-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập luật hình sự | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 16 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Bài tập luật hình sự | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 16 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Danh sách thành viên STT Họ và Tên MSSV 1
Nguyễn Trần Thị Thúy Dung 2356090020 2
Nguyễn Ngọc Hoài Thương 23560900136 3
Nguyễn Đặng Thảo Duyên 2356090023 4 Danh Thị Ngọc Diệp 2356090018 5 Giang Khả Như 2356090098 6 Tăng Hoàng Bảo Thy 2356090139 7 Cao Minh Thư 2356090132 8 Huỳnh Hạ My 2356090075 9 Võ Ngọc Như Uyên 2356090152 Phần Bài Tập
Bảng Luật hình sự Tội giết người Tội cố ý gây
Tội cướp tài Tội trộm cắp Tội gây rối thương tích hoặc sản tài sản trật tự công gây tổn hại cho cộng sức khỏe của người khác Chủ
Người có năng Người có đủ năng Người có Người có độ Người có năng thể lực trách lực trách nhiệm năng lực
tuổi nhất định lực trách
nhiệm hình sự, hình sự về độ tuổi, trách nhiệm và có năng nhiệm hình sự, đủ 14 tuổi trở nhận thức, sức hình sự về
lực nhận thức đủ điều kiện về lên khỏe tâm thần
độ tuổi, tâm điều khiển sức khỏe, tâm thần, khả hành vi thần, độ tuổi năng nhận thức Khách Quyền nhân Quyền nhân thân - Quyền - Quyền tài - An toàn công thể thân/ quyền của con người nhân thân và sản cộng, quy tắc,
được sống của được pháp lực bảo quyền tài - Quyền sở sinh hoạt, đi con người vệ: bị xâm phạm sản hữu tài sản lại, làm việc,
được pháp luật cụ thể là quyền - Sử dụng vũ vui chơi,… bảo vệ (tính được bảo vệ sức lực, đe dọa - An toàn xã mạng) khỏe, gây thương bằng vũ lực hội tích hoặc gây tổn hại sức khỏe (từ 11% trở lên) Chủ - Lỗi cố ý - Lỗi cố ý - Lỗi cố ý - Lỗi cố ý - Lỗi cố ý quan
- Nhận thức rõ - Nhận thức rõ - Mục đích - Mục đích - Thể hiện hành động hành vi, mong chiếm đoạt
chiếm đoạt tài thông qua diễn nguy hiểm và
muốn hậu quả xảy tài sản sản biến tâm lý lOMoAR cPSD| 39651089 mong muốn ra nhưng không trước, trong và
hậu quả xảy ra có mục đích tước sau thời gian (mong muốn đi mạng sống nạn phạm tội của nạn nhân chết) nhân người phạm tội Khách - Hành vi trái
- Hành vi tác động - Hành vi tác - Hành vi - Hành vi gây quan
PL (hành động đến thân thể người động thân chiếm đoạt rối trật tự: tập
và không hành khác: làm bị thể làm nạn bằng hình trung đông, động) thương, tổn hại nhân bị thức lén lút đập phá tài - Nguyên nhân sức khỏe thương, tổn - Hậu quả là sản,… gây ra chết - Giống hành vi
hại sức khỏe yếu tố bắt - Hậu quả: người xảy ra giết người nhưng
hoặc bị chết buộc cấu thiệt hại vật trước hậu quả mức độ nhẹ hơn
- Hành vi đe thành tội trộm chất và phi vật về thời gian
dọa dùng vũ cắp (người bị chất (tính - Hậu quả chết lực: lời nói, hại phải thiệt mạng, sức người có thể hành động hại tài sản 1 khỏe, tài sản, có nhiều đe dọa giá trị nhất an ninh, ngoại nguyên nhân định) giao, trật tự an (phân biệt chủ toàn xã hội,…) yếu và thứ yếu) - Điều kiện: hiện tượng khách quan/chủ quan, ảnh hưởng đến nguyên nhân, sinh ra hậu quả. Cơ sở Điều 123,
Điều 134, Chương Điều 168, Điều 173, Điều 318, pháp Chương XIV,
XIV, Bộ luật Hình Chương Chương XVI, Chương XXI, lý Bộ luật Hình sự
XVI, Bộ luật Bộ luật Hình Bộ luật Hình sự Hình sự sự sự
Bài tập Luật Hình Sự - Chương VII
Bài 1. Xiết nợ xe ô tô, có tội không?
- Căn cứ theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự, hành vi của Hoàng và Tú là có tội
- Tội cưỡng đoạt tài sản: hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực uy hiếp tinh thần bằng lời nói “Tao lấy xe
này vì Nguyễn nợ tiền tao, mày ngồi im đó, chút mày xuống đâu thì tao cho xuống đó".
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân - Mặt khách quan:
Hành vi: Đe dọa dùng vũ lực: đe doạ trực tiếp qua lời nói,.. công khai trực tiếp với người bị hại.
- Chủ thể: Hoàng và Tú, đủ độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự (thuộc khoản 1 Điều
170 Bộ luật hình sự 2015). - Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý: nhận thức được tính nguy hiểm và thấy hậu quả
Mục đích: chiếm đoạt tài sản (xe) lOMoAR cPSD| 39651089 Động cơ: siết nợ
Bài 2. Tội trộm cắp, tội cướp hay tội lừa đảo?
- Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự, hành vi T là tội trộm cắp
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản
- Mặt khách quan:
Hành vi: chiếm đoạt tài sản, được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở B say
xỉn nhằm thực hiện hành vi trộm cắp xe.
Hậu quả: thiệt hại giá trị tài sản
- Chủ thể: theo khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, T đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự - Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý: nhận thức hành vi gây ra thiệt hại, cố ý cho hậu quả xảy ra
Mục đích: chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của B
Bài 3. Tội lừa đảo hay tội trộm cắp? Căn cứ vào:
Điều 174: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể: bạn D, đã trên 16 tuổi, đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể: làm giả thẻ xe để lừa người giữ xe để chiếm đoạt xe người khác.
Chủ quan: mặc dù biết hành vi đó trái pháp luật nhưng D vẫn làm giả thẻ xe để có thể lấy được
chiếc xe của bạn trong trường nhằm để phục vụ cho nhu cầu sống và giải trí.
Khách quan: D có hành vi dùng thủ đoạn gian dối (làm giả thẻ xe) khiến người giữ xe thiếu
cảnh giác và tin vào sự thật để chiếm đoạt tài sản. Và tài sản này có giá trị trên 2.000.000 đồng.
Kết luận: D đã bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo điều 174 của Bộ luật hình sự
2015, D sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm vì giá trị trên 2.000.000 đồng. Căn cứ vào:
Điều 173: Tội trộm cắp tài sản.
Chủ thể: D đủ 16 tuổi
Khách thể: D đã lấy cắp chiếc xe của một bạn trong trường K
Khách quan: D đã lén lút lấy cắp xe và chiếc xe có giá trị trên 2.000.000 đồng
Chủ quan: D biết rõ mình đang thực hiện hành vi không đúng và vẫn cố tình lấy cắp xe chỉ vì
phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Kết luận: D đã bị cấu thành tội trộm cắp tài sản. Theo mức phạt điều 173 của Bộ luật hình sự
2015, D sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm vì giá trị trên 2.000.000 đồng.
Bài 4. Người dưới 15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không Căn cứ vào:
Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp
dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội
cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ quy định ở trên, V bị truy tố tội giết người khi V đã hơn 14 tuổi, là đủ tuổi phải chịu
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ do hành vi CƯỚP TÀI SẢN, CỐ Ý GIẾT NGƯỜI.
Bài 5. Chiếm đoạt tài sản của bạn, tội gì? Căn cứ vào:
Điều 173: Tội trộm cắp tài sản.
Chủ thể: Lâm đủ 16 tuổi, đang là sinh viên năm 2, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể: Lâm đã chiếm đoạt 1 chiếc ip, ví tiền và xe của Chung.
Khách quan: Lâm đã bày mưu để lấy cắp xe của Chung để trae lOMoAR cPSD| 39651089
Chủ quan: D biết rõ mình đang thực hiện hành vi không đúng và vẫn cố tình lấy cắp xe chỉ vì
phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Kết luận: D đã bị cấu thành tội trộm cắp tài sản. Theo mức phạt điều 173 của Bộ luật hình sự
2015, D sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm vì giá trị trên 2.000.000 đồng.
Bài 6. Bắn nhầm người, có tội không?
Căn cứ vào: Điều 128: Tội vô ý làm chết người.
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật
hình sự bảo vệ. Hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để
đạn lạc vào người P làm cho P chết. Mặc dù không cố ý, nhầm lẫn P là thú nên bắn và hậu quả là
P chết. X đã ngay lập tức đưa P đi cấp cứu những P đã chết trên đường.
X là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Từ những phân tích trên, xét thấy có đủ
cơ sở để kết luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ khí cấm tại khoản 3 Điều
10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Bài 7. Tiêm nhầm thuốc có tội không?
Khách thể: Xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạnh của 3 bé sơ sinh
Chủ thể: Bà Thuận (y tá) người có năng lực thực hiện hành vi phạm tội
Khách quan: Bà Thuận tiêm sai thuốc vaccin viêm gan B cho 3 bé sơ sinh thành thuốc
esmeron dẫn đến 3 bé tử vong, sau khi phát hiện tiêm sai thuốc bà Thuận có hành vi che
giấu khi bỏ vỏ thuốc ra gốc cây. Tiếp đến lấy 3 lọ vacxin đổ ra và bỏ vỏ vào thùng rác.
Kết luận: Hành vi của bà Thuận có cấu thành tội phạm là tội vi phạm quy định về khám
bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế
khác theo Khoản 1 Điều 315 Bộ luật hình sự 2015. Bà Thuận bị phạt tù từ 07 đến 15 năm
vì thuộc trường hợp làm chết từ 03 người trở lên.
Bài 8. Hiếp dâm người chuyển đổi giới tính có phạm tội không?
Căn cứ vào Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Điều 141 - Tội hiếp dâm
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Đồng thời tại Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP giải thích một số tình tiết như sau:
"Điều 3. Về một số tình tiết định tội,
“Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều
144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam
vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.”
Hành vi của ông T bị cấu thành tội Hiếp dâm vì có đủ các yếu tố cấu thành tội Hiếp dâm:
Chủ thể thực hiện hành vi là ông T - có đủ nhận thức và năng lực trách nhiệm hình sự
Khách thể: xâm phạm quyền nhân thân (sức khỏe - tính mạng) của con người, Ông T đã
thực hiện hành vi giao cấu khi chưa có sự cho phép của anh Hùng. lOMoAR cPSD| 39651089
Mặt khách quan: “ông T đã khống chế và thực hiện hành vi giao cấu” gây tổn hại đến sức
khỏe, tinh thần của anh Hùng vì đây là hành vi ép buộc không có sự chấp thuận từ anh Hùng.
Mặt chủ quan: Hành vi của ông T là có lỗi cố ý trực tiếp gây ra, do đã có tính toán nhân
lúc anh Hùng ở một mình để thực hiện hành vi.
Bài 9. Tội cố ý gây thương tích hay tội vô ý làm chết người?
Theo em, căn cứ vào bộ Luật Hình sự 2015, anh Nghĩa phạm vào tội cố ý làm chết người theo Điều 134 vì:
Thứ nhất, mục đích phạm tội của anh Nghĩa chỉ nhằm gây thương tích đến thân thể ông
Viễn để ngăn hành vi quấy phá. Việc ông Viễn tử vong nằm ngoài ý thức chủ quan của anh Nghĩa.
Thứ hai, hành động của anh Nghĩa tác động vật lý vào các vị trí bộ phận không nguy
hiểm đến chết người gồm vùng nách và hai vai. Vì vậy, không thể cấu thành tội giết người.
Thứ ba, hành động của anh Nghĩa có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người (có thể khiến ông Viễn bị té
đập đầu), nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, chưa tới mức nghiêm trọng có thể
ngăn ngừa được. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người
phạm tội (Anh Nghĩa) gây ra.
Bài 10. Tội trộm cắp, tội cướp hay tội cố ý gây thương tích?
Hành vi của Thực phạm tội là trộm cắp tài sản theo điều 173 và tội cố ý gây thương tích theo
điều 134. Phạm tội trộm cắp tài sản vì hành vi của Thực có tính chất lén lút và che giấu hành vi
chiếm đoạt tài sản của mình, thuộc trường hợp bị phạt tù từ 02 đến 07 năm do có hành hung để
tẩu thoát. Phạm tội cố ý gây thương tích vì hành vi của Thực cố ý đâm dao vào anh Lân để tẩu
thoát, thuộc trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm dô gây nguy hiểm đến sức khỏe người khác từ 11% đến 30% do có tính chất côn đồ và có tổ chức.
Bài 11. Bắt chó của người khác, tội gì?
Theo em, hành vi của Hợp và Đồng trong tình huống này cấu thành tội cướp tài sản theo quy
định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Lý do là:
- Hợp và Đồng đã dùng thuốc mê là một thủ đoạn nguy hiểm để làm cho chú chó Chihuahua
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của ông C. Đây là một hành vi khách quan
của tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168.
- Hợp và Đồng đã có mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, là một yếu tố chủ quan của tội cướp tài sản
- Hợp và Đồng đã gây thương tích cho anh Hiệp khi rút dao bấm đâm vào tay anh. Đây là một
trong những trường hợp tăng nặng hình phạt của tội cướp tài sản theo khoản 2 Điều 168
=> Do đó, hành vi của Hợp và Đồng không phải là tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật
Hình sự 2015, mà là tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.
Bài 12. Gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo em, trong trường hợp này, anh H có phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015. Lý do là:
- Anh H đã uống rượu say trước khi điều khiển xe, là một hành vi vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ. Đây là một yếu tố khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ theo khoản 1 Điều 260.
- Anh H đã gây ra tai nạn giao thông làm trọng thương chị L, là một hậu quả nghiêm trọng của
việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Đây là một yếu tố khách quan của tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 260. lOMoAR cPSD| 39651089
- Anh H đã có ý thức về việc uống rượu say trước khi điều khiển xe, là một yếu tố chủ quan của
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
=> Do đó, anh H có phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260
Bộ luật Hình sự 2015.
TUY NHIÊN, anh H cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các điều kiện sau
đây theo khoản 2 Điều 260:
- Anh H đã gặp gia đình người bị nạn để thăm hỏi, xin lỗi, bồi thường và trả đầy đủ các chi phí điều trị.
- Chị L cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với anh H.
- Anh H không có tiền án, tiền sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.