Bài tập Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài tập Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Preview text:
QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI MỸ
TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG (01/1959)
2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ và những hành
động hiếu chiến của Mỹ
2.1.1. Bối cảnh thế giới
Về phía Pháp
Tháng 5.1953, Chính phủ Pháp cử Nava làm Tổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương.
Để kết thúc chiến tranh trong danh dự, ngày 27.4.1953, Hội đồng Quốc phòng Pháp đã thông qua kế hoạch Nava.
Từ mùa thu năm 1954, quân Pháp sẽ tiến công chiến lược giành những thắng lợi
quân sự quyết định buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện của Pháp. Như vậy,
kế hoạch Nava đã chứa đựng mục tiêu thương lượng nhưng là thương lượng trên thế mạnh.
Ngày 20.11.1953, Nava cho quân nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ,
Quân Pháp đã nhanh chóng xây dựng lòng chảo Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Nam Á. Về phía Liên Xô
Đình chiến ở Triều Tiên cũng ảnh hưởng tới dư luận thế giới và quan điểm của các
nước lớn trong việc giải quyết các cuộc chiến tranh khu vực. Liên Xô bắt đầu thực hiện
chính sách ngoại giao hòa hoãn.
Liên Xô muốn đi đến một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương để ngăn
chặn Mỹ mở rộng cụôc chiến tranh ở Đông Dương. Đây là khu vực chưa phải là quyền
lợi sát sườn của Liên Xô và ảnh hưởng của Liên Xô cũng chưa mạnh. Hơn nữa, Liên Xô
còn nhiều việc phải làm sau khi Stalin mất (3. 1953) và có sự thay đổi trong Ban lãnh đạo
cấp cao. Báo Sao đỏ của Liên Xô ra ngày 3.8.1953 viết “Đình chiến ở Triều Tiên cần
thúc đẩy việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương”1. Về phía Trung Quốc
Muốn tập trung vào khôi phục kinh tế, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất,
củng cố chế độ dân chủ nhân dân, cũng chủ trương sớm giải quyết lập lại hòa bình ở
Đông Dương, ngăn chặn đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, bảo đảm hòa bình và an ninh
cho Trung Quốc ở phía Đông Nam.
Sau khi Hiệp định Bàn Môn Điếm được kí kết, ngày 24.8.1953, Thủ tướng Chu
Ân Lai tuyên bố có thể thảo luận các vấn đề khác sau khi giải quyết vấn đề hòa bình ở
Triều Tiên, trước đó ngày 4.8.1953, Liên Xô đã gửi công hàm đến các nước lớn gợi ý
1 Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr 166
triệu tập một hội nghị 5 nước là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc để bàn bạc đi
đến giải pháp giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông. Như vậy, nếu được tham giải quyết cuộc
chiến tranh ở Đông Dương thì Trung Quốc sẽ có cơ hội khẳng định vai trò của mình trên
trường quốc tế với tư cách là một nước lớn. Về phía Mĩ
Mỹ tăng cường can thiệp và dính líu sâu vào Đông Dương, tiếp tục viện trợ cho
Pháp và không muốn Pháp đàm phán với Việt Minh.
Đế quốc Mĩ có âm mưu làm bá chủ thế giới. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
Việt Nam. Muốn thực hiện âm mưu này thì trước tiên Mĩ phải thực hiện chiến tranh xâm
lượt với các nước nhỏ, tạo nên một lực lượng hùng mạnh để thực hiện âm mưu bá chủ thế
giới. Nước ta đứng trước nguy cơ bị Mĩ xâm lượt, do Pháp vừa thất bại trong cuộc xâm
lượt Việt Nam lực lượng bị tổn thất không có khả năng tiếp quản Miền Nam Việt Nam, vì
vậy Mĩ nhảy vào thế chân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
2.1.2. Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Mỹ
* Bối cảnh thế giới trong khoảng thời gian Việt Nam ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954-1960)
Thuận lợi của cách mạng Việt Nam đã làm hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn
mạnh cả về kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Hệ
thống xã hội chủ nghĩa càng lớn mạnh thì quá trình cách mạng ở nước ta sẽ càng thuận
lợi, ta sẽ nhận được thêm nhiều sự trợ giúp quốc tế về nhiều mặt như kinh tế, khoa học kĩ
thuật, quân sự. Sự lớn mạnh của Liên Xô có vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng
Việt Nam giai đoạn này, đó không chỉ là nguồn hỗ trợ trên nhiều mặt cho cách mạng Việt
Nam mà còn là một chỗ dự tinh thần vững chắc cho nhân dân ta, cho thấy được con
đường cách mạng chúng ta đang thực hiện là đúng đắn.
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển. Phong trào hòa bình dân chủ lên cao
ở các nước tư bản. Phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản cho thấy thế
giới đang ngày càng biết đến hệ thống Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, trước sự
thành công của nhiều cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của những nước theo Xã hội
chủ nghĩa đã làm nguồn cổ vũ cho những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên
đòi hòa bình dân chủ. Điều này càng làm cho hệ thống Xã hội chủ nghĩa càng thêm lớn
mạnh, cho thấy con đường giải phóng dân tộc chúng ta đang thực hiện là đúng đắn, Việt
Nam chúng ta sẽ có được sự trợ giúp to lớn từ các nước trên thế giới theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa.
Thế giới đi vào thời kì chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang. Nước ta theo chế độ Xã
hội chủ nghĩa vì vậy chiến tranh lạnh cũng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Việt Nam trở
thành mục tiêu xâm lượt của Mĩ, Mĩ thành lập chính quyền ở Miền Nam và đối đầu với
chúng ta. Nhân dân ta được sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, các nước Xã hội chủ nghĩa
để chống lại Mĩ và tay sai. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ phản ánh rõ ràng sự đối đầu
của 2 phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
* Những nội dung cơ bản của hiệp định Giơnevơ
Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông
Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. Điều mà chúng ta phải thực
hiện đầu tiên đó là đòi lại các quyền dân tộc cơ bản, giành lại quyền tự quyết cho dân tộc,
đây là thứ mà nhân dân ta đánh đổi cả xương máu để giành lấy.
Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
Điều này nhằm giảm thiểu nhiều sự hy sinh vô ích, giữ gìn lực lượng.
Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt
Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời... Điều này nhằm phân bố khu vực
chuyển giao khu vực nắm quyền của nhân dân ta, tuy ta phải nhượng bộ không giành
được miền Nam thống nhất đất nước nhưng đây xem như một bước nghỉ để ta ở miền
Bắc phát triển lực lượng, phát triển kinh tế hỗ trợ nhân dân miền Nam giành được độc lập thống nhất đất nước.
Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước
ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Trước sự chứng kiến của quốc tế
điều này được đưa ra nhằm tránh phải những âm mưu chiếm đóng nước ta như Pháp, tạo
cho ta một khoảng thời gian ổn định để xây dựng được nhà nước, các lực lượng quân sự và ổn định kinh tế.
Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956. Làm cho thế
giới thấy được nước ta cũng là một quốc gia chính thức, có nhà nước, chính quyền, cũng
như quân đội. Ngoài ra cũng là nguồn cổ động nhân dân ta, đây là kết quả xứng đáng có
được của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cho thấy con đường cách mang chúng ta đang theo là đúng đắn.
Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người
kế tục họ. Để có được sự xác nhận của cộng đồng quốc tế, sự ràng buộc về mặt pháp lý
những quốc gia tham gia kí kết hiệp định không được làm trái những điều trên. Ngoại trừ
Mĩ nêu ra quan điểm chỉ ủng hộ chứ không kí kết, ngay sau hiệp định với âm mưu to lớn
là làm bá chủ thế giới Mĩ đã hất cẳng Pháp và chiếm lấy miền Nam Việt Nam, đẩy nhân
dân ta vào một cuộc chiến mới.
* Đặc điểm của Việt Nam sau tháng 7/1954
Trong thời điểm này đặc điểm chưa có tiền lệ lịch sử là đất nước ta bị chia làm hai
miền, có chế độ chính trị, xã hội khác nhau
Ở Miền Bắc: Miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội.Ở Miền Bắc ta đã bước đầu xây dựng được bộ máy chính quyền nhà nước của riêng
dân tộc Việt Nam ta, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều khó khăn trong quá trình
xây dựng bộ máy nhà nước. Vì nước ta vừa trải qua một cuộc chiến dài và khó khăn, hơn
nữa nước ta là lần đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội nên không
tránh khỏi chúng ta còn nghèo nàn, lạc hậu thiếu kinh nghiệm trong quá trình xây dựng
bộ máy chính quyền, phạm phải nhiều sai lầm trong quá trình quản lý đất nước, điều này
khiến quá trình phát triển về nhiều mặc ở Miền Bắc bị chậm lại do ta phải tốn thời gian
giải quyết những sai lầm. Ngoài ra Miền Bắc còn phải thực hiện một nhiệm vụ nữa là hỗ
trợ Miền Nam kháng chiến chống Mĩ, điều này cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế ở Miền Bắc.
Ở Miền Nam: Từ năm 1954, lợi dụng thất bại và khó khăn của Pháp, đế quốc Mĩ đã
nhảy vào thay chân Pháp thống trị Miền Nam. Âm mưu xâm lượt của Mĩ là biến nơi đấy
thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn
cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam khi
có điều kiện; biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông
Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống vùng này. Ta có thể thấy
được Mĩ đã có âm mưu từ trước khi không kí hiệp định Giơnevơ, chúng thay thế Pháp
chiếm đóng Miền Nam Việt Nam, đẩy nhân dân ta vào một cuộc chiến mới và càng làm
quá trình giải phóng dân tộc trở nên khó khăn hơn, nhân dân Miền Nam tiếp tục phải chịu
sự áp bức bốc lột của Mĩ. Ngoài ra Mĩ còn có âm mưu biến Miền Nam thành một căn cứ
quân sự, thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn
chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. Điều này cho thấy được có một phần ảnh hưởng
của tình hình chiến tranh lạnh trên thế giới, khi chúng ta và các nước Xã hội chủ nghĩa trở
thành mục tiêu xâm lượt của Mĩ.
* Những biện pháp của Mỹ trong việc thực hiện chia cắt lâu dài nướcViệt Nam
Đầu tiên Mĩ đã thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình
Diệm làm Tổng thống, xây dựng lực lượng quân đội gần nửa triệu người cùng hàng vạn
cảnh sát, công an, mật vụ được trang bị, vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.
Ta có thể thấy được âm mưu thâm độc của Mĩ khi thành lập chính quyền do Ngô Đình
Diệm đứng đầu, Mĩ không trực tiếp quản lý mà thực hiện kế hoạch người Việt cai trị
người Việt. Âm mưu này nhằm mục đích chiếm đóng lâu dài Miền Nam chúng ta, thu hút
thêm nhiều thành phần bán nước theo Mĩ tập trung phát triển lực lượng, đàn áp người dân
Miền Nam không cho ta theo cách mạng, rồi tiếp tục thực hiện âm mưu tiến công miền
Bắc chiếm toàn bộ Việt Nam.
Tiếp đến Mĩ vừa dụ dỗ lừa bịp vừa đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn thâm độc, dã
man, ráo riết thi hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng”, lập “khu trù mật”, “khu dinh điền”
nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn
áp phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân. Mĩ
tiếp tục thực hiện nhiều âm mưu hiểm độc, trực tiếp dùng bạo lực, đàn áp giết chóc để cai
trị, chống lại chúng chỉ có cái chết. Thi hành thêm nhiều chính sách phản lại cách mạng
nhằm chia rẽ sự đoàn kết giữa nhân dân ta, tiêu diệt nhiều nhà cách mạng yêu nước nhằm
làm vững chắc thêm chính quyền mà Mĩ xây dựng.
Cuối cùng Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã xé bỏ Hiệp định Geneve, cự tuyệt
tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 13-5-1957, Ngô Đình Diệm thăm Mỹ và tuyên
bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”. Đây là một lập trường và hành động
bán nước trắng trợn của chính quyền Ngô Đình Diệm, điều này cho thấy ý định chiếm
đóng miền Nam một cách trắng trợn của Mĩ, không cho Việt Nam được thống nhất, hoàn
toàn không thừa nhận hiệp định Giơnevơ, chúng quyết tâm chiếm được Miền Nam.
* Những yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra đòi hỏi Việt Nam cần giải quyết
Ở Miền Bắc: Nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ là phải xây dựng được chính quyền,
tập trung phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân, tuy còn nhiều yếu kém lạc hậu
nhưng cũng phải cố gắng giải quyết những vấn đề này. Miền Bắc đang là chỗ dựa tinh
thần, là nguồn hỗ trợ to lớn đối với miền Nam. Miền Bắc xây dựng được nhà nước càng
phát triển thì cuộc cách mang của nhân dân miền Nam càng ít thêm những khó khăn.
Ở Miền Nam: Ta phải xác định rõ được kẻ thù trước mắt là Mĩ, tin tưởng vào đường
lối cách mạng của Đảng, kiên định trước những âm mưu của Mĩ nhằm chia rẽ nhân dân ta Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt
Nam (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản VN (2017), Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương,
https://www.angiang.dcs.vn/Lists/TuLieuVanKien/DispForm.aspx?ID=15
3. ThS. Nguyễn Thị Hiền (2020), Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của hội nghị Giơnevơ (1954),
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/tim-
hieu-hoan-canh-lich-su-cua-hoi-nghi-gionevo-1954-56.html