-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập kiểm tra lý thuyết võ vovinam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh (chị) hãy phân tích kỹ thuật căn bản võ Vovinam - Việt Võ đạo. Việt Võ Đạo không những phát triển mạnh mẽ trong phạm vi nước nhà mà còn ngày một vươn xa hơn, đạt được quy mô rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Nga, Pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Võ thuật vovinam – việt võ đạo 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập kiểm tra lý thuyết võ vovinam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh (chị) hãy phân tích kỹ thuật căn bản võ Vovinam - Việt Võ đạo. Việt Võ Đạo không những phát triển mạnh mẽ trong phạm vi nước nhà mà còn ngày một vươn xa hơn, đạt được quy mô rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Nga, Pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Võ thuật vovinam – việt võ đạo 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỳ Dung MSV: 2358010007 Lớp: BTXB.K43
KIỂM TRA LÝ THUYẾT VÕ VOVINAM
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích kỹ thuật căn bản võ Vovinam-Việt Võ đạo (Minh hoạ)
1. Khái quát về Vovinam
Vovinam - Việt võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội vào năm
1938 trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa
các võ phái khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải; nhất là cải tiến
nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương Nhu phối triển.
Việt Võ Đạo không những phát triển mạnh mẽ trong phạm vi nước nhà mà
còn ngày một vươn xa hơn, đạt được quy mô rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở
nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Nga,
Pháp... Dựa trên nguyên lý nhu cương phối triển , các môn sinh vovinam được tập
luyện từ những đòn thế cơ bản tay không chém, đấm, gạt, trỏ, đá… đến các bài
quyền, chiến lược, binh khí như dao, kiếm, trường côn, mã tấu, đại đao…Ngoài ra
môn sinh còn được tập luyện với các bài tập tay không chống vũ khí, các phản đòn
trình độ, các lối khóa gỡ tự vệ từ căn bản đến nâng, các lối vật, đặc biệt với môn
sinh vovinam sẽ được tập luyện chuyên sâu về bay nhảy, nhào lộn, các đòn chém
quét chém triệt, đến hệ thống 21 đòn chân tấn công đặc trưng của môn phái.
Hiện nay Vovinam được phát triển hơn 60 nước trên thế giới. Chánh trưởng quản
Hội đồng võ sư hiện nay là võ sư Nguyễn Văn Chiếu. 1
2. Kỹ thuật căn bản Vovinam-Việt võ đạo 2.1. Kỹ thuật Tấn
Nhằm giữ vững trọng tâm và thăng bằng cho con người trong mọi tư thế,
mọi trường hợp và để thể hiện những động tác tại chỗ một cách linh hoạt, vững
chắc, chính xác và hữu hiệu.
Vovinam - Việt Võ Đạo có nhiều thế tấn căn bản trong tập luyện tấn công và
phòng thủ như Trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, độc cước tấn, hồi tấn.
- Đinh tấn: Từ tư thế nghiêm, chân trái bước dài 1 bước về phía trước, trùng
xuống, cạnh bàn chân hướng về trước, 2 nắm đấm kéo sát về hông, lưng thẳng, mặt
nhìn về trước (có 2 bên: đinh tấn trái và đinh tấn phải).
- Tam giác tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải bước chếch về trước 45 độ qua
phải, mũi bàn chân phải hướng về trước, 2 nắm đấm kéo sát về hông, trọng tâm
dồn về chân phải (có 2 bên: tam giác tấn trái và tam giác tấn phải – tên gọi theo chân bước). 2
- Trung bình tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải bước ngang qua phải rộng
gấp đôi vai, 2 nắm đấm kéo sát về hông, 2 chân trùng thấp, thân hơi nghiêng về
trước, ngực nở (lưng thẳng, mặt nhìn về trước).
- Trảo mã tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải làm trụ, chân trái bước về trước
20-25cm, mũi bàn chân cắm xuống đất, 2 chân hơi chùng, gối hơi khép lại 2 nắm
đấm kéo sát về hông, trọng tâm dồn về chân phải (có 2 bên: trảo mã tấn trái và trảo
mã tấn phải – gọi tên theo chân đứng trụ).
- Quỵ tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải (trái) bước về trước 1 bước rộng
bằng vai, chân phải (trái) quỵ xuống đấy, chân phải (trái) vuông góc với cơ thể và
chân quỵ thẳng với cơ thể. 2 nắm đấm kéo sát về hông (lưng thẳng, mặt nhìn về trước) 3
- Lập tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải bước ngang qua phải rộng bằng vai,
2 nắm đấm kéo sát về hông (lưng thẳng, mặt nhìn về trước)
- Độc cước tấn: Từ tư thế nghiêm, chân trái làm trụ chân phải co lên, 2 nắm
đấm kéo sát về hông, mũi chân hướng xuống, lưng thẳng, mặt nhìn về trước (có 2
bên: độc cước tấn phải và độc cước tấn trái – gọi tên theo tên chân đứng trụ). 4
- Cung tiễn tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải (trái) bước lùi ra sau 1 bước
rộng bằng vai, chân phải (trái) trùng thấp, chân còn lại hơi trùng tư nhiên. Tay phải
đứng theo thân người, lòng bàn tay hướng vào trong, tay trái gạt từ trên xuống che gối trái.
- Hồi tấn: Từ tư thế nghiêm, chân phải bước chéo ngang qua trái, cạnh trong
bàn chân phải hướng sang bên trái, 2 nắm đấm kéo sát về hông, trọng tâm dồn về chân phải. 5
2.2. Kỹ thuật Đấm
- Nắm đấm: Tay nắm chặt, dồn sức ra khi chạm mục tiêu, nắm đấm và cánh
tay thẳng, không con lên hay gập xuống, tay còn lại để ở hông.
- Đấm thẳng: Đứng ở tư thế Lập tấn, đấm nắm đấm từ hông ra trước di
chuyển theo đường thẳng và xoắn thuận từ ngoài vào trong, kết thúc khi đến điểm
chạm và nắm đấm úp khi đến mục tiêu. 6
- Đấm thấp: Đứng ở tư thế lập tấn đấm nắm đấm từ hông ra trước di chuyển
theo đường thẳng chếch thấp và xoắn thuận từ ngoài vào trong kết thúc khi tới
điểm chạm, nắm đấm úp khi đến mục tiêu.
- Đấm móc: Đứng ở tư thế Lập tấn đấm vòng từ ngoài vào trong đến cằm
tào thành góc 90 độ, nắm đấm úp khi đến mục tiêu. 7
- Đấm múc: Đứng ở tư thế Lập tấn đấm từ dưới lên, lưng bàn tay hướng về
trước, mục tiêu là bụng hoặc cằm.
- Đấm Lao: Đứng ở tư thế Lập tấn vươn cánh tay tới trước, đấm lưng nắm
đấm về mục tiêu, cánh tay thẳng. 8
- Đấm phạt ngang: Từ tư thế thủ, kéo nắm đấm về vai còn lại, đánh ngang
tay trở lại mục tiêu bằng cạnh tay.
- Đấm bật ngược: Từ tư thế thủ, cuộn tay đấm vào thân người, từ dưới lên
trên đến mặt bằng lưng nắm đấm (theo chiều kim đồng hồ). 9
- Song đấm thẳng: Từ tư thế Lập tấn, 2 tay bắt chéo và kéo 2 nắm đấm về sau gáy,
đồng thời đấm cùng lúc 2 nắm đấm úp về trước.
- Song đấm múc: Từ tư thế Lập tấn, 2 tay bắt chéo và kéo 2 nắm đấm về hông,
đồng thời đấm cùng lúc 2 nắm đấm múc về trước. 10 2.3. Kỹ thuật chém
- Được thực hiện bằng bàn tay khép chặt, linh hoạt sử dụng để tấn công. Cách hình
thành bàn để chém: ngón cái khép chặt, 4 ngón còn lại áp sát nhau, cổ tay thẳng,
bàn tay không bị gập lên xuống hay ưỡn cong.
- Chém số 1: Tay kẹp chặt để bên vai đối diện (tay phải, vai trái) lòng bàn
tay úp, cạnh tay hướng về trước. Chém cạnh tay từ trong ra ngoài theo đường chéo
từ trên kéo xuống (vào vai, thái dương), lòng bàn tay và chỏ hướng xuống.
- Chém số 2: Tay khép chặt để bên vai cùng bên. Chém cạnh tay từ ngoài
vào trong theo đường chéo vào mục tiêu. 11
- Chém số 3: Tay khép chặt trước ngực, cạnh tay hướng về trước. Chém
cạnh tay từ ngực ra trước vào mục tiêu là cằm hoặc cổ.
- Chém số 4: Tay khép chặt đặt ngửa ở hông. Chém cạnh tay bằng cách đ~y
thẳng ra trước và mục tiêu là cằm hoặc cổ. 12
- Chém quét: Từ tư thế thủ, tay khép chặt đặt vào cổ chém số 1 về trước,
đồng thời đá quét về trước (vùng cẳng chân), chân trụ trùng (có 2 bên: chém quét
trái và chém quét phải – tên gọi theo bộ tay và chân đang thực hiện).
- Chém song song (song chém): Từ tư thế thủ, 2 tay từ phía trước ngực, 2
tay tạo đà từ vai phải, chém 2 tay sang bên trái (tay bên trái nằm trên) đối với chém
song song bên trái. Chém song song bên phải với động tác ngược lại. 13
- X6a thẳng: Tay phải khép chặt ngang hông, mũi tay hướng về trước, xỉa
thẳng mũi tay về trước vào vùng cổ hoặc vùng mắt.
- Chém tri7t: Tay mở chém số 2, kéo chân tạo đà triệt, cùng lúc tay chém số
2 và chân triệt ngã người chịu đòn (tay chân cùng bên và lực tay, chân ngược chiều nhau). 14 2.4. Kỹ thuật Gạt
Được thực hiện hiện bằng bàn tay khép chặt, linh hoạt sử dụng để phòng thủ.
Cách hình thành bàn tay để gạt: ngón cái khép chặt, 4 ngón còn lại áp sát nhau, cổ
tay thẳng, bàn tay không bị gập lên lên xuống hay ưỡn cong.
- Gt s 1: Lòng bàn tay hướng về trước ra ngoài. Gạt cạnh tay theo hướng
từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và đi ngang qua vùng mặt. 15
- Gt s 2: Lòng bàn tay hướng vào trong, cạnh tay hướng vào trong. Gạt
cạnh tay theo hướng từ trong ra ngoài, từ trên xuỗng dưới và đi ngang qua vùng bụng.
- Gt s 3: Lòng bàn tay hướng phía trước, cạnh tay hướng lên trên. Gạt
cạnh tay theo hướng từ dưới lên trên, che đỡ đỉnh đ€u. 16
- Gt s 4: Lòng bàn tay hướng vào trong, cạnh tay hướng xuống. Gạt cạnh
tay theo hướng từ hông xuống và hơi chếch ra trước, che đỡ vùng hạ bộ. 2.5. Kỹ thuật Chỏ
Gập hết cẳng tay vào cánh tay, nắm chặt nắm đấm, cổ tay thẳng, cạnh tay hướng về trước. 17
- Ch s 1: Từ vị trí chỏ ngang ngực, đánh trỏ theo đường chéo từ trên
xuống, từ ngoài vào trong, mục tiêu là (vùng ngực, mặt, cổ).
- Ch s 2: Từ vị trí chỏ ngang ngực, đánh chỏ vòng theo hướng từ trước ra
sau, từ trên cắm xuống vào mục tiêu sau lưng. 18
- Ch s 3: Từ vị trí chỏ ngang ngực, đánh chỏ từ dưới lên trên vào mục tiêu (vùng ngực, cằm).
- Ch s 4: Từ vị trí trỏ ngang ngực, đánh trỏ cắm từ trên xuống, người hơi gập về trước. 19
- Ch chm: Từ tư thế thủ, tay phải hình thành tư thế chỏ, tay trái mở chém
2. Cùng lúc tay phải đánh trỏ ngang vào cổ và tay trái chém số 2 vào hông người
chịu đòn (chỏ chém bên trái thì thực hiện ngược lại). 2.6. Kỹ thuật Gối
- Gi s 1: Chân trái (phải) đứng trụ, chân phải (trái) co đ€u gối đánh từ
dưới lên trên vào vùng hạ bộ hoặc bụng. 20