Bài tập lớn Triết học Mác Lê nin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa  tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt  Nam hiện nay. Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh  hoạt vật chất của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
9 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập lớn Triết học Mác Lê nin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa  tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt  Nam hiện nay. Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh  hoạt vật chất của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

4 2 lượt tải Tải xuống
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC
Sinh viên: TRẦN THỊ TÚ TRINH
Mã số sinh viên: 2156070060
Lớp: MẠNG ĐIỆN TỬ K41 (Lớp TC 10) BÁO
Tổng số trang: 5 trang
Hà Nội, 2021
2
MỤC LỤC
I, Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội...................................................................................
.....3
1. Các khái
niệm..........................................................................
.......................3
2. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.......................................................................3
2.1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội......................3
2.2 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội......................4
3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.............................................................................
...........4
II, Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào
việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện
nay................................................................................5
3
Đề: Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào
việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện
nay.
BÀI LÀM
I. Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Các khái niệm
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm các
yếu tố cơ bản như: Phương thức sản xuất; Điều kiện tự nhiên
(địa lý, khí hậu, tài nguyên,...); Điều kiện dân số (mật độ dân
số, số lượng dân số, cơ cấu dân số,...). Trong các yếu tố cấu
thành tồn tại xã hội thì phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản
nhất.
4
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội phản
ánh tồn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự khác nhau tương đối. Ý
thức cá nhân phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau, vì
vậy, nó cũng mang tính xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng
biểu hiện đầy đủ ý thức xã hội. Ý thức xã hội và ý thức cá nhân
tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau và làm
phong phú cho nhau.
2. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
2.1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã
hội
Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội trước
hết thể hiện ở chỗ tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội
tương ứng như vậy. Đời sống vật chất và các điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội quyết định sự nảy sinh, phát triển đời sống
tinh thần của xã hội.
Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là sự thay đổi về phương thức
sản xuất thì toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội (chính trị,
triết học, pháp quyền, đạo đức,...) cùng với các hiện tượng tâm lý
xã hội sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Chính vì thế, ở các thời
đại lịch sử khác nhau thì sẽ có những quan điểm lý luận khác
nhau, do sự khác nhau về tồn tại xã hội quy định.
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định, nhưng sau khi được
hình thành, phát triển, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và
có sự tác động ngược trở lại đối với toàn bộ đời sống vật chất xã
hội.
5
2.2 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội
Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn
tại xã hội theo hai hướng. Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy
luật vận động của hiện thực khách quan, của tồn tại xã hội thì sẽ
góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Nếu ý thức xã hội
phản ánh không đúng quy luật vận động của hiện thực khách
quan, của tồn tại xã hội thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã
hội.
Mức độ tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ
thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vào những quan hệ kinh tế
xã hội và khả năng mở rộng, thâm nhập của ý thức xã hội vào
quần chúng nhân dân, lực lượng xã hội cơ bản sáng tạo ra lịch sử
bởi ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội trong giai đoạn lịch sử
nhất định.
3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là cái
phản ánh của tồn tại xã hội nên muốn giải thích các hiện tượng
nảy sinh, biến đổi ở ý thức xã hội, thì trước hết phải xuất phát từ
tồn tại xã hội, từ những điều kiện vật chất hiện có, chứ không
được căn cứ vào ý muốn chủ quan của con người. Đồng thời, nếu
muốn tạo ra sự biến đổi căn bản trong đời sống tinh thần của xã
hội, trước hết phải tạo ra sự biến đổi căn bản trong đời sống vật
chất.
6
Khi nghiên cứu các hiện tượng ý thức xã hội, không được dừng
lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu phát hiện những mâu
thuẫn của đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng ý thức ấy.
Muốn khắc phục được các hiện tượng ý thức xã hội cũ bảo thủ,
lạc hậu, không còn phù hợp thì phải xây dựng ý thức mới, chú ý
tạo lập được hiện thực đời sống. Bởi nó chính là mảnh đất tốt để
nảy sinh, tồn tại, phát triển các hiện tượng ý thức.
Luôn coi trọng cuộc cách mạng văn hóa – tư tưởng, bởi nó có
tác động mạnh mẽ trở lại hiện thực cuộc sống, có ý nghĩa đối với
quá trình hình thành nền văn hóa mới, con người mới.
II. Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về
mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần
ở Việt Nam hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần là một phần của ý thức xã hội,
gồm có các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người
sáng tạo ra trong quá trình sống. Phát triển xã hội không chỉ có
đời sống vật chất mà còn có đời sống tình thần. Đây là hai mặt
không thể thiếu, luôn gắn bó, tác động tương hỗ có thể làm giàu,
phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình
phát triển.
Ý thức xã hội luôn là cái phản ánh tồn tại xã hội và được
quyết định bởi tồn tại xã hội. Muốn giải thích, xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần thì phải bắt nguồn từ việc tìm hiểu, thay đổi
những điều kiện vật chất, kinh tế hiện tại. Chính vì thế, việc xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay luôn gắn liền
với công cuộc xây dựng nền kinh tế mới. Muốn xây dựng đời sống
7
văn hóa tinh thần thì phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật
chất. Nếu đời sống vật chất không đủ no ấm thì đời sống văn hóa
tinh thần cũng không thể khấm khá lên nổi.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đời sống văn hóa tinh
thần ở Việt Nam vẫn còn đang nảy sinh nhiều biểu hiện lệch lạc,
rời xa các giá trị tư tưởng truyền thống, chạy theo lối sống phương
Tây xa lạ hay ngược lại bảo thủ, lạc hậu. Điều này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó không chỉ có
những hạn chế về công tác tư tưởng mà còn do chính hạn chế
trong việc xây dựng nền kinh tế mới, kinh tế thị trường hội nhập
quốc tế và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân hoặc ngược
lại điều kiện kinh tế biến đổi quá nhanh khiến ý thức xã hội không
thích nghi kịp (ý thức xã hội lạc hậu so với tồn tại xã hội). Những
biểu hiện lệch lạc hay bảo thủ có thể kể đến như thói sính ngoại,
ruồng bỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp hay cứ giữ khư khư
những thói bảo thủ như trọng nam khinh nữ. Những điều nay đặt
ra nhu cầu cấp bách rằng muốn xây dựng một đời sống văn hóa
tinh thần ở Việt Nam vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt
đẹp, vừa phát triển xóa bỏ đi những hủ tục lạc hậu thì cần phải
bắt đầu từ khâu không ngừng phát triển và hoàn thiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ra sức phát huy mặt tích
cực đồng thời tăng cường khắc phục những hạn chế nảy sinh từ
mặt trái của kinh tế thị trường. Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho việc
không ngừng cải thiện, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt
Nam hiện nay. Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh:
Phát triển bền vững văn hóa, xã hội; gắn kết chặt chẽ, hài hòa
8
giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.”
Ngược lại, ý thức xã hội sẽ có tác động ngược trở lại đối với tồn
tại xã hội. Chính vì thế việc xây dựng một đời sống văn hóa tinh
thần tốt đẹp sẽ giúp kinh tế, đời sống vật chất của Việt Nam thêm
phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu đời sống văn hóa tinh thần không
phù hợp, không phản ánh đúng quy luật khách quan thì sẽ kìm
hãm đời sống vật chất. Vì vậy, chúng ta càng phải thay đổi, cải
thiện đời sống văn hóa tinh thần.
Hiện nay, việc thực hiện các thay đổi tư tưởng – văn hóa để chuẩn bị cho cuộc cách
mạng tư tưởng – văn hóa đang có nhiều cơ hội, điều kiện phát triển nhờ sự tiến bộ,
phát triển của đời sống kinh tế, vật chất hay còn gọi là tồn tại xã hội. Chính vì thế,
muốn xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, vững chắc, bền lâu thì cần
nắm lấy cơ hội, điều kiện ấy để thực hiện các cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa
giúp người dân xóa bỏ đi những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời và phát huy, lưu giữ
những giá trị truyền thống tốt đẹp, hòa nhập mà không hòa tan trong xu thế kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế. Hiện nay, có rất nhiều điều kiện kinh tế để chúng ta
thực hiện các chiến dịch, tuyên truyền bình đẳng giới hay gìn giữ, phát huy các giá
trị tinh thần truyền thống tốt đẹp tuy rằng sẽ khó để tạo nên một cuộc cách mạng
thay đổi hoàn toàn nhưng nó cũng góp phần thay đổi từ từ, cải thiện dần những
điểm hạn chế, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa diễn ra, giúp
Việt Nam xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, tiến bộ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý tới công cuộc xây dựng
nền văn hóa mới, con người mới bởi giữa kinh tế, văn hóa và tinh
thần con người luôn có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với
nhau, chi phối và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để tạo nên một đời
sống văn hóa tinh thần tiến bộ, tốt đẹp. Xây dựng và phát triển
9
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung cốt lõi
trong đời sống tinh thần xã hội, là nhiệm vụ quan trọng trong công
cuộc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Đúc
kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân
cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách
nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật."
| 1/9

Preview text:

1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC BÀI TẬP LỚN MÔN: TRIẾT HỌC
Sinh viên: TRẦN THỊ TÚ TRINH
Mã số sinh viên: 2156070060
Lớp: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ K41 (Lớp TC 10) Tổng số trang: 5 trang Hà Nội, 2021 2 MỤC LỤC
I, Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội................................................................................... .....3 1. Các khái
niệm.......................................................................... .......................3
2. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội.......................................................................3 2.1
Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội......................3 2.2
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội......................4
3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội............................................................................. ...........4
II, Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào
việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện
nay................................................................................5 3
Đề: Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào
việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM I.
Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1. Các khái niệm
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm các
yếu tố cơ bản như: Phương thức sản xuất; Điều kiện tự nhiên
(địa lý, khí hậu, tài nguyên,...); Điều kiện dân số (mật độ dân
số, số lượng dân số, cơ cấu dân số,...). Trong các yếu tố cấu
thành tồn tại xã hội thì phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. 4
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội phản
ánh tồn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự khác nhau tương đối. Ý
thức cá nhân phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau, vì
vậy, nó cũng mang tính xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng
biểu hiện đầy đủ ý thức xã hội. Ý thức xã hội và ý thức cá nhân
tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau và làm phong phú cho nhau.
2. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
2.1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội trước
hết thể hiện ở chỗ tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội
tương ứng như vậy. Đời sống vật chất và các điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội quyết định sự nảy sinh, phát triển đời sống tinh thần của xã hội.
Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là sự thay đổi về phương thức
sản xuất thì toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội (chính trị,
triết học, pháp quyền, đạo đức,...) cùng với các hiện tượng tâm lý
xã hội sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Chính vì thế, ở các thời
đại lịch sử khác nhau thì sẽ có những quan điểm lý luận khác
nhau, do sự khác nhau về tồn tại xã hội quy định.
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định, nhưng sau khi được
hình thành, phát triển, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và
có sự tác động ngược trở lại đối với toàn bộ đời sống vật chất xã hội. 5
2.2 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn
tại xã hội theo hai hướng. Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy
luật vận động của hiện thực khách quan, của tồn tại xã hội thì sẽ
góp phần thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Nếu ý thức xã hội
phản ánh không đúng quy luật vận động của hiện thực khách
quan, của tồn tại xã hội thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
Mức độ tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ
thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vào những quan hệ kinh tế
xã hội và khả năng mở rộng, thâm nhập của ý thức xã hội vào
quần chúng nhân dân, lực lượng xã hội cơ bản sáng tạo ra lịch sử
bởi ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.
3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là cái
phản ánh của tồn tại xã hội nên muốn giải thích các hiện tượng
nảy sinh, biến đổi ở ý thức xã hội, thì trước hết phải xuất phát từ
tồn tại xã hội, từ những điều kiện vật chất hiện có, chứ không
được căn cứ vào ý muốn chủ quan của con người. Đồng thời, nếu
muốn tạo ra sự biến đổi căn bản trong đời sống tinh thần của xã
hội, trước hết phải tạo ra sự biến đổi căn bản trong đời sống vật chất. 6
Khi nghiên cứu các hiện tượng ý thức xã hội, không được dừng
lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu phát hiện những mâu
thuẫn của đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng ý thức ấy.
Muốn khắc phục được các hiện tượng ý thức xã hội cũ bảo thủ,
lạc hậu, không còn phù hợp thì phải xây dựng ý thức mới, chú ý
tạo lập được hiện thực đời sống. Bởi nó chính là mảnh đất tốt để
nảy sinh, tồn tại, phát triển các hiện tượng ý thức.
Luôn coi trọng cuộc cách mạng văn hóa – tư tưởng, bởi nó có
tác động mạnh mẽ trở lại hiện thực cuộc sống, có ý nghĩa đối với
quá trình hình thành nền văn hóa mới, con người mới. II.
Vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về
mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần là một phần của ý thức xã hội,
gồm có các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người
sáng tạo ra trong quá trình sống. Phát triển xã hội không chỉ có
đời sống vật chất mà còn có đời sống tình thần. Đây là hai mặt
không thể thiếu, luôn gắn bó, tác động tương hỗ có thể làm giàu,
phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển.
Ý thức xã hội luôn là cái phản ánh tồn tại xã hội và được
quyết định bởi tồn tại xã hội. Muốn giải thích, xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần thì phải bắt nguồn từ việc tìm hiểu, thay đổi
những điều kiện vật chất, kinh tế hiện tại. Chính vì thế, việc xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay luôn gắn liền
với công cuộc xây dựng nền kinh tế mới. Muốn xây dựng đời sống 7
văn hóa tinh thần thì phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật
chất. Nếu đời sống vật chất không đủ no ấm thì đời sống văn hóa
tinh thần cũng không thể khấm khá lên nổi.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đời sống văn hóa tinh
thần ở Việt Nam vẫn còn đang nảy sinh nhiều biểu hiện lệch lạc,
rời xa các giá trị tư tưởng truyền thống, chạy theo lối sống phương
Tây xa lạ hay ngược lại bảo thủ, lạc hậu. Điều này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó không chỉ có
những hạn chế về công tác tư tưởng mà còn do chính hạn chế
trong việc xây dựng nền kinh tế mới, kinh tế thị trường hội nhập
quốc tế và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân hoặc ngược
lại điều kiện kinh tế biến đổi quá nhanh khiến ý thức xã hội không
thích nghi kịp (ý thức xã hội lạc hậu so với tồn tại xã hội). Những
biểu hiện lệch lạc hay bảo thủ có thể kể đến như thói sính ngoại,
ruồng bỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp hay cứ giữ khư khư
những thói bảo thủ như trọng nam khinh nữ. Những điều nay đặt
ra nhu cầu cấp bách rằng muốn xây dựng một đời sống văn hóa
tinh thần ở Việt Nam vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt
đẹp, vừa phát triển xóa bỏ đi những hủ tục lạc hậu thì cần phải
bắt đầu từ khâu không ngừng phát triển và hoàn thiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ra sức phát huy mặt tích
cực đồng thời tăng cường khắc phục những hạn chế nảy sinh từ
mặt trái của kinh tế thị trường. Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho việc
không ngừng cải thiện, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt
Nam hiện nay. Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh:
“Phát triển bền vững văn hóa, xã hội; gắn kết chặt chẽ, hài hòa 8
giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.”
Ngược lại, ý thức xã hội sẽ có tác động ngược trở lại đối với tồn
tại xã hội. Chính vì thế việc xây dựng một đời sống văn hóa tinh
thần tốt đẹp sẽ giúp kinh tế, đời sống vật chất của Việt Nam thêm
phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu đời sống văn hóa tinh thần không
phù hợp, không phản ánh đúng quy luật khách quan thì sẽ kìm
hãm đời sống vật chất. Vì vậy, chúng ta càng phải thay đổi, cải
thiện đời sống văn hóa tinh thần.
Hiện nay, việc thực hiện các thay đổi tư tưởng – văn hóa để chuẩn bị cho cuộc cách
mạng tư tưởng – văn hóa đang có nhiều cơ hội, điều kiện phát triển nhờ sự tiến bộ,
phát triển của đời sống kinh tế, vật chất hay còn gọi là tồn tại xã hội. Chính vì thế,
muốn xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, vững chắc, bền lâu thì cần
nắm lấy cơ hội, điều kiện ấy để thực hiện các cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa
giúp người dân xóa bỏ đi những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời và phát huy, lưu giữ
những giá trị truyền thống tốt đẹp, hòa nhập mà không hòa tan trong xu thế kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế. Hiện nay, có rất nhiều điều kiện kinh tế để chúng ta
thực hiện các chiến dịch, tuyên truyền bình đẳng giới hay gìn giữ, phát huy các giá
trị tinh thần truyền thống tốt đẹp tuy rằng sẽ khó để tạo nên một cuộc cách mạng
thay đổi hoàn toàn nhưng nó cũng góp phần thay đổi từ từ, cải thiện dần những
điểm hạn chế, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa diễn ra, giúp
Việt Nam xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, tiến bộ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý tới công cuộc xây dựng
nền văn hóa mới, con người mới bởi giữa kinh tế, văn hóa và tinh
thần con người luôn có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với
nhau, chi phối và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để tạo nên một đời
sống văn hóa tinh thần tiến bộ, tốt đẹp. Xây dựng và phát triển 9
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung cốt lõi
trong đời sống tinh thần xã hội, là nhiệm vụ quan trọng trong công
cuộc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
Trên tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Đúc
kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân
cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách
nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật."