-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lý thuyết truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy viết 1 bài luận phân tích 1 hoặc 1 số ví dụ thực tế ứng dụng lí thuyết xâm nhập xã hội và lí thuyết học tập xã hội trong truyền thông. Lí thuyết xâm nhập xã hội được biết đến như 1 lí thuyết khách quan, được áp dụng trong bối cảnh giao tiếp giữa các cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập lý thuyết truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy viết 1 bài luận phân tích 1 hoặc 1 số ví dụ thực tế ứng dụng lí thuyết xâm nhập xã hội và lí thuyết học tập xã hội trong truyền thông. Lí thuyết xâm nhập xã hội được biết đến như 1 lí thuyết khách quan, được áp dụng trong bối cảnh giao tiếp giữa các cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Cao Thị Tuyết Như
Lớp: A2 Truyền thông đại chúng Mã sinh viên: 2351050105
ĐỀ BÀI: Hãy viết 1 bài luận phân tích 1 hoặc 1 số ví dụ thực tế ứng dụng lí thuyết
xâm nhập xã hội và lí thuyết học tập xã hội trong truyền thông I.
Ví dụ về lí thuyết xâm nhập xã hội
-Lí thuyết xâm nhập xã hội được biết đến như 1 lí thuyết khách quan, được áp
dụng trong bối cảnh giao tiếp giữa các cá nhân. Nó cũng có thể được định
nghĩa là quá trình phát triển sự thân thiết sâu sắc hơn với một người khác thông
qua sự bộc lộ bản thân lẫn nhau và các hình thức dễ bị tổn thương khác
-Thâm nhập xã hội là một quá trình có trật tự trải qua các giai đoạn khác nhau
theo thời gian. Khi sự trao đổi giữa các cá nhân dần dần tiến triển từ bề ngoài
đến mức độ thân thiết hơn, con người thực của chúng ta được bộc lộ,giống như
bóc lớp vỏ của một củ hành tây. Các giai đoạn này của lý thuyết thâm nhập xã hội bao gồm: + Định hướng + Cảm nhận khám phá + Trao đổi tình cảm + Trao đổi ổn định. 1. Ví dụ 1
Ban đầu(ở giai đoạn định hướng), các bạn sinh viên trong cùng 1 lớp đại học có
thể giao tiếp, làm quen với các bạn khác bằng cách quan sát cách cư xử hay
trao đổi những thông tin không thân mật về bản thân họ(tên, chiều cao, cân
nặng, giới tính, quê quán…) hoặc trò chuyện, tương tác giữa trên các quy
chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội. Đó là những lớp thông tin khá nông hoặc
các chủ đề chung chung như sức khoẻ, thời tiết, thể thao. Qua đó, chúng ta có
thể làm quen và thiết lập các mối quan hệ cơ bản với các bạn trong lớp. Cùng
với đó, để các mỗi quan hệ phát triển cần có sự trao đổi thông tin ở mức sâu
hơn(giai đoạn cảm nhận khám phá). Người giao tiếp bắt đầu tiết lộ nhiều hơn
về bản thân họ. Các chủ đề khác nhau có thể được thảo luận như gia đình, sở 1
thích, món ăn yêu thích, nền tảng, giáo dục…hay thảo luận về các cảm giác
liên quan đến cuộc sống. Trong các tương tác bao gồm “chuẩn mực có đi có
lại”. Quy tắc này cho thấy rằng khi 1 người tiết lộ 1 điều gì đó, người trả lời có
nghĩa vụ tiết lộ điều gì đó ở cùng mức độ thân mật để duy trì chuẩn mực hoặc
công bằng. Giả sử người bạn ta quen chia sẻ về việc cảm thấy khó khăn để hiểu
1 môn học nào đó, ta có thể chia sẻ về sự bỡ ngỡ của bản thân khi làm quen với
môi trường Đại học. Lí thuyết cho rằng từ đó, các mối quan hệ trở nên thân
thiết hơn theo thời gian khi mọi người tiết lộ nhiều thông tin hơn về bản thân
họ. Ở giai đoạn 3(giai đoạn trao đổi tình cảm), chúng ta có thể tiết lộ về những
vấn đề cá nhân hoặc riêng tư. Ở giai đoạn này, cách thức giao tiếp sẽ trở nên
thoải mái, tự nhiên hơn khi sử dụng các cách nói cá nhân. Mọi người có thể nói
đùa hoặc đưa ra các lời nhận xét trong giai đoạn này hoặc kể những câu chuyện
cười hay đặt biệt danh cho nhau, Tuy vậy, giai đoạn 3 cũng có thể xảy ra những
xung đột, xích mích hay bất đồng về quan điểm bởi đã đủ thân thiết để bày tỏ
để tranh luận hoặc chỉ trích lẫn nhau, giả sử mâu thuẫn khi làm việc nhóm hoặc
thảo luận vấn đề liên quan đến môn học, cuộc sống, cách nhìn nhận vấn đề…
Một mối quan hệ có thể phát triển đến giai đoạn 4-trao đổi ổn định.Trong đó
việc tiết lộ thông tin được cởi mở và thoải mái. Ta có thể dự đoán cách
bạn đó sẽ phản ứng với một số loại thông tin. Giai đoạn này được đặc
trưng bởi sự trung thực và gần gũi, mức độ tự phát cao, và cởi mở bày
tỏ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
=>Chuyển 1 mối quan hệ từ không thân mật sang thân mật qua
các giai đoạn. Sự thâm nhập đã phát triển khi giao tiếp bắt đầu ở
các cấp độ không thân mật tương đối nông và chuyển dần dần và
có trật tự đến các cấp độ cá nhân sâu sắc hơn 2