Bài tập lớn kết thúc học phần đề tài Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nay học phần Luật hành chính

Bài tập lớn kết thúc học phần đề tài Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nay học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

Môn:
Trường:

Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu

Thông tin:
9 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập lớn kết thúc học phần đề tài Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nay học phần Luật hành chính

Bài tập lớn kết thúc học phần đề tài Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nay học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

149 75 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|17327 243
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI
:
Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại
nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn
bản nguồn của luật hành chính hiện nay.
Hà Nội, 2021
HỌ VÀ TÊN
:
Trần n Cường
LỚP
:
CNBB04M-2-20- N
12
MSSV
: 451824
lOMoARcPSD|17327 243
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................1
CHƯƠNG I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH.........................1
1.1 Khái nm nguồn của luật hành chính..........................................1
1.2 Phân loại nguồn của luật hành chính................................................ 3
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN CỦA LUẬT
HÀNH CHÍNH HIỆN NAY ................................................................. 6
2.1 Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hành chính hiện nay ........ 6
2.2 Giải pp nâng cao chất lượng nguồn của luật hành chính ............. 7
KẾT LUẬN..............................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Nguồn của luật hành chính Việt Nam tập hợp tất cả những quy phạm pháp
luật có thể viện dn đáp dụng cho các trường hợp sự kiện pháp nh chính
phát sinh. Trong quản nhà nước có rất nhiều lĩnh vực cần điều chỉnh, cần giải
quyết và áp dụng pháp luật. Cnh vì vậy, hiểu rõ bản chất nguồn ca luật hành chính
là yêu cầu thiết yếu, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam chưa có một đạo luật hành
chính áp dụng thống nhất và các quy phạm pháp luật hành chính vn còn tản mạn
trong nhiều văn bản pháp luật với giá trị pháp lý khác nhau.
Chính thế, việc nghiên cứu và đánh gnguồn của luật hành chính là hoạt
động rất cần thiết để đảm bảo cho việc quản lí hành chính Nhà ớc được hiệu quả,
nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hành chính không vi phạm luật
định. Để làm rõ vấn đề, em xin trình bày về đề tài Phân tích khái niệm nguồn của
luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính bình luận về chất lượng
lOMoARcPSD|17327 243
các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nayđlàm nội dung cho bài thi kết
thúc học phần môn Luật hành chính.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niêm nguồn của luật hành chính
Nguồn của luật hành chính nhng văn bản quy phạm pháp luật do quan
nhà nước thẩm quyền ban hành theo thủ tục và những hình thức nhất định, có nội
dung các quy phạm pháp luật hành chính, hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nnước.
Nguồn của luật hành cnh không phải tất cả c văn bn quy phạm pháp luật
chbao gồm những văn bản quy phạm pháp luật hành chính, tức những những
quy phạm pháp luật được ban hành để điều chnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Thông thường, c văn bản quy phạm pháp
luật hành cnh được ban hành bởi một quan nhà nước thẩm quyền, nhưng
cũng văn bản do nhiều quan nhà nước thẩm quyền hoặc một quan
thẩm quyền cùng các quan trung ương ca tổ chức chính trị - hội phối hợp ban
hành. Chính vì thế, nguồn ca luât hành chính có hệ thống nguồn khá phức tạp.
1.2 Phân loại nguồn của luật hành chính
Các văn bn quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của luậtnh chính. Căn
cứ vào cơ quan ban hành quy phạm pháp luật hành chính, nguồn ca luật hành chính
gồm sáu loại:
1.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
Các văn bản quy phạm pháp luật của các quan quyền lực nhà nước bao gồm:
- Luật (bộ luật) hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lc nhà nước
không chỉ vì hiệu lực pháp lý của nó còn sự ủy quyền pháp lý. Chỉ Quốc hội
mới có quyền ban hành, sửa đi, bổ sung, thay thế hay bãi bỏ luật; luật có thể bãi bỏ
bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.
- Hiến pháp luật bn của Nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn
a hội, chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng, địa vị pháp của công dân,
lOMoARcPSD|17327 243
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước… Như vậy, Hiến pháp quy định nhng
điều cơ bản nh nguyên tắc, làm cơ scho toàn bộ h thống pháp luật, trong đó
có Luật hành chính
- Nghquyết của Quốc hội văn bản quy pp luật được ban nh đ quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách n nước và phân bổ
ngân sách nnước, điều chnh nn ch nnước, pchuẩn quyết toán nn ch
nhà nước, quy định chế độ làm việc ca các cơ quan quyền lưc nhà nước.
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để quy định về các vấn
đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quc hội xem xét, quyết
định ban hành thành luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật.
- Nghquyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban nh để giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân n, quyết định tuyên
bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động vn cục bộ, ban bố nh trạng
khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác
thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là hình thức văn bản quy phạm pháp luật
duy nhất mà Hội đồng nhân dân các cấp ban hành và được ban hành.
1.2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước có quyn ban hành lệnh quyết đnh đthực hiện những nhiệm
vụ của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định. Phần lớn các văn bản do Chtịch
nước ban hành n bản áp dụng pháp luật. Những văn bản (hoặc phần văn bản) có
chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được coi nguồn của Luật
Hành chính Việt Nam.
1.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannh chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước gm Chính phủ, các bộ, quan ngang bộ và Ủy
ban nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp pháp luật ban hành có chức năng quản lí
hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ
quan hành chính nhà nước địa phương. Các loại n bản quy phạm pháp luật được
ban hành là Ngh định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông
lOMoARcPSD|17327 243
của bộ trưởng, thủ trưởng quan ngang Bộ; Quyết định của Ủy ban nhân dân;
Chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
1.2.4 Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát nhân dân tối cao
Nghquyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân n tối cao được ban hành để
hướng dẫn các tòa án áp dụng thng nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Thông của Chánh án Tán nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao quy định các biện pháp đbảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp và quy đnh những vn
đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Tán nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1.2.5 Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước
Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước được ban hành để quy định, hướng
dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thquy tnh kiểm toán, hồ sơ
kiểm toán.
1.2.6 Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
Văn bn chung của những cơ quan khác nhau được ban hành dưới hình thức
thông liên tịch. Chúng được bannh để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp
luật trong hoạt động ttụng nhũng vấn đ khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan đó. Các loại thông tư liên tịch là
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, quan ngang bộ đượcban
hành dưới hình thức thông tư.
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Chánh án a án nhân dân tốicao
với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Chảnh án Tòa án nhân dân tối
cao, Vỉện tởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với bộ, cơ quan ngang bộ.
- Văn bản quy phạm pháp luật giữa quan nhà nước thẩm quyền với tchức
chính trị – xã hội được ban hành dưới hình thức nghị quyết hoặc thông tư.
lOMoARcPSD|17327 243
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH
CHÍNH HIỆN NAY
2.1 Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hành chính hiện nay
Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân
dân các tổ chức, người thẩm quyền xây dng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính đã quán triệt nghiêm túc thực hiện các quy định v xây dựng
pháp luật, qua đó đã thiết lập hthống pháp luật điều chỉnh và đáp ng kịp thời
nhng đòi hỏi từ thực tiễn phát triển đất nước. Để có được điều đó, Nhà nước đã tạo
các điều kiện cần thiết để bảo đảm xây dựng pháp luật đạt hiệu quả cao. Sổn định
chính trị - xã hội và tính kp thời, phù hp trong các quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng là cơ sở thể chế a thành pháp luật, như về vấn đề hoàn thiện thể chế
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vtinh gọn bộ máy và tinh giản biên
chế….Bên cạnh đó, hiện nay khi ban hành các văn bản này, các cơ quan hành chính
nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc bảo đảm tính hợp pháp nh hợp lý,
nhờ đó, văn bản sau khi ban hành mới có khả năng thực thi, được xã hi chấp nhận.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp tính hợp pp và tính hợp lý của văn bản không
đồng nhất với nhau. Lý do chính là do cơ quan ban hành chưa kịp sửa đổi những văn
bản lỗi thời, không còn phù hợp hoặc là cơ quan ban hành không tính toán được hết
đặc điểm của từng địa pơng, sở, cho nên văn bản thphù hợp với nơi y
mà không phù hợp với nơi khác.
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hxã hội phát sinh trong
hoạt động hành chính nhà nước. So với các ngành luật khác, nguồn của luật hành
chính là các văn bản quy phạm pháp luật, số lượng văn bản quy phạm pháp luật
hành chính là nhiều hơn cả. Nhng quy phạm pháp luật hành chính được ban hành
bởi rất nhiều cơ quan ở những cấp, những ngành khác nhau nên khả năng ban hành
ra nhng quy định trùng lặp, chng chéo, u thuẫn nhau là điều không thể tránh
khỏi.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thực trạng kém
chất lượng của hthống văn bn pháp luật hiện hành thể gói gọn trong "chín
không": Không đầy đ, không ràng, không cụ thể, không ơng thích, không minh
lOMoARcPSD|17327 243
bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Đi liền
với những quy đnh chồng chéo, mâu thuẫn sự thường xuyên thay đổi, tính ổn
định không cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản
luật, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị
hội, nhất quan hkinh tế. Đồng thi, rất nhiều văn bn pháp luật tính quy
phạm thấp, thiếu nhng quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Còn tồn tại
nhng luật "khung", luật "ng" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai, thủy sản, lao
động đòi hỏi phải được điều chỉnh c thể và chi tiết.
1
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn của luật hành chính
Nguồn của luật hành chính nhng văn bản quy phạm pháp luật do quan
nhà nước thẩm quyền ban hành theo thủ tục và những hình thức nhất định, có nội
dung là các quy phạm pp luật hành chính. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng
nguồn ca luạt hành chính, cầnng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật bằng việc hệ thống hóa nguồn của luậtnh chính.
Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính biện pháp bản đkhắc phục
nhng khó khăn như việc chồng chéo, mâu thuẫn các văn bản quy phạm pháp luật
hành chính, tạo điu kiện thuận lợi cho việc nắm vững và không ngng hoàn thiện
nhng quy phạm pháp luật hành chính hiện hành. thể tiếnnh hệ thống hóa quy
phạm pháp luật hành chính bằng hai hình thức là tập hợp hóa pháp điển hóa.
2.2.1 Tập hợp hóa nguồn của luật hành chính
Tập hợp hóa là hoạt động ca cơ quan nhà nước thẩm quyền nhằm tập hợp
nhng văn bn pháp luật hoặc c phần của văn bản pháp luật hiện hành theo một
trật tự nhất đnh
Kết quả của hoạt động này là tập luật lệ hiện hành ra đời, trong đó các văn bản
được in toàn văn hay trích từng phần, được sắp xếp theo một trình tự nhất đnh như
theo thời gian ban hành, theo hiệu lực pháp lí, theo vần chcái, theo lĩnh vực chuyên
1
Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/2017-03-13-06-49-
51/781-tieu-chi-xac-nh-cht-lng-ca-h-thng-phap-lut (Truy cập lần cuối: Ngày 26/07/2021)
lOMoARcPSD|17327 243
môn...Trong qtrình tập hợp hóa, các quy phạm pháp luật hành chính không bthay
đổi vnội dung.
2.2.2 Pháp điển hóa nguồn của luật hành chính
Pháp điển hóa hoạt động của cơ quan nhà nước thẩm quyền ban hành ra
một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế cho nhiều văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành. Pháp điển hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ có pháp điển hóa
mà ta thể nắm vững hthống các quy phạm pháp luật hiện hành. Bản thân pháp
điển a một ng trình tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thi nh pháp luật đồng
thời là một bước phát triển mới của pháp luật.
Hình thức pháp điển hóa là bộ luật. Bộ luật là luật, do Quốc hội ban hành, điều
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một ngành luật hoặc một lĩnh vực tương đối độc lập
của một ngành luật.
Khi cần thiết, th tiến hành pháp điển hóa một số lĩnh vực quan trọng, có
tính độc lập tương đối. Những quan hệ xã hội trong lĩnh vực được pháp điển phải có
tính chất tương đối ổn định ranh giới tương đối ràng ở Việt Nam hiện nay,
công tác hệ thống hóa nguồn của luật hành chính chủ yếu được tiến hành dưới dạng
tập hợp hóa.
KẾT LUẬN
Luật hành chính ngành luật điều chỉnh các quan hhội phát sinh trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. nh chặt chẽ và ổn định tương đối của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải những n bản quy phạm pháp
luật để xác định cấu, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các
cấp, những mối liên hệ Công tác chyếu giữa chúng nhằm bảo đảm cho hoạt động
của cả bộ máy nhà nước được tiến hành đồng bộ, cùng hướng tới việc thực hiện
nhng nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy nhà nước nói chung và trước từng cơ quan nhà
nước nói riêng.
vậy, việc xác định chất lượng nguồn của Luật hành chính hoạt động hết
sức quan trọng. nước ta hiện nay, chất lượng nguồn của Luật hành chính tương
đối ổn đỉnh chặt chtrong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ng như
lOMoARcPSD|17327 243
áp dung văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm, thường xảy ra ở cấp
địa phương do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác hệ
thống hóa pp luật hành cnh, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp
luật hành chính, loại bỏ những văn bản chưa hợp lý, loại bỏ c văn bản không hợp
pháp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Giáo trình Lut Hành chính Việt
Nam, Trường đại học Luật Hà Ni, 2019.
2. Tiêu chí xác đnh chất lượng của hệ thống pháp luật
http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/2017-03-13-06-49-51/781-tieu-chi-xac-
nhcht-lng-ca-h-thng-phap-lut (Truy cập lần cuối: Ngày 26/07/2021)
| 1/9

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243 BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ
BÀI :
Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính, phân loại
nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn
bản nguồn của luật hành chính hiện nay. HỌ VÀ TÊN
: Trần Văn Cường LỚP
: CNBB04M-2-20- N 12 MSSV : 451824 Hà Nội, 2021 lOMoARc PSD|17327243 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................1
CHƯƠNG I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH.........................1
1.1 Khái niêm nguồn của luật hành chính..........................................1
1.2 Phân loại nguồn của luật hành chính................................................ 3
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN CỦA LUẬT
HÀNH CHÍNH HIỆN NAY ................................................................. 6
2.1 Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hành chính hiện nay ........ 6
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn của luật hành chính ............. 7
KẾT LUẬN..............................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
Nguồn của luật hành chính Việt Nam là tập hợp tất cả những quy phạm pháp
luật có thể viện dẫn để áp dụng cho các trường hợp có sự kiện pháp lý hành chính
phát sinh. Trong quản lý nhà nước có rất nhiều lĩnh vực cần điều chỉnh, cần giải
quyết và áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, hiểu rõ bản chất nguồn của luật hành chính
là yêu cầu thiết yếu, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam chưa có một đạo luật hành
chính áp dụng thống nhất và các quy phạm pháp luật hành chính vẫn còn tản mạn
trong nhiều văn bản pháp luật với giá trị pháp lý khác nhau.
Chính vì thế, việc nghiên cứu và đánh giá nguồn của luật hành chính là hoạt
động rất cần thiết để đảm bảo cho việc quản lí hành chính Nhà nước được hiệu quả,
nâng cao chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hành chính không vi phạm luật
định. Để làm rõ vấn đề, em xin trình bày về đề tài “Phân tích khái niệm nguồn của
luật hành chính, phân loại nguồn của luật hành chính và bình luận về chất lượng lOMoARc PSD|17327243
các văn bản nguồn của luật hành chính hiện nay” để làm nội dung cho bài thi kết
thúc học phần môn Luật hành chính. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niêm nguồn của luật hành chính
Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và những hình thức nhất định, có nội
dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Nguồn của luật hành chính không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật hành chính, tức là những những
quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Thông thường, các văn bản quy phạm pháp
luật hành chính được ban hành bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng
cũng có văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một cơ quan có
thẩm quyền cùng các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội phối hợp ban
hành. Chính vì thế, nguồn của luât hành chính có hệ thống nguồn khá phức tạp.
1.2 Phân loại nguồn của luật hành chính
Các văn bản quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của luật hành chính. Căn
cứ vào cơ quan ban hành quy phạm pháp luật hành chính, nguồn của luật hành chính gồm sáu loại:
1.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:
- Luật (bộ luật) là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước
không chỉ vì hiệu lực pháp lý của nó mà còn vì sự ủy quyền pháp lý. Chỉ Quốc hội
mới có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hay bãi bỏ luật; luật có thể bãi bỏ
bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.
- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân, lOMoARc PSD|17327243
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước… Như vậy, Hiến pháp quy định những
điều cơ bản có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hành chính
- Nghị quyết của Quốc hội là văn bản quy pháp luật được ban hành để quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ
ngân sách nhà nước, điều chỉnh ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách
nhà nước, quy định chế độ làm việc của các cơ quan quyền lưc nhà nước.
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để quy định về các vấn
đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết
định ban hành thành luật. Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật.
- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên
bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng
khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác
thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là hình thức văn bản quy phạm pháp luật
duy nhất mà Hội đồng nhân dân các cấp ban hành và được ban hành.
1.2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và quyết định để thực hiện những nhiệm
vụ của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định. Phần lớn các văn bản do Chủ tịch
nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản (hoặc phần văn bản) có
chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được coi là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
1.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy
ban nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp pháp luật ban hành có chức năng quản lí
hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương. Các loại văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành là Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông lOMoARc PSD|17327243
tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Quyết định của Ủy ban nhân dân;
Chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
1.2.4 Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát nhân dân tối cao
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để
hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp và quy định những vấn
đề khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1.2.5 Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước
Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước được ban hành để quy định, hướng
dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
1.2.6 Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
Văn bản chung của những cơ quan khác nhau được ban hành dưới hình thức
thông tư liên tịch. Chúng được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp
luật trong hoạt động tố tụng và nhũng vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan đó. Các loại thông tư liên tịch là
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ đượcban
hành dưới hình thức thông tư.
- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tốicao
với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Chảnh án Tòa án nhân dân tối
cao, Vỉện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với bộ, cơ quan ngang bộ.
- Văn bản quy phạm pháp luật giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổchức
chính trị – xã hội được ban hành dưới hình thức nghị quyết hoặc thông tư. lOMoARc PSD|17327243
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH HIỆN NAY
2.1 Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hành chính hiện nay
Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân
dân và các tổ chức, người có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính đã quán triệt và nghiêm túc thực hiện các quy định về xây dựng
pháp luật, qua đó đã thiết lập hệ thống pháp luật điều chỉnh và đáp ứng kịp thời
những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển đất nước. Để có được điều đó, Nhà nước đã tạo
các điều kiện cần thiết để bảo đảm xây dựng pháp luật đạt hiệu quả cao. Sự ổn định
chính trị - xã hội và tính kịp thời, phù hợp trong các quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng là cơ sở thể chế hóa thành pháp luật, như về vấn đề hoàn thiện thể chế
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, về tinh gọn bộ máy và tinh giản biên
chế….Bên cạnh đó, hiện nay khi ban hành các văn bản này, các cơ quan hành chính
nhà nước thường xuyên quan tâm đến việc bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý,
nhờ đó, văn bản sau khi ban hành mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản không
đồng nhất với nhau. Lý do chính là do cơ quan ban hành chưa kịp sửa đổi những văn
bản lỗi thời, không còn phù hợp hoặc là cơ quan ban hành không tính toán được hết
đặc điểm của từng địa phương, cơ sở, cho nên văn bản có thể phù hợp với nơi này
mà không phù hợp với nơi khác.
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động hành chính nhà nước. So với các ngành luật khác, nguồn của luật hành
chính là các văn bản quy phạm pháp luật, số lượng văn bản quy phạm pháp luật
hành chính là nhiều hơn cả. Những quy phạm pháp luật hành chính được ban hành
bởi rất nhiều cơ quan ở những cấp, những ngành khác nhau nên khả năng ban hành
ra những quy định trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau là điều không thể tránh khỏi.
Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, thực trạng kém
chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong "chín
không": Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh lOMoARc PSD|17327243
bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Đi liền
với những quy định chồng chéo, mâu thuẫn là sự thường xuyên thay đổi, tính ổn
định không cao của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản
luật, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị
xã hội, nhất là quan hệ kinh tế. Đồng thời, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy
phạm thấp, thiếu những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Còn tồn tại
những luật "khung", luật "ống" trong khi đó nhiều lĩnh vực như đất đai, thủy sản, lao
động… đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể và chi tiết.1
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn của luật hành chính
Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và những hình thức nhất định, có nội
dung là các quy phạm pháp luật hành chính. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng
nguồn của luạt hành chính, cần nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật bằng việc hệ thống hóa nguồn của luật hành chính.
Hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là biện pháp cơ bản để khắc phục
những khó khăn như việc chồng chéo, mâu thuẫn các văn bản quy phạm pháp luật
hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm vững và không ngừng hoàn thiện
những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành. Có thể tiến hành hệ thống hóa quy
phạm pháp luật hành chính bằng hai hình thức là tập hợp hóa và pháp điển hóa.
2.2.1 Tập hợp hóa nguồn của luật hành chính
Tập hợp hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tập hợp
những văn bản pháp luật hoặc các phần của văn bản pháp luật hiện hành theo một trật tự nhất định
Kết quả của hoạt động này là tập luật lệ hiện hành ra đời, trong đó các văn bản
được in toàn văn hay trích từng phần, được sắp xếp theo một trình tự nhất định như
theo thời gian ban hành, theo hiệu lực pháp lí, theo vần chữ cái, theo lĩnh vực chuyên
1 Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/2017-03-13-06-49-
51/781-tieu-chi-xac-nh-cht-lng-ca-h-thng-phap-lut (Truy cập lần cuối: Ngày 26/07/2021) lOMoARc PSD|17327243
môn...Trong quá trình tập hợp hóa, các quy phạm pháp luật hành chính không bị thay đổi về nội dung.
2.2.2 Pháp điển hóa nguồn của luật hành chính
Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra
một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế cho nhiều văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành. Pháp điển hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ có pháp điển hóa
mà ta có thể nắm vững hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành. Bản thân pháp
điển hóa là một công trình tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật đồng
thời là một bước phát triển mới của pháp luật.
Hình thức pháp điển hóa là bộ luật. Bộ luật là luật, do Quốc hội ban hành, điều
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một ngành luật hoặc một lĩnh vực tương đối độc lập của một ngành luật.
Khi cần thiết, có thể tiến hành pháp điển hóa một số lĩnh vực quan trọng, có
tính độc lập tương đối. Những quan hệ xã hội trong lĩnh vực được pháp điển phải có
tính chất tương đối ổn định và có ranh giới tương đối rõ ràng ở Việt Nam hiện nay,
công tác hệ thống hóa nguồn của luật hành chính chủ yếu được tiến hành dưới dạng tập hợp hóa. KẾT LUẬN
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tính chặt chẽ và ổn định tương đối của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải có những văn bản quy phạm pháp
luật để xác định rõ cơ cấu, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các
cấp, những mối liên hệ Công tác chủ yếu giữa chúng nhằm bảo đảm cho hoạt động
của cả bộ máy nhà nước được tiến hành đồng bộ, cùng hướng tới việc thực hiện
những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy nhà nước nói chung và trước từng cơ quan nhà nước nói riêng.
Vì vậy, việc xác định chất lượng nguồn của Luật hành chính là hoạt động hết
sức quan trọng. Ở nước ta hiện nay, chất lượng nguồn của Luật hành chính tương
đối ổn đỉnh và chặt chẽ trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như lOMoARc PSD|17327243
áp dung văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm, thường xảy ra ở cấp
địa phương do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, nhà nước ta cần đẩy mạnh công tác hệ
thống hóa pháp luật hành chính, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp
luật hành chính, loại bỏ những văn bản chưa hợp lý, loại bỏ các văn bản không hợp pháp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, 2019. 2.
Tiêu chí xác định chất lượng của hệ thống pháp luật
http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/2017-03-13-06-49-51/781-tieu-chi-xac-
nhcht-lng-ca-h-thng-phap-lut (Truy cập lần cuối: Ngày 26/07/2021)