-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam tiếp cận dưới góc độ chủ thể thực hiện gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; hoặc lĩnh vực hoạt động, gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập lớn Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam tiếp cận dưới góc độ chủ thể thực hiện gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; hoặc lĩnh vực hoạt động, gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÀI TẬP LỚN
MÔN: Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Lê Dạ Hương ThS. Ngô Thị Thuý Hiền
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Phương Mai
Lớp: Thông tin đối ngoại k40 Mã sinh viên: 2056100024 Hà Nội – 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHÚNG..........................3
1.1. Khái niệm.....................................................................................................3
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại.....................................................3
II . 4 HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG.............................................4
2.1. Giao lưu văn hóa “Việt Nam tươi đẹp” tại Nhật Bản................................4
2.1.1. Thông tin chính thức về Việt Nam........................................................4
2.1.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam,..............................................4
2.1.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức...........5
2.1.4. Thông tin giải thích, làm rõ...................................................................6
2.2. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc....................................7
2.2.1. Thông tin chính thức về Việt Nam........................................................7
2.2.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam...............................................7
2.2.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức...........8
2.2.4. Thông tin giải thích, làm rõ...................................................................9
2.3. Đối thoại cấp cao Việt Nam – Thái Lan về phòng, chống tội phạm và các
vấn đề an ninh lần thứ 2....................................................................................11
2.3.1. Thông tin chính thức về Việt Nam......................................................11
2.3.2. tin quảng bá hình ảnh Việt Nam.........................................................11
2.3.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức.........14
2.3.4. Thông tin giải thích, làm rõ.................................................................15
2.4. Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Lào lần thứ 3..................15
2.4.1. Thông tin chính thức về Việt Nam......................................................15
2.4.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam.............................................16
2.4.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức.........19
2.4.4. Thông tin giải thích, làm rõ.................................................................21
KẾT LUẬN............................................................................................................22
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................22 2 MỞ ĐẦU
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam tiếp cận dưới góc độ chủ thể thực hiện gồm đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; hoặc lĩnh vực hoạt động,
gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Đối ngoại công
chúng là cách tiếp cận mới, theo đối tượng hướng tới của hoạt động đối ngoại, đến
công chúng, hay còn gọi là các thành phần phi chính phủ của các nước. Hoạt động
đối ngoại công chúng được nhiều quốc gia, nhất là các nước lớn, những nước có vị
trí, vai trò, tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới chú trọng tiến hành để quảng bá hình
ảnh đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam đối ngoại công chúng chưa được xem xét như
một lĩnh vực hoạt động riêng trong công tác đối ngoại mặc dù các hoạt động đối
ngoại công chúng vẫn diễn ra tích cực. NỘI DUNG
I . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHÚNG 1.1.Khái niệm
Hoạt động đối ngoại là lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu của
mỗi quốc gia. Trong thế giới hiện đại và bối cảnh quá trình toàn cầu hoá phát triển
mạnh mẽ thì hoạt động đối ngoại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nói ngắn gọn thì hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài.
Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động
đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, cọ thể xảy ra trên lãnh thổ của một
quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt
động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc
phòng, an ninh... hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.
Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã
hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.
Đối ngoại công chúng là cách tiếp cận mới, theo đối tượng hướng tới của hoạt
động đối ngoại, đến công chúng, hay còn gọi là các thành phần phi chính phủ của các nước.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại
Nội dung Quản lý nhà nước về đối ngoại rất đa dạng, phụ thuộc vào chức năng,
nhiệm vụ của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Trong lĩnh vực
đối ngoại, Bộ ngoại giao là cơ quan thực hiện Quản lý nhà nước một cách toàn
diện mà hoạt động chính trị đối ngoại là nội dung quan trọng nhất. Hoạt động
Quản lý nhà nước về đối ngoại do Bộ ngoại giao thực hiện là mảng quan trọng
nhất trong Quản lý các hoạt động đối ngoại bởi hoạt đông này giữ vai trò quyết
định trong việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ các nguồn lực bên
ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, mở thêm các cánh cửa cho nước ta hội nhập với thế giới. 3
Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình hội
nhập kinh tế vói khu vực và thế giới nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi và
nguồn lực về vôh, viện trợ phát triển, công nghê và kinh nghiệm Quản lý phục vụ
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại
chù yếu do Bộ công thương và Bộ kế hoạch và đầu tư tiến hành. Vì vậy, nội dung
Quản lý nhà nước về đối ngoại được thể hiện tập trung nhất thông qua nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư.
II . 4 HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG
2.1. Giao lưu văn hóa “Việt Nam tươi đẹp” tại Nhật Bản
2.1.1. Thông tin chính thức về Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cùng gần 100 đại diện các Tập đoàn, Doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế, văn hóa Nhật Bản, Hội đoàn Việt Nam tại Nhật Bản đã tham dự.
Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong việc lý giải cho bạn bè Nhật Bản hiểu rõ
hơn về những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, quảng bá nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
qua những bản tình ca, điệu múa, những món ăn truyền thống đã trở thành tiềm
thức không chỉ của nhiều người Nhật Bản mà còn của nhiều bạn bè khắp thế giới.
Tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã điểm lại những kết nổi bật của 30 năm
đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, phát triển văn hóa…Từ một
nước còn thiếu lương thực, trong 30 năm qua Việt Nam đã trở thành nước xuất
khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam ở
mức cao so với khu vực và thế giới.
Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Năm 2016 là
năm Việt Nam bắt đầu bước sang một thời kỳ đổi mới tiếp theo giai đoạn trước,
thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cũng điểm lại những dấu ấn lịch sử trong quan hệ Việt
Nam-Nhật Bản. Đó là mối quan hệ có lịch sử lâu đời và gắn bó, thủy chung. Ông
cũng hy vọng rằng, với mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, quan hệ hai nước
trên nhiều lĩnh vực sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp vào thành tựu chung của mỗi nước.
2.1.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam,
Ông cũng đã rất tự hào khi nhắc tới những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di
sản thiên nhiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của nhân loại. Cùng với vẻ
đẹp của con người Việt Nam được tôi luyện trong chiến tranh, và cũng được hài
hòa trong thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp Việt Nam mạnh mẽ, phóng khoáng nhưng dịu
dàng và thu hút. Việt Nam vẫn mãi là điểm đến đầy hấp dẫn của mọi người.
Khách tham gia sự kiện đã được đắm mình trong những giai điệu khỏe khắn và
phóng khoáng của núi rừng Tây Nguyên do Nghệ sĩ đàn Tơ-rưng người Nhật Bản Kumiko biểu diễn. 4
Ca sĩ Hải Triều với ca khúc “Quê Hương” của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch dịch ra
tiếng Nhật, đã làm cho các bạn Nhật Bản thấy được tình yêu quê hương đất nước
của con người Việt Nam. Âm nhạc là thứ hòa quyện được cảm xúc giữa những con
người Việt Nam và con người Nhật Bản.
Không chỉ có vậy, những món ăn truyền thống Việt Nam như Phở, Nem, Bún
chả…đã làm ấm lòng những người bạn Nhật. Nghệ nhân Shinya Kobayashi cho
biết ông chưa từng đến Việt Nam, nhưng đã được thưởng thức những món ăn Việt
Nam tại nhà hàng có ở Nhật Bản. Và hôm nay được ăn nem cuốn, phở…thì rất cảm động.
2.1.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức
Trong hoạt động ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa được coi là trụ cột chính.
Liên quan đến kinh nghiệm cho Việt Nam, ở đây đề cập cụ thể ở góc độ hẹp hơn,
đó là giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.
Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản tuy chỉ là một khía cạnh trong chuỗi hoạt
động giao lưu văn hóa Việt Nam với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Song,
giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ,
tạo ra nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân hai nước. Đó là thành công
không phải hoạt động giao lưu nào giữa Việt Nam với các nước khác cũng có
được. Hoạt động giao lưu đó, dĩ nhiên được đà tăng cường trên dựa trên mối quan
hệ tốt đẹp giữa hai nước. 5
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, phía Nhật Bản (Cơ quan quản lý, tổ chức,
hiệp hội, cá nhân…) đã tích cực, chủ động hơn phía Việt Nam trong các hoạt động
đó. Có thể hiểu rằng một trong những nguyên nhân là Việt Nam còn thiếu kinh phí
trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới, kinh nghiệm cũng
như nguồn nhân lực còn hạn chế khi tiến hành tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa.
Bên cạnh đó, chúng ta nên hiểu sâu nền văn hóa của Nhật Bản. Trên thực tế, văn
hóa Nhật Bản được người dân Việt Nam yêu thích, nhưng mới chỉ được biểu hiện
qua việc thích tính cách người Nhật Bản khi gặp khó khăn, chống trọi với thiên tai,
thích món ăn Nhật Bản hay hoa Anh đào…nghĩa là chỉ thích qua những biểu hiện bề nổi.
Còn ở Nhật thì sao? Người Nhật liên tục sử dụng những câu "cảm ơn", "xin lỗi"
như một thói quen hàng ngày. Nhiều người Việt không hiểu tại sao người Nhật lại
"thích" dùng những từ đó đến thế, bởi có những trường hợp hoàn toàn không cần
thiết, có khi còn khá ngược đời. Ví dụ, đang đi trên đường, do không để ý bạn vô
tình va phải một người khác. Lúc đó rất có thể bạn sẽ nhận được một câu xin lỗi từ
chính người mà bạn vừa va phải. Nếu là ở Việt Nam, người phải xin lỗi chính là
bạn. Đó là khác biệt rất lớn.
Nói vậy không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói "cảm ơn", "xin lỗi". Ở
đây chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.
Một điểm nữa chúng ta không nên đề cao quá mức văn hóa Nhật Bản. Điều này thể
hiện rõ nét ở những nhận xét thông thường, bài báo...thường khen nhiều hơn là đề
cập tới những khía cạnh hạn chế trong văn hóa Nhật Bản. Điều này khiến công
chúng có cái nhìn phiến diện khi tiếp nhận văn hóa, trong cách giao lưu, tiếp cận người Nhật Bản.
Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có nét đẹp văn hóa riêng biệt, quan trọng là chúng ta tiếp
cận được những nét đẹp đó để làm phong phú giá trị của dân tộc mình, giúp mỗi
con người có một tinh thần khỏe khoắn, đào thải cái xấu, giữ được sự lương thiện
của con người đóng góp chung cho sự phát triển chung của xã hội loài người.
2.1.4. Thông tin giải thích, làm rõ.
Tại Tokyo, tối 8/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức “Chương trình Việt Nam tươi đẹp.”
Đây là một sự kiện văn hóa lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh,
con người, đất nước Việt Nam tới bạn bè Nhật Bản. Chương trình đã thu hút đông
đảo bạn bè Nhật Bản tới tham dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn
Quốc Cường đã ôn lại quá trình lịch sử thăng trầm, hào hùng của dân tộc và nêu
bật những đặc điểm chung nhất của Việt Nam; từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
thiếu lương thực Việt Nam đã trở thành nền kinh tế quan trọng trong khu vực, với
xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự 6
do, trong đó đã cùng Nhật Bản tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đại sứ mong muốn thông qua sự kiện ngoại giao văn hóa lần này các bạn Nhật Bản
tiếp tục hiểu thêm về Việt Nam, dành tình cảm cho Việt Nam và quan hệ hai nước
tiếp tục phát triển hơn nữa.
Trong khuôn khổ của “Chương trình Việt Nam tươi đẹp,” các bạn bè Nhật Bản đã
được xem các điệu múa truyền thống, những hình ảnh giới thiệu về văn hóa, đất
nước, con người Việt Nam; được nghe các ca khúc Việt Nam bằng tiếng Nhật.
Đặc biệt, các bạn bè Nhật Bản đã được phu nhân Đại sứ Hoàng Thị Minh Hà giới
thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, cách thưởng thức các món ăn Việt Nam bằng
năm giác quan trên cơ thể.
2.2. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc
2.2.1. Thông tin chính thức về Việt Nam
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã dẫn
đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tư pháp, tham gia Đoàn đại
biểu với tư cách thành viên chính thức.
2.2.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên tất cả phương diện. Đây là hoạt động đối
ngoại chính thức trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước
sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Quân
đội nhân dân trân trọng giới thiệu một số hình ảnh hoạt động của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm. 7
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau
đó, hai bên đã tiến hành hội đàm.
2.2.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức
Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị.
Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến
tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương
châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ
kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến
quan hệ giữa 2 nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (10/4/2007 tại
Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".
Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18/1/1950-18/1/2014) ngày 17/1/ ,
2014 Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng
thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn
trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung
Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của
nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 8
ngày nay. Đại sứ cho biết năm , quan hệ V 2013
iệt-Trung về tổng thể đã đạt được
nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú T
rọng hội kiến Tổng Bí thư Chủ tịch T , rung Quốc Tập
Cận Bình tại Bắc Kinh cuối năm 2022
Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022, nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân T , rung Hoa Tập Cận Bình , Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm
với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu
nghị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng. Kết thúc
chuyến thăm, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp
tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên cho rằng Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng
giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng
chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc,
đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.
Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa
số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ;
thậm chí rất nhiều người Trung Quốc vẫn có cái nhìn lệch lạc, xuyên tạc, hoặc
thiếu tôn trọng và thiện cảm khi biết về Việt Nam. Và báo Trung Quốc viết rằng
Việt Nam gây hấn và thiếu thiện chí và thậm chí muốn chiếm lãnh hải của Trung
Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, rất
nhiều cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa 2 nước trong
quá khứ lẫn hiện tại cũng như tìm cách bôi nhọ Trung Quốc để định hướng dư luận
xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh nguy hiểm của Việt Nam và kẻ thù xấu của
thế giới để từ đó chỉ trích nhà nước Việt Nam vì họ đã duy trì quan hệ tốt đẹp với
Trung Quốc, thậm chí lên án nhà nước Việt Nam là tay sai của Trung Quốc, có thể
phá hủy quan hệ giữa hai nước này. Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam luôn ý
thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây
ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai nước.
2.2.4. Thông tin giải thích, làm rõ
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta đã ghi thêm
một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ hai nước vào giai đoạn phát triển mới. Sự
hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị mà hai bên dày công vun đắp, nay được củng
cố thêm một bước; tiếp tục là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương
châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” như hai bên đã cam kết. 9
Thủ đô Bắc Kinh những ngày qua chan hòa nắng ấm, thật đẹp và yên bình. Từ sân
bay quốc tế, nơi đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam đến Đại lễ đường Nhân dân, Quảng trường Thiên An Môn, Điếu Ngư Đài...
đều trở nên thân quen biết bao khi thấy những lá cờ Đảng và quốc kỳ hai nước đỏ
thắm cùng tung bay trong gió. Theo một cán bộ làm công tác đối ngoại, đây là lần
đầu bạn treo cờ Đảng của nước có nguyên thủ quốc gia đến thăm tại những nơi
diễn ra hoạt động của Đoàn.
Điều đó như nói lên niềm tin vào uy tín, vị thế của Đảng ta không chỉ đối với
Trung Quốc mà cả bạn bè quốc tế, ngày càng được nâng cao. Trên những trang báo
của nước bạn mấy ngày nay, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cho rằng,
chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta là sự kiện
đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả hai Đảng và hai nước.
“Vừa là đồng chí, vừa là anh em”
Ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên mà Tổng Bí thư,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời thăm, thể hiện sự coi trọng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đối với vị thế, vai trò quốc tế của nước ta. Theo quan niệm
người Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng ta là người được chọn “xông đất” cho Đảng
Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ khóa XX.
Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội
XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai Đảng,
hai nước. Đó là niềm tin của hai bên gửi gắm cho nhau, cùng hướng tới tương lai
tốt đẹp đối với cả hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông”.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước bạn đang thực hiện đặc biệt nghiêm ngặt
phương châm Zero Covid; các thành viên tham gia và phục vụ Đoàn đều được xét
nghiệm PCR hằng ngày, xét nghiệm nhanh trước mỗi khi tham gia một sự kiện.
Nhưng, bạn vẫn luôn tạo điều kiện cao nhất với khả năng có thể, cho nên tất cả các
hoạt động của Tổng Bí thư và Đoàn diễn ra trang trọng với nghi thức cao nhất mà
vẫn thân tình, gần gũi “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Tại hội đàm, các cuộc hội kiến, trao tặng Huân chương, tiệc trà hay chiêu đãi...,
trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, các nhà lãnh đạo đã ôn lại truyền thống
quan hệ láng giềng tốt đẹp lâu đời giữa hai nước và cho rằng mọi quan hệ hợp tác
đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hai dân tộc. Nhìn lại lịch sử
quan hệ giữa hai nước càng khẳng định điều ấy.
Sau khi ra đời không lâu, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập
quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 18/1/1950 trở thành dấu mốc đầu tiên, đặt
nền móng cho mối tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó, những người có
công lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Hơn 70 năm qua,
quan hệ hai bên luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun
đắp, trở thành tài sản chung quý báu của cả hai dân tộc. Trong những chặng đường 10
lịch sử ấy, dù có thời khắc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác luôn là dòng chảy chính.
2.3. Đối thoại cấp cao Việt Nam – Thái Lan về phòng, chống tội phạm và các
vấn đề an ninh lần thứ 2
2.3.1. Thông tin chính thức về Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lê Quốc Hùng và Trợ lý Tư lệnh Cảnh sát
Hoàng gia Thái Lan Pờ-ra-chuộp Vông-sục.
Sáng 29/5/2023, tại Hà Nội, diễn ra phiên khai mạc Đối thoại cấp cao Việt Nam –
Thái Lan về phòng, chống tội phạm và các vấn đề an ninh lần thứ 2 do Bộ Công an
Việt Nam và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đồng tổ chức.
Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an
dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam tham dự Đối thoại. Về phía
Đoàn đại biểu cấp cao Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Trung tướng Pờ-ra-chuộp
Vông-sục, Trợ lý Tổng Tư lệnh làm Trưởng đoàn.
2.3.2. tin quảng bá hình ảnh Việt Nam
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng bày tỏ vui mừng khi Đối
thoại cấp cao về phòng, chống tội phạm và các vấn đề an ninh lần thứ 2 được tổ
chức tại Việt Nam sau 6 năm gián đoạn. Đối thoại được tổ chức lần này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, diễn ra vào thời điểm quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường
giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp và đúng dịp hai nước đang tổ chức các
hoạt động kỷ niệm 10 năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan (6/2013 - 6/2023).
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng khẳng định những thách thức an ninh phi truyền thống
có nguy cơ gia tăng từ vấn đề ô nhiễm môi trường, tội phạm khủng bố, tội phạm an
ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia đến những thách thức kinh tế tiếp tục đe dọa
môi trường hòa bình, an ninh, ổn định để phát triển của ASEAN. Việt Nam – Thái
Lan là hai nước đóng vai trò quan trọng trong ASEAN, có những quan điểm chung
về các giải pháp về an ninh và phòng, chống tội phạm. 11
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu tại phiên khai mạc.
Hai Bên đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 và nâng cấp lên quan hệ
Đối tác chiến lược tăng cường vào năm 2019, trở thành hai nước đầu tiên trong
khối ASEAN thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Đồng thời, Việt Nam và Thái
Lan cũng là hai nước duy nhất trong ASEAN thiết lập cơ chế họp Nội các chung.
Thời gian qua, quan hệ hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các
lĩnh vực, tin cậy chính trị gia tăng, tăng trưởng thương mại, đầu tư tích cực; giao
lưu nhân dân sôi động, hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng phát triển.
Tại Đối thoại, hai Bên trao đổi sâu rộng những vấn đề liên quan đến an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước; chia sẻ về những thách thức đang đặt ra
nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước và
những vấn đề liên quan đến hai nước. Đối thoại giữa hai Bên lần này cũng đánh 12
giá kết quả thực hiện của hai Bên từ Đối thoại lần thứ nhất đến nay, thể hiện sự tin
cậy và hiểu biết lẫn nhau, phù hợp với chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai nước là
thúc đẩy hợp tác toàn diện theo nội hàm Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam- Thái Lan.
Đây là cơ chế hợp tác quan trọng giữa Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Hoàng
gia Thái Lan, qua đó tạo tiền đề để lực lượng chức năng của hai Bên gặp gỡ, giao
lưu, thúc đẩy hợp tác trong từng lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực nhất
là trên các lĩnh vực trao đổi thông tin tội phạm, chia sẻ kinh nghiệm các vấn đề
quốc tế, khu vực mà hai Bên cùng quan tâm; thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người, tội
phạm khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường; hợp tác
giải quyết di cư trái phép, xuất nhập cảnh trái phép, hợp tác đào tạo cán bộ và hợp
tác phòng, chống tội phạm thông qua Interpol.
Các đại biểu dự Đối thoại.
Thông qua Đối thoại, hai Bên tiếp tục triển khai Thỏa thuận cấp cao hai nước trong
việc tái cam kết kiên quyết không cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ
của nước này tiến hành các hoạt động chống phá lại nước kia theo Thỏa thuận của
lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tại Đối thoại, hai Bên cùng thảo luận, trao đổi một cách cởi mở, thẳng thắn nhiều
nội dung quan trọng trên các lĩnh vực, chia sẻ những thông tin thiết thực, hướng tới
sự nghiệp chung đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của mỗi
nước. Thành công của Đối thoại sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Bộ
Công an Việt Nam với các cơ quan thực thi pháp luật của Thái Lan và làm sâu sắc 13
nội hàm Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam – Thái Lan, góp phần vào mục
tiêu an ninh chung , vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.
2.3.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức
Trải qua 45 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1976 - 2021), quan hệ Việt
Nam - Thái Lan đã phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, trở thành “đối tác
chiến lược”, hợp tác hữu nghị, toàn diện. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự biến
đổi nhanh chóng và khó lường của tình hình thế giới và khu vực, quan hệ Việt Nam
- Thái Lan đứng trước những thách thức, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm
của cả hai nước để thúc đẩy mối quan hệ đi vào chiều sâu, phát triển hiệu quả, bền vững.
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có quan hệ ngoại giao thân thiết, cùng là
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức tiểu
vùng khác trong khu vực. Thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8-1976, tuy
nhiên, quan hệ song phương giữa hai nước chỉ bắt đầu khởi sắc từ sau chuyến thăm
chính thức của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Thái Lan vào tháng 9-1978. Trong
giai đoạn 1979 - 1989, do những bất ổn về chính trị của khu vực và thế giới tác
động không nhỏ đến quan hệ Việt Nam - Thái Lan, khiến hai nước gặp khó khăn
trong phát triển hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao .
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam - Thái Lan dần được cải
thiện và không ngừng được củng cố, phát triển mạnh mẽ, nhất là sau chuyến thăm
chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào tháng 10-1993 và sau khi Việt
Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Sự kiện đáng chú ý trong lịch sử quan hệ
ngoại giao giữa hai nước được đánh dấu bởi Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp
tác Việt Nam - Thái Lan (tháng 2-2004). Theo đó, hai nước đã ký kết nhiều văn
bản quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực. Nhân chuyến thăm
Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 6-2013), Việt Nam và Thái
Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”, trở thành hai quốc gia
đầu tiên trong khối ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Tính đến nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh
vực khác nhau, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song
phương. Đặc biệt, lãnh đạo cấp cao hai nước luôn sát sao chỉ đạo thực hiện hợp tác
trên tất cả các lĩnh vực đã được thỏa thuận trong Chương trình hành động triển
khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014 - 2018 giữa Việt Nam và Thái Lan,
đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, hai nước luôn tăng cường hợp
tác chặt chẽ, hỗ trợ và ủng hộ lẫn nhau. Một số cơ chế hợp tác chung mà hai bên
cùng tham gia, như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với việc hình thành
Cộng đồng ASEAN (AC), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á - 14
Âu (ASEM), Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC)…
2.3.4. Thông tin giải thích, làm rõ
Đây là Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra đúng dịp hai nước đang tổ
chức các hoạt động kỷ niệm 10 Năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt
Nam - Thái Lan (6/2013- 6/2023).
Thay mặt Bộ Công an Việt Nam, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhiệt liệt chào mừng
Đoàn đại biểu cấp cao Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan do ngài Trung tướng Pờ-ra-
chuộp Vông- sục, Trợ lý Tổng Tư lệnh làm Trưởng đoàn sang Việt Nam tham dự
Hội nghị Đối thoại cấp cao về phòng, chống tội phạm và các vấn đề an ninh lần thứ
2; nhấn mạnh, thời gian qua quan hệ hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ
trên tất cả các lĩnh vực. Khẳng định, thành công của Hội nghị góp phần quan trọng
thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan thực thi pháp luật của
Thái Lan và làm sâu sắc nội hàm Đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan.
Tại Hội nghị này, hai bên đã trao đổi sâu rộng những vấn đề liên quan đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước; chia sẻ về những thách thức đang đặt
ra nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước và
những vấn đề liên quan đến hai nước.
Hội nghị lần này cũng đã trao đổi trọng tâm 5 chủ đề với nhiều nội dung quan
trọng để đánh giá kết quả thực hiện của hai bên từ Hội nghị lần thứ nhất đến nay;
thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong thời gian tới, nhất là trên
các lĩnh vực trao đổi thông tin tội phạm, chia sẻ kinh nghiệm các vấn đề quốc tế,
khu vực mà hai bên cùng quan tâm; thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người, tội phạm
khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường; hợp tác giải
quyết di cư trái phép, xuất nhập cảnh trái phép, hợp tác đào tạo cán bộ và hợp tác
phòng, chống tội phạm thông qua Interpol.
Thông qua Hội nghị, hai bên tiếp tục triển khai Thỏa thuận cấp cao hai nước trong
việc tái cam kết kiên quyết không cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ
của nước này tiến hành các hoạt động chống phá lại nước kia.
2.4. Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Lào lần thứ 3
2.4.1. Thông tin chính thức về Việt Nam
Ngày 23/3, tại tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đã diễn ra Đối
thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Lào lần thứ 3. Thượng tướng Hoàng
Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung tướng Vông-khăm Phôm-mạ-còn, Ủy viên
Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào đồng chủ trì đối thoại. 15
2.4.2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy
Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung tướng Vongkham
Phommakone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thứ trưởng
Quốc phòng Lào đồng chủ trì buổi Đối thoại.
Tại Đối thoại, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề
cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương thời gian qua,
đồng thời thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.
Về tình hình thế giới, khu vực, hai bên chia sẻ nhận thức chung về những tác động
của tình hình thế giới, khu vực, sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền
thống, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng gia tăng tại châu Á-
Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong khu vực, thúc đẩy đối thoại và
hợp tác giữa các quốc gia nội khối cũng như các đối tác bên ngoài vì hòa bình, ổn định khu vực.
Về hợp tác quốc phòng song phương, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác trong
thời gian qua, nhất là đã tổ chức thành công gần 30 hoạt động lớn, có ý nghĩa biểu
tượng lan tỏa trong “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022”.
Các cơ quan, đơn vị hai bên đã rất nỗ lực, phối hợp chặt chẽ và hoàn thành tốt Kế
hoạch hợp tác năm 2022, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Nổi bật là công tác
tuyên truyền; trao đổi đoàn các cấp; tác chiến, phòng thủ; công tác phối hợp, quản
lý, bảo vệ biên giới; đào tạo, tập huấn cán bộ; khám chữa bệnh, viện trợ giúp đỡ lẫn nhau. 16
Quang cảnh đối thoại. Ảnh: Trịnh Dũng
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên thống nhất cần tiếp tục triển
khai hiệu quả các Thỏa thuận đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất và Kế
hoạch hợp tác hằng năm giữa hai Bộ Quốc phòng. Trong đó, tập trung vào các lĩnh
vực: quản lý, bảo vệ biên giới, trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tập huấn; tăng cường
hợp tác về hậu cần kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm quân đội tham gia phát triển
kinh tế; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ba Bộ Quốc phòng, ba Quân đội Lào-Việt Nam-Campuchia.
Hai bên khẳng định, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho
cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc về mối
quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai
Nhà nước, Nhân dân và Quân đội hai nước, nhân dịp các ngày lễ, các sự kiện chính
trị lớn của hai nước và hai Quân đội.
Kết thúc Đối thoại, hai bên đã ký Biên bản làm việc để làm cơ sở triển khai thực hiện. 17
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Trung tướng Vongkham Phommakone ký Biên bản
làm việc. Ảnh: Trịnh Dũng
* Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Quốc phòng hai nước đã tới dự Chương trình toạ
đàm Giao lưu Sĩ quan biên phòng trẻ Quân đội hai nước Việt Nam-Lào với chủ đề:
“Sĩ quan trẻ biên phòng tỉnh Hủa-phăn/Lào và tỉnh Sơn La, Thanh Hóa/Việt Nam
tăng cường phối hợp chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
Đây là sự kiện giao lưu có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước,
góp phần khẳng định nỗ lực và đóng góp quan trọng của lực lượng thanh niên Biên
phòng của quân đội hai nước trong phối hợp tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh,
trật tự an toàn xã hội nơi biên cương mỗi nước; tuyên truyền, vận động nhân dân
vùng biên giới hai nước thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới; đồng hành,
hỗ trợ nhân dân vươn lên phát triển kinh tế nâng cao đời sống, qua đó thắt chặt
truyền thống đoàn kết keo sơn và tương trợ lẫn nhau giữa quân và dân hai nước. 18
Cũng tại tọa đàm, sĩ quan biên phòng trẻ hai nước đã được nghe các câu chuyện về
truyền thống mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào. Kết thúc tọa đàm, bên cạnh các
phần quà của lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Việt Nam đã trao 20 suất học bổng tặng các sĩ quan trẻ biên phòng Lào.
* Cùng ngày, tại cuộc chào xã giao đồng chí Vanxay Phengsumma, Bí thư Tỉnh ủy
kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Huaphanh, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng
Quốc phòng khẳng định: Bộ Quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ủng
hộ, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan, đơn vị địa phương phía Việt Nam tăng
cường hợp tác toàn diện, hiệu quả, với các đối tác phía Lào.
2.4.3. Thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia/tổ chức
Quan hệ Việt – Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu
của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan,
thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ
cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên Việt Nam
(1883), Campuchia (1863) và Lào (1893), hình thành một thực thể “Đông Dương
thuộc Pháp”. Do cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm lược áp bức, phát
huy truyền thống hữu nghị sẵn có, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên và tự nguyện phối hợp với nhau trong một sứ
mệnh chung, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do.
Lịch sử đã ghi nhận cuộc khởi nghĩa Hạ Lào do ông Kẹo và ông Côm ma đăm lãnh
đạo (1901 – 1937) phối hợp với nghĩa quân dân tộc Xơ đăng ở Tây Nguyên (Việt
Nam), hay phong trào chống Pháp của người Mông ở Tây Bắc, Việt Nam do Chạu
Phạ pắt chây lãnh đạo (1918 - 1922) đã lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh biên giới
hai nước thuộc Thượng Lào và Tây Bắc, Việt Nam, đã minh chứng cho sự đồng
sức, đồng lòng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc.
Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc cũng giành sự
quan tâm đặc biệt đến nhân dân Lào, Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp
nói chung mà còn tố cáo sự tàn bạo của thực dân Pháp ở nơi đây, Người viết "Ở
Luang Prabang nhiều phụ nữ nghèo khổ thân thương phải mang xiềng đi quét
đường chỉ vì một tội không đủ nộp thuế".
Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại Quảng Châu
(Trung Quốc) vào tháng 6 – 1925, đến tháng 2 – 1927, Hội đã gây dựng được cơ sở
tại Lào. Từ đây, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin và
tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, Chi bộ
Thanh niên Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, đồng thời đường dây
liên lạc giữa nhiều thị trấn của Lào với Việt Nam được tổ chức. Như vậy, Lào trở
thành một trong những địa điểm đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của
Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư 19
tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông
Dương. Quá trình Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách mạng Việt
Nam cũng như cách mạng Lào.
Đặc biệt, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông
Dương (tháng 10/1930), đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước
(Campuchia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở
thành mối quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước đã cùng
nương tựa lẫn nhau, đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Sự ra đời của
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) và Chính phủ Lào Ít
xa lạ (ngày 12/10/1945) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối
quan hệ hòa hảo và vững chãi là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ
nhau lên tầm liên minh chiến đấu với cơ sở pháp lý đầu tiên đó là Hiệp ước tương
trợ Lào – Việt2 và Hiệp định về tổ chức liên quân Lào – Việt3 Trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp, hai nước đã thành lập Liên quân Việt – Lào để cùng
chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt
Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu, sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét
Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa những người con
ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến của hai nước đi đến
thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.
Ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra
một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh chiến đấu của quân
và dân hai nước Việt – Lào ngày càng được tăng cường và dãy Trường Sơn hùng vĩ
với hai nửa Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây đã trở thành hình ảnh sinh động
của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong những năm
tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn giúp nhân dân và các
lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là
Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 02/12/1975 tại Lào.
Sau năm 1975, quan hệ hai nước bước sang một trang hoàn toàn mới: Từ liên minh
chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền.
Ngày 18/7/1977, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng Tuyên bố chung tăng cường sự tin cậy và hợp tác
lâu dài giữa hai nước. Đây là những văn bản vô cùng quan trọng, đã tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sau chiến tranh, Việt Nam đã cử nhiều
đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo đảm an ninh, ổn định đời sống, khôi phục sản 20