GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG 8 | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 1: XIẾT NỢ XE Ô TÔ CÓ TỘI KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: quyền nhân thân của anh M và quyền tài sản của
anh Nguyễn đã bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm:
+ Hoàng và Tú đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội cưỡng đoạt
tài sản được quy định tại điều 170. Trong đó, người nào có hành
vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này,
Hoàng và Tú đã đe doạ anh uy hiếp tinh thần anh M hòng thực
hiện hành vi chiếm đoạt xe anh Nguyễn để đi siết trừ nợ. Hậu quả,
xe của anh Nguyễn bị chiếm đoạt trái phép.
Chủ thể của tội phạm: hai anh Hoàng và Tú, cả hai đều có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: cả hai chủ thể đều có ý thức hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội và ý thức hậu quả của hành vi của mình và mong
muốn hậu quả đó xảy ra. Do đó, 2 anh phạm lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: do không đòi tiền được anh Nguyễn
+ Mục đích: trừ số tiền nợ anh Nguyễn mượn.
BÀI 2: TỘI TRỘM CẮP, TỘI CƯỚP HAY TỘI LỪA ĐẢO?
Khách thể của tội phạm: quyền tài sản của của anh B bị T xâm hại.
Khách quan của tội phạm: T đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, cướp tài sản
được quy định tại điều 168 của BLHS Số: 01/VBHN-VPQH. Theo quy định của
BLHS về tội trộm cắp tài sản căn cứ vào điều 168: Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể là anh T mặc dù đã không sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
nhưng đã có hành vi chuốc say bạn mình là anh B, làm cho anh B bị mất lOMoAR cPSD| 39651089
khả năng chống cự tạm thời nhằm chiếm đoạt tài sản. cụ thể là anh T
đã móc túi B lấy bóp tiền, giấy tờ xe cùng chìa khoá xe và có hành vi
bán xe anh B. Chủ thể của tội phạm: anh T, là người có năng lực trách
nhiệm hình sự. Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp + Động cơ:
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản để đi bán kiếm tiền
BÀI 3: TỘI LỪA ĐẢO HAY TỘI TRỘM CẮP
Khách thể của tội phạm: quyền tài sản của sinh viên trường K bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm: D đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tội trộm
cắp được quy định tại điều 173 BLHS Số: 01/VBHN-VPQH. Trong đó, tội
trộm cắp tài sản được định nghĩa là hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở
hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không sử dụng vũ lực
hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh
thần người sở hữu tài sản. D đã lợi dụng lúc bãi giữ xe đông người ra vào,
người giữ xe thiếu cảnh giác, D đã thực hiện hành vi trộm xe máy và bán.
Chủ thể của vi phạm: D, sinh viên trường K, là người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặc chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: do không có tiền tiêu sài và chơi game.
+ Mục đích: trộm xe bán để có tiền tiêu.
BÀI 4: NGƯỜI DƯỚI 15 TUỔI CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: hành vi của V đã xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản
của bà M và quyền được đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm cháu trai bà M.
Khách quan của tội phạm: lOMoAR cPSD| 39651089
+ V đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội , đó là tội trộm cắp được quy định
tại điều 173. Trong đó, tội trộm cắp tài sản được định nghĩa là hành vi
lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài
sản mà không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một
thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần người sở hữu tài sản. Cụ thể V đã
cùng đồng bọn lén lút đột nhập vào nhà bà M thực hiện hành vi trộm
cắp. Hậu quả cho hành vi này là: tài sản của nhà M bị xâm hại.
+ Và tội giết người được quy định tại điều 134, cụ thể đâm chết cháu
trai bà M khi bị phát giác. Hậu quả là cháu trai bà M bị đâm chết.
Chủ thể của tội phạm: Nguyễn Văn M, 14 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Căn
cứ theo tội trạng của V, theo quy định của điều 12, thì M thuộc loại tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Chủ thể có nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội và có ý thức để cho hậu quả xảy ra. Do đó có lỗi cố ý
trực tiếp trong khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Động cơ: bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo.
+ Mục đích: thực hiện hành vi trộm cắp.
BÀI 5: CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA BẠN, TỘI GÌ?
Khách thể của tội phạm: quyền tài sản của Chung bị Lâm xâm hại và quyền nhân thân.
Khách quan của tội phạm:
+ Anh lâm đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tội cướp tài sản theo Điều
168. Trong đó điều luật quy định người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, Lâm đã pha thuốc an thần vào ly nước của Chung khiến anh
không thể chống cự được hòng thực hiện hành vi trái pháp luật. Hậu lOMoAR cPSD| 39651089
quả: tài sản của Chung bị Lâm chiếm đoạt bao gồm: ví tiền, điện
thoại, thẻ xe, và khoá xe.
Chủ thể của tội phạm: Anh Lâm, là người có đầy đủ năng lực chịu trách
nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: chủ thể có ý thức về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, ý thức được hậu quả của hành vi của mình có ý thức cho
hành vi đó xảy ra.
+ Động cơ: Lâm mê bóng đá và rơi vào tình trạng nợ chồng chất,
đồng thời lúc đó chủ thể biết bạn mình - Chung mới mua chiếc
xe SH hơn 100 triệu.
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản của Chung để bán lấy tiền trả nợ.
BÀI 6: BẮN NHẦM NGƯỜI, CÓ TỘI KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của anh Phúc đã bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm:
Xuân đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là tội vô ý làm chết người
được quy định tại Điều 128 của BLHS. Cụ thể, hai người Xuân và Phúc đã
có thoả thuận sẽ huýt sáo 3 lần nếu ko có phản ứng gì sẽ bắn. Trong quá
trình đi săn, Xuân nghe tiếng động và huýt sáo 3 lần nhưng không thấy
động tĩnh, thấy có ánh mắt phản lại nên nhắm bắn. Sau đó phát hiện Phúc
bị trúng đạn. Hậu quả: Phúc đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Chủ thể của tội phạm: Xuân, người đủ năng lực trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Xuân có ý thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xh, có ý
thức về hậu quả nhưng cho rằng mình có thể ngăn ngừa được
hoặc không xảy ra. Do đó, Xuân đã thực hiện lỗi vô ý do chủ quan.
+ Động cơ: Ko xác định được.
+ Mục đích: Ko xác định được. lOMoAR cPSD| 39651089
BÀI 7: TIÊM NHẦM THUỐC CÓ TỘI KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của 3 bé sơ sinh đã bị xâm
hại. Khách quan của tội phạm:
Bà Thuận đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là tội vô ý làm chết
người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được
quy định tại Điều 129 của BLHS. Cụ thể, bà Thuận đã có hành vi cẩu
thả trong quá trình làm việc là tiêm nhầm thuốc cho ba em bé sơ sinh,
thay vì tiêm thuốc viêm gan B theo chỉ định bác sĩ, bà đã tiêm nhầm
thuốc esmeron, một loại thuốc giãn cơ dùng trong gây mê. Hậu quả
của hành vi: ba em bé sơ sinh bị tử vong.
Chủ thể của tội phạm: bà Thuận (y tá), là người có năng lực trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Bà Thuận không ý thức được hành vi cẩu thả của mình
trong quá trình làm việc mà lẽ ra phải thấy hoặc nên thấy. Vì vậy
bà Thuận đã thực hiện lỗi vô ý do cẩu thả.
+ Động cơ: Ko xác định được.
+ Mục đích: Ko xác định được.
BÀI 8: HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH CÓ PHẠM TỘI KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: quyền pháp luật được bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của anh Hùng bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm:
Ông T đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là tội hiếp dâm được quy định
tại Điều 141 của BLHS. Trong đó, hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân. Cụ thể, ông T đã thực hiện hành vi khống chế lOMoAR cPSD| 39651089
và giao cấu mà không có sự cho phép từ phía anh Hùng. Hậu quả:
nhân phẩm, danh dự của anh Hùng bị tổn hại nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm: Ông T, là người có năng lực trách nhiệm hình
sự về mọi loại tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Ông T nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả gây ra, và có ý thức để cho hậu quả đó xảy ra. Vì
vậy ông T đã phạm lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: do không kiềm chế được hành vi của bản thân.
+ Mục đích: thoả mãn nhu cầu sinh lý.
BÀI 9: TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HAY TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI
Khách thể của tội phạm: quyền pháp luật được bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của ông Viễn bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm:
Anh Nghĩa đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là tội cố ý gây thương tích
theo Điều 134 của BLHS. Cụ thể, anh Nghĩa đã dùng ghế nhựa phang vào
người ông Viễn làm cho ông Viễn té nhào xuống đất và hành vi nắm hai vai
ông Viễn xô mạnh khiến ông Viễn té nhào xuống đất nằm bất động. Ngoài ra,
anh Nghĩa còn có tội vô ý làm chết người tại Điều 128, trong lúc xô mạnh ông
Viễn đã khiến ông bị chấn thương sọ não. Hậu quả: Ông Viễn tử vong.
Chủ thể của tội phạm: anh Nghĩa, người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: anh Nghĩa nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả của hành vi mình gây ra, tuy không mong muốn
nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Vì vậy anh Nghĩa đã
phạm lỗi cố ý gián tiếp.
+ Mục đích: can ngăn hành vi gây rối của ông Viễn.
+ Động cơ: bực tức vì sự hung hăng của ông Viễn. lOMoAR cPSD| 39651089
BÀI 10: TỘI TRỘM CẮP, TỘI CƯỚP HAY TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Khách thể của tội phạm: quyền tài sản của ông Quang và quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
anh Lân. Khách quan của tội phạm:
Anh Thực đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là tội cướp tài sản theo
Điều 173, cụ thể là hành vi đột nhập vào nhà ông Quang thực hiện hành vi
trộm cắp và sử dụng vũ lực với anh Lân khi bị anh Lân phát hiện. Hậu quả:
một chiếc điện thoại iphone 6 plus và một ví tiền bị anh Thực cướp.
Ngoài ra, anh Thực còn phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134,
cụ thể là hành vi đâm nhiều nhát vào tay và người anh Lân. Hậu quả:
anh Lân bị thương nặng.
Chủ thể của tội phạm: anh Thực, là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm
hình sự đối với mọi loại tội phạm.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: anh Thực nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả của hành vi đó, nhưng có ý thức để cho hậu quả
đó xảy ra. Vì vậy anh phạm lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: là người nghiện ma tuý.
+ Mục đích: cướp tài sản nhằm mua heroin sử dụng.
BÀI 11: BẮT CHÓ CỦA NGƯỜI KHÁC, TỘI GÌ?
Khách thể của tội phạm: quyền tài sản của ông C bị xâm hại.
Khách quan của tội phạm:
Hai chủ thể Đồng và Hợp đều cùng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ban đầu cả hai có ý định thực hiện hành vi đánh thuốc mê để bắt chó của
người dân, do đó cả hai chủ thể đã phạm tội trộm cắp tài sản tại Điều 173
BLHS. Tuy nhiên, sau khi thực hiện hành vi bắt chó đã bị người dân địa
phương phát hiện và đuổi theo, trong quá trình truy đuổi, anh Hiệp đuổi kịp,
nắm cái rọ giật mạnh khiến Đồng bị té nhào xuống đất và sau đó dùng dao
bấm đâm vào tay anh Hiệp sau đó chạy thoát. Do vậy, cả hai chủ thể đã mặc
dù có mục đích chiếm đoạt tài sản nhưng đã sử dụng vũ lực sau đó. Vì vậy, lOMoAR cPSD| 39651089
cả hai phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 của BLHS. Hậu quả của
hành vi trên: tài sản của ông C bị xâm hại, anh Hiệp bị thương.
Chủ thể của tội phạm: hai chủ thể Đồng (1985) và Hợp (1982), căn cứ
vào năm sinh hai người thì thấy cả hai có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
+ Mục đích: bắt chó bán kiếm tiền.
BÀI 12: GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Khách thể của tội phạm: quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại. Khách quan của tội phạm:
Anh H đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260, cụ thể là có hành vi gây ra
tai nạn giao thông làm trọng thương chị L. Hậu quả: chị L bị trọng
thương. Chủ thể của tội phạm: Anh H, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: cố ý gián tiếp. + Động cơ: + Mục đích:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ
sung 2021), chỉ khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại
là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
hoặc đã chết, vụ án hình sự về tội phạm như quy định tại các Điều 134,
135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) mới được khởi tố. Các tội phạm gồm:
● Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác (Điều 134).
● Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135). lOMoAR cPSD| 39651089
● Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136).
● Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác (Điều 138).
● Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139).
● Tội hiếp dâm (Điều 141).
● Tội cưỡng dâm (Điều 143).
● Tội làm nhục người khác (Điều 155).
● Tội vu khống (Điều 156).
Do đó, với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), dù có đơn bãi nại,
vụ án vẫn sẽ được khởi tố để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.