Bài tập Kinh tế vi mô
Bài tập Kinh tế vi mô
Preview text:
Bài 1: Cho biểu cung cầu về 1 loại hàng hóa như sau: Giá bán Lượng cầu Lượng cung 70 120 40 55 180 20 40 240 0
a. Viết phương trình đường cầu, cung. Vẽ đồ thị minh họa, tính giá và lượng cân bằng QD= a0 – a1 * P
=>120 = a0 – a1 * 70 và 180 = a0 – a1 * 55 =>a0 = 400 và a1 = 4 =>QD = 400 – 4P QS = c0 + c1 * P
=>40 = c0 + c1 * 70 và 20 = c0 + c1 * 55 =>c0 = và c1 = =>QS = + * P
Giá và lượng cân bằng: QD = QS 400 – 4P = + * P P0 = 85 và Q0 = 60 Đồ thị …
b. Giả sử doanh nghiệp đang bán hàng hóa với mức giá P = 60, với mục tiêu
tốiđa hóa doanh thu, doanh nghiệp quyết định tăng giá bán, quyết định này có đúng ko? Vì sao?
P = 60 => QD = 160 và QS = 80/3 EDP = -4* 60 / 160 = -3/2 / EDP/ = 3/2>1
Tăng giá thì tổng doanh thu giảm Ko đúng
c. Nếu nhà nước ấn định giá cho mặt hàng này là 92,5 và dùng biện pháp mua
hết số lượng hàng dư thừa, nhà nước sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Tính thặng
dư của người tiêu dùng, thặng dư của nhà sản xuất P2 = 92,5
Bài 2: có phương trình đường cầu của một loại hàng hóa của một doanh nghiệp như sau: P = 20 – Q/100
a. Nếu lượng cung ứng không đổi là 1100 thì doanh nghiệp sẽ bán với giá bao
nhiêu để cân bằng cung cầu trên thị trường P = 20 – 1100/100 = 9
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng QD = 2000 – 100P
EDP = -100 * 9 / 1100 = -9 / 11
c. Tổng doanh thu của người cung ứng sẽ thay đổi như thế nào khi lượng cung tăng lên 1150 Qs = 1150 = 2000 – 100P P = 8,5
EDP = -100 * 8,5 / 1150 = -17 / 23 /EDP/ = 17 / 23 < 1 Tổng doanh thu giảm
d. Nếu cầu về sản phẩm tăng lên ở mọi mức giá là 500 đơn vị sản phẩm, lượng
cung ổn định ở mức 1100 thì giá bán sẽ thay đổi như thế nào?
QDs = QDt + 500 = 2500 – 100P
Cân bằng => 1100 = 2500 – 100P P = 14
e. Thặng dư của người tiêu dùng thay đổi ra sao khi có sự thay đổi về cầu như trên?
f. Nếu t=5/đvsp người tiêu dùng => CS, PS thay đổi ra sao
Bài 4: Một người tiêu dùng với số tiền là 200 triệu đồng dùng mua hai hàng hóa X
và Y với Px = 2 triệu đồng/đơn vị sản phẩm, Py = 4 triệu đồng/ đơn vị sản phẩm.
Hàm lợi ích của người tiêu dùng này có dạng: Y = TU/X – 10
a. Tính tỉ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X bằng hàng hóa Y
b. Xác định số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn để tối
đa hóa lợi ích. Tính mức lợi ích đạt được khi đó
c. Nếu thu nhập người tiêu dùng tăng gấp đôi, các yếu tố khác không đổi thì
mức lợi ích sẽ thay đổi ra sao?
d. Nếu giá háng hóa X tăng gấp đôi, thu nhập người tiêu dùng vẫn là 200 triêu
đồng thì cơ cấu tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào
Bài 5: Một người tiêu dùng có số tiền 400 USD dùng để mua hai hàng hóa X và Y.
Tổng lợi ích của hai loại hàng hóa này được cho bởi hai hàm số: TUx = 0,13X2 + 1,8X TUy = 0,5Y2 + 4Y
Cho biết Py = 20 và hệ số góc của đường ngân sách bằng -1/5
a. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường ngân sách
b. Tính tổng lợi ích tối đa mà người tiêu dùng này đạt được.
Bài 6: Một doanh nghiệp có hàm sản xuất dài hạn Q = 100.L1/2. K1/2
Giá đầu vào lao động w = 200, giá thuê máy móc thiết bị R = 200
a. Nếu doanh nghiệp sản xuất 2000 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và
số máy móc thiết bị được sử dụng để tối thiểu hóa chi phí là bao nhiêu?
b. Nếu doanh nghiệp sản xuất 4000 đơn vị sản phẩm thì số lượng máy móc
thiết bị và lao động được sử dụng để tối thiểu hóa chi phí là bao nhiêu? Chi
phí cận biên và chi phí bình quân trong mỗi trường hợp là bao nhiêu?
c. Do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương nên giá thuê máy móc thiết bị và
giá thuê lao động tăng 15% điều gì sẽ xảy ra với tổng chi phí và chi phí cận biên.
Bài 7: Giả sử cho hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng sau: Q = 10.L3/2. K1/2
Giá đầu vào lao động là 10 USD/ngày, giá thuê máy móc thiết bị là 20 USD/ngày
a. Tính tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của vốn cho lao động
b. Hàm trên thể hiện hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô
c. Nếu doanh nghiệp sản xuất 1000 đơn vị sản phẩm thì số lượng máy móc
thiết bị và lao động cẩn sử dụng là bao nhiêu để tối thiểu hóa chi phí. Tính mức chi phí tối thiểu
d. Nếu doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô đầu vào lên 1,5 lần thì mức chi phí
trung bình sẽ thay đổi như thế nào (giả thiết giá đầu vào không đổi)
Bài 8: hàm sản xuất của một nhà máy là Q = 0,025K.L . Giả sử giá lao động là 100
USD/1 đơn vị lao động một ngày và giá của vốn là 200 USD/1 đơn vị một ngày
a. Tính sản phẩm cận biên của vốn và lao động
b. Nhà máy sẽ sử dụng số lượng đầu vào lao động và vốn như thế nào để sản
xuất 20 đơn vị sản lượng mỗi ngày. Tính mức chi phí của doanh nghiệp khi đó
c. Nếu doanh nghiệp quyết định nâng mức chi phí cho 1 ngày là 12000 USD
vàquyết định sản xuất càng nhiều càng tốt nhưng không được vượt quá giới
hạn chi phí này. Tính số lượng vốn và lao động sẽ được sử dụng và sản
lượng tối đa của nhà máy.
Bài 9: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 4Q + 3600
a. Viết phương trình biểu diễn chi phí biến đổi bình quân, chi phí cố định bình quân, chi phí cận biên
b. Tại mức sản lượng nào doanh nghiệp hòa vốn, khi đó giá bán của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Khi mức giá P = 104 doanh nghiệp quyết định vẫn tiếp tục sản xuất, quyết
định này của doanh nghiệp có đúng không? Vì sao? Tính lợi nhuận của
doanh nghiệp trong trường hợp này.
Bài 10: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản phẩm X sẽ hòa vốn ở
mức giá 21 nghìn đồng. Chi phí biến đổi của doanh nghiệp là VC = 2Q2 + Q (nghìn đồng)
a. Tìm chi phí cố định, đường cung của doanh nghiệp
b. Ở mức giá P = 30 nghìn đồng doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng nào,
tính lợi nhuận thu được?
c. Tìm mức giá doanh nghiệp đóng cửa sản xuất. Vẽ đồ thị các kết quả tìm được
Bài 11: Một doanh nghiệp độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm của mình là P = 150 – 2Q
Tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = 500 + 10Q + Q2
a. Tìm giá và sản lượng cho doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu:
- Tối đa hóa lợi nhuận - Tối đa hóa doanh thu -
Tối đa hóa lượng bán ra.
b. Tính lợi nhuận, thặng dư tiêu dùng và mất không của xã hội khi theo đuổi mục tiêu ở câu a
c. Vẽ đồ thị các kết quả tìm được
Bài 12: Một doanh nghiệp độc quyền sản xuất sản phẩm X có chi phí cận biên là MC = 5 + Q
Chi phí cố định của doanh nghiệp là 100. Doanh nghiệp gặp đường cầu về sản phẩm là P = 40 – Q.
a. Tính giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
b. Nếu chính phủ đánh thuế 1 nghìn đồng một đơn vị sản phẩm thì giá, sản
lượng của doanh nghiệp thay đổi như thế nào?
c. Tính thặng dư tiêu dùng và mất không của xã hội ở câu a
d. Nếu chính phủ thu thuế cố định là 1.000.000 đồng thì giá bán, sản lượng và
lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Giải thích.
Bài 13: Giả định hàm cầu thị trường của hàng hóa Y có dạng: P = 1000 – 0,01Q
a. Giả định ngành có 2 doanh nghiệp A và B, mỗi doanh nghiệp chiếm 50% thị
phần. Doanh nghiệp A có MC = 300 VNĐ, doanh nghiệp B có MC = 400
VNĐ. Nếu 2 doanh nghiệp không câu kết với nhau thì giá và lượng của thị
trường này quyết định như thế nào và bằng bao nhiêu?
b. Tính tổng lợi nhuận mỗi doanh nghiệp đạt được.
Bài 14: Một doanh nghiệp độc quyền bán có số liệu được tổng hợp như sau: Tại
mức sản lượng hiệu quả Q = 100 thì mức giá P = 20. Co giãn của cầu theo giá ở
mức giá trên là ED = -0,2.
1. Tự cho số liệu hợp lý về hàm tổng chỉ phí của doanh nghiệp, xác định hàm
chi phí cận biên, hàm chi phí bình quân.
2. Xác định phương trình đường cầu của doanh nghiệp và vẽ đồ thị minh họa
3. Xác định sức mạnh độc quyền và chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền.
Bài 15: Một doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có hàm cầu được xác định theo phương trình sau: P = 1000 – 0,01Q
1. Tự cho số liệu hợp lý về hàm tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp và tính MC
2. Tính MR và vẽ hình minh họa
3. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Bài 16: Một doanh nghiệp độc quyền mua có hàm cầu được biểu diễn như sau: P = 1000 – 0,01Q
1. Tự cho số liệu hàm tổng chi tiêu của doanh nghiệp, xác định hàm chi
tiêucận biên, chi tiêu bình quân, vẽ đồ thị
2. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi ích của xã hội, tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
3. Xác định mất không của xã hội do độc quyền gây ra
Bài 17: Giả định để đầu tư xây dựng một nhà máy mất thời gian 2 năm. Doanh
nghiệp phải chi 3 triệu USD vào đầu năm thứ nhất, 5 triệu USD vào cuối năm thứ
2. Năm thứ 3 nhà máy đi vào hoạt động nhưng bị lỗ 0,5 triệu USD. Từ năm thứ 4
đến năm thứ 10 mỗi năm doanh nghiệp lãi 1 triệu USD. Cuối năm 10 dự định bán
nhà máy thu 2 triệu USD. Nếu lãi suất tính theo lãi suất ngân hàng bình quân năm là 10%/năm
1. NPV của luồng tiền trên là bao nhiêu? Có nên đầu tư xây dựng nhà máy này hay không?
2. Trường hợp chi ngay 7 triệu USD vào đầu năm đầu tiên thì doanh nghiệp có nên đầu tư hay không?