-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài tập nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài tập nhóm - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
I)
Bản chất nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang đầy đủ những
yếu tố của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, vừa mang những đặc trưng
riêng gắn với điều kiện đất nước và con người Việt Nam.
Tính giai cấp: Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân( do giai
cấp công nhân lãnh đạo tiến hành cách mạng thành công; thực hiện lý
tưởng của giai cấp công nhân, nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam), tuy nhiên biểu hiện thuộc tính giai cấp rất mờ nhạt;
lợi ích giai cấp hoà vào lợi ích chung của nhân dân.
Tính xã hội: Nhà nước là tổ chức chung của toàn xã hội, bảo vệ lợi ích
cho mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Bản chất nhà nước được xác định trong điều 2 Hiến pháp 2013:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Như vậy, bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước
hết được thể hiện là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân. Bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân được thể hiện ở các đặc trưng sau:
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân có quyền quyết định mọi vấn đề quan
trọng của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh
em trên lãnh thổ Việt Nam
Nhà nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Tính dân tộc của Nhà nước ta có tính lịch sử, là
truyền thống lâu đời và là nguồn sức mạnh của nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc
của nhà nước càng được tăng cường do khả năng kết hợp thống nhất với tính
giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại. Trang | 1 Nhóm 6
- Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
Nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện tính giai cấp của mình, mặt khác cũng
thể hiện tính chất xã hội một cách rộng rãi và sâu sắc. Nhà nước mang tính nhân
đạo sâu sắc, tôn trọng các giá trị của con người. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
đến việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội. Nhà nước coi việc giải quyết các
vấn đề xã hội là một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
- Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đều tuân thủ và chấp hành pháp luật.
Tính chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các dấu hiệu cơ bản sau:
Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân đều phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó, các đạo luật có vị trí tối thượng.
Nhà nước bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân thông qua sự
quy định và bảo vệ của pháp luật;
Quyền lực nhà nước là thống nhất, tập trung nhưng các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng có sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lực đó.
- Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với các nước trên thế giới
Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với phương
châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
II) Chức năng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1 Các chức năng đối nội * Chức năng kinh tế:
Chức năng kinh tế của Nhà nước ta bao gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lý kinh tế.
Nhà nước khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế;
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp 2013).
Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế đang vận động và
phát triển trong nền kinh tế nhằm phát huy mọi nguồn lực, tận dụng được nhiều
yếu tố tích cực của các thành phần kinh tế. Mặc dù các thành phần kinh tế đều
bình đẳng, song, thông qua vai trò chủ đạo của thành phàn kinh tế nhà nước, Trang | 2 Nhóm 6
Nhà nước có thể giữ vai trò chủ động trong quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân
* Chức năng xã hội:
Chức năng xã hội của nhà nước là toàn bộ các mặt hoạt động của nhà nước
nhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của xã hội. Trong điều kiện đất nước
đang chuyển sang cơ chế thị trường, chức năng xã hội của nhà nước hướng vào
những mục tiêu cơ bản sau đây:
– Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhà
nước coi trọng việc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học và
công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngành khoa học.
– Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Cải cách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, bảo đảm cho doanh nghiệp
được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao động và
hiệu quả của doanh nghiệp;
– Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo; thực hiện các chính sách xã hội
để bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng; thực hiện chính sách
ưu đãi xã hội đối với người có công, chính sách cứu trợ xã hội đối với người gặp
rủi ro, bất hạnh; thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của
nhân dân, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
* Chức năng giữ vững an ninh – chính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Đây là một chức năng quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực để phòng ngừa, ngăn chặn mọi
âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước;
kiên quyết trấn áp mọi hành động chống phá của các lực lượng thù địch để bảo
vệ sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Nhà nước quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân; xác lập cơ chế
bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tạo ra các điều
kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội để công dân thực hiện đầy đủ và có
hiệu quả các quyền tự do, dân chủ của mình; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm
minh mọi hành vi xâm phạm đến các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là một trong những đòi hỏi bức thiết của sự
nghiệp đổi mới. Nhà nước đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật; cải cách tổ
chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; tiến
hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm pháp luật. Trang | 3 Nhóm 6
2.2 Các chức năng đối ngoại
* Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, kết hợp sức
mạnh của toàn dân với sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức
mạnh tổng hợp của đất nước với sức mạnh của từng vùng, từng địa phương,
từng lực lượng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Chức năng củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Nhà nước ta luôn coi trọng việc thiết lập,
củng cố và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước có
chế độ chính trị – xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tôn
trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Nhà nước coi trọng việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm
độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
III) Hình thức nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1 Hình thức chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hình thức chính thể Nhà nước Việt Nam là cộng hòa dân chủ. Thông qua
nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhân dân đã
bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, hội đồng nhân dân các
cấp). Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo
nhiệm kỳ 5 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trang | 4 Nhóm 6
Chỉnh thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng, đó là:
1. Việc tổ chức quyền lực Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị có vai trò lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” .
2. Nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền xã hội
chủ nghĩa nhưng có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan.
Quyền lực Nhà nước tập trung trong tay Quốc Hội- cơ quan duy nhất do
nhân dân cả nước bầu ra nhưng có sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội và
những cơ quan Nhà nước khác trong thực hiện quyền lực Nhà nước tạo thành cơ
chế đồng bộ góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Sự tập quyền thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là
chủ sở hữu tối cao của quyền lực Nhà nước, quyền lực Nhà nước là của nhân
dân, không thuộc tổ chức nào, giai cấp nào. Nhân dân giải quyết mọi vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Nhân dân thực hiện
quyền lực của mình thông qua bỏ phiếu, thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội,
hội đồng nhân dân các cấp.
3. Chính thể Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở sự thống nhất giữa chế độ
tập trung lợi ích Nhà nước với sự trực thuộc, phục tùng của cơ quan Nhà nước
cấp dưới trước cơ quan Nhà nước cấp trên, chế độ dân chủ tạo điều kiện cho sự
sáng tạo, chủ động trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
4. Chính thể Nhà nước Việt Nam mang bản chât giai cấp công nhân, mục
tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, lợi ích giai cấp công nhân gắn
liền với lợi ích giai cấp khác và nhân dân lao động. Nhà nước Việt Nam thực
hiện dân chủ với nhân dân, nhưng chuyên chế với kẻ thù, âm mưu chống phá
Nhà nước. Hiện nay, bản chất chuyên chính vô sản được thể hiện dưới dạng Nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
5. Trong chính thể Nhà nước Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã
hội có vai trò quan trọng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của
quyền lực Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò quan trọng trong thiết lập cơ
quan Nhà nước, quản lý Nhà nước, xây dựng pháp luật; trong phạm vi quyền
hạn của mình, có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ
chức theo quy định của pháp luật, có quyền đề nghị bãi miễn đại biểu không Trang | 5 Nhóm 6
xứng đáng và tham gia vào tổ chức thực hiện quyền bãi miễn đó. Các tổ chức xã
hội là phương tiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, cùng với cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng cuộc sống phồn
vinh, hạnh phúc, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Việt Nam
Hình thức cấu trúc Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất,được Hiến
pháp 2013 quy định tại Điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Nhà nước có độc lập, chủ quyền, có một
hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc”.
Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu
bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc.
Tương ứng mỗi đơn vị hành chính là cơ quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị
hành chính không có chủ quyền quốc gia và đặc điểm như Nhà nước. Nhà nước
Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là
chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến
pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ
quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp
luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát
huy phong tục, tập quán của dân tộc.
3.3 Chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam
Chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam là dân chủ. Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
IV) Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Việt Nam gồm hệ thống cơ quan, đứng đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm:
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương
- Cơ quan hành pháp: Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban Nhân dân các cấp địa phương; Trang | 6 Nhóm 6
- Cơ quan tư pháp: Tòa án Nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Tòa án
Nhân dân các cấp địa phương.
- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao cấp trung ương và
Viện kiểm sát Nhân dân các cấp địa phương. * Quốc hội:
Quy định trong điều 69, Hiến pháp 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”.
- Đại biểu Quốc hội do cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra
- Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri cả nước
- Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,
thu thập và phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của cử tri, biến ý chí
nguyện vọng của cử tri thành quyết sách Quốc hội, Pháp luật của nhà nước.
Chức năng của Quốc hội:
- Lập hiến, lập pháp: thông qua, sửa đổi, bổ sung hiến pháp và các đạo luật
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: về đối nội, đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh….
- Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Cơ cấu tổ chức:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực của Quốc hội
- Hội đồng dân tộc: là cơ quan chuyên môn của Quốc hội
- Các uỷ ban của Quốc hội: uỷ ban lâm thời và uỷ ban thường trực
Kỳ họp Quốc hội: là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
Quốc hội. Thường họp 2 kỳ/ năm. Tại kỳ họp Quốc hội, Quốc hội có quyền ban
hành Hiến pháp và nghị quyết.
Quốc hội hiện nay là Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) với 499 đại biểu.
Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ
* Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù.
Quy định trong điều 86, Hiến pháp 2013: “Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Trang | 7 Nhóm 6
Đối nội: có quyền trực tiếp hoặc gián tiêos thành lập các chức vụ cao cấp
trong bộ máy nhà nước, điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước then chốt.
Đối ngoại: là địa diện cao nhất và chính thức của nhà nước trong các quan
hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định đối ngoại và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách
nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng * Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo
công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự
phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính
phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó
Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng
Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công
phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về
hoạt động của Chính phủ. * Tòa án nhân dân Trang | 8 Nhóm 6
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và
các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.
* Viện kiểm sát nhân dân
- Vị trí: Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong
cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. - Tổ chức: gồm 4 cấp
*Viện kiểm sát nhân dân tối cao
*Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
*Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
*Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhiệm vụ: bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê Minh Trí.
* Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính
quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
- Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Trang | 9 Nhóm 6
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám
sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ
do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trang | 10 Nhóm 6