Bài tập học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội
Bài tập học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
Vào hồi 8h00, ngày 2/5/2020 Nguyễn Văn Nam (là công nhân công ty xây
dựng H) điều khiển xe máy Dream chở theo Trần Văn Dũng, Nguyễn Tuấn Anh
và Đỗ Văn Quân (cùng làm việc tại công ty xây dựng H). Đến điểm nút giao thông
Nguyễn Chí Thanh và Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Nam có hành vi điều
khiển xe máy vượt đèn đỏ vào phố Huỳnh Thúc Kháng và va quệt với chị Nguyễn
Thị Hà, đang điều khiển xe máy SH150 đi đúng tốc độ và phần đường của mình
trên phố Huỳnh Thúc Kháng.
Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành có
những loại thủ tục xử phạt hành chính nào? Căn cứ? Xác định thủ tục xử phạt
hành chính áp dụng đối với Nam trong vụ việc trên? Căn cứ pháp luật? Trả Lời:
Cơ sở pháp lí: Chương 3 Mục 1 Điều 56-57 quy định trong Luật xử lí vi phạm hành chính 2012.
Theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 thì việc ra quyết định
xử phạt hành chính được tiến hành theo thủ tục : Khi phát hiện vi phạm hành
chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải ra lệnh
(bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, bằng văn bản hoặc hình thức khác được pháp luật
quy định) để buộc chấm dứt hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Theo quy định của pháp luật xử lí vi phạm hành chính hiện hành thì có hai loại
thủ tục xử phạt hành chính đó là : Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo thủ
tục đơn giản và thủ tục xử lí vi phạm hành chính theo thủ tục lập biên bản.
1.Thủ tục xử lí vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản ( Điều 56 ) - Thủ
tục xử phạt không lập biên bản (thủ tục đơn giản) được áp dụng trong xử phạt lOMoARc PSD|27879799
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc từ 500.000 đồng
(đối với tổ chức) thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. -
Đối với trường hợp xử lí vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm
bằngphương tiện, thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ thì phải lập biên bản và không được
áp dụng thủ tục xử lí này. ( Điều 64) -
Quyết định xử phạt vi phạm theo thủ tục đơn giản phải được giao cho cá
nhân,tổ chức bị xử phạt một bản. Nếu trường hợp người chưa thành niên bị phạt
cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha, mẹ, hoặc người giám hộ
cùa người đó. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm
quyền xử phạt. Người thu tiền phạt phải giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân,
tổ chức và phải nộp tiền vào kho bạc.
2. Thủ tục xử lí vi phạm hành chính theo thủ tục lập biên bản (Điều 57) -
Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng đối với mức phạt tiền
từ250.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc từ 500.000 đồng (đối với tổ chức) trở lên
hay được áp dụng đối với mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa đối với
những trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. -
Thủ tục xử lí vi phạm hành chính có lập biên bản được thực hiện theo cácbước:
+ Một là lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.
+ Hai là xem xét ra quyết định xử phạt.
+ Ba là thi hành quyết định xử phạt.
*Lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58) -
Biên bản này phải được lập thành ít nhất 2 bản và phải có chữ ký của người
viphạm hành chính và của người lập biên bản. Nếu có người làm chứng hoặc
người bị thiệt hại thì họ cùng ký vào biên bản. Nếu họ không ký thì phải ghi rõ lí
do vào biên bản. Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một
bản, nếu vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người
đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt. (Khoản 3 Điều 58) - Biên lOMoARc PSD|27879799
bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm
hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi
phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm
việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm
hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc
đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền
và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của
tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.(Khoản 2 Điều 58) -
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi
viphạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên
bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi
phạm hoặc của hai người chứng kiến. (Khoản 2 Điều 58)
* Xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
+ Xác định tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính: Nhằm xác định các tình tiết
có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt. (Điều 59)
+ Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định mức phạt và
thẩm quyền xử phạt (Điều 60)
+ Thực hiện thủ tục giải trình. (Điều 61)
*Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Quyết định xử phạt theo thủ tục lập biên bản phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị
xử phạt trong thời hạn 2 ngày làm việc kể tử ngày ra quyết định xử phạt. Quyết
định xử phạt được giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trong trường hợp
cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư
trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp lOMoARc PSD|27879799
tỉnh khác nếu không có điều kiện thi hành thì phải chuyển quyết định xử phạt đến
cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để thi hành (Điều 71)
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử
phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
3. Thủ tục xử phạt hành chính áp dụng với Nam trong TH trên.
-Cơ sở pháp lý : Nghị Định 100/2019/NĐ-CP
Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 Bộ luật dân sự 2015.
Trong vụ việc trên, Nam đã có những hành vi vi phạm luật giao thông đường
bộ: Chở theo 3 người trên xe , Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao
thông, thực hiện các hành vi vi phạm và gây tai nạn giao thông.
- Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
+ Tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 quy định: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến
600.000 đồng đối với người điều khiển xe chở theo từ 03 người trở lên trên xe”
+ Tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 quy định: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”
+ Tại Điểm b Khoản 10 Điều 6 “Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e,
điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”
+ Theo Điểm c Khoản 10 Điều 6 “Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản
6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8
Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch lOMoARc PSD|27879799
thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau
của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái
xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m,
điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản
2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này”
- Theo Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
+ Khoản 1 Điều 13 “Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường.Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về
dân sự.” => Chưa rõ hậu quả của vụ việc trên.
Từ những căn cứ trên ta có thể xác định được thủ tục xử phạt hành chính được
áp dụng với Nam trong vụ việc trên là Thủ tục xử lí vi phạm hành chính theo
thủ tục lập biên bản.
Lí do: Mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính của Nam đã vượt qua 250.000đ
và vụ việc trên là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.