Bài tập nhóm Kinh doanh ngoại hối - Tài chính quốc tế đề tài "Tại sao các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn tăng trưởng chậm"

Bài tập nhóm Kinh doanh ngoại hối - Tài chính quốc tế đề tài "Tại sao các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn tăng trưởng chậm" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

Thông tin:
8 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm Kinh doanh ngoại hối - Tài chính quốc tế đề tài "Tại sao các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn tăng trưởng chậm"

Bài tập nhóm Kinh doanh ngoại hối - Tài chính quốc tế đề tài "Tại sao các nước đang phát triển có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn tăng trưởng chậm" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

111 56 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|36667950
ĐỀ TÀI:
TẠI SAO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ
NHIỀU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NHƯNG VẪN
TĂNG TRƯỞNG CHẬM?
lOMoARcPSD|36667950
4
1. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, đóng góp của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu
ngân sách: Các nước giàu về tài nguyên thiên nhiên thường tạo ra các chính sách
hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết
lợi thế so sánh, các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để
thu ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế. Còn theo thuyết đầu tư quốc tế, các nhà
đầu nước ngoài luôn đi tìm các nguồn lực trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết
kiệm chi phí trong nước. Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống
chính sách, môi trường đầu hấp dẫn để thu hút đầu nước ngoài, bổ sung sự khan
hiếm về nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ
tăng trưởng phát triển. Thuế công cụ trực tiếp để các chính phủ áp dụng đối với
các doanh nghiệp nước ngoài, và nguồn thuế này sẽ làm cải thiện ngân sách quốc gia.
Thứ hai, tài nguyên tạo việc làm và cải thiện thu nhập: ILO ước tính ngành khai
thác tài nguyên trên thế giới thu hút từ 22-25 triệu người lao động, chiếm khoảng 1%
lực ợng lao động toàn cầu (ILO 2007). Ở các nước giàu có tài nguyên, tỷ lệ người dân
tham gia lao động trong các ngành khai thác tài nguyên là cao hơn rất nhiều, bởi chính
phủ và nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng tập trung khai thác và mở rộng sản xuất
trong những ngành này. Thông thường, các mỏ tài nguyên thường phân bố những
vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khai thác, do vậy việc khai thác các mỏ tài nguyên y tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xoá đói giảm nghèo các vùng này các khu vực kinh
tế tư nhân trong nước không thể thực hiện được. Chính phủ, các nhà tài trợ, các nhà đầu
nước ngoài sẽ giúp các vùng giàu về tài nguyên phát triển nhanh hơn, người dân
trong vùng sẽ có cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.
Thứ ba, tài nguyên đem lại các tác động môi trường, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế: So với các tài nguyên có khnăng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo
như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai
thác. Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá
huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ
tương lai. Tác động đến môi trường khi khai thác tài nguyên còn thể hiện các khía
cạnh tiêu dùng năng lượng nước, ô nhiễm không khí, ớc đất đai, cạn kiệt môi
trường sinh thái các dòng sông, đáy biển. Chính vì vậy, để hạn chế các tác động tiêu
lOMoARcPSD|36667950
5
cực của tài nguyên, các nhà kinh tế học khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch tốt
hơn để đánh giá tác động về môi trường, quản lý môi trường, quản các mỏ tài nguyên
để khai thác hiệu quả và bền vững.
2. Những yếu tố khiến cho các nước đang phát triển có nhiều tài
nguyênthiên nhiên nhưng vn tăng trưởng chậm:
Thiếu hạ tầng nguồn nhân lực: Một số quốc gia nhiều tài nguyên thiên
nhiên nhưng thiếu hạ tầng sở cần thiết để khai thác sử dụng hiệu quả các tài
nguyên này. Thiếu nguồn nhân lực trình đcao knăng phù hợp cũng y khó
khăn trong việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế. Trình độ giáo dục và kỹ năng
lao động, một lực lượng lao động trình độ giáo dục kỹ năng phù hợp yếu tố
quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia đang phát triển thiếu hụt
giáo dục chất lượng và đào tạo kỹ năng, sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển các ngành
công nghiệp và dịch vụ cao cấp, và sẽ phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và công việc
không chất lượng.
Thiếu sự đổi mới phát triển công nghệ: Sự đổi mới phát triển công nghệ
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia thiếu
sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cũng như thiếu sự khuyến khích đổi
mới trong các ngành kinh tế, thì khả năng tăng trưởng sẽ bị hạn chế. Bởi cạnh tranh
quốc tế chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia đang phát triển thường phải cạnh tranh
với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quốc
gia có công nghệ và hệ thống sản xuất tiên tiến có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ với
hiệu suất giá cả cạnh tranh hơn. Điều y thể tạo ra áp lực đối với các quốc gia
đang phát triển m giảm khả năng tăng trưởng kinh tế mặc cho họ nguyền tài
nguyên dồi dào nhưng lại không có đủ trình độ khoa học công nghệ để khai thác và chế
biến với mức chi phí hợp lý để cạnh tranh toàn cầu.
Thiếu quản thể chế kém hiệu quả: Một quản lý kém hiệu quả, thể chế quá
phức tạp, tham nhũng thể y cản trở cho sự phát triển kinh tế. Trong một số
trường hợp, các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách không bền vững và không
công bằng, dẫn đến việc không tạo ra giá trị u dài cho quốc gia. Một số quốc gia
tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng thiếu khả năng quản sở hữu tài nguyên
lOMoARcPSD|36667950
6
một cách hiệu quả. Quyền sở hữu không rõ ràng, quyền lợi tài nguyên không được bảo
vệ đầy đủ, thiếu khả năng kiểm soát việc khai thác tài nguyên thể dẫn đến lãng
phí, tham nhũng, và không tạo ra giá trị lâu dài cho quốc gia.
Thị trường quốc tế và định giá tài nguyên: Các quốc gia đang phát triển thường
mắc phải vấn đề định giá tài nguyên không công bằng trên thị trường quốc tế. Một số
tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ khoáng sản, giá trị cao trên thị trường quốc
tế, những việc khai thác và xuất khẩu không đem lại lợi ích tương xứng cho quốc gia do
các thỏa thuận thương mại không công bằng hoặc tham nhũng.
Khả năng tiếp cận thị trường và xuất khẩu: Khả năng tiếp cận thị trường và xuất
khẩu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Mặc một quốc gia
nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng nếu nó không khả năng tiếp cận thị trường
quốc tế và xuất khẩu sản phẩm, sẽ gặp khó khăn trong việc tận dụng và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Để xuất khẩu thành công, quốc gia cần có cơ sở hạ tầng vận chuyển hiệu
quả, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, quy định thương mại công bằng, khả năng
cạnh tranh với các quốc gia khác. Nếu quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc
tiếp cận thị trường toàn cầu, bị hạn chế trong việc xuất khẩu và không có cơ hội tiếp cận
các thị trường lớn, thì khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra,
sự phụ thuộc quá mức vào việc xuất khẩu một loại hàng hóa hoặc nguồn tài nguyên có
thể rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Nếu giá cả nhu cầu xuất khẩu của tài nguyên
này thay đổi, quốc gia có thể chịu thiệt hại nghiêm trọng. Sự giảm giá hoặc biến đổi thị
trường có thể gây ra khó khăn cho nền kinh tế. Nếu quốc gia không đa dạng hóa kinh tế
của mình không đầu vào các ngành công nghiệp dịch vụ khác, thể gặp
khó khăn khi giá tài nguyên giảm hoặc khi các nguồn cung không còn đáp ứng được
nhu cầu. Điều này làm cho quốc gia đang phát triển trở nên dễ bị chịu sự biến động
không ổn định trên thị trường quốc tế.
Sự thiếu hụt vốn đầu : Đầu tư là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, một số quốc gia đang phát triểnkhả năng thu hút vốn đầu hạn chế
do các rủi ro địa lý, chính sách không ổn định, và thiếu năng lực hấp dẫn đầu tư. Thiếu
hụt vốn đầu cản trở khả năng tăng trưởng phát triển kinh tế. Lịch sử tình hình
xã hội của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế của nó.
lOMoARcPSD|36667950
7
Một số quốc gia đã trải qua chiến tranh, xung đột, hoặc thống trị độc tài trong quá khứ,
dẫn đến sự hủy hoại hạ tầng mất điểm bắt đầu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Ngoài ra, những xung đột xã hội, bất ổn chính trị, và sự không ổn định có thể tạo ra một
môi trường kinh doanh không thuận lợi, làm giảm sự đầu tư và khó khăn trong việc thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bất ổn trong quan hệ quốc tế: Mối quan hệ quốc tế thể ảnh hưởng đáng kể
đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Các xung đột, tranh chấp biên giới, các biện
pháp trừng phạt kinh tế, các chính sách thương mại không công bằng thể tạo ra
rào cản và cản trở cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Biến đổi khí hậu và môi trường: Một số quốc gia đang phát triển đối mặt với các
vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường, như thiên tai, hạn hán, sự suy thoái
môi trường. Các vấn đy thể làm giảm năng suất nông nghiệp, tài nguyên nước
và gây tổn thương cho nền kinh tế.
Việc nhiều tài nguyên thiên nhiên không đảm bảo rằng các quốc gia sẽ phát
triển nhanh chóng. Việc phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như
chính sách kinh tế giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, hội, chính sách kinh
tế, quản lý và quyết định chính trị của quốc gia có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế,... Quá trình phát triển kinh tế một quá trình phức tạp nhiều yếu tố tác động
lẫn nhau, và không có giải pháp duy nhất cho tất cả các quốc gia đang phát triển.
3. Tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Namhiện
nay:
3.1 Thực trạng:
Tăng trưởng kinh tế là quy mô sản xuất của nền kinh tế ngày càng lớn hơn, khối
lượng sản phẩm tạo ra của thời k sau nhiều hơn thời kỳ trước, muốn được như vậy thì
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất phải có sự gia tăng về số lượng sử dụng.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên một trong những nhân tố sản xuất cổ điển, những
nguồn tài nguyên quan trọng nhất đất đai, khoáng sản đặc biệt dầu mỏ, rừng
nguồn nước. Biển Việt Nam đa dạng các chủng loài có chất lượng cao, thêm vào đó trữ
lOMoARcPSD|36667950
8
lượng rất lớn. Việt Nam cũng tới ¾ diện tích đồi núi, diện tích rừng che phủ
hơn 30%.
Mặc diện tích đất liền chỉ chiếm 1,35% diện tích thế giới, nhưng Việt Nam
được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt của Việt
Nam chiếm 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam
còn có các mỏ khoáng sản có giá trị trải dài từ Bắc đến Nam, với nguồn dầu hỏa và khí
đốt dồi dào, nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng thu hút đông đảo du khách.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như vậy, Việt Nam có đầy
đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng làm thế nào để tài
nguyên thiên nhiên được khai thác một cách hợp lý. Trên thực tế, việc khai thác tài
nguyên của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập như: tình trạng sử dụng đất tăng mnh, tài
nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho
hoạt động đánh bắt bị cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều
hơn.
Nguồn i nguyên thiên nhiên của Việt Nam hiện nay đang bị thu hẹp cả về số
lượng và chất lượng. Các yếu tố như sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí
đô thị, kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên. Chính sự suy yếu các nguồn tài nguyên đã đe
dọa sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nghiêm trọng nhất các vấn đề ô nhiễm tại
các thành phố lớn. Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng trên chính là việc quản lý và
khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý và còn lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
3.2 Giải pháp về tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam:
Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững cần đảm bảo việc khai thác các tài nguyên
có thể tái tạo được khai thác ở mức hợp lý. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã đưa
ra một số giải pháp trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý.
lOMoARcPSD|36667950
9
Thứ nhất, tạo ra ớc đột phá trong việc quản sử dụng tài nguyên. y
dựng cơ chế khuyến khích vào việc tập trung, tích tụ ruộng đất; thiết lập khung pháp lý
cho thị trường cấp và thị trường thứ cấp về quyn sử dụng đất đặc biệt đất nông
nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công c lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của các bộ, ngành đối với việc lập, phê duyệt và
tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Thứ hai, đối với tài nguyên nước cần sớm ban hành các quy định cthể về sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt tại các vùng khan hiếm nước để góp phần đảm
bảo an ninh nguồn nước. Tăng ờng công tác điều tra bản, lập triển khai kế
hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong ngắn hạn dài hạn, quy
hoạch tài nguyên nước của cả ớc, các lưu vực sông. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
gây ô nhiễm, xả nước thải vào nguồn nước. Khẩn trương đề xuất với Chính phủ để đàm
phán thiết lập chế chia sẻ nguồn nước liên quốc gia. Đồng thời, Chính phủ cần có
các chính sách khuyến khích thực hiện đa dạng hóa nguồn nước như khử muối để sử
dụng nước, tái chế nước thải sinh hoạt…
Thứ ba, đối với tài nguyên khoáng sản cần tập trung điều tra, đánh giá triển vọng
khoáng sản ở các độ sâu khác nhau phục vụ thăm , khai thác, chế biến và dự trữ quốc
gia. Tăng cường kiểm soát và sử dụng có hiệu quả sản lượng khai thác; hạn chế và tiến
tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Bên cạnh đó, Chính phủ cần kết
hợp các chính sách thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển nhằm sử dụng các nguồn
tài nguyên thô tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn.
Thứ tư, tổ chức tốt việc thi hành Luật i nguyên, môi trường biển hải đảo.
Tăng cường điều tra bản tài nguyên vùng biển sâu. Chính phủ cầny dựng các kế
hoạch thăm dò, khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý và khoa học nhằm duy trì tài
nguyên biển phong phú, đa dạng và lâu dài.
Thứ năm, cần ng cường công tác thanh tra kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện và
xử lý vi phạm. Nâng cao năng lực công tác phòng chống các hành vi gây ô nhiễm môi
trường. Xử lý nghiêm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm
lOMoARcPSD|36667950
10
môi trường sinh thái. Ngoài ra, Chính phủ cần kiên quyết không chấp thuận đầu tư, cấp
phép, các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giàu tài nguyên thiên nhiên có thể là họa. (2012, August 8). VnExpress. Retrieved
June 14, 2023, from https://vnexpress.net/giau-tai-nguyen-thien-nhienco-the-la-
hoa-2732819.html
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (2020,
May 8). Tạp chí Công Thương. Retrieved June 14, 2023, from
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-tai-nguyen-thien-nhien-doi-
voitang-truong-kinh-te-o-viet-nam-71448.htm
3. Vai trò của tài nguyên trong tăng trưởng kinh tế (phần cuối) Trang Ngoại giao
Kinh tế. (2018, January 12). Trang Ngoại giao Kinh tế. Retrieved June 14, 2023,
from https://ngkt.mofa.gov.vn/vai-tro-cua-tai-nguyen-trong-tang-truong-kinh-
tephan-cuoi/
| 1/8

Preview text:

lOMoARcPSD| 36667950 ĐỀ TÀI:
TẠI SAO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CÓ
NHIỀU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NHƯNG VẪN
TĂNG TRƯỞNG CHẬM? lOMoARcPSD| 36667950
1. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, đóng góp của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu
ngân sách: Các nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên thường tạo ra các chính sách
hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết
lợi thế so sánh, các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để
thu ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế. Còn theo lý thuyết đầu tư quốc tế, các nhà
đầu tư nước ngoài luôn đi tìm các nguồn lực mà trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết
kiệm chi phí trong nước. Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống
chính sách, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung sự khan
hiếm về nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ
tăng trưởng và phát triển. Thuế là công cụ trực tiếp để các chính phủ áp dụng đối với
các doanh nghiệp nước ngoài, và nguồn thuế này sẽ làm cải thiện ngân sách quốc gia.
Thứ hai, tài nguyên tạo việc làm và cải thiện thu nhập: ILO ước tính ngành khai
thác tài nguyên trên thế giới thu hút từ 22-25 triệu người lao động, chiếm khoảng 1%
lực lượng lao động toàn cầu (ILO 2007). Ở các nước giàu có tài nguyên, tỷ lệ người dân
tham gia lao động trong các ngành khai thác tài nguyên là cao hơn rất nhiều, bởi chính
phủ và nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng tập trung khai thác và mở rộng sản xuất
trong những ngành này. Thông thường, các mỏ tài nguyên thường phân bố ở những
vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khai thác, do vậy việc khai thác các mỏ tài nguyên này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xoá đói giảm nghèo ở các vùng này mà các khu vực kinh
tế tư nhân trong nước không thể thực hiện được. Chính phủ, các nhà tài trợ, các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ giúp các vùng giàu có về tài nguyên phát triển nhanh hơn, người dân
trong vùng sẽ có cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.
Thứ ba, tài nguyên đem lại các tác động môi trường, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế: So với các tài nguyên có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo
như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai
thác. Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá
huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ
tương lai. Tác động đến môi trường khi khai thác tài nguyên còn thể hiện ở các khía
cạnh tiêu dùng năng lượng và nước, ô nhiễm không khí, nước và đất đai, cạn kiệt môi
trường sinh thái ở các dòng sông, đáy biển. Chính vì vậy, để hạn chế các tác động tiêu 4 lOMoARcPSD| 36667950
cực của tài nguyên, các nhà kinh tế học khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch tốt
hơn để đánh giá tác động về môi trường, quản lý môi trường, quản lý các mỏ tài nguyên
để khai thác hiệu quả và bền vững.
2. Những yếu tố khiến cho các nước đang phát triển có nhiều tài
nguyênthiên nhiên nhưng vẫn tăng trưởng chậm:
Thiếu hạ tầng và nguồn nhân lực: Một số quốc gia có nhiều tài nguyên thiên
nhiên nhưng thiếu hạ tầng cơ sở cần thiết để khai thác và sử dụng hiệu quả các tài
nguyên này. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và kỹ năng phù hợp cũng gây khó
khăn trong việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế. Trình độ giáo dục và kỹ năng
lao động, một lực lượng lao động có trình độ giáo dục và kỹ năng phù hợp là yếu tố
quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia đang phát triển thiếu hụt
giáo dục chất lượng và đào tạo kỹ năng, sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển các ngành
công nghiệp và dịch vụ cao cấp, và sẽ phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và công việc không chất lượng.
Thiếu sự đổi mới và phát triển công nghệ: Sự đổi mới và phát triển công nghệ
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia thiếu
sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cũng như thiếu sự khuyến khích đổi
mới trong các ngành kinh tế, thì khả năng tăng trưởng sẽ bị hạn chế. Bởi vì cạnh tranh
quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia đang phát triển thường phải cạnh tranh
với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quốc
gia có công nghệ và hệ thống sản xuất tiên tiến có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ với
hiệu suất và giá cả cạnh tranh hơn. Điều này có thể tạo ra áp lực đối với các quốc gia
đang phát triển và làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế mặc cho họ có nguyền tài
nguyên dồi dào nhưng lại không có đủ trình độ khoa học công nghệ để khai thác và chế
biến với mức chi phí hợp lý để cạnh tranh toàn cầu.
Thiếu quản lý và thể chế kém hiệu quả: Một quản lý kém hiệu quả, thể chế quá
phức tạp, và tham nhũng có thể gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Trong một số
trường hợp, các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách không bền vững và không
công bằng, dẫn đến việc không tạo ra giá trị lâu dài cho quốc gia. Một số quốc gia có
tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng thiếu khả năng quản lý và sở hữu tài nguyên 5 lOMoARcPSD| 36667950
một cách hiệu quả. Quyền sở hữu không rõ ràng, quyền lợi tài nguyên không được bảo
vệ đầy đủ, và thiếu khả năng kiểm soát việc khai thác tài nguyên có thể dẫn đến lãng
phí, tham nhũng, và không tạo ra giá trị lâu dài cho quốc gia.
Thị trường quốc tế và định giá tài nguyên: Các quốc gia đang phát triển thường
mắc phải vấn đề định giá tài nguyên không công bằng trên thị trường quốc tế. Một số
tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và khoáng sản, có giá trị cao trên thị trường quốc
tế, những việc khai thác và xuất khẩu không đem lại lợi ích tương xứng cho quốc gia do
các thỏa thuận thương mại không công bằng hoặc tham nhũng.
Khả năng tiếp cận thị trường và xuất khẩu: Khả năng tiếp cận thị trường và xuất
khẩu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Mặc dù một quốc gia
có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng nếu nó không có khả năng tiếp cận thị trường
quốc tế và xuất khẩu sản phẩm, sẽ gặp khó khăn trong việc tận dụng và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Để xuất khẩu thành công, quốc gia cần có cơ sở hạ tầng vận chuyển hiệu
quả, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, quy định thương mại công bằng, và khả năng
cạnh tranh với các quốc gia khác. Nếu quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc
tiếp cận thị trường toàn cầu, bị hạn chế trong việc xuất khẩu và không có cơ hội tiếp cận
các thị trường lớn, thì khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra,
sự phụ thuộc quá mức vào việc xuất khẩu một loại hàng hóa hoặc nguồn tài nguyên có
thể là rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Nếu giá cả và nhu cầu xuất khẩu của tài nguyên
này thay đổi, quốc gia có thể chịu thiệt hại nghiêm trọng. Sự giảm giá hoặc biến đổi thị
trường có thể gây ra khó khăn cho nền kinh tế. Nếu quốc gia không đa dạng hóa kinh tế
của mình và không đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, nó có thể gặp
khó khăn khi giá tài nguyên giảm hoặc khi các nguồn cung không còn đáp ứng được
nhu cầu. Điều này làm cho quốc gia đang phát triển trở nên dễ bị chịu sự biến động và
không ổn định trên thị trường quốc tế.
Sự thiếu hụt vốn đầu tư: Đầu tư là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, một số quốc gia đang phát triển có khả năng thu hút vốn đầu tư hạn chế
do các rủi ro địa lý, chính sách không ổn định, và thiếu năng lực hấp dẫn đầu tư. Thiếu
hụt vốn đầu tư cản trở khả năng tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lịch sử và tình hình
xã hội của một quốc gia cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế của nó. 6 lOMoARcPSD| 36667950
Một số quốc gia đã trải qua chiến tranh, xung đột, hoặc thống trị độc tài trong quá khứ,
dẫn đến sự hủy hoại hạ tầng và mất điểm bắt đầu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Ngoài ra, những xung đột xã hội, bất ổn chính trị, và sự không ổn định có thể tạo ra một
môi trường kinh doanh không thuận lợi, làm giảm sự đầu tư và khó khăn trong việc thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bất ổn trong quan hệ quốc tế: Mối quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng đáng kể
đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Các xung đột, tranh chấp biên giới, các biện
pháp trừng phạt kinh tế, và các chính sách thương mại không công bằng có thể tạo ra
rào cản và cản trở cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Biến đổi khí hậu và môi trường: Một số quốc gia đang phát triển đối mặt với các
vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường, như thiên tai, hạn hán, sự suy thoái
môi trường. Các vấn đề này có thể làm giảm năng suất nông nghiệp, tài nguyên nước
và gây tổn thương cho nền kinh tế.
Việc có nhiều tài nguyên thiên nhiên không đảm bảo rằng các quốc gia sẽ phát
triển nhanh chóng. Việc phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như
chính sách kinh tế giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, chính sách kinh
tế, quản lý và quyết định chính trị của quốc gia có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế,... Quá trình phát triển kinh tế là một quá trình phức tạp và có nhiều yếu tố tác động
lẫn nhau, và không có giải pháp duy nhất cho tất cả các quốc gia đang phát triển.
3. Tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Namhiện nay: 3.1 Thực trạng:
Tăng trưởng kinh tế là quy mô sản xuất của nền kinh tế ngày càng lớn hơn, khối
lượng sản phẩm tạo ra của thời kỳ sau nhiều hơn thời kỳ trước, muốn được như vậy thì
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất phải có sự gia tăng về số lượng sử dụng.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố sản xuất cổ điển, những
nguồn tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, rừng và
nguồn nước. Biển Việt Nam đa dạng các chủng loài có chất lượng cao, thêm vào đó trữ 7 lOMoARcPSD| 36667950
lượng cá rất lớn. Việt Nam cũng có tới ¾ diện tích là đồi núi, diện tích rừng che phủ hơn 30%.
Mặc dù diện tích đất liền chỉ chiếm 1,35% diện tích thế giới, nhưng Việt Nam
được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt của Việt
Nam chiếm 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam
còn có các mỏ khoáng sản có giá trị trải dài từ Bắc đến Nam, với nguồn dầu hỏa và khí
đốt dồi dào, nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng thu hút đông đảo du khách.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như vậy, Việt Nam có đầy
đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là làm thế nào để tài
nguyên thiên nhiên được khai thác một cách hợp lý. Trên thực tế, việc khai thác tài
nguyên của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập như: tình trạng sử dụng đất tăng mạnh, tài
nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho
hoạt động đánh bắt bị cạn kiệt và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hiện nay đang bị thu hẹp cả về số
lượng và chất lượng. Các yếu tố như sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí
đô thị, kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên. Chính sự suy yếu các nguồn tài nguyên đã đe
dọa sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nghiêm trọng nhất là các vấn đề ô nhiễm tại
các thành phố lớn. Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng trên chính là việc quản lý và
khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý và còn lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
3.2 Giải pháp về tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam:
Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững cần đảm bảo việc khai thác các tài nguyên
có thể tái tạo được khai thác ở mức hợp lý. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã đưa
ra một số giải pháp trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. 8 lOMoARcPSD| 36667950
Thứ nhất, tạo ra bước đột phá trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên. Xây
dựng cơ chế khuyến khích vào việc tập trung, tích tụ ruộng đất; thiết lập khung pháp lý
cho thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất đặc biệt là đất nông
nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của các bộ, ngành đối với việc lập, phê duyệt và
tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Thứ hai, đối với tài nguyên nước cần sớm ban hành các quy định cụ thể về sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt tại các vùng khan hiếm nước để góp phần đảm
bảo an ninh nguồn nước. Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập và triển khai kế
hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong ngắn hạn và dài hạn, quy
hoạch tài nguyên nước của cả nước, các lưu vực sông. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
gây ô nhiễm, xả nước thải vào nguồn nước. Khẩn trương đề xuất với Chính phủ để đàm
phán thiết lập cơ chế chia sẻ nguồn nước liên quốc gia. Đồng thời, Chính phủ cần có
các chính sách khuyến khích thực hiện đa dạng hóa nguồn nước như khử muối để sử
dụng nước, tái chế nước thải sinh hoạt…
Thứ ba, đối với tài nguyên khoáng sản cần tập trung điều tra, đánh giá triển vọng
khoáng sản ở các độ sâu khác nhau phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến và dự trữ quốc
gia. Tăng cường kiểm soát và sử dụng có hiệu quả sản lượng khai thác; hạn chế và tiến
tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Bên cạnh đó, Chính phủ cần kết
hợp các chính sách thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển nhằm sử dụng các nguồn
tài nguyên thô tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn.
Thứ tư, tổ chức tốt việc thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tăng cường điều tra cơ bản tài nguyên vùng biển sâu. Chính phủ cần xây dựng các kế
hoạch thăm dò, khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý và khoa học nhằm duy trì tài
nguyên biển phong phú, đa dạng và lâu dài.
Thứ năm, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện và
xử lý vi phạm. Nâng cao năng lực công tác phòng chống các hành vi gây ô nhiễm môi
trường. Xử lý nghiêm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm 9 lOMoARcPSD| 36667950
môi trường sinh thái. Ngoài ra, Chính phủ cần kiên quyết không chấp thuận đầu tư, cấp
phép, các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giàu tài nguyên thiên nhiên có thể là họa. (2012, August 8). VnExpress. Retrieved
June 14, 2023, from https://vnexpress.net/giau-tai-nguyen-thien-nhienco-the-la- hoa-2732819.html
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (2020,
May 8). Tạp chí Công Thương. Retrieved June 14, 2023, from
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-tai-nguyen-thien-nhien-doi-
voitang-truong-kinh-te-o-viet-nam-71448.htm
3. Vai trò của tài nguyên trong tăng trưởng kinh tế (phần cuối) – Trang Ngoại giao
Kinh tế. (2018, January 12). Trang Ngoại giao Kinh tế. Retrieved June 14, 2023, from
https://ngkt.mofa.gov.vn/vai-tro-cua-tai-nguyen-trong-tang-truong-kinh- tephan-cuoi/ 10