Bài tập đọc, dựng tác phẩm phát thanh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chuyện cực ngắn: ai mới là kẻ ngu? Sống ở đời. Mua iphone. Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu. Hòn đá tảng giữa đường và phần thưởng dành cho người vượt qua trở ngại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Báo phát thanh 3 tài liệu

Thông tin:
11 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập đọc, dựng tác phẩm phát thanh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chuyện cực ngắn: ai mới là kẻ ngu? Sống ở đời. Mua iphone. Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu. Hòn đá tảng giữa đường và phần thưởng dành cho người vượt qua trở ngại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

26 13 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP 2
ĐỌC, DỰNG TÁC PHẨM PHÁT THANH
Yêu cầu
1. Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm chọn 6 tác phẩm, đọc, chọn nhạc, lồng
ghép để tạo ra các tác phẩm phát thanh hoàn chỉnh (lưu file định dạng
Mp3). 6 tác phẩm của nhóm có thể để riêng hoặc lồng ghép vào 1 file
chung.
2. Bài tập này các nhóm làm trong 2 buổi (17 và 21/4). Làm xong các nhóm
ghi tên nhóm và thành viên, nộp cho lớp trưởng tập hợp, up 1 lần lên Tệp
chậm nhất vào chiều 25/4. Nhóm nào không làm, không nộp coi như nghỉ
2 buổi học tới.
3. Thày gửi kèm đường link một số trang âm thanh free để bạn khai thác các
loại tiếng động, âm nhạc tư liệu.
TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN, Ý NGHĨA
1. Chuyện cực ngắn: ai mới là kẻ ngu?
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là
ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu
nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì
là tốt hơn.
Đây, thầy nhìn nhé.
Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp
như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng
đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé trả lời.
2. Sống ở đời
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi
vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình… cha tôi vẫn giữ thói quen như
thế. Cha dạy tôi: “Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm
trễ con ạ”.
Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng
hồ cho chạy chậm năm phút.
Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: “Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại
rộng lượng với người khác con ạ!”.
3. Mua iphone
“A lô, mẹ gửi cho con thêm ba triệu nữa đi”.
Bên kia đầu dây giọng người mẹ thều thào: “Tuần trước mẹ mới gửi hai triệu rồi mà?”.
Tiếng nó vùng vằng: “Trời ạ, hai triệu đó mới đủ để con đóng tiền nhà với tiền ăn thôi.
Gửi gấp thêm ba triệu cho con đi!”.
“Ừ, để mẹ ráng!”.
Nghe tới đó, nó cúp máy cái rụp. Trong nhà tắm, tiếng bạn nó vọng ra: “Mày mua
nhanh không hai hôm nữa hết khuyến mãi đó. Chỉ cuối năm Iphone mới khuyến mãi
thôi”.
Ở quê, mẹ nó đang vâ t lộn giữa trời đông giá rét để kiếm tiền gửi cho nó.
4. Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu
Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố
sâu.
Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu
để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy
vọng gì đâu.
Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi
hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên
chúng hãy từ bỏ đi.
Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong
khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt
ra khỏi cái hố.
Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì
sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ
vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.
5. Hòn đá tảng giữa đường và phần thưởng dành cho người vượt qua trở ngại
Ở một vương quốc nọ, đức vua muốn thử lòng người nên đã sai người đặt một tảng đá
to ở giữa một con đường nhiều người qua lại. Sau đó, nhà vua đóng giả người thường
để quan sát xem ai sẽ là người dịch chuyển tảng đá khỏi con đường. Rất nhiều thương
gia giàu có, cận thần của nhà vua đã đi qua con đường nhưng họ chỉ đi vòng qua hòn
đá.
Thậm chí, nhiều người còn đổ lỗi cho nhà vua vì không có biện pháp giữ cho đường sá
thông thoáng, nhưng không ai làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề.
Một ngày nọ, một người nông dân mang rau ra chợ bán. Khi đến gần tảng đá, anh ta đã
đặt gánh rau xuống và cố gắng tìm cách đẩy hòn đá ra khỏi vị trí án ngưỡng trên
đường. Sau khi đẩy được hòn đá đi, anh nông dân phát hiện một chiếc túi đựng rất
nhiều tiền vàng và một bức thư của nhà vua nhắn rằng: Vàng trong túi dành cho người
đã loại bỏ tảng đá ra khỏi con đường.
6. Theo đuổi hạnh phúc
Một người đàn ông già sống trong ngôi làng nhỏ, cả làng cảm thấy phiền vì ông ta
luôn phàn nàn, khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy tâm trạng u ám. Càng ngày,
ông ta càng khiến mọi người xung quanh khó chịu. Ông luôn khiến những người gặp
mặt ông cảm thấy bất hạnh. Vì thế, tất cả người trong làng đều cố gắng hết sức để
tránh đối mặt với ông ta.
Nhưng một ngày nọ, khi ông già bước sang tuổi 80, mọi người ngạc nhiên bởi tin đồn:
"Hôm nay là một ngày hạnh phúc với ông già. Ông không phàn nàn bất cứ điều gì.
Ông không hề nhăn nhó, thậm chí còn cười tươi rất nhiều".
Dân làng tụ tập quanh người đàn ông và hỏi: "Điều gì đã xảy ra với ông thế?".
"Không có gì đặc biệt cả. 80 năm qua tôi đã cố gắng theo đuổi hạnh phúc nhưng không
có tác dụng gì cả. Tôi vừa quyết định sống mà không cần có hạnh phúc, chỉ cần tận
hưởng hiện tại thôi. Thật ngạc nhiên, đó cũng là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất từ
trước đến giờ".
7. Tuy xa mà gần
Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau,tại sao không
thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”
Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị
thầy của họ hài lòng.
Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ
trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên
muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ
càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao
trùm khoảng cách ấy.”
Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói
nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”
Rồi ngài lại tiếp tục:
“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ
đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần
thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối
phương nghĩ gì, muốn gì ..”
Ngài kết luân:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào
cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau…Nếu
không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ
không còn tìm ra được đường quay trở về !”
8. Mẩu chuyện số 8
Trong một lễ cưới, người dẫn chương trình của lễ cưới bỏ ra một tờ tiền 100 USD, hỏi
tất cả những người trong hội trường rằng ai cần xin hãy giơ tay, mọi người nghĩ rằng
người dẫn chương trình này có mánh khóe gì nên không ai giơ tay, người dẫn chương
trình nói: “Tôi nói thật, nếu ai muốn xin hãy giơ tay”.
Cuối cùng cũng có người giơ tay, sau đó càng ngày càng có nhiều người giơ tay.
Người dẫn chương trình nhìn mọi người, sau đó đổi tờ 100 USD thành tờ tiền cũ,
những người giơ tay liền ít đi rất nhiều. Người dẫn chương trình vừa cười vừa đổi lấy
một tờ 100 USD khác nhăn nheo cũ kỹ, trong hội trường chỉ còn lác đác mấy người
giơ tay.
Người dẫn chương trình mời một vị thanh niên lên sân khấu, và đưa 100 USD cũ này
cho anh ta, nói rằng: “Tại vì anh ta giơ tay từ đầu đến cuối”, mọi người trong hội
trường liền cười lớn. Cậu thanh niên hơi đỏ mặt. Người dẫn chương trình lấy ra một tờ
100 USD mới nói với cậu thanh niên: “Tôi đổi cho cậu tờ mới này lấy tờ cũ được
không?”, Cậu thanh niên nói: “Không cần đâu chú, cũ mới đều giống nhau”.
Người dẫn chương trình gật đầu và để cậu cầm tiền đi xuống, Người dẫn chương trình
cho cô dâu và chú rể đi lên sân khấu, anh nói:
“Nhan sắc có đẹp thế nào đi nữa, rồi cũng sẽ có ngày già đi. Một cuộc tình lãng mạn
thế nào đi nữa, rồi cũng thuận theo cuộc sống mà thay đổi. Giống như tờ tiền tôi cầm
trên tay, cũng theo thời gian mà trở nên cũ kỹ nhăn nheo, giống như cậu thanh niên
vừa rồi nói, cũ và mới thì đều là 100 USD. Giá trị của nó không vì những nếp nhăn
trên bề mặt mà thay đổi. Có phải vậy không? Hy vọng cô dâu và chú rể có thể hiểu
được giá trị và ý nghĩa thực sự của tình yêu, đừng để đến lúc già đi hay cảm xúc dần
nhạt nhẽo, liền quên đi lời thề của chúng ta ngày hôm nay rằng, sẽ yêu nhau trọn đời,
xin các bạn hãy trân trọng đối phương cho đến khi đầu bạc răng long”.
Cô dâu chú rể nhìn nhau gật đầu. Mọi người ở hội trường vỗ tay hồi lâu chúc mừng.
Đại đa số chúng ta đi đến hết cuộc đời, không ngừng khát vọng, không ngừng truy cầu,
không ngừng tranh giành, nhưng lại không biết trân quý hạnh phúc ngay bên cạnh
mình, kết quả là vẫn hai bàn tay trắng.
Đừng để đến khi mất rồi mới biết trân trọng! Mà hãy trân trọng những gì bạn đang có.
9. Mẩu chuyện số 9
Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng
gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn
múc một bát để ăn.
Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:
“Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo
lý cho nó hiểu!”.
Chị vợ nói:
“Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có
điên không chứ?”.
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:
“Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!”.
10. Mẩu chuyện số 10
Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn xin, bèn biến thành một lão già đến
làm phép cho anh ta.
Thượng đế hỏi kẻ ăn xin:
“Nếu ta cho cậu mười triệu, cậu sẽ dùng nó như thế nào?”.
Kẻ ăn xin đáp:
“Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một chiếc điện thoại!”.
Thượng đế không hiểu, hỏi:
“Tại sao lại muốn mua điện thoại?”.
“Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực trong cùng một thành phố, nơi
nào đông người, tôi có thể tới đó ăn xin”, kẻ ăn xin đáp.
Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi:
“Nếu ta cho cậu một trăm triệu thì sao?”.
Kẻ ăn xin nói:
“Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau này, tôi ra ngoài ăn xin sẽ thuận tiện hơn,
nơi xa đến mấy cũng có thể đến được”.
Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:
“Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?”.
Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng:
“Tốt quá, tôi có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong thành phố này”.
Thượng đế lấy làm vui mừng.
Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu:
“Tới lúc đó, tôi có thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi, không đ
họ cướp miếng cơm của tôi nữa”.
Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi.
11. Mẩu chuyện số 11
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua.
Người nọ nói:
“Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn
được không ạ?”.
Quan Âm nói:
“Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần
ta phải cứu độ”.
Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:
“Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?”.
Quan Âm nói:
“Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị
dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu
độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!” , dứt lời Quan Âm
bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm.
Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó
giống Quan Âm như đúc.
Người nọ hỏi:
“Bà là Quan Âm sao ạ?”.
Người kia trả lời:
“Đúng vậy”.
Người nọ lại hỏi:
“Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?”.
Quan Âm cười nói:
“Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng
cầu xin chính mình”.
12. Bạn
Nguyên Vũ
Năm cuối. Được đăng đôi bài trên báo, tôi đâm tự phụ. Bạn bè chung chỗ trọ rủ dạy
thêm, tôi lắc đầu. Phụ quán cà phê, bĩu môi. Chạy xe ôm, không bao giờ.
Ra trường. Thời gian thử việc bài được bài mất, nhuận bút chẳng là bao. Thói quen
phung phí nên dây nợ dây nần.
Hôm qua, đành muối mặt khất nợ tiền trọ, bà chủ cười:
- Tụi nó đóng luôn cho em rồi.
Chao ôi! Những đồng tiền bạn tôi chạy xe ôm.
13. Ước mơ
Phương Anh
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không bị trễ
học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu
không nón...
14. Cảnh ngộ
Phạm Thị Kim Anh
- Chú ơi, mua vé số dùm con đi chú. Làm ơn mua giúp con một vé đi chú.
- Đưa coi.
- Anh ơi, mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình. Người đàn ông chọn hoa
hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước
đi, vai nó run lên không biết vì lạnh hay vì căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu biết rằng
con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
15. Mùa thi
Võ Thành An
Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để
hỏi:
- Con làm bài tốt không?
Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
- Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi:
- Ba con có đến không?
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
- Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu
16. Khoảng cách
Nắng Mai
Xưa nó chơi rất thân với một đám bạn, đi đâu cũng cả đám kéo nhau đi. Ngày nó rời
Việt Nam, bạn bè đi tiễn thật đầy đủ. Lúc đó nó thật cảm động, tự hứa hễ có dịp sẽ lập
tức về Việt Nam thăm lại bạn bè.
Sang đến Mỹ nó vẫn liên lạc với bạn bè qua thư từ. Tình bạn có vẻ vẫn nguyên vẹn
như ngày nào mặc dù thư từ không đều đặn. Ngày về Việt Nam, tuy nó và các bạn đều
vui nhưng cách nói chuyện và suy nghĩ của nó không còn hợp với các bạn nữa. Cuộc
gặp mặt đôi lúc trở nên ngượng ngập. Đã có khoảng cách giữa nó và các bạn.
Bây giờ ngồi đây mà nó vẫn cảm thấy buồn vì từ dạo đó tình bạn mới thật sự cách xa.
17. Khoảng cách
- sưu tầm -
Anh lớn hơn nàng già con giáp. Sợ cảnh chồng già vợ trẻ sau này, anh dằn lòng nói lời
chia tay. Nàng nước mắt lưng tròng.
Ba năm sau, nàng cũng lên xe hoa. Chồng nàng bằng tuổi anh.
- Sao ngày xưa em không giữ anh lại? Giọng anh đầy tiếc nuối và trách móc.
Nàng nhìn anh trân trối:
- Cứ nghĩ anh không muốn cưới em...
18. Tỉnh ngộ
Nắng Mai
Tôi quen em qua sự giới thiệu của người khác. Nghe cách nói chuyện, tôi biết em là
người con gái Việt Nam ngoan. Nhưng ngày qua ngày, tôi thấy em cố chấp và kiêu
căng quá. Lúc nào em cũng nói người chung quanh em phải làm như thế này thế nọ.
Bạn bè đôi khi ráng phân tích những cái sai của em nhưng em vẫn một mực cho rằng
mình đúng. Lâu dần ai ai cũng chán không muốn tranh luận với em nữa.
Ngày hôm nay em nói chuyện với tôi. Giọng em sũng nước mắt vì chỉ trong một tháng
từ khi em đi làm, em đã gặp sự chống đối của các bạn đồng nghiệp rồi. Ai cũng chỉ
trích sự kiêu căng của em. Kết quả là em mất chỗ làm. Em phải trả cái giá quá đắt cho
tính ngang bướng của mình. Nhưng điều đáng mừng là em đã nhận ra được cái sai của
em. Tôi hy vọng qua lần vấp ngã này, em sẽ vào đời một cách đúng đắn và trưởng
thành hơn.
19. Quà quê
Nguyễn Thị Huệ
Đã lâu nó mới có dịp về quê, nơi anh hai gắn bó cả thời thơ ấu. Ngày cuối cùng, bà
con xúm xít tiễn nó bằng một bao to nặng trĩu: đậu phộng, dừa già ngào đường, bánh
tráng. Nó nghĩ:
- Trời, anh hai giờ đâu có thiếu món gì, nói chi mấy thứ này.
Nghĩ vậy nên nó tính bỏ lại ở bến xe.
Anh hai đón nó, mắt sáng lên khi thấy những món thuở nhỏ anh mê thích. Nó giật
mình:
- Suýt nữa mình đã vứt niềm vui của anh ở dọc đường.
20. Thành phố
Cỏ May
Năm thứ nhất, nàng từ dưới quê lên thành phố trọ học. Cả khu nhà trọ sinh viên chẳng
ai có xe máy, nàng vui vẻ đi xe đạp, quần áo giản dị và chơi với đám bạn đồng hội
đồng thuyền.
Năm thứ hai, nàng là người đầu tiên có xe máy, ăn bận thật mode, nhưng dẫu chưa tốt
nghiệp, nàng đã không còn là sinh viên, cũng không còn là nàng nữa. Đám bạn sinh
viên giờ nàng chẳng chơi với ai, cũng chẳng ai chơi với nàng.
Nàng đã bị thành phố làm cho thay đổi.
21. Chèng ơi!
Cháu học thành phố, lần về thăm quê đem theo cả người yêu cùng về. Ngoại
mừng ra mặt, lo lắng từ chỗ ngủ, bữa ăn sao cho đứa cháu thật sự vui lòng.
Ở quê câu chữ khó diễn đạt, một tiếng ngoại cũng chèng ơi, hai tiếng cũng chèng ơi…
Đứa cháu tỏ vẻ không bằng lòng, kéo ngoại ra bảo ngoại đừng nói câu ấy nữa,
nghe… quê lắm. Ngoại cười hiu hắt và từ đó ngoại ít nói hơn. Nhớ thủơ nhỏ mỗi khi
cháu ngã té đau, biếng ăn một chút là ngoại kêu lên hai tiếng: Chèng ơi! Kêu riết thành
quen.
Võ Thành An
********************
22. Nghề của Mẹ
Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ
sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm. Có lần mẹ đội thau
cá đồng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắc tôi đến, cốt đưa
cho gói xôi, cái bánh…
Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.
Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu
cùng mẹ.
Võ Thành An
********************
23. Mùa cá bông lau
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở
đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh
chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cho má. nói
tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to.
Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa chị thích nhất món cá này?”
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.
Võ Thành An
********************
24. Người cha
Nhà có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên con trai với ba như người bạn tâm tình,
đi đâu cũng đi cùng, cả khi ăn sáng, uống cà-phê…
Học xong đại học, con trai thành đạt, lấy vợ.
Bận nọ cùng vợ vào quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng vợ đến chào, ba
vui ra mặt bảo ngồi cùng ba đãi.
Bây giờ con trai mới hiểu, từ khi mình lấy vợ ba vẫn hay đi đâu đó một mình. Mẹ
trách phải: “Con trai dễ quên cha mẹ khi… lấy vợ”
Võ Thành An
********************
25. Mùa thi
Năm tôi thi tốt nghiệp, bấy giờ gọi tài, ba đạp xe hơn chục cây số đón tôitrường
thi cốt đề hỏi: “Con làm bài tốt không?” Sợ ba nhọc lòng tôi nói: “Ba ở ngoài này, có
khi con lại lo, không làm bài được”.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: “Ba con đến không?” Chú
đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo: “Ổngđằng kia, tao biểu đến ổng không
chịu”.
Võ Thành An
********************
MỘT SỐ TRANG ÂM THANH MIỄN PHÍ
1. EPIDEMICSOUND
https://www.epidemicsound.com/sound-effects/weather/
2. FREESOUND
https://freesound.org/
3. FESLIYANSTUDIOS
https://www.fesliyanstudios.com/royalty-free-sound-effects-download/white-
noise-249
4. LATEST TRACKS
https://www.epidemicsound.com/latest-tracks/?
_us=adwords&_usx=11406639350_&gclid=CjwKCAiA7dKMBhBCEiwAO_cr
FGGhy6HI-
HK04oUo0BeTYwYOaH_MF0FtWbLUhIzJWYeY5KUtrX2nJhoCzwEQAvD_
BwE
5. MIXKIT
https://mixkit.co/free-sound-effects/
6. PIXABAY
https://pixabay.com/sound-effects/
7. PARTNERSINRHYME
https://www.partnersinrhyme.com/soundfx/noise.shtml
8. SOUNDSNAP.COM
https://www.soundsnap.com/tags/wind
9. STORYBLOCKS
https://www.storyblocks.com/audio/stock/personal-effect-
seggcnj6uphk0wyb4m5.html
10. ZAPSPLAT
https://www.zapsplat.com/
| 1/11

Preview text:

BÀI TẬP 2
ĐỌC, DỰNG TÁC PHẨM PHÁT THANH Yêu cầu
1. Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm chọn 6 tác phẩm, đọc, chọn nhạc, lồng
ghép để tạo ra các tác phẩm phát thanh hoàn chỉnh (lưu file định dạng
Mp3). 6 tác phẩm của nhóm có thể để riêng hoặc lồng ghép vào 1 file chung.
2. Bài tập này các nhóm làm trong 2 buổi (17 và 21/4). Làm xong các nhóm
ghi tên nhóm và thành viên, nộp cho lớp trưởng tập hợp, up 1 lần lên Tệp
chậm nhất vào chiều 25/4. Nhóm nào không làm, không nộp coi như nghỉ 2 buổi học tới.
3. Thày gửi kèm đường link một số trang âm thanh free để bạn khai thác các
loại tiếng động, âm nhạc tư liệu.
TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN, Ý NGHĨA
1. Chuyện cực ngắn: ai mới là kẻ ngu?
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là
ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu
nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé.
Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng
đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé trả lời. 2. Sống ở đời
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi
vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình… cha tôi vẫn giữ thói quen như
thế. Cha dạy tôi: “Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ”.
Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng
hồ cho chạy chậm năm phút.
Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: “Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại
rộng lượng với người khác con ạ!”. 3. Mua iphone
“A lô, mẹ gửi cho con thêm ba triệu nữa đi”.
Bên kia đầu dây giọng người mẹ thều thào: “Tuần trước mẹ mới gửi hai triệu rồi mà?”.
Tiếng nó vùng vằng: “Trời ạ, hai triệu đó mới đủ để con đóng tiền nhà với tiền ăn thôi.
Gửi gấp thêm ba triệu cho con đi!”. “Ừ, để mẹ ráng!”.
Nghe tới đó, nó cúp máy cái rụp. Trong nhà tắm, tiếng bạn nó vọng ra: “Mày mua
nhanh không hai hôm nữa hết khuyến mãi đó. Chỉ cuối năm Iphone mới khuyến mãi thôi”.
Ở quê, mẹ nó đang vâ •t lộn giữa trời đông giá rét để kiếm tiền gửi cho nó.
4. Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu
Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố sâu.
Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu
để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu.
Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi
hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi.
Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong
khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố.
Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì
sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ
vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.
5. Hòn đá tảng giữa đường và phần thưởng dành cho người vượt qua trở ngại
Ở một vương quốc nọ, đức vua muốn thử lòng người nên đã sai người đặt một tảng đá
to ở giữa một con đường nhiều người qua lại. Sau đó, nhà vua đóng giả người thường
để quan sát xem ai sẽ là người dịch chuyển tảng đá khỏi con đường. Rất nhiều thương
gia giàu có, cận thần của nhà vua đã đi qua con đường nhưng họ chỉ đi vòng qua hòn đá.
Thậm chí, nhiều người còn đổ lỗi cho nhà vua vì không có biện pháp giữ cho đường sá
thông thoáng, nhưng không ai làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề.
Một ngày nọ, một người nông dân mang rau ra chợ bán. Khi đến gần tảng đá, anh ta đã
đặt gánh rau xuống và cố gắng tìm cách đẩy hòn đá ra khỏi vị trí án ngưỡng trên
đường. Sau khi đẩy được hòn đá đi, anh nông dân phát hiện một chiếc túi đựng rất
nhiều tiền vàng và một bức thư của nhà vua nhắn rằng: Vàng trong túi dành cho người
đã loại bỏ tảng đá ra khỏi con đường.
6. Theo đuổi hạnh phúc
Một người đàn ông già sống trong ngôi làng nhỏ, cả làng cảm thấy phiền vì ông ta
luôn phàn nàn, khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy tâm trạng u ám. Càng ngày,
ông ta càng khiến mọi người xung quanh khó chịu. Ông luôn khiến những người gặp
mặt ông cảm thấy bất hạnh. Vì thế, tất cả người trong làng đều cố gắng hết sức để
tránh đối mặt với ông ta.
Nhưng một ngày nọ, khi ông già bước sang tuổi 80, mọi người ngạc nhiên bởi tin đồn:
"Hôm nay là một ngày hạnh phúc với ông già. Ông không phàn nàn bất cứ điều gì.
Ông không hề nhăn nhó, thậm chí còn cười tươi rất nhiều".
Dân làng tụ tập quanh người đàn ông và hỏi: "Điều gì đã xảy ra với ông thế?".
"Không có gì đặc biệt cả. 80 năm qua tôi đã cố gắng theo đuổi hạnh phúc nhưng không
có tác dụng gì cả. Tôi vừa quyết định sống mà không cần có hạnh phúc, chỉ cần tận
hưởng hiện tại thôi. Thật ngạc nhiên, đó cũng là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất từ trước đến giờ". 7. Tuy xa mà gần
Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau,tại sao không
thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”
Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ
trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên
muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ
càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”
Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói
nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”
Rồi ngài lại tiếp tục:
“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ
đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần
thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối
phương nghĩ gì, muốn gì ..” Ngài kết luân:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào
cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau…Nếu
không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ
không còn tìm ra được đường quay trở về !” 8. Mẩu chuyện số 8
Trong một lễ cưới, người dẫn chương trình của lễ cưới bỏ ra một tờ tiền 100 USD, hỏi
tất cả những người trong hội trường rằng ai cần xin hãy giơ tay, mọi người nghĩ rằng
người dẫn chương trình này có mánh khóe gì nên không ai giơ tay, người dẫn chương
trình nói: “Tôi nói thật, nếu ai muốn xin hãy giơ tay”.
Cuối cùng cũng có người giơ tay, sau đó càng ngày càng có nhiều người giơ tay.
Người dẫn chương trình nhìn mọi người, sau đó đổi tờ 100 USD thành tờ tiền cũ,
những người giơ tay liền ít đi rất nhiều. Người dẫn chương trình vừa cười vừa đổi lấy
một tờ 100 USD khác nhăn nheo cũ kỹ, trong hội trường chỉ còn lác đác mấy người giơ tay.
Người dẫn chương trình mời một vị thanh niên lên sân khấu, và đưa 100 USD cũ này
cho anh ta, nói rằng: “Tại vì anh ta giơ tay từ đầu đến cuối”, mọi người trong hội
trường liền cười lớn. Cậu thanh niên hơi đỏ mặt. Người dẫn chương trình lấy ra một tờ
100 USD mới nói với cậu thanh niên: “Tôi đổi cho cậu tờ mới này lấy tờ cũ được
không?”, Cậu thanh niên nói: “Không cần đâu chú, cũ mới đều giống nhau”.
Người dẫn chương trình gật đầu và để cậu cầm tiền đi xuống, Người dẫn chương trình
cho cô dâu và chú rể đi lên sân khấu, anh nói:
“Nhan sắc có đẹp thế nào đi nữa, rồi cũng sẽ có ngày già đi. Một cuộc tình lãng mạn
thế nào đi nữa, rồi cũng thuận theo cuộc sống mà thay đổi. Giống như tờ tiền tôi cầm
trên tay, cũng theo thời gian mà trở nên cũ kỹ nhăn nheo, giống như cậu thanh niên
vừa rồi nói, cũ và mới thì đều là 100 USD. Giá trị của nó không vì những nếp nhăn
trên bề mặt mà thay đổi. Có phải vậy không? Hy vọng cô dâu và chú rể có thể hiểu
được giá trị và ý nghĩa thực sự của tình yêu, đừng để đến lúc già đi hay cảm xúc dần
nhạt nhẽo, liền quên đi lời thề của chúng ta ngày hôm nay rằng, sẽ yêu nhau trọn đời,
xin các bạn hãy trân trọng đối phương cho đến khi đầu bạc răng long”.
Cô dâu chú rể nhìn nhau gật đầu. Mọi người ở hội trường vỗ tay hồi lâu chúc mừng.
Đại đa số chúng ta đi đến hết cuộc đời, không ngừng khát vọng, không ngừng truy cầu,
không ngừng tranh giành, nhưng lại không biết trân quý hạnh phúc ngay bên cạnh
mình, kết quả là vẫn hai bàn tay trắng.
Đừng để đến khi mất rồi mới biết trân trọng! Mà hãy trân trọng những gì bạn đang có.
9. Mẩu chuyện số 9
Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đánh con trai, không ngó ngàng
gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn.
Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đánh con trai, không nhìn nổi nữa, nói:
“Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng bạo lực được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!”. Chị vợ nói:
“Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?”.
Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói:
“Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đánh nó!”. 10. Mẩu chuyện số 10
Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn xin, bèn biến thành một lão già đến làm phép cho anh ta.
Thượng đế hỏi kẻ ăn xin:
“Nếu ta cho cậu mười triệu, cậu sẽ dùng nó như thế nào?”. Kẻ ăn xin đáp:
“Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một chiếc điện thoại!”.
Thượng đế không hiểu, hỏi:
“Tại sao lại muốn mua điện thoại?”.
“Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực trong cùng một thành phố, nơi
nào đông người, tôi có thể tới đó ăn xin”, kẻ ăn xin đáp.
Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi:
“Nếu ta cho cậu một trăm triệu thì sao?”. Kẻ ăn xin nói:
“Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau này, tôi ra ngoài ăn xin sẽ thuận tiện hơn,
nơi xa đến mấy cũng có thể đến được”.
Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:
“Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?”.
Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng:
“Tốt quá, tôi có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong thành phố này”.
Thượng đế lấy làm vui mừng.
Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu:
“Tới lúc đó, tôi có thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi, không để
họ cướp miếng cơm của tôi nữa”.
Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi. 11. Mẩu chuyện số 11
Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói:
“Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?”. Quan Âm nói:
“Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ”.
Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:
“Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?”. Quan Âm nói:
“Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị
dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu
độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!” , dứt lời Quan Âm bèn rời đi.
Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm.
Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc. Người nọ hỏi:
“Bà là Quan Âm sao ạ?”. Người kia trả lời: “Đúng vậy”. Người nọ lại hỏi:
“Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?”. Quan Âm cười nói:
“Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình”. 12. Bạn Nguyên Vũ
Năm cuối. Được đăng đôi bài trên báo, tôi đâm tự phụ. Bạn bè chung chỗ trọ rủ dạy
thêm, tôi lắc đầu. Phụ quán cà phê, bĩu môi. Chạy xe ôm, không bao giờ.
Ra trường. Thời gian thử việc bài được bài mất, nhuận bút chẳng là bao. Thói quen
phung phí nên dây nợ dây nần.
Hôm qua, đành muối mặt khất nợ tiền trọ, bà chủ cười:
- Tụi nó đóng luôn cho em rồi.
Chao ôi! Những đồng tiền bạn tôi chạy xe ôm. 13. Ước mơ Phương Anh
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón... 14. Cảnh ngộ Phạm Thị Kim Anh
- Chú ơi, mua vé số dùm con đi chú. Làm ơn mua giúp con một vé đi chú. - Đưa coi.
- Anh ơi, mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình. Người đàn ông chọn hoa hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước
đi, vai nó run lên không biết vì lạnh hay vì căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu biết rằng
con bé bán hoa ấy cũng có một đứa em bán vé số và một người cha đang hấp hối. 15. Mùa thi Võ Thành An
Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi: - Con làm bài tốt không?
Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
- Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: - Ba con có đến không?
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
- Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu 16. Khoảng cách Nắng Mai
Xưa nó chơi rất thân với một đám bạn, đi đâu cũng cả đám kéo nhau đi. Ngày nó rời
Việt Nam, bạn bè đi tiễn thật đầy đủ. Lúc đó nó thật cảm động, tự hứa hễ có dịp sẽ lập
tức về Việt Nam thăm lại bạn bè.
Sang đến Mỹ nó vẫn liên lạc với bạn bè qua thư từ. Tình bạn có vẻ vẫn nguyên vẹn
như ngày nào mặc dù thư từ không đều đặn. Ngày về Việt Nam, tuy nó và các bạn đều
vui nhưng cách nói chuyện và suy nghĩ của nó không còn hợp với các bạn nữa. Cuộc
gặp mặt đôi lúc trở nên ngượng ngập. Đã có khoảng cách giữa nó và các bạn.
Bây giờ ngồi đây mà nó vẫn cảm thấy buồn vì từ dạo đó tình bạn mới thật sự cách xa. 17. Khoảng cách - sưu tầm -
Anh lớn hơn nàng già con giáp. Sợ cảnh chồng già vợ trẻ sau này, anh dằn lòng nói lời
chia tay. Nàng nước mắt lưng tròng.
Ba năm sau, nàng cũng lên xe hoa. Chồng nàng bằng tuổi anh.
- Sao ngày xưa em không giữ anh lại? Giọng anh đầy tiếc nuối và trách móc. Nàng nhìn anh trân trối:
- Cứ nghĩ anh không muốn cưới em... 18. Tỉnh ngộ Nắng Mai
Tôi quen em qua sự giới thiệu của người khác. Nghe cách nói chuyện, tôi biết em là
người con gái Việt Nam ngoan. Nhưng ngày qua ngày, tôi thấy em cố chấp và kiêu
căng quá. Lúc nào em cũng nói người chung quanh em phải làm như thế này thế nọ.
Bạn bè đôi khi ráng phân tích những cái sai của em nhưng em vẫn một mực cho rằng
mình đúng. Lâu dần ai ai cũng chán không muốn tranh luận với em nữa.
Ngày hôm nay em nói chuyện với tôi. Giọng em sũng nước mắt vì chỉ trong một tháng
từ khi em đi làm, em đã gặp sự chống đối của các bạn đồng nghiệp rồi. Ai cũng chỉ
trích sự kiêu căng của em. Kết quả là em mất chỗ làm. Em phải trả cái giá quá đắt cho
tính ngang bướng của mình. Nhưng điều đáng mừng là em đã nhận ra được cái sai của
em. Tôi hy vọng qua lần vấp ngã này, em sẽ vào đời một cách đúng đắn và trưởng thành hơn. 19. Quà quê Nguyễn Thị Huệ
Đã lâu nó mới có dịp về quê, nơi anh hai gắn bó cả thời thơ ấu. Ngày cuối cùng, bà
con xúm xít tiễn nó bằng một bao to nặng trĩu: đậu phộng, dừa già ngào đường, bánh tráng. Nó nghĩ:
- Trời, anh hai giờ đâu có thiếu món gì, nói chi mấy thứ này.
Nghĩ vậy nên nó tính bỏ lại ở bến xe.
Anh hai đón nó, mắt sáng lên khi thấy những món thuở nhỏ anh mê thích. Nó giật mình:
- Suýt nữa mình đã vứt niềm vui của anh ở dọc đường. 20. Thành phố Cỏ May
Năm thứ nhất, nàng từ dưới quê lên thành phố trọ học. Cả khu nhà trọ sinh viên chẳng
ai có xe máy, nàng vui vẻ đi xe đạp, quần áo giản dị và chơi với đám bạn đồng hội đồng thuyền.
Năm thứ hai, nàng là người đầu tiên có xe máy, ăn bận thật mode, nhưng dẫu chưa tốt
nghiệp, nàng đã không còn là sinh viên, cũng không còn là nàng nữa. Đám bạn sinh
viên giờ nàng chẳng chơi với ai, cũng chẳng ai chơi với nàng.
Nàng đã bị thành phố làm cho thay đổi. 21. Chèng ơi!
Cháu học ở thành phố, lần về thăm quê đem theo cả cô người yêu cùng về. Ngoại
mừng ra mặt, lo lắng từ chỗ ngủ, bữa ăn sao cho đứa cháu thật sự vui lòng.
Ở quê câu chữ khó diễn đạt, một tiếng ngoại cũng chèng ơi, hai tiếng cũng chèng ơi…
Đứa cháu tỏ vẻ không bằng lòng, kéo ngoại ra hè bảo ngoại đừng nói câu ấy nữa,
nghe… quê lắm. Ngoại cười hiu hắt và từ đó ngoại ít nói hơn. Nhớ thủơ nhỏ mỗi khi
cháu ngã té đau, biếng ăn một chút là ngoại kêu lên hai tiếng: Chèng ơi! Kêu riết thành quen. Võ Thành An ******************** 22. Nghề của Mẹ
Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ
sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm. Có lần mẹ đội thau
cá đồng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắc tôi đến, cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…
Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.
Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ. Võ Thành An ******************** 23. Mùa cá bông lau
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở
đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh
chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to.
Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa chị thích nhất món cá này?”
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá. Võ Thành An ******************** 24. Người cha
Nhà có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên con trai với ba như người bạn tâm tình,
đi đâu cũng đi cùng, cả khi ăn sáng, uống cà-phê…
Học xong đại học, con trai thành đạt, lấy vợ.
Bận nọ cùng vợ vào quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng vợ đến chào, ba
vui ra mặt bảo ngồi cùng ba đãi.
Bây giờ con trai mới hiểu, từ khi mình lấy vợ ba vẫn hay đi đâu đó một mình. Mẹ
trách phải: “Con trai dễ quên cha mẹ khi… lấy vợ” Võ Thành An ******************** 25. Mùa thi
Năm tôi thi tốt nghiệp, bấy giờ gọi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số đón tôi ở trường
thi cốt đề hỏi: “Con làm bài tốt không?” Sợ ba nhọc lòng tôi nói: “Ba ở ngoài này, có
khi con lại lo, không làm bài được”.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: “Ba con có đến không?” Chú
đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo: “Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu”. Võ Thành An ********************
MỘT SỐ TRANG ÂM THANH MIỄN PHÍ 1. EPIDEMICSOUND
https://www.epidemicsound.com/sound-effects/weather/ 2. FREESOUND https://freesound.org/ 3. FESLIYANSTUDIOS
https://www.fesliyanstudios.com/royalty-free-sound-effects-download/white- noise-249 4. LATEST TRACKS
https://www.epidemicsound.com/latest-tracks/?
_us=adwords&_usx=11406639350_&gclid=CjwKCAiA7dKMBhBCEiwAO_cr FGGhy6HI-
HK04oUo0BeTYwYOaH_MF0FtWbLUhIzJWYeY5KUtrX2nJhoCzwEQAvD_ BwE 5. MIXKIT
https://mixkit.co/free-sound-effects/ 6. PIXABAY
https://pixabay.com/sound-effects/ 7. PARTNERSINRHYME
https://www.partnersinrhyme.com/soundfx/noise.shtml 8. SOUNDSNAP.COM
https://www.soundsnap.com/tags/wind 9. STORYBLOCKS
https://www.storyblocks.com/audio/stock/personal-effect- seggcnj6uphk0wyb4m5.html 10. ZAPSPLAT https://www.zapsplat.com/