Bài tập môn Luật đất đai | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trong các loại tài nguyên vốn có, thiết yếu đối với cuộc sống của conngười như: nước, không khí,…thì đất đai là một thành tố quan trọng. Đối với con người, đất đai không chỉ là nơi ở, sinh hoạt mà nó còn là nơi để con người canh tác, phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy đất nước đi lên.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật đất đai (HUBT)
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777 MỤC LỤC
PHÀN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………2
NỘI DUNG……………………………………………………………………….3
I. Một số khái niệm……………………………………………………………….3 II.
Các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
ở…………………………………………………………………………..3
1. Những quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất ở………………………………………………………………………………3
2. Các quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…………………4
3. Quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư……………………….4
III. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở……………………………………………………9 1. Ưu
điểm………………………………………………………………………..9
2. Hạn chế……………………………………………………………………10
IV. Giải pháp góp phàn hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất ở…………………………………………………………………10
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….12 1 lOMoAR cPSD| 47708777 A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong các loại tài nguyên vốn có, thiết yếu đối với cuộc sống của con người như:
nước, không khí,…thì đất đai là một thành tố quan trọng. Đối với con người, đất đai
không chỉ là nơi ở, sinh hoạt mà nó còn là nơi để con người canh tác, phát triển kinh
tế, góp phần thúc đẩy đất nước đi lên. Ở Việt Nam – nước đang phát triển với dân
số đông thì những vấn đề liên quan đến đất đai luôn bức thiết. Theo quy định tại
khoản 1, điều 5 Luật đất đai 2003:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu”. Tức là, người dân có quyền sử dụng đất đai thay cho sở hữu đất
đai. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người sử dụng đã cải tạo, thay đổi, bồi bổ,
…đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Như vậy, khi Nhà nước có chính sách thu
hồi đất đồng thời theo đó là chính sách hỗ trợ đối với với những chủ thể sử dụng.
Nhưng làm thế nào để hỗ trợ hợp lý, xứng đáng thì luôn là một câu hỏi lớn đối với
các quy định pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, thông qua quá trình tìm
hiểu và nhận định vấn đề tôi xin chọn đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận như sau:
“Hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất”. 2 lOMoAR cPSD| 47708777 B. NỘI DUNG
Đất đai được sử dụng với nhiều mục đích: dùng để ở, phục vụ cho mục đích quốc
phòng – an ninh, xây dựng các khu công nghiệp phát triển kinh tế,…Nhưng ở nước
ta, mật độ và tốc độ dân số tăng cao nên đất ở có lẽ là vấn đề nổi bật và nhiều tranh
cãi, nhất là khi Nhà nước có chính sách thu hồi. Vì vậy, tôi xin nhấn mạnh vào vấn
đề thu hồi đất ở của Nhà nước để đưa ra những kiến nghị bản thân nhằm hoàn thiện
các quy định của pháp luật về hỗ trợ.
I. Một số khái niệm 1.
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý theo Luật đất đai 2003. 2.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. 3.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. 4.
Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bố trí chỗ ở mới ổn
định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở.
II. Các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất ở
1. Những quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Đối tượng áp dụng: áp dụng với tất cả các chủ thể sử dụng đất gồm: tổ chức, hỗ
gia đình, cán nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định
cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nhằm mục đích
xây dựng nhà ở, xây dụng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất
thuộc khu dân cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê bị Nhà nước thu hồi đất.
Phạm vi áp dụng: áp dụng với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.
Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: quyền sử dụng đất bị thu hồi phải
được công nhận là tài sản của người đang sử dụng đất và thuộc loại được phép giao
dịch trên thị trường. Có căn cứ pháp lý để chứng minh tính hợp pháp và tính hợp lệ
của quyền sử dụng đất thể hiện rõ tại điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Các quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 3 lOMoAR cPSD| 47708777
Theo quy định tại điều 13 và 14 Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì:
Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được bồi
thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo
đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế địa phương. Diện tích
đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn
mức giao đất ở địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức
giao đất ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương và số
nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần
diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không quá diện tích của đất bị thu hồi.
Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi
nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của địa phương, thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy
hoạch điểm dân cư nông thôn; nếu người bị thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi
phần diện tích đất còn lại thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để sử dụng theo quy
hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi
thường đất, nếu không còn nơi ở nào khác thì được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xem xét giải quyết cho mua, thuê nhà ở hoặc giao đất ở mới; người được thuê
nhà hoặc mua nhà phải trả tiền mua nhà, thuê nhà, nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Đối với trường hợp bồi thường về đất ở những người đang đồng quyền sử dụng đất
: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất,
khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu
không có giấy ờ xác định diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng
đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc phân chia tiền bồi thường đất ở của
nhà chung cư cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng tại địa phương mình. 3. Quy
định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
a. Suất tái định cư tối thiểu
Theo Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về suất tái định cư tối thiểu như sau: (1)
Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật Đất đai 2013
được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với
việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư. 4 lOMoAR cPSD| 47708777 (2)
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì
diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại
địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu
theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở
tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái
định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở,
nhà ở tại nơi bố trí tái định cư. (3)
Căn cứ quy định tại (1) và (2) mục này và tình hình cụ thể của địa phương,
UBND cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền
b. Lập và thực hiện dự án tái định cư
Việc lập và thực hiện dự án tái định cư theo Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐCP quy định như sau: -
Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. -
Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của
pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và phải bảo đảm các quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013. -
Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu
tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp
với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. -
Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án
thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng
của khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng
các công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải
bảo đảm kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c. Quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐCP
(sửa đổi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau: 5 lOMoAR cPSD| 47708777
- Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được
bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Đất đai 2013 được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;
+ Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại khoản tiền chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính về đất đai được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền
sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định
thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục
được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
Nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường,
hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn
lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp
tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
+ Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm
tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại
về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ
vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. -
Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở
tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch
đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
+ Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại
khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
+ Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái
định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP:
Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái
định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối
thiểu quy định tại mục 1 thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định
cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất. 6 lOMoAR cPSD| 47708777 -
Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang
tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất. -
Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo Quy chế
mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;
+ Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy
định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì
được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn
lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được
miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.
+ Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
d. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau: -
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập
dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:
+ Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành; 7 lOMoAR cPSD| 47708777
+ Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo
thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;
+ Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục
vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án. -
Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt
bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến;
Hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không
khống chế mức trích 2%.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết
định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo
quy định của pháp luật. -
Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định.
Việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:
+ Đối với trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất
nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được
bố trí và hạch toán vào vốn đầu tư của dự án;
+ Đối với trường hợp nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho
thuê thông qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất;
+ Đối với trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
(trong đó có khoản kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinh phí
này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. -
Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán chi
phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 8 lOMoAR cPSD| 47708777
e. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau: -
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.
Việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện các dự án được quy định như sau:
+ Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;
+ Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối
với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực
hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp
quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
III. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở 1. Ưu điểm
Những quy định pháp luật được xác lập trong Luật đất đai và các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành khác đã quy định cụ thể, chi tiết về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất nói chung và người bị thu hồi đất ở nói riêng.
Tiếp đến, những quy định mà pháp luật ghi nhận được xây dựng nhằm đảm bảo
quyền lợi của người bị thu hồi đất. Đề ra những chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái 9 lOMoAR cPSD| 47708777
định cư; giúp người dân được hưởng quyền lợi và đảm bảo ổn định cuộc sống. Pháp
luật cũng quy định đa dạng các hình thức bồi thường (bằng tiền, giao đất ở mới, nhà
ở tại khu tái định cư); hỗ trợ (di chuyển chỗ ở, tái định cư), các mức diện tích đất ở,
nhà ở trong khu tái định cư phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người bị thu hồi đất.
Giá đất cũng được pháp luật quy định là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm
thu hồi. Đặc biệt, pháp luật cũng chú ý đến những chủ thể bị thu hồi đất ở mà không
được bồi thường bằng việc tạo điều kiện cho họ được mua, thuê nhà ở hoặc giao đất ở mới. 2. Hạn chế
Một là: việc xác định giá bồi thường đất còn thấp so với mức giá thị trường. Chính
từ đây gây ra sự thiệt thòi cho người bị thu hồi đất, dẫn đến tình trạng bát hợp tác,
khiếu kiện của người dân.
Hai là: đối với hình thức bồi thường bằng giao đất ở mới, mức bồi thường diện tích
đất ở mới chỉ bằng hạn mức giao đất tại địa phương. Trường hợp người bị thu hồi
đất có diện tích đất lớn thì vẫn bị thiệt thòi do cho dù bồi thường bằng tiền. Ba là:
hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ tái định cư chưa đủ, pháp luật vẫn chưa tính đến
những thiệt hại khi phải di chuyển chỗ ở gây ra đối với người dân.
Bốn là: khu tái định cư cho người bị thu hồi đất ở còn kém về chất lượng, các dịch
vụ không được chu đáo; ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
IV. Giải pháp góp phàn hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở
Xuất phát từ những thiếu sót nêu trên, tôi xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đấtở:
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất:
+ Quy định việc tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường trên thực tế
thay vì theo thời điểm có quyết định thu hồi đất như hiện nay.
+ Quy định giá bồi thường được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
+ Quy định việc thành lập cơ quan chuyên môn với chức năng theo dõi, cung cấp
thông tin về giá đất, xác định giá đất để căn cứ để xác định giá bồi thường. + Bổ
sung quy định về hỗ trợ trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống người bị thu hồi đất.
+ Quy định hình thức xử lý đối với cơ quan có thẩm quyền cố tình làm sai quy định
của pháp luật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất ở. -
Xây dựng pháp luật để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, người bị thu
hồi đất nhất là đất ở và các nhà đầu tư. 10 lOMoAR cPSD| 47708777 -
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần xuất phát từ thực tế, tránh đưa ra
các quy định hình thức, chung chung. 11 lOMoAR cPSD| 47708777 C. KẾT LUẬN
Như vậy, những chính sách về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; cụ thể là bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất ở được pháp luật quy định khá
đầy đủ và chặt chẽ trong Luật đất đai năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, mặt khách quan mà nói, các quy định của pháp luật
về hỗ trợ người bị thu hồi đất còn nhiều bất cập, mang nặng tính lý thuyết, áp dụng
thực tế chưa linh hoạt. Chính vì vậy, để lĩnh vực đất đai được đảm bảo ở khía cạnh
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì tiên quyết ta phải hoàn thiện các quy định của
pháp luật. Làm được nhiệm vụ này, đặc biệt trong Luật sửa đổi bở sung Luật đất đai
năm 2013 thì không chỉ quyền lợi của Nhà nước được duy trì mà quyền của người
bị thu hồi đất và các nhà đầu tư cũng được kiện toàn. 12