích và động cơ vi phạm là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật
Sai vì vi phạm pháp luật hành chính không bắt buộc có mục đích và động cơ.
5. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chỉ do cá nhân thực hiện
Sai. Vì vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do cá nhân, tổ chức có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ phải gánh chịu một loại trách nhiệm pháp lý đối
với một vi phạm pháp luật mà họ đã thực hiện 1
Sai. Vì chủ thể vi phạm pháp luật có thể phải gánh chịu tối đa 3 loại trách
nhiệm pháp lý đối với một vi phạm pháp luật, chẳng hạn như trách nhiệm
hình sự, hành chính, dân sự.
7. Tất cả các vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật
Sai. Không phải tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi
trái pháp luật; có những hành vi trái pháp luật nhưng không cấu thành vi
phạm pháp luật vì thiếu yếu tố cấu thành là yếu tố có lỗi và năng lực trách nhiệm pháp lý
Đúng vì yếu cấu thành vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
8. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật
Sai.Mặc dù người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi pháp lý đầy đủ và
chịu trách nhiệm trước pháp luật, điều này không có nghĩa là họ có thể là chủ thể
của mọi vi phạm pháp luật. Tùy vào từng lĩnh vực pháp luật mà pháp luật quy
định các điều kiện chủ thể khác nhau. Do đó, không phải mọi vi phạm pháp luật
đều có chủ thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên; còn cần xét đến tính chất của vi
phạm và các quy định đặc thù đối với từng loại vi phạm.
Vì người mất năng lực hành vi không phải là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật.
9. Người thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng say rượu không bị xem là vi phạm pháp luật
Sai. Trong một trường hợp, người thực hiện hành vi trái pháp luật có
trách nhiệm pháp lý và năng lực hành vi khi say rượu vẫn phải chịu trách
nhiệm pháp lý nếu họ có lỗi và hành vi gây hậu quả nghiêm trọng.
Người say rượu lái xe vẫn bị xử phạt
10. Hành vi trái pháp luật chỉ bị xem là vi phạm pháp luật khi có hậu quả thực tế xảy ra
Sai. Vì không phải lúc nào cũng cần có hậu quả thực tế xảy ra thì một
hành vi trái pháp luật mới bị xem là vi phạm pháp luật. Miễn là hành vi
đó đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành vi phạm theo quy định của pháp luật
không nhất thiết phải gây ra hậu quả. II. Bài tập:
Câu 1. Ngày 02/3/2023 ông Trần Văn A (40 tuổi) vay của bà Huỳnh Thị B (50 tuổi)
số tiền 800 triệu đồng với thời hạn 6 tháng. Đến hạn trả nợ, do không có tiền trả nên A
nảy sinh ý định giết bà B để không phải trả nợ. A đã lên kế hoạch thực hiện tội phạm 2
và đi mua băng keo, roi chích điện về. Ngày 10/9/2023, A gọi điện thoại hẹn bà B
chiều tối ngày 12/9/2023 đến nhà A để A trả nợ trước 500 triệu đồng. A đã bỏ 5 triệu
đồng thuê M (22 tuổi) và N (19 tuổi) là hai đối tượng chơi bời lêu lổng gần nhà đến
nhà chờ sẵn để giúp đỡ hắn thực hiện tội ác. Hắn nói với M và N là bà B nợ hắn 500
triệu đồng không chịu trả, nên đề nghị M và N giúp bắt trói bà B để hắn thuê giang hồ
hù dọa bắt bà trả tiền. Do không biết âm mưu của A nên M và N đã nhận lời thực hiện
kế hoạch. Đến hẹn, bà B rủ chồng là C đến nhà A để nhận tiền. Khi B và C vừa vào
đến nhà A đã ra lệnh cho M và N bắt trói B và C lại đồng thời dùng băng keo bịt
miệng hai nạn nhân. Sau khi M và N ra về, A dùng roi chích điện chích vào người B
và C đến chết. A đã lột toàn bộ tài sản trên người B và C và nhét xác hai người vào hai
thùng xốp đã được chuẩn bị sẵn. A đã thuê xe tải nhỏ đến chở hai thùng xốp nói dối là
đi giao hàng ở khu vực gần nghĩa trang thành phố. Khi xe tải đến cổng nghĩa trang, A
đi xe máy phía trước dẫn đường nói tài xế dừng lại rồi cùng tài xế khiêng hai thùng
xốp xuống. Sau khi xe tải đi A cũng bỏ đi. Người dân đi ngang đã phát hiện hai thùng
xốp và báo công an. A đã bị phát hiện hành vi phạm tội sau 07 ngày và bị bắt giữ, xét
xử theo quy định pháp luật. Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên?
- hình thức thực hiện pháp luật:
+ Áp dụng pháp luật: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật
2. Chỉ ra những quan hệ pháp luật đã phát sinh trong tình huống trên?
- quan hệ pháp luật dân sự
- quan hệ pháp luật hình sự
3. Nêu các hành vi vi phạm pháp luật và loại vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
- Hành vi vi phạm pháp luật :
+ A không trả nợ cho B theo quy ước
+ A lên kế hoạch và giết vợ chồng B, C
+ M, N bắt trói người trái phép
+ A thuê M,N bắt trói B, C trái phép
- Loại vi phạm pháp luật : 3 + Vi phạm dân sự + Vi phạm hình sự
4. Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật hình sự của A trong tình huống nêu trên? - Yếu tố cấu thành :
● Mặt chủ thể : cá nhân vi phạm pháp luật là ông Trần Văn A
● Mặt khách thể : hành vi của ông A xâm hại và tước đoạt mạng sống của B và C. ● Mặt khách quan :
+ Hành vi trái pháp luật: - A dùng roi chích điện chích vào người B và C
- A thuê M và N bắt và trói dùng băng keo bịt miệng
- A sau khi giết người cướp đoạt tài sản trên người nạn nhân
+ Hậu quả : B và C sốc điện đến chết tại chỗ , mất toàn bộ tài sản trên người
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hệ quả pháp lý xảy ra : B
và C chết do bị A chích điện
+ Công cụ : roi chích điện ● Mặt chủ quan :
+ Lỗi : cố ý ( ông A thấy trước hành vi và thiệt hại và chắc chắn muốn hậu quả xảy ra)
+ Động cơ : Nợ số tiền lớn , không muốn trả và không có tiền để trả
+ Mục đích : giết chủ nợ để quỵt nợ và cướp tài sản
Câu 2. A là chủ doanh nghiệp cho thuê xe ô tô Hạnh Phúc, B là giám đốc công ty
trách nhiệm hữu hạn Ánh Sáng. Trong một lần đi du lịch Đà Lạt thì A và B quen biết
nhau. Sau đó, A và B nhiều lần đi chơi cùng nhau. Biết được A là chủ doanh nghiệp
cho thuê xe ô tô nên B thường xuyên hỏi mượn xe ô tô để giải quyết việc cá nhân, tuy
nhiên A không đồng ý vì cho rằng dẫu có là bạn bè thì vẫn phải rõ ràng chuyện kinh doanh.
Sau nhiều lần mượn xe không được thì B quyết định đến thuê xe ô tô hiệu
Toyota Camry của A với giá 4.000.000 đồng/ngày. B thống nhất thuê xe 02 ngày và
thỏa thuận trả trước tiền một ngày cho A là 4.000.000 đồng. Còn 4.000.000 đồng còn
lại thì B hẹn đến ngày trả xe sẽ thanh toán luôn cho A. Hai bên đồng ý với thỏa thuận
và ký hợp đồng với nhau.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau: 4
1. Xác định các quan hệ pháp luật trong tình huống trên và chỉ ra sự kiện pháp
lý, nêu lên cấu thành của quan hệ pháp luật được xác định (chủ thể, nội dung và khách thể).
- Đây là quan hệ pháp luật dân sự: Hợp đồng thuê xe
- Sự kiện pháp lý: Hành vi pháp lý
- Cấu thành quan hệ pháp luật:
+Chủ thể: Bên cho thuê (A) và bên thuê (B) + Nội dung:
● Đối tượng thuê: Xe ôtô hiệu Toyota Camry
● Giá thuê: 4.000.000 đồng/ngày ● Thời hạn: 2 ngày
● Hình thức thanh toán: Trả trước 1 ngày, đến hẹn trả xe sẽ thanh toán tiền còn lại
+ Khách thể: Xe ô tô hiệu Toyota Camry
2. Đến ngày trả xe, B thanh toán 4.000.000 đồng còn lại cho A rồi vội vã ra về.
Ngày hôm sau, khi kiểm tra nội thất bên trong xe thì A phát hiện chai nước
hoa hiệu Gucci 50ml trị giá 1.500.000 đồng trang trí trên xe ô tô không còn ở
vị trí cũ. A hỏi thì B nói không biết vì nhận xe thế nào thì trả xe thế đó chứ
không biết chai nước hoa. B còn cho rằng tại sao lúc trả xe thì A không nói gì
mà sau đó một ngày mới báo mất chai nước hoa. Vì lẽ này mà B không liên
quan và không chịu trách nhiệm. Không đồng ý với cách giải thích của B, A
báo công an. Qua điều tra thì lực lượng công an xác định chính B đã lấy trộm
chai nước hoa này. Trưởng cơ quan công an ở địa phương đã ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm chai nước hoa Gucci của ông B.
Xác định các vi phạm pháp luật trong tình huống nêu trên và phân tích cấu
thành của vi phạm pháp luật đó.
- Hành vi vi phạm pháp luật 1: Lấy trộm chai nước hoa hiệu Gucci 50ml trị giá 1.500.000 đồng
+Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật:
● Chủ thể vi phạm pháp luật: B (người vi phạm pháp luật)
● Khách thể vi phạm pháp luật: Chai nước hoa hiệu Gucci 50ml trị giá 1.500.000 đồng ● Mặt khách quan:
○ hành vi trộm chai nước hoa Gucci của B
○ Hậu quả: B mất chai nước hoa Gucci 5
○ Địa điểm: ở trên xe
○ Thời gian: trong thời gian thuê xe
● Mặt chủ quan: Lỗi (Cố ý trực tiếp),
- Hành vi vi phạm pháp luật 2: Khai báo gian dối của ông B
+Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật:
● Chủ thể vi phạm pháp luật: B (người vi phạm pháp luật)
● Khách thể vi phạm pháp luật: quyền lợi hợp pháp của cơ quan điều tra
● Mặt khách quan: Hành vi vi phạm pháp luật ( lời khai sai lệch, phủ nhận
lấy trộm nước hoa để trốn tránh trách nhiệm pháp lý)
● Mặt chủ quan: Lỗi (Cố ý trực tiếp); Động cơ ( trốn tránh trách nhiệm
pháp lý), Mục đích (tránh bị phát hiện và trốn tránh trách nhiệm pháp lý)
3. Chỉ ra hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật đã được áp dụng trong tình
huống nêu ở câu 2. : Xử phạt vi phạm hành chính
* Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật:
- lực lượng công an: tiếp nhận đơn tố cáo -> điều tra -> xác định hành vi vi phạm pháp luật
- Trưởng cơ quan công an địa phương : ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật
Câu 3: Tối ngày 08/3/2023, anh H (20 tuổi) chở người yêu là chị K (18 tuổi) bằng xe 3
mô tô có dung tích xi lanh 150 cm đi chơi. Trên đường đi, chị K không đội mũ bảo
hiểm, anh H điều khiển xe vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông đuổi theo, yêu cầu
dừng xe để xử lý theo quy định. Anh (Chị) hãy:
1. Nêu các hành vi vi phạm pháp luật, xác định loại vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý trong tình huống trên.
2. Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên.
3. Trong trường hợp nào anh H không bị áp dụng trách nhiệm pháp lý? Trả lời:
1. Các hành vi vi phạm pháp luật: Điều khiển xe vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm 6
● Loại vi phạm pháp luật :vi phạm hành chính.
● Trách nhiệm pháp lý:Cả anh K và chị H đều chịu trách nhiệm pháp lý hành chính
2. Yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên:
● -Chủ thể: Anh H và chị K đều là người thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
● -Khách thể: Hành vi của anh H chị K ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông
● -Mặt chủ quan: Cố ý trực tiếp,cả hai đều biết hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện. ● -Mặt khách quan:
● Thời gian: Tối ngày 08/03/2023,địa điểm: Trên đường, công cụ, phương tiện:
Xe mô tô có dung tích xi lanh 150 cm³ mà anh H điều khiển.
● Hành vi trái pháp luật: Anh H điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ,Chị K không
đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy
● Hậu quả:gây nguy cơ mất an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
● Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vượt đèn đỏ của anh H và việc không đội mũ
bảo hiểm của chị K là các yếu tố trực tiếp vi phạm quy định giao thông, dẫn
đến việc bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử lý
3. Trong trường hợp nào anh H không bị áp dụng trách nhiệm pháp lý?
● Anh H sẽ không bị áp dụng trách nhiệm pháp lý nếu có tình huống miễn trách
nhiệm pháp lý, chẳng hạn như trường hợp bất khả kháng (ví dụ, gặp sự cố khẩn
cấp cần phải vượt đèn đỏ để tránh nguy hiểm), nhưng tình huống này phải có
cơ sở rõ ràng và hợp lý
Câu 4: Nguyễn Văn A (sinh năm 2000) và Nguyễn Thị B (sinh năm 2002) đã có một
thời gian dài yêu nhau. Đầu năm 2023, do phát hiện A nghiện ma túy và có quan hệ
không lành mạnh với các cô gái khác nên B quyết định chia tay với A. Sau nhiều lần
hứa hẹn, năn nỉ B quay lại với mình không được A bèn nảy sinh ý định phá hoại nhan 7
sắc của B. Ngày 18/4/2023 A đã mua một lọ dung dịch axit về để chuẩn bị thực hiện
âm mưu của mình. Khoảng 07 giờ tối ngày 30/4/2023, A hẹn B đến chung cư B đang
ở để gặp nhau nói chuyện lần cuối. Khi đến nơi, C là em gái của B ra mở cửa nhưng
do trời tối A nhìn nhầm nên đã tạt lọ axit vào người C làm C bị bỏng nặng, t„ lệ
thương tật 62%. Sau đó, A đã bị công an bắt và bị xử lý theo quy định pháp luật. Anh (Chị) hãy:
1. Xác định loại vi phạm pháp luật và loại trách nhiệm pháp lý tương ứng trong tình huống trên.
2. Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Trả lời:
1. Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự
Loại trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm pháp lý hình sự
2. Các yếu tố cấu thành:
- Chủ thể: Nguyễn Văn A (có năng lực chủ thể đầy đủ) - Khách thể:
+ quyền thân thể của của con người
+ quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của công dân - Mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật: Anh A tạt lọ dung dịch axit vào người của chị C (em gái Nguyễn Thị B)
+ Hậu quả: Người chị C bị bỏng nặng, t„ lệ thương tật 62%
+ Mối quan hệ nhân quả: anh A tạt nhầm lọ dung dịch axit vào người chị
C làm người chị C bị bỏng nặng và thương tật 62%
+ Thời gian: khoảng 07 giờ tối ngày 30/04/2023
+ Địa điểm: chung cư của B đang ở
+ Công cụ: lọ dung dịch axit - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: vô ý (ý định ban đầu của A là phá hoại nhan sắc của B nhưng đã
nhầm C thành B nên đã tạt nhầm lọ dung dịch axit vào C)
+ Động cơ: B chia tay A do A nghiện ma túy và có quan hệ không lành
mạnh với các cô gái khác, A năn nỉ B quay lại nhưng không được sự chấp nhận của B 8
+ Mục đích: phá hoại nhan sắc của B 9