Bài tập kết thúc học phần Triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Để tồn tại, con người phải thích nghi với môi trường sống của chính mình, nhưng con người không thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà luôn tìm cách thay đổi thế giới theo nhu cầu sống của chính mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC MÁC – LENIN
HỌ VÀ TÊN: VŨ NGUYỄN THỤC HIỀN
LỚP: MẠNG ĐIỆN TỬ K40
MÃ SINH VIÊN: 2056070021
BÀI LÀM
Để tồn tại, con người phải thích nghi với môi trường sống của chính mình, nhưng con
người không thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà luôn tìm cách thay đổi thế
giới theo nhu cầu sống của chính mình. Muốn vậy, mọi người phải hiểu thế giới xung quanh
hiểu chính mình. Thế giới xung quanh chúng ta gì? bắt đầu từ đâu kết thúc? Quyền
lực nào điều khiển sự tồn tạibiến đổi của nó? Một người là gì, anh ta sinh ra như thế nào,
mối quan hệ của anh ta với thế giới bên ngoài là gì? Nó biếtvà làmvề thế giới đó? Tại sao
người tốt và người xấu? Đời ngườiý nghĩa gì? Chết có hay không? Làm khi tàn? Rượu
đâu? ... Những câu hỏi như vậy đã được mọi người đặt ra ở các mức độ khác nhau từ thời cổ đại.
Từ xưa đến nay, xuyên suốt đến tương lai.Vì vậy, quan điểm khách quan cũng mang tính thích
ứng giữa tự nhiên, xã hội, không gian và thời gian.
I, LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan chính là mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Để làm rõ về mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức cần phải làm rõ vật chất là gì, ý thức là gì.
1. Khái niệm
1.1. Vật chất là gì?
Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại; chụp lại; phản ánh và không
lệ thuộc vào cảm giác.
Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với vớicách là một phạm trù triết học, nó chỉ ra tất cả những
gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng.
Vật chất hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của
con người.
1.2. Ý thức là gì?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.
Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì tự nhiên trở
thành ý thức. Mặt khác, ý thức sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do nhu cầu cải tạo
giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do
đó, ý thứclà cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con ngườiđược cải biến đi
trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể
tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, thể hình dung ra những không trong thực tế. Ý
thức thể dự đoán, đoán trước được tương lai, thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường,
những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao.
Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự
phản ánh tồn tại.
Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chấtý thức mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức thì vật chất có trước còn ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức quyết
định ý thức,ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
2.1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất trước, ý thức sau, vật chất
nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con
người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết
quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận
này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên;
một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau. phải có bộ óc
của con người phát triển trình độ cao thì mới sự ra đời của ý thức. Phải thể giới xung
quanh tự nhiên hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý
thức sự tương tác giữa bộ não con người thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một
người nào đó sinh ra bộ não không hoạt động được hay không bộ não thì không thể ý
thức được. Cũng như câu chuyện cậu sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với
hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về hội cũng chỉ giống như những con
sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc hội của ý thức (bộ óc người, thế
giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là
chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc những dạng tồn tại của vật chất
(bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của
ý thức. Vật chất tiền đề cho sự tồn tại phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý
thức cũng phải thay đổi theo.
+ VD: Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 vềcông nghệ thông tin là rất yếu
kém sở như vậy do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu. Nhưng
nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2,
3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động phát triển của ý thức, hình thức
biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường
sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội
dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động ngược lại vật chất.
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con
người. Bản thân ý thức tự không trực tiếp thay đổi được trong hiện thực. Muốn thay đổi
hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con
người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế
giới vật chất trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên sở ấy con
người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện
pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác
động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ. VD. Nếu tâm trạng
của người công nhân không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản xuất trong
nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể
giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không
có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động thực tiễn của
con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng hiện thực khách quan thì
chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới quan.
VD. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 10000 dộ C thì con người tạo ra các
nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải
bằng phương pháp thủ công xa xưa. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo
hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, tri thức khoa học, tình
cảm cách mạng, nghị lực, ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục
đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của
con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ
đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ
có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức thế quyết định
hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức
thể thấy: vật chất nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức;
là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác
động ấy không phải tự thân phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con
người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức,
mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người
những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của
ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để
xem xét mối quan hệ này. Từ đó khằng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định
ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người .
Vật chất quyết định ý thức: Vật chất trước, ý thức sau. Vật chất quyết định nguồn
gốc, bản chất, nội dung sự biến đổi của ý thức.
- Ví dụ :Trong đời sống xã hội có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất
của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh
của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan: nghĩa ý thức sự phản ánh thế giới vật chất thế giới vật chất được dịch
chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung.
Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức cái phản ánh, vật chất cái được phản
ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách
quan.Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở
- Ví dụ: Chủ trương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người - khủng
hoảng kinh tế xã hội, động lực
Tổng quan lại , Quan hệ vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua
lại, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động
nhận thức của con người.
3. Yêu cầu phương pháp luận của quan điểm khách quan duy vật biện chứng
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của
lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
• Trong hoạt động nhận thức:
Chủ thể phải :
Một : Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại như vốn không
được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.
: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyếtHai
khoa họcgiá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng
thực nghiệm.
• Trong hoạt động thực tiễn:
Chủ thể phải:
: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. Một là
Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach,
tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat
động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức nghĩa phát huy vai trò tri thức, tình
cảm, ý chí,trí ….tứcphát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat
động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng động, sáng tạo của ý
thức mối quan hệ biện chứng giữa vật chất ý thức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận
là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quanxuất phát từ tính khách
quan của vật chất, thái độ tôn trọng hiện thực khách quan căn bản tôn trọng quy luật;
nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải
xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách,
kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân
tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này
đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để
làm chủ tri thức khoa học đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí,
nghị lực.
Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan phát huy
năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí,
chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học...trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương sở hoạt động
nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan hoạt động tuân
theo quy luật khách quan, nghĩa chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt
động thực tiễn.
Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách
quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan. Nghị quyết 6 của Đảng là bài học kinh
nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.
Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) nhận thức sự vật phải tôn trọng
chính có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật chống chủ nghĩa
khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì
phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực
của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rút ra những
nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực; giáo dục nhận thức thông qua phong trào,
thực tiễn tư tưởng, đạo đức giả
Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh
vực đó ra, sự phân biệt chỉ tương đối (Câu của Nin).Vì thế một chính sách đúng đắn
sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt
danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu
tố kinh tế coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều
kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên
lực lượng sản xuất.
II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm
ứng viên, 100 chiếc lược đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oămchùa sư đã xuống
tóc, làm nhu cầu sử dụng lược. Mà không nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm
người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.
Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh
này giễu cợt họ không tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ
mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.
Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ,
anh ta xin gặp trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" thưa rằng: "Trên núi cao
gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương tóc tai rối bù, e không thành kính
trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử
chải tóc cho gọn gàng, không rối". Nghe anh ta nói lý, trụ trì đồng ý mua lược. Nhà
chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.
Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi
ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào
cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành
cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên chút tặng phẩm khuyến khích người
làm việc thiện. Con mang theo ít lược của công ty. Thầy thư pháp hơn người, xin viết lên
lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe
ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.
Từ đây có thể đánh giá được tư duy giải quyết vấn đề của ba ứng cử viên trên: Người thứ
nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần nhẫn nại kiên trì. Người thứ hai năng lực quan
sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu
cầu tâm lý của đám đông, ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường
tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ
làm phụ trách bán hàng. Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm,
dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa
đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có
nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm
cách kích cầu để bán hàng.
vậy ứng cử viên thứ ba trước hết xuất phát từ phân tích điều kiện, hoàn cảnh thực tế
sau đó nhờ có ý thức phát triển năng lực đánh giá thực tại khách quan và sáng tạo, quan sát tình
huống nên đã giải quyết rất tốt vấn đề và tạo ra vật chất.
| 1/8

Preview text:

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC MÁC – LENIN
HỌ VÀ TÊN: VŨ NGUYỄN THỤC HIỀN LỚP: MẠNG ĐIỆN TỬ K40 MÃ SINH VIÊN: 2056070021 BÀI LÀM
Để tồn tại, con người phải thích nghi với môi trường sống của chính mình, nhưng con
người không thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, mà luôn tìm cách thay đổi thế
giới theo nhu cầu sống của chính mình. Muốn vậy, mọi người phải hiểu thế giới xung quanh và
hiểu chính mình. Thế giới xung quanh chúng ta là gì? Nó bắt đầu từ đâu và nó kết thúc? Quyền
lực nào điều khiển sự tồn tại và biến đổi của nó? Một người là gì, anh ta sinh ra như thế nào, và
mối quan hệ của anh ta với thế giới bên ngoài là gì? Nó biết gì và làm gì về thế giới đó? Tại sao
có người tốt và người xấu? Đời người có ý nghĩa gì? Chết có hay không? Làm gì khi tàn? Rượu
đâu? ... Những câu hỏi như vậy đã được mọi người đặt ra ở các mức độ khác nhau từ thời cổ đại.
Từ xưa đến nay, xuyên suốt đến tương lai.Vì vậy, quan điểm khách quan cũng mang tính thích
ứng giữa tự nhiên, xã hội, không gian và thời gian.
I, LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan chính là mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Để làm rõ về mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức cần phải làm rõ vật chất là gì, ý thức là gì. 1. Khái niệm
1.1. Vật chất là gì?
Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại; chụp lại; phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với với tư cách là một phạm trù triết học, nó chỉ ra tất cả những
gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng.
Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người. 1.2. Ý thức là gì?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì tự nhiên trở
thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do nhu cầu cải tạo
giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do
đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể
tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế. Ý
thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường,
những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao.
Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức thì vật chất có trước còn ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức quyết
định ý thức,ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
2.1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con
người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết
quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận
này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là
một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau. phải có bộ óc
của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung
quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý
thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một
người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý
thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với
xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con
sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế
giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là
chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất
(bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của
ý thức. Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý
thức cũng phải thay đổi theo.
+ VD: Ở Việt Nam, nhận thức của các học sinh cấp 1, 2, 3 vềcông nghệ thông tin là rất yếu
kém sở dĩ như vậy là do về máy móc cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu. Nhưng
nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng thì trình độ công nghệ thông tin của các em cấp 1, 2,
3 sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức
biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường
sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội
dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
2.2. Ý thức có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động ngược lại vật chất.
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con
người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi
hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con
người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế
giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con
người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện
pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác
động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách mạng mẽ. VD. Nếu tâm trạng
của người công nhân mà không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản xuất trong
nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể
giảng thắng lơị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cũng như Lê - Nin đã nói “ Không
có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động thực tiễn của
con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng hiện thực khách quan thì
chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới quan.
VD. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 10000 dộ C thì con người tạo ra các
nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡ chủng loại, chứ không phải
bằng phương pháp thủ công xa xưa. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo
hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình
cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục
đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của
con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ
đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ
có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định
hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức
có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức;
là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác
động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con
người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức,
mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và
những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để
xem xét mối quan hệ này. Từ đó khằng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định
ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người .
Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định nguồn
gốc, bản chất, nội dung sự biến đổi của ý thức.
- Ví dụ :Trong đời sống xã hội có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất
của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh
của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch
chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung.
Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản
ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách
quan.Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở
- Ví dụ: Chủ trương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người - khủng
hoảng kinh tế xã hội, động lực
Tổng quan lại , Quan hệ vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua
lại, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động
nhận thức của con người
.
3. Yêu cầu phương pháp luận của quan điểm khách quan duy vật biện chứng
Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của
lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:
• Trong hoạt động nhận thức: Chủ thể phải :
Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không
được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.
Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết
khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm.
• Trong hoạt động thực tiễn: Chủ thể phải:
Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.
Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach,
tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat
động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình
cảm, ý chí, lý trí ….tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat
động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng động, sáng tạo của ý
thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận
là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng và hành động theo khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là xuất phát từ tính khách
quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật;
nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải
xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách,
kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân
tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này
đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để
làm chủ tri thức khoa học đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí, nghị lực.
Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy
năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí,
chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoa học...trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương cơ sở hoạt động
nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuân
theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
 Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách
quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan. Nghị quyết 6 của Đảng là bài học kinh
nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.
Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọng
chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủ nghĩa
khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì
phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rút ra những
nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực; giáo dục nhận thức thông qua phong trào,
thực tiễn tư tưởng, đạo đức giả
 Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh
vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin).Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ
sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt
danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu
tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều
kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản xuất.
II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm
ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống
tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm
người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.
Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh
này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ
mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.
Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ,
anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "Trên núi cao
gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính
trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử
chải tóc cho gọn gàng, không bù rối". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà
chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.
Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi
ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào
cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành
cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người
làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên
lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe
ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.
Từ đây có thể đánh giá được tư duy giải quyết vấn đề của ba ứng cử viên trên: Người thứ
nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan
sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu
cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường
tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ
làm phụ trách bán hàng. Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm,
dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa
đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có
nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm
cách kích cầu để bán hàng.
Vì vậy ứng cử viên thứ ba trước hết xuất phát từ phân tích điều kiện, hoàn cảnh thực tế
sau đó nhờ có ý thức phát triển năng lực đánh giá thực tại khách quan và sáng tạo, quan sát tình
huống nên đã giải quyết rất tốt vấn đề và tạo ra vật chất.