Tác phẩm báo phát thanh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm. Điểm mạnh của báo phát thanh. Nhận định về xu hướng. Đặc trưng của báo phát thanh. Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Tìm hiểu về tin phát thanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo phát thanh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÁC PHẨM BÁO PHÁT THANH SĐT: 097 885 1808
Phát biểu 7 lần = 10 điểm chuyên cần 1. Khái niệm
Phát thanh là phát đi âm thanh qua sóng truyền dẫn, là thể loại mà chúng ta chỉ có
đón nhận tín hiệu giọng nói, âm nhạc, tiếng động.. gọi chung là âm thanh
Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin,
tin tức, giải trí đến công chúng.
2. Điểm mạnh của báo phát thanh
Nghe ở bất cứ đâu bởi Hệ thống phát thanh có thể lan tỏa đến cả những khu vực
như nông thôn hay miền núi, phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
ở các khu vực này. Đây là lợi thế mà các loại hình báo chí khác khó có thể làm được.
- Phát thanh – phát thanh viên, hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày
thông điệp: Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó không còn là
nhân tố quyết định đối vớí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát
thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên,
biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”
- Nó là loại hình báo chí phù hợp với những nội dung vấn đề tuyên truyền, cổ
động bởi vì thứ nhất, đây là những thông tin cần nhanh, ngay tức thì, phổ biến
mà vì vậy với tính tỏa khắp của mình, phát thanh sẽ có thể thông tin đến nhiều
người nhất. Thứ hai, để truyền tải tt tới đông đảo người nghe thì báo pthanh là
loại hình có thể đưa tin với chi phí thấp nhất.
Ví dụ, nếu không có phát thanh thì thông tin về kỳ bầu cử khó phủ sóng được
đến tất cả cử tri. Đặc biệt là những địa bàn vùng sâu vùng xa. Hạn chế:
BPT tác động theo trật tự tuyến tính của thời gian, có thể bị miss hoặc chỉ nghe
được 1 đoạn nếu không tập trung chú ý thính giác liên tục.
- Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên,
- Khó khăn trong trình bày, phân tích số liệu.
- Hạn chế đối với những người kh có khả năng nghe
3. Nhận định về xu hướng
- Hiện nay chúng ta có thể thấy mọi người tiếp cận thông tin qua truyền hình
và báo mạng có phần đông đảo hơn so với báo phát thanh bởi vì tính sinh
động, hấp dẫn Rõ ràng nó đang gặp 1 sự cạnh tranh rất là lớn tuy nhiên theo
em truyền hình và báo mạng chỉ là phát triển hơn thôi chứ báo pthanh vẫn
không hề kém cạnh khi càng ngày nó càng có sự đổi mới và phát triển hơn.
Nếu như trước kia cứ tưởng chị có ông bà mới nghe phát thanh qua radio
nhưng giới trẻ ngày nay vẫn nghe podcast trên đt, mtinh của mình cũng rất là
nhiều bởi vì nó dễ tiếp cận, đa dạng thể loại, đặc biệt giọng nói qua pthanh
sẽ rất chạm đến tim của người nghe. Đều đó cho thấy nó vẫn tiếp cận đc
nhiều thế hệ. Vì vậy, có thể nói đối với mỗi loại hình bc sẽ có một nhóm đối
tượng công chúng trung thành và báo pthanh cũng k ngoại lệ. Vì vậy để
phục vụ cho nhu cầu của nhóm công chúng này, báo pthanh vẫn sẽ không
ngừng pt ở tương lai xa. BTVN
1. Đặc trưng của báo phát thanh
- Truyền tải thông tin qua âm thanh tổng hợp: lời nói, tiếng động, âm nhạc
- Thông tin nhanh. Khi một sự kiện xảy ra, báo phát thanh đưa tin, truyền
hình trình bày, báo in giải thích.
- Tính quảng bá: khả năng tiếp cận đông đảo công chúng. Làm báo phát
thanh nghĩa là làm việc cho một loại hình báo chí có tính xã hội cao
- Tính riêng tư, thân mật: dù phát thanh hướng tới đông đảo công chúng
nhưng cách thức tác động lại như một người nói với một người, với sự thân
ái, trò chuyện. Hạn chế không có hình ảnh lại trở thành một ưu thế của phát
thanh khi truyền thông về những vấn đề mang tính tế nhị, riêng tư như tình
dục và sức khỏe sinh sản, tình yêu, gia đình…
- Tính tiện lợi trong tiếp nhận: vừa tiếp nhận thông tin vừa duy trì các hoạt động khác
2. Đặc trưng nào là quan trọng nhất?
- Đặc trưng “Truyền tải thông tin qua âm thanh tổng hợp: lời nói, tiếng động,
âm nhạc” là đặc trưng quan trọng nhất. Vì đây là điểm giúp chúng ta phân
biệt loại hình báo phát thanh với các loại hình báo chí khác. Cụ thể:
- Báo phát thanh có tính trực tiếp và sinh động. Tiếng nói, tiếng động, âm
nhạc khi được truyền tải trực tiếp đến tai người nghe tạo nên một trải
nghiệm sống động, chân thực. Giọng nói của phát thanh viên, âm thanh của
hiện trường sự kiện giúp người nghe hình dung rõ nét về thông tin đang
được truyền đạt. Âm nhạc có khả năng khơi gợi cảm xúc sâu sắc, tạo nên
không khí và bối cảnh cho thông tin. Tiếng cười, tiếng khóc, tiếng động của
cuộc sống thường ngày cũng góp phần làm tăng tính chân thực và hấp dẫn của chương trình.
- Báo phát thanh có tính tương tác cao: Âm thanh giúp xóa bỏ khoảng cách
giữa người nói và người nghe, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Người nghe
có cảm giác như đang được trò chuyện trực tiếp với phát thanh viên. Nhiều
chương trình phát thanh khuyến khích người nghe tham gia tương tác bằng
cách gọi điện, nhắn tin. Điều này tạo ra một cộng đồng người nghe gắn kết
và tăng tính hấp dẫn của chương trình.
- - Báo phát thanh có tính linh hoạt và nhanh chóng. Báo phát thanh có thể
đưa tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, giúp người nghe cập nhật
thông tin mới nhất mọi lúc, mọi nơi. Âm thanh có thể tiếp cận được với mọi
người, bất kể trình độ học vấn hay điều kiện kinh tế.
- Báo phát thanh mang lại trải nghiệm nghe đa cảm giác và phù hợp với
nhiều tình huống. Âm thanh tổng hợp tạo ra một trải nghiệm nghe đa cảm
giác, kết hợp giữa thông tin, giải trí và cảm xúc. Điều này là điều mà các loại
hình báo chí khác khó có thể thay thế được. Ngoài ra, báo phát thanh có thể
được nghe trong nhiều tình huống khác nhau, như khi làm việc, lái xe, tập thể dục...
Tóm lại, âm thanh tổng hợp là linh hồn của báo phát thanh. Nó không chỉ là
phương tiện truyền tải thông tin mà còn là công cụ để tạo ra những trải nghiệm
nghe độc đáo, hấp dẫn và khó quên cho người nghe. BUỔI 2 1. Khái niệm 2. Lịch sử Thế giới:
- Cuối TK19, đầu TK20, báo phát thanh ra đời sau báo in.
- Năm 1873, nhà vật lí học người Anh tên Maxwell đề ra lí luận về sóng điện từ (ý
tưởng về phát thanh chỉ được đề ra tỏng lí luận)
- 1887, nhà bác học ngừoi Đức Hertz, = thí nghiệm của mình, ông đã cm dc có sự
tồn tại của sóng điện từ.
- 1895, Popoz chế tạo ra bộ máy khung vô tuyến đầu tiên. Ông đã đem bộ áy đó ra
biểu diễn trước sự chứng kiến của nhiều nhà khoa học.
- Người bác học Ý, thực hiện truyền thí no ở kcach 300m -> 2000m, dùng truyền tín hiệu ko dây.
-> Sau đó ở đầu TK 20, một loạt đài phát thanh ra đời ở Anh, Đức, Ý, Trung Quốc,.. Việt Nam
- Sau 19/8, Bác Hồ về HN báo cho Bộ Nội Vụ chỉ đạo ra một đài phát thanh. 7/9,
thành lập thành công. Chương trình được đặt tên là Đài tiếng nói Việt Nam. (đặt
tên, chọn nhạc hiệu, chọn ngày khánh thành)
+ Ở thời điểm trước 1945, tiếng Việt dc sử dụng rất ít, sử dụng tiếng Pháp là nhiều,
tất cả các hoạt động được giao tiếp bằng tiếng Pháp -> khẳng định đất nước VN có
chủ quyền, có tiếng nói.
+ Trong chương trình, có lời xưng "Đây là tiếng nói VN..." với nhạc hiệu là bài hát
Diệt phát xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi do dàn đồng ca đến từ Hội cứu quốc
hát. Chương trình đầu tiên với thời lượng 90 phút gồm có: • Nhạc hiệu. • Lời phi lộ gần xa.
• Tuyên ngôn độc lập, do ông Nguyễn Văn Nhất đọc.
• Danh sách [Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. • Bản tin thời sự.
• Chương trình ca nhạc sống. • Bản tin tiếng Pháp. • Bản tin tiếng Anh.
-> VOV2: kênh văn hoá, giáo dục VOV3: âm nhạc
VOV4: dân tộc, tiếng dân tộc cho ng nước ngoài VOV5: đối ngoại
VOV6: đời sống văn hoá, nghệ thuật
VOV giao thông: phủ sóng 5 khu vực khác nhau TPHCM, HN, Tây Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung,.. ..
3. Đặc điểm của báo phát thanh
- Tính tiện lợi khi tiếp cận - Thông tin nhanh - Tính quảng bá
- Tính riêng tư, thân mật
- Truyền tải thông tin qua âm thanh tổng hợp - Tiết kiệm chi phí -
-> Đặc trưng của báo phát thanh là
BTVN: Chuẩn bị 2' một văn bản nào đó để t6 đọc
TÌM HIỂU VỀ TIN PHÁT THANH I. Khái niệm
- Tin là thể loại quan trọng nhất, phổ biến, năng động nhất trên báo chí truyền thông + Xuất hiện trên báo in + Trên phát thanh + Trên truyền hình
+ Trên báo mạng điện tử…
Trong hệ thống thể loại báo chí, tin là thể loại được nhắc đến đầu tiên, là thể
loại mũi nhọn, hạt nhân của nhóm THÔNG TÁN BÁO CHÍ
Tin phát thanh là thể loại mũi nhọn của báo chí, phản ánh sự kiện mới, biến
cố mới, tình hình mới về con người, sự vật, hiện tượng đã xảy ra, đang tiếp
diễn được truyền đạt một cách ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu tới người nghe
bằng phương tiện truyền thông radio. 3. Đặc điểm của tin - Phản ánh cái mới - Ngắn gọn, cô đọng - Nhanh chóng kịp thời 4. Các dạng tin báo chí
- Theo lĩnh vực phản ánh có tin: chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng…
- Theo không gian địa lý có tin trong nước, tin quốc tế
- Theo mức độ phản ánh: tin vắn, tin sâu, ngắn, tường thuật
- Theo tính chất thời sự: tin nóng, tin nhanh, tin giờ chót, tin mới nhận
- Theo phương thức thực hiện: tin trực tiếp, thu nhanh, tin điện thoại
- Theo đặc điểm của loại hình PT: tin chay, tin lời… 5. Tin chay 6. Tin lời
Là tin có sự kết hợp giữa văn bản viết để đọc và file ghi âm tiếng nói nguyên
gốc của nhân vật liên quan đến vấn đề, sự kiện phản ánh, cách thức thể hiện
sinh động hơn khi kết hợp nhiều tiếng nói khác nhau: phát thanh viên, biên tập
viên, phóng viên, nhân vật,… Bài tập:
2 chương trình bất kì (thời sự và kinh tế) trên VOV1, đài địa phương. Mỗi
chương trình chọn ra 10 số.
- tần suất của tin xuất hiện như thế nào
- các dạng tin xuất hiện trong các ct này như thế nào, cách thể hiện (cấu trúc nào –
kim tự thấp ngược, hình chữ nhật, có lời hay không, có tiếng động hay không)
HÌnh thức, cách thức thể hiện tin đó
=> Đánh giá thành công như thế nào, hạn chế như thế nào