Bài tập nhóm - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhóm - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

Môn:

Luật học (LHK45) 67 tài liệu

Thông tin:
9 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập nhóm - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

39 20 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT




BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI:
THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DỊCH VỤ TÀI
CHÍNH.
Môn: Giám sát tài chính
Giảng viên giảng dạy
NĂM 2023
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính đang
ngày càng nhận được sự quan tâm Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Sự
phát triển của công nghệ đặc biệt với những biến động lớn mang tính chất toàn cầu
về kinh tế - xã hội và trực tiếp là tác động của đại dịch Covid-19 đã đặt ra những yêu cầu
mới đối với bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Bảo vệ dịch vụ người tiêu dùng
dịch vụ tài chính ý nghĩa quan trọng đối với ổn định tài chính, tài chính toàn diện
tăng trưởng kinh tế.
Một thủ tục giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài
chính tinh gọn, thuận tiện, dễ dàng cho việc bảo vệ quyền, lợi ích các bên trong quan hệ
giao dịch tài chính là yêu cầu cần thiết và là xu hướng tất yếu trong quan hệ cung cấp dịch
vụ này bởi sự bất cân xứng thông tin vấn đề rủi ro, hạn chế trong tiếp cận các thông
tin, dễ dàng bị lợi dụng, lừa đảo trong môi trường tài chính số ngày càng phức tạp, đa
dạng.
Trong thực tế những năm trở lại đây, số lượng các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực
dịch vụ tài chính không ngừng gia tăng, trong khi các quy định pháp luật đối với bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính đang còn thiếu, thủ tục giải quyết phức tạp.
Khung pháp lý duy nhất để bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùngm 2010. Tuy nhiên, Luật này chỉ quy định về việc bảo về người tiêu
dùng nói chung, không quy định riêng để bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính.
Bên cạnh đó, việc thiếu quy định pháp lý liên quan đến việc minh bạch và công bố thông
tin sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng khiến người tiêu dùng gặp phải nhiều rủi ro bị lạm
dụng và lừa đảo trong các hợp đồng dịch vụ tài chính bằng cách không công bố hoặc
tả không minh bạch về phí, hoa hồng hay các loại hình phạt; không công bố các xung đột
lợi ích (quyền lợi của người tiêu dùng hoa hồng của người bán dịch vụ); sai sót trong
hoạt động bán hàng do nhân viên thiếu thận trọng, thiếu năng lực hoặc không được đào
tạo; lạm dụng thu nợ, tịch thu hay xử lý tài sản bảo đảm; quảng cáo gây hiểu lầm… Ngoài
việc cần bổ sung các quy định nhằm tăng cường minh bạch công bố thông tin đối với
các sản phẩm, dịch vụ tài chính, một giải pháp quan trọng khác cần nâng cao hiểu biết
tài chính của người tiêu dùng.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn được áp dụng để xử những vi phạm pháp luật nhỏ, những tranh
chấp, khiếu kiện giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, chứng cứ ràng. Trình tự rút
gọn trong tố tụng dân sự của Việt Nam (được định danh “thủ tục đơn giản quy định
trong pháp luật tố tụng dân sự”), đồng thời quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng được xây dựng theo định hướng này, cụ thể:
“Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn
giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.”
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện đang sửa đổi cụm từ “thủ tục
đơn giản” thành “thủ tục rút gọn”. Việc sửa đổi này nhằm thống nhất việc sử dụng cụm từ
“thủ tục rút gọn” với quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015. Việc quy định thống nhất sẽ tạo căn cứ pháp lý để áp dụng thủ
tục rút gọn tại Tòa án đối với các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiếp
tục nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Người tiêu dùng dịch vụ tài chính
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng là người mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Khái niệm dịch vụ tài chính cũng có thể được hiểu là một sản phẩm, dịch vụ
bất kỳ mang bản chất tài chính và là lĩnh vực đang được điều chỉnh, thảo luận
bởi một biện pháp cho cơ quan Nhà nước hoặc một bên duy trì thực hiện
quyền giám sát, quản lý.
Người tiêu dùng dịch vụ tài chính là các cá nhân, tổ chức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
tài chính trên thị trường tài chính. Quy mô người tiêu dùng dịch vụ tài chính ngày càng
gia tăng, do sự bao phủ của các dịch vụ tài chính gia tăng khi áp dụng các chương trình
thúc đẩy tài chính toàn diện và ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính. Sản phẩm,
dịch vụ tài chính tương đối phức tạp, nhiều quy trình và nghiệp vụ đặc thù, do đó tồn tại
sự mất cân đối thông tin giữa bên cung cấp và người tiêu dùng. Khi sử dụng các dịch vụ
tài chính, người tiêu dùng thường phải đối diện với những thách thức từ sự phức tạp của
các sản phẩm và dịch vụ tài chính, chi phí tiếp cận, không quen thuộc với các hợp đồng
pháp lý, tính mới của các loại dịch vụ tài chính công nghệ, dẫn đến có nguy cơ vi phạm
pháp luật, bị mất thông tin cá nhân… Điều này đã đặt người tiêu dùng dịch vụ tài chính
vào vị thế bất lợi và cần có cơ chế bảo vệ.
3. ĐÁNH GIÁ:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành từ năm 2010, đã lâu
Luật không có tham chiếu riêng dành cho người tiêu dùng tài chính. Các quy định về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính hiện được quy định rải rác trong các luật chuyên
ngành, như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán.
Điều này dẫn đến các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng tài chính thiếu tính hệ
thống, đồng bộ và thiếu các nguyên tắc cốt lõi.
Hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa cao. Sau 13 năm
được ban hành, nhiều quy định trong Luật đã không còn phù hợp với bối cảnh mới, đặc
biệt các quy định liên quan tới giao dịch điện tử, dịch vụ tài chính số. Xu hướng tiêu
dùng trong lĩnh vực tài chính đã thay đổi mạnh mẽ, từ các giao dịch trực tiếp sang trực
tuyến, không sử dụng tiền mặt. Lỗ hổng pháp lý này đã làm cho nhiều hành vi xâm phạm
quyền lợi người tiêu dùng chưa chế tài xử lý. Đồng thời, cần mở rộng quan niệm về
người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: những đối tượng sử dụng dịch vụ, sản
phẩm tài chính như tiền gửi, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, mua bảo hiểm,…
Về cơ quan quản lý, Việt Nam chưa có một cơ quan quản lý chuyên trách chịu trách
nhiệm riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính, mà có 5 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý lĩnh vực chứng khoán và
bảo hiểm, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin - Truyền thôngHiệp hội Bảo vệ người tiêu
dùng chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng nói chung. Cả 5 quan này đều khả
năng tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các cơ quan này đều chưa
các bộ phận chuyên trách, cũng như chưa các quy trình quản cụ thể để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính, chưa có cơ chế phối hợp để xử lý các xung đột
lợi ích xảy ra khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Như vậy, bộ máy quản lý,
giám sát thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tài chính đang được xây dựng theo mô
hình quản lý chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan
quản tài chính. Nhược điểm của hình quản chia sẻ này chồng chéo trong các
nhiệm vụ pháp của các quan bảo vệ người tiêu dùng tài chính khác nhau, dẫn đến
việc giám sát không nhất quán không hiệu quả, do đó đòi hỏi cần được giảm thiểu,
hoặc phải sự phối hợp đồng bộ hơn, hoặc cần một quan chuyên trách về bảo vệ
người tiêu dùng tài chính.
Về chế khiếu nại, tranh chấp dành cho người tiêu dùng tài chính hiện còn chưa
thuận tiện, chưa hoàn chỉnh, các biện pháp giám sát còn bị động. Đồng thời, quy trình giải
quyết khiếu nại của các định chế tài chính và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của
quan có chức năng giám sát, thực thi trong một số lĩnh vực tài chính như vấn tài
chính, chứng khoán, phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng,… vẫn đang còn bị bỏ ngỏ.
Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khi sử dụng dịch vụ tài chính còn cao. Tỷ lệ người
nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; bất
bình đẳng về giới; chênh lệch giàu nghèo khác biệt trong phát triển giữa các vùng
miền, đã làm cho những đối tượng này dễ bị vi phạm quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ
tài chính. Mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân còn hạn chế, do
đó chưa thể tự bảo vệ quyền lợi sử dụng các dịch vụ tài chính hiệu quả. Thực tế hiện
nay, hiệu quả từ cơ chế giải quyết khiếu nại còn chưa rõ ràng và người tiêu dùng tài chính
cũng hiếm khi lựa chọn việc khiếu nại đến các cơ quan này, vì thiếu một quy trình chuẩn,
hợp trong việc tiếp nhận, giải quyết phản hồi khiếu nại. Hiện nay, tác giả mới tiếp
cận được công bố báo cáo thường niên của Cục Quản cạnh tranh Bảo vệ người tiêu
dùng về kết quả giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, chưa có báo cáo, đánh giá của
các cơ quan còn lại.
4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DỊCH VỤ TÀI
CHÍNH
Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện chế giải quyết các tranh chấp, thủ tục rút gọn
trong giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Theo
đó, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, đẩy mạnh công tác xử lý tranh chấp
trong lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ tài chính, đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện của người tiêu
dùng sản phẩm tài chính, tăng cường giải quyết các tranh chấp có thể áp dụng thủ tục rút
gọn. Đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện của người tiêu dùng sản phẩm tài chính theo trình
tự: (i) Định chế tài chính có cơ chế về quy trình, thủ tục tiếp nhận và giải quyết các khiếu
kiện của khách hàng; (ii) Nếu định chế tài chính người tiêu dùng không giải quyết
tranh chấp thì họ thể chuyển sang Tòa án để giải quyết; (iii) Phát huy vai trò hiệu
quả của hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế như Thanh tra tài chính hoặc Dịch vụ hòa
giải để hỗ trợ các bên trong giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Cần tăng cường tính
nghiêm khắc của các chế tài xử các hành vi vi phạm quy định gây thiệt hại cho người
tiêu dùng những quy định về bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của các tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính gây ra.
Thứ hai, cần soát các điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn. Dự thảo Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang quy định chung chung về việc này, do đó các nhà
làm luật cần nghiên cứu thêm về quy định điều kiện cụ thể được áp dụng thủ tục rút gọn.
Đồng thời, căn cứ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn để giải quyết vụ án bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn phải được quy định dẫn chiếu để áp dụng sang Bộ
luật Tố tụng dân sự mới có cơ sở để giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu
phát sinh những tình huống mới, không còn đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết vụ án
theo thủ tục rút gọn, thì cần quy định quay lại thủ tục thông thường và việc này phải được
luật quy định.
Thứ ba, cần hoàn thiện chế quản lý, giámt. Đối với vấn đềy, các quan
nhà nước cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng
đối với Chính phủ coi đó là nhiệm vụ cốt lõi dưới vai trò quảnnhà nước trong việc
duy trì ổn định tài chính. Bởi vậy, quan quản nhà nước thể cân nhắc: (i) Xây
dựng một chế quản lý, giám sát cụ thể nhằm xử kịp thời hiệu quả vấn đề tiêu dùng
tài chính; (ii) Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trung gian trong việc đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng tài chính; (iii) Đảm bảo việc quản lý đồng đều đối các phân
khúc trong tiêu dùng tài chính cũng như đối với các vùng, miền, địa phương sử dụng sản
phẩm dịch, dịch vụ tài chính.
Thứ tư, cần tăng cường phổ biến, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về thủ tục giải
quyết tranh chấp cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Các quan quản nhà nước
không thể bảo vệ một người dân một cách tuyệt đối trước các rủi ro từ thị trường tài
chính. Việc tự bảo vệ nâng cao kiến thức khi tranh chấp xảy ra cần thiết góp
phần không nhỏ trong việc hạn chế rủi ro. Chính vậy, trong thời điểm phát triển công
nghệ như hiện nay, việc xây dựng một chương trình, chiến lược tổng thể, dài hạn về giáo
dục tăng cường hiểu biết tài chính rất cần thiết. Đa dạng hóa hình thức các kênh
giáo dục tuyên truyền, phổ biến để nâng cao hiểu biết tài chính cho người tiêu dùng tài
chính, cách thức giải quyết các tranh chấp theo thủ tục rút gọn, đưa ra được quyết định tài
chính đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, khả năng và tối đa hóa lợi ích. Nâng cao vai trò của
các cơ quan quản lý, giám sát tài chính trong giáo dục và nâng cao hiểu biết tài chính cho
người tiêu dùng tài chính.
Thứ năm, cần thành lập quan chuyên trách chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu
dùng tài chính. Tài chínhmột lĩnh vực đặc thù liên quan đến sự lưu thông tiền tệ quốc
gia. Khi lĩnh vực này những diễn biến không tốt, ngay lập tức sẽnh hưởng đến nền
kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, nhu cầu cần có một cơ quan chuyên
trách, chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực nàythực sự cần thiết.
Để thực sự có quyền năng thực thi việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, cơ quan này cần
phải có thẩm quyền nhất định, hoạt động khách quan và độc lập, đủ quyền lực, nguồn
lực và năng lực trong việc giám sát và chịu trách nhiệm đề xuất các chính sách về bảo vệ
người tiêu dùng tài chính. Bên cạnh đó, quan này nên quyền hợp tác với các
quan giám sát dịch vụ tài chính quốc tế để thường xuyên nắm bắt và cập nhật được những
vấn đề mới của thị trường tài chính, từ đó đi đầu trong việc điều chỉnh các quy định
trong nước cho phù hợp, hoặc giúp điều tiết các giao dịch tài chính mang tính quốc tế,
hoặc xuyên biên giới một cách thuận lợi. quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm
xây dựng hệ thống các quy định và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính phù hợp.
| 1/9

Preview text:

ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT  BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI:
THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH.
Môn: Giám sát tài chính
Giảng viên giảng dạy NĂM 2023 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính đang
ngày càng nhận được sự quan tâm ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Sự
phát triển của công nghệ và đặc biệt là với những biến động lớn mang tính chất toàn cầu
về kinh tế - xã hội và trực tiếp là tác động của đại dịch Covid-19 đã đặt ra những yêu cầu
mới đối với bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Bảo vệ dịch vụ người tiêu dùng
dịch vụ tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với ổn định tài chính, tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế.
Một thủ tục giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài
chính tinh gọn, thuận tiện, dễ dàng cho việc bảo vệ quyền, lợi ích các bên trong quan hệ
giao dịch tài chính là yêu cầu cần thiết và là xu hướng tất yếu trong quan hệ cung cấp dịch
vụ này bởi sự bất cân xứng thông tin và vấn đề rủi ro, hạn chế trong tiếp cận các thông
tin, dễ dàng bị lợi dụng, lừa đảo trong môi trường tài chính số ngày càng phức tạp, đa dạng.
Trong thực tế những năm trở lại đây, số lượng các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực
dịch vụ tài chính không ngừng gia tăng, trong khi các quy định pháp luật đối với bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính đang còn thiếu, thủ tục giải quyết phức tạp.
Khung pháp lý duy nhất để bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam là Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010. Tuy nhiên, Luật này chỉ quy định về việc bảo về người tiêu
dùng nói chung, không có quy định riêng để bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính.
Bên cạnh đó, việc thiếu quy định pháp lý liên quan đến việc minh bạch và công bố thông
tin sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng khiến người tiêu dùng gặp phải nhiều rủi ro bị lạm
dụng và lừa đảo trong các hợp đồng dịch vụ tài chính bằng cách không công bố hoặc mô
tả không minh bạch về phí, hoa hồng hay các loại hình phạt; không công bố các xung đột
lợi ích (quyền lợi của người tiêu dùng và hoa hồng của người bán dịch vụ); sai sót trong
hoạt động bán hàng do nhân viên thiếu thận trọng, thiếu năng lực hoặc không được đào
tạo; lạm dụng thu nợ, tịch thu hay xử lý tài sản bảo đảm; quảng cáo gây hiểu lầm… Ngoài
việc cần bổ sung các quy định nhằm tăng cường minh bạch và công bố thông tin đối với
các sản phẩm, dịch vụ tài chính, một giải pháp quan trọng khác là cần nâng cao hiểu biết
tài chính của người tiêu dùng. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn được áp dụng để xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, những tranh
chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Trình tự rút
gọn trong tố tụng dân sự của Việt Nam (được định danh là “thủ tục đơn giản quy định
trong pháp luật tố tụng dân sự”), đồng thời quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng được xây dựng theo định hướng này, cụ thể:
“Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn
giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.”
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện đang sửa đổi cụm từ “thủ tục
đơn giản” thành “thủ tục rút gọn”. Việc sửa đổi này nhằm thống nhất việc sử dụng cụm từ
“thủ tục rút gọn” với quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015. Việc quy định thống nhất sẽ tạo căn cứ pháp lý để áp dụng thủ
tục rút gọn tại Tòa án đối với các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiếp
tục nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Người tiêu dùng dịch vụ tài chính
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng là người mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Khái niệm dịch vụ tài chính cũng có thể được hiểu là một sản phẩm, dịch vụ
bất kỳ mang bản chất tài chính và là lĩnh vực đang được điều chỉnh, thảo luận
bởi một biện pháp cho cơ quan Nhà nước hoặc một bên duy trì thực hiện
quyền giám sát, quản lý.
Người tiêu dùng dịch vụ tài chính là các cá nhân, tổ chức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
tài chính trên thị trường tài chính. Quy mô người tiêu dùng dịch vụ tài chính ngày càng
gia tăng, do sự bao phủ của các dịch vụ tài chính gia tăng khi áp dụng các chương trình
thúc đẩy tài chính toàn diện và ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính. Sản phẩm,
dịch vụ tài chính tương đối phức tạp, nhiều quy trình và nghiệp vụ đặc thù, do đó tồn tại
sự mất cân đối thông tin giữa bên cung cấp và người tiêu dùng. Khi sử dụng các dịch vụ
tài chính, người tiêu dùng thường phải đối diện với những thách thức từ sự phức tạp của
các sản phẩm và dịch vụ tài chính, chi phí tiếp cận, không quen thuộc với các hợp đồng
pháp lý, tính mới của các loại dịch vụ tài chính công nghệ, dẫn đến có nguy cơ vi phạm
pháp luật, bị mất thông tin cá nhân… Điều này đã đặt người tiêu dùng dịch vụ tài chính
vào vị thế bất lợi và cần có cơ chế bảo vệ. 3. ĐÁNH GIÁ:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành từ năm 2010, đã lâu và
Luật không có tham chiếu riêng dành cho người tiêu dùng tài chính. Các quy định về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính hiện được quy định rải rác trong các luật chuyên
ngành, như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán.
Điều này dẫn đến các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng tài chính thiếu tính hệ
thống, đồng bộ và thiếu các nguyên tắc cốt lõi.
Hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa cao. Sau 13 năm
được ban hành, nhiều quy định trong Luật đã không còn phù hợp với bối cảnh mới, đặc
biệt là các quy định liên quan tới giao dịch điện tử, dịch vụ tài chính số. Xu hướng tiêu
dùng trong lĩnh vực tài chính đã thay đổi mạnh mẽ, từ các giao dịch trực tiếp sang trực
tuyến, không sử dụng tiền mặt. Lỗ hổng pháp lý này đã làm cho nhiều hành vi xâm phạm
quyền lợi người tiêu dùng chưa có chế tài xử lý. Đồng thời, cần mở rộng quan niệm về
người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: những đối tượng sử dụng dịch vụ, sản
phẩm tài chính như tiền gửi, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, mua bảo hiểm,…
Về cơ quan quản lý, Việt Nam chưa có một cơ quan quản lý chuyên trách chịu trách
nhiệm riêng bảo vệ người tiêu dùng tài chính, mà có 5 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý lĩnh vực chứng khoán và
bảo hiểm, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu
dùng chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng nói chung. Cả 5 cơ quan này đều có khả
năng tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các cơ quan này đều chưa có
các bộ phận chuyên trách, cũng như chưa có các quy trình quản lý cụ thể để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính, chưa có cơ chế phối hợp để xử lý các xung đột
lợi ích xảy ra khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Như vậy, bộ máy quản lý,
giám sát thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tài chính đang được xây dựng theo mô
hình quản lý chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan
quản lý tài chính. Nhược điểm của mô hình quản lý chia sẻ này là chồng chéo trong các
nhiệm vụ pháp lý của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tài chính khác nhau, dẫn đến
việc giám sát không nhất quán và không hiệu quả, do đó đòi hỏi cần được giảm thiểu,
hoặc phải có sự phối hợp đồng bộ hơn, hoặc cần có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ
người tiêu dùng tài chính.
Về cơ chế khiếu nại, tranh chấp dành cho người tiêu dùng tài chính hiện còn chưa
thuận tiện, chưa hoàn chỉnh, các biện pháp giám sát còn bị động. Đồng thời, quy trình giải
quyết khiếu nại của các định chế tài chính và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của
cơ quan có chức năng giám sát, thực thi trong một số lĩnh vực tài chính như tư vấn tài
chính, chứng khoán, phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng,… vẫn đang còn bị bỏ ngỏ.
Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khi sử dụng dịch vụ tài chính còn cao. Tỷ lệ người
nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; bất
bình đẳng về giới; chênh lệch giàu nghèo và khác biệt trong phát triển giữa các vùng
miền, đã làm cho những đối tượng này dễ bị vi phạm quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ
tài chính. Mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân còn hạn chế, do
đó chưa thể tự bảo vệ quyền lợi và sử dụng các dịch vụ tài chính hiệu quả. Thực tế hiện
nay, hiệu quả từ cơ chế giải quyết khiếu nại còn chưa rõ ràng và người tiêu dùng tài chính
cũng hiếm khi lựa chọn việc khiếu nại đến các cơ quan này, vì thiếu một quy trình chuẩn,
hợp lý trong việc tiếp nhận, giải quyết và phản hồi khiếu nại. Hiện nay, tác giả mới tiếp
cận được công bố báo cáo thường niên của Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng về kết quả giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, chưa có báo cáo, đánh giá của các cơ quan còn lại.
4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp, thủ tục rút gọn
trong giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Theo
đó, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, đẩy mạnh công tác xử lý tranh chấp
trong lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ tài chính, đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện của người tiêu
dùng sản phẩm tài chính, tăng cường giải quyết các tranh chấp có thể áp dụng thủ tục rút
gọn. Đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện của người tiêu dùng sản phẩm tài chính theo trình
tự: (i) Định chế tài chính có cơ chế về quy trình, thủ tục tiếp nhận và giải quyết các khiếu
kiện của khách hàng; (ii) Nếu định chế tài chính và người tiêu dùng không giải quyết
tranh chấp thì họ có thể chuyển sang Tòa án để giải quyết; (iii) Phát huy vai trò và hiệu
quả của hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế như Thanh tra tài chính hoặc Dịch vụ hòa
giải để hỗ trợ các bên trong giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Cần tăng cường tính
nghiêm khắc của các chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định gây thiệt hại cho người
tiêu dùng và những quy định về bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của các tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính gây ra.
Thứ hai, cần rà soát các điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn. Dự thảo Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang quy định chung chung về việc này, do đó các nhà
làm luật cần nghiên cứu thêm về quy định điều kiện cụ thể được áp dụng thủ tục rút gọn.
Đồng thời, căn cứ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn để giải quyết vụ án bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn phải được quy định dẫn chiếu để áp dụng sang Bộ
luật Tố tụng dân sự mới có cơ sở để giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu
phát sinh những tình huống mới, không còn đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết vụ án
theo thủ tục rút gọn, thì cần quy định quay lại thủ tục thông thường và việc này phải được luật quy định.
Thứ ba, cần hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát. Đối với vấn đề này, các cơ quan
nhà nước cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng
đối với Chính phủ và coi đó là nhiệm vụ cốt lõi dưới vai trò quản lý nhà nước trong việc
duy trì ổn định tài chính. Bởi vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể cân nhắc: (i) Xây
dựng một cơ chế quản lý, giám sát cụ thể nhằm xử lý kịp thời hiệu quả vấn đề tiêu dùng
tài chính; (ii) Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trung gian trong việc đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng tài chính; (iii) Đảm bảo việc quản lý đồng đều đối các phân
khúc trong tiêu dùng tài chính cũng như đối với các vùng, miền, địa phương sử dụng sản
phẩm dịch, dịch vụ tài chính.
Thứ tư, cần tăng cường phổ biến, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về thủ tục giải
quyết tranh chấp cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Các cơ quan quản lý nhà nước
không thể bảo vệ một người dân một cách tuyệt đối trước các rủi ro từ thị trường tài
chính. Việc tự bảo vệ và nâng cao kiến thức khi có tranh chấp xảy ra là cần thiết và góp
phần không nhỏ trong việc hạn chế rủi ro. Chính vì vậy, trong thời điểm phát triển công
nghệ như hiện nay, việc xây dựng một chương trình, chiến lược tổng thể, dài hạn về giáo
dục và tăng cường hiểu biết tài chính rất cần thiết. Đa dạng hóa hình thức và các kênh
giáo dục tuyên truyền, phổ biến để nâng cao hiểu biết tài chính cho người tiêu dùng tài
chính, cách thức giải quyết các tranh chấp theo thủ tục rút gọn, đưa ra được quyết định tài
chính đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, khả năng và tối đa hóa lợi ích. Nâng cao vai trò của
các cơ quan quản lý, giám sát tài chính trong giáo dục và nâng cao hiểu biết tài chính cho
người tiêu dùng tài chính.
Thứ năm, cần thành lập cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu
dùng tài chính. Tài chính là một lĩnh vực đặc thù liên quan đến sự lưu thông tiền tệ quốc
gia. Khi lĩnh vực này có những diễn biến không tốt, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến nền
kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, nhu cầu cần có một cơ quan chuyên
trách, chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này là thực sự cần thiết.
Để thực sự có quyền năng thực thi việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, cơ quan này cần
phải có thẩm quyền nhất định, hoạt động khách quan và độc lập, có đủ quyền lực, nguồn
lực và năng lực trong việc giám sát và chịu trách nhiệm đề xuất các chính sách về bảo vệ
người tiêu dùng tài chính. Bên cạnh đó, cơ quan này nên có quyền hợp tác với các cơ
quan giám sát dịch vụ tài chính quốc tế để thường xuyên nắm bắt và cập nhật được những
vấn đề mới của thị trường tài chính, từ đó đi đầu trong việc điều chỉnh các quy định ở
trong nước cho phù hợp, hoặc giúp điều tiết các giao dịch tài chính mang tính quốc tế,
hoặc xuyên biên giới một cách thuận lợi. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm
xây dựng hệ thống các quy định và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính phù hợp.