Bài tập học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội
Bài tập học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
Chị N ( sinh năm 1976) có chồng là thương binh suy giảm 61% khả năng lao động.
Chị N là giáo viên của Trường Trung học cơ sở TC từ năm 2000. Ngày 5/6/2022,
trên đường đi làm về nhà, chị bị tai nạn giao thông, phải vào bệnh viện điều trị 2
tháng. Sau khi ra viện, chị được giám định và xác định suy giảm 55% khả năng lao
động. Do sức khoe yếu không thể tiếp tục làm việc, chị N làm đơn xin nghỉ việc. Bài làm
* Giải quyết chế độ ASXH cho chị N
1. Xác định đối tượng. Đối tượng chị N.
+Chị N sinh năm 1976, tính đến 2022 thì chị N đã 46 tuổi.
+Theo đề bài chị N là giáo viên Trường Trung học cơ sở TC từ năm 2000. *Cơ sở pháp lý.
+Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản
2 Điều 2 Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:
“ Các loại hợp đồng làm việc
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a)
Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế -
xãhội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
→Như vậy, đối với trường hợp của chị N , chị được tuyển dụng trước 01/07/2020
nên hợp đồng làm việc của chị là hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định
trên thì đồng nghĩa với việc viên chức đó đã được “biên chế suốt đời”. +Theo quy
định tại Điểm a,c Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lOMoARc PSD|27879799
“ Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động
được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của
người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; c) Cán bộ, công chức, viên chức;”
→ Do chị N là Viên chức và làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn nên
chị là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
+Theo như đề bài thì chị N đã có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội và chị đang bị tai
nạn lao động được giám định suy giảm 55% khả năng lao động.
+Chồng chị là thương binh suy giảm 61% khả năng lao động.
→ Do đó, chị N sẽ được hưởng chế độ thân nhân của thương binh và chế độ tai nạn lao động.
2.1. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh *Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020;
- Nghị định 75/2021/NĐ-CP;*Phân tích.
+Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định
"Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ
18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt
nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 61% trở lên; lOMoARc PSD|27879799
→Như vậy, chị N là vợ của thương binh, có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61%
sẽ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.
2.2. Chế độ tai nạn lao động
2.2.1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, đối tượng áp dụng
chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
→Chị N là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, chị thuộc đối tượng áp
dụng chế độ tai nạn lao động.
*Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất
Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, người lao động tham gia bảo
hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh
hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội
quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn
bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền
bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
→Theo nguyên tắc này thì khi NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường và thời
gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác hoặc không xác định được người gây tai
nạn thì được xác định là TNLĐ . Do đó, chị N bị tai nạn giao thông trên đường đi
làm về được xác định là tai nạn lao động.
Điều kiện 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. lOMoARc PSD|27879799
→ Chị N theo kết quả giám định suy giảm 55% khả năng lao động và không thuộc
các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
***Do đó, Chị N sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.