-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập. Chương I: Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam(1930) | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập. Chương I: Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam(1930) | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bài tập. Chương I: Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam(1930) | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập. Chương I: Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam(1930) | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) 1.Hoàn cảnh lịch sử
Bài tập 2. Phân tích nội dung Chính sách cai trị của thân Pháp đối với Việt Nam
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và những tác động của nó đến xã hội Việt Nam lúc đó?
2.1. Nội dung Chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam
Về chính trị: Chia để trị -
Áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến. -
Chia VN thành 3 kỳ, thực hiện ở mỗi kỳ chế độ cai trị riêng. -
Cấu kết với địa chủ bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân
Về kinh tế: bóc lột thậm tệ: -
Nông nghiệp: cướp ruộng => đồn điền, khai thác tài nguyên: Tiến hành cướp
đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên. -
Công nghiệp: Csvc, giao thông, bến cảng phục vụ khai thác thuộc địa: Xây
dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống giao thông, bến cảng phục vụ cho
khai thác thuộc địa của Pháp.
Về văn hóa, giáo dục: thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch, giáo dục:
ngu dân, lâp ra nhà tù nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản
văn hóa, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến, tạo ra nhiều tệ nạn xã hội
2.2. Những tác động của nó đến xã hội Việt Nam lúc đó
Về kinh tế cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối, sự chuyển biến chỉ có tính
chất cục bộ ở một số vùng, còn lại vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
Về chính trị, xã hội Việt Nam phân hóa một cách sâu sắc, xuất hiện một số
giai cấp mới bên cạnh giai cấp cũ, có địa vị và thái độ chính trị khác nhau với phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc
2. Phong trào yêu nước và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Bài tập 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
● Giới thiệu vài nét về Nguyễn Ái Quốc:
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu
nước, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong hoàn
cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng các cuộc đấu tranh của các bậc
tiền bối đi trước thất bại, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối đi
trước, nhưng không đi theo con đường của họ mà lựa chọn một hướng
đi mới là sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ● Vai trò
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn trong tìm thấy con đường
cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản -
Sự lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc. Quá trình
này diễn ra từ năm 1911 đến năm 1920
+ Năm 1911, NAQ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng, đánh dấu
30 năm bôn ba nước ngoài.
+ Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc cũng
bóc lột nhân dân lao động, ở đâu nhân dân thuộc địa cũng bị chà đạp bần cùng không có lối thoát
+ Năm 1917, CMT10 Nga thành công đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của
NTT. Người từ Luân Đôn (Anh) về Pháp để tham gia các hoặt động chính trị
hướng về tìm hiểu con đường cmt10
+ 18/61919 người gửi tới hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam -
cứu nước và giải phóng dân tộc thì chỉ có thể dựa vào sức mình là chính yếu
+ Năm 1920, NAQ đọc sơ thảo luận cương những vấn đề về dân tộc và thuộc
địa của Lênin đăng trên báo nhân đạo. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con
đường cứu nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam
nói chung và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc nói riêng
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc có vai trò chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam Về tư tưởng -
1921: tại Pháp , Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của các nước
thuộc địa tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo
Le Paria (Người cùng khổ). -
1922: Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập,
Nguyễn Aí Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương -
1927: Tác phẩm Đường Cách Mệnh được xuất bản Về chính trị -
Qua nhiều luận điểm ý thức rõ về cách mạng thuộc địa và chính quốc -
Cuốn “Đường Kách Mệnh” -
1928 - phong trào vô sản hóa Về tổ chức -
Tháng 11/1924: Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) nơi có đông người Việt
yêu nước hoạt động để xúc tiến công việc thành lập Đảng Cộng Sản. -
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích tực trong Tâm Tâm Xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn. -
Tháng 6/1925: Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. -
Nguyễn Ái Quốc mở những lớp huấn luyện cán bộ và trực tiếp tham gia giảng
dạy lí luận cách mạng cho những người thanh niên yêu nước – ưu tú
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc có vai trò chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. -
Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN -
Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên -
ra lời kêu gọi toàn dân tham gia vào tổ chức Đảng
2.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: Cần nắm được Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa
Hội nghị thành lập Đảng để hoàn thành các bài tập sau:
Bài tập 4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan? (xem thêm câu 14- tr.41)
*Về thực tiễn: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp hài hòa của ba
yếu tố CNMLN, ptrao CN, phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc và thế giới, phản ánh xu thế của phong
trào cách mạng. Điều này được quy định bởi sự tác động của các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, về hoàn cảnh quốc tế sự xuất hiện của CNĐQ và hậu quả của nó,
sự thắng lợi của CMT10 Nga và sự ra đời của Quốc tế cộng sản(giải thích, gọi tên, liệt kê tầm 3 câu)
Thứ hai, Tình hình cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường
chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ngọn cờ phong kiến,
ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên
tục và rộng khắp. Tuy nhiên, “các phong trào cứu nước lần lượt thất bại”. Phong trào
yêu nước Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, thiếu một
tổ chức đủ mạnh để tập hợp lực lượng, giáo dục quần chúng.
Lịch sử đặt ra yêu cầu và xuất hiện vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Chính với vai
trò của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam thanh niên, cách mạng Việt Nam đã
chuyển mình theo con đường mới- cách mạng vô sản nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Thứ ba, Thực tiễn cách mạng đặt ra năm 1929
Cuối năm 1928, những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ảnh
hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào
yêu nước Việt Nam những năm 1928, 1929 theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Năm 1929, sự ra đời lần lượt các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng
(17-6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (11- 1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
(9 - 1929). Sự ra đời ba tổ chức cộng sản đã khẳng định bước tiến về chất của
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách
mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy
nhiên, những hạn chế ....-> yêu cầu thống nhất 3 tổ chức cộng sản...
*Về lý luận: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp
3 yếu tố là chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước
Sự ra đời đúng quy luật khách quan, kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-
Lênin về quy luật ra đời của một chính đảng vô sản..
Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự kiện thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam,
sự lãnh đạo của Đảng trở thành nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước hiện thực hóa “chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” đã
được khẳng định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930.
Bài tập 5. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 lại đánh dấu
bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong sự phát
triển của dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng trở thành nhân tố hàng đầu quyết
định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước
hiện thực hóa “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản” đã được khẳng định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ năm 1930. Đảng ra đời đã đánh dấu bước phát triển về chất
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đảng ra đời với đường lối chiến lược và sách lược được hoạch định tại
Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã phản ánh tư tưởng
Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam hình thành về cơ bản.
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với các nội dung chiến lược và sách
lược của cách mạng, vừa khoa học, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách
của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng
đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam
+ Từ đây, thông qua đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức đi
vào chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam
Bài tập 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch
sử cách mạng Việt Nam? (Câu 15/tr.43 sách hướng dẫn ôn tập) - Bối cảnh thế giới - Bối cảnh trong nước -
năm 1929 - 3 tổ chức cộng sản - 1930 thành lập Đảng
3. Hoàn cảnh, nội dung ý nghĩa CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
để hoàn thành các bài tập sau:
Bài tập 7. Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam?
Nội dung bao trùm: hoạch định các vấn đề thuộc về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Về phương hướng chiến lược, Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định tiến
hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản
Về nhiệm vụ, Cương lĩnh chính trị đầu tiên nêu rõ các nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội -
Nhiệm vụ kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết sản nghiệp lớn của
tư bản đế quốc chủ nghĩa pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản
lí, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày
nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang CN, NN, thi hành luật ngày làm 8h -
.Nhiệm vụ xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục theo công nông hóa….Thực chất là nêu cao đồng thời hai
nhiệm vụ đánh Pháp để giải phóng dân tộc, lật đổ phong kiến thực hiện người cày có ruộng.
Về lãnh đạo cách mạng, ĐCSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Về LLCM, công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, phú nông, trung và tiểu
địa chủ lợi dụng hoặc trung lập
Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới liên lạc, gắn bó(vô sản Pháp)…
Ý nghĩa của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng: Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng
Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách
quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc
Sau hội nghị thành lập đảng => NAQ bị bắt ở Hồng Kông
1930-1945: trở về và chủ trì Hội nghị TW Đảng 10/1930