-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm môn Luật Kinh doanh đề tài "Phân tích thực trạng đầu tư từ VN ra nước ngoài và các giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư từ VN ra nước ngoài"
Bài tập nhóm môn Luật Kinh doanh đề tài "Phân tích thực trạng đầu tư từ VN ra nước ngoài và các giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư từ VN ra nước ngoài" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Kinh doanh (BSA1314) 2 tài liệu
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 493 tài liệu
Bài tập nhóm môn Luật Kinh doanh đề tài "Phân tích thực trạng đầu tư từ VN ra nước ngoài và các giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư từ VN ra nước ngoài"
Bài tập nhóm môn Luật Kinh doanh đề tài "Phân tích thực trạng đầu tư từ VN ra nước ngoài và các giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư từ VN ra nước ngoài" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Kinh doanh (BSA1314) 2 tài liệu
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 493 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Preview text:
lOMoARcPSD| 36067889
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
------------------------------------ BÀI TẬP NHÓM LUẬT KINH DOANH
Chủ đề: Phân tích thực trạng đầu tư từ VN ra nước ngoài và các
giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư từ VN ra nước ngoài MỤC LỤC
1. Tình hình hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2020 ..................... 2
2. Tình hình hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2021 ..................... 3
3. So sánh tình hình đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2020 và năm 2021 .... 5
4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục .................................................................... 5
4.1 Nguyên nhân ......................................................................................................... 5
4.2 Biện pháp khắc phục ............................................................................................ 6 lOMoARcPSD| 36067889
1. Tình hình hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2020
Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn tăng dù Covid-
19 là nhờ sự cởi mở của môi trường pháp lý đầu tư, hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy
doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài ngày càng hoàn thiện, qua đó mở rộng hoạt
động đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng hội nhập quốc
tế của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày
càng đa dạng thể hiện rõ nét qua thị trường, lĩnh vực và quy mô đầu tư.
Thực t Ā cho th Āy, kể từ khi Nghị định s Ā 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về
đầu tư ra nước ngoài được ban hành, việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở
nước ngoài của doanh nghiệp trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn, nghị
định này cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài không cần phải xin giấy chứng
nhận đầu tư mà chỉ cần hoàn thiện các giây chứng nhận đăng kí dầu tư là có thể bắt đầu
dự án. Qua đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những dấu ấn nhất định. -
Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh
đạt trên 590 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2019. -
33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 272 triệu USD (tăng
gần 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2019). -
Riêng trong tháng 12/2020, có 5 dự án được cấp GCNĐKĐT mới và 3 lượt dự
án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đạt 99,65 triệu USD (tăng hơn 2
lần so với cùng kỳ 2019).
Theo đó, bên cạnh việc tham mưu ban hành luât và các nghị định, ngàỵ
17/10/2018, Bộ K Ā hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư s Ā 03/2018/TT-
BKHĐT hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước
ngoài. Thông tư s Ā 03/2018/TT-BKHĐT ra đời góp phần chuẩn hóa thủ tục pháp
lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vừa tạo thông thoáng, vừa giúp cơ quan
quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam… -
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực. Trong đó công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 11 dự án cấp mới và 7 lượt điều chỉnh vốn, tổng
vốn đăng ký 228,2 triệu USD, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân
phối điện đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 92,6 triệu USD, chiếm 15,7%; tiếp theo là các
lĩnh vực tài chính ngân hàng; bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ. -
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 5/2020, có một đại dự
án của doanh nghiệp Việt Nam (Công ty TNHH Vonfram Masan) đầu tư vào thị trường
Đức với vốn đăng ký đầu tư lên tới 91,5 triệu USD. Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài
quy mô thuộc diện lớn nhất kể từ đầu năm tới nay. -
Theo đó, Đức đã trở thành thị trường đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam
trong 6 tháng đầu năm 2020, với 4 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm
41,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam; đứng thứ hai là thị trường
Myanmar, với 38,3 triệu USD, chiếm 17,2%; thứ ba là Lào, Hoa Kỳ, Singapore…
Nhận xét tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 2020 -
Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, theo báo cáo, năm 2020,
có121/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước có báo cáo về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó: 32 dự án không phát sinh doanh thu, 89 dự lOMoARcPSD| 36067889
án có doanh thu với tổng doanh thu tại nước ngoài năm 2020 là 5.542,92 triệu USD,
bằng 79% so với năm 2019. -
Trong đó, 28 dự án bị lỗ với tổng số lỗ là 236,89 triệu USD (giảm 06 dự án
lỗnhưng số lỗ tăng 81 triệu USD và bằng 152% so với năm 2019); 61 dự án có lợi nhuận,
với tổng lợi nhuận sau thuế là 426,66 triệu USD (giảm 138,34 triệu USD và bằng 75% so với năm 2019). -
Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 118,76 triệu
USD (giảm 87,543 triệu USD và chỉ bằng 58% so với năm 2019). -
Đến ngày 31/12/2020, có 46 dự án còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 1.171,06
triệu USD (giảm 01 dự án và tăng 120 triệu USD so với năm 2019)
Doanh thu và lợi nhuận các dự án của Việt Nam ở nước ngoài sụt giảm mạnh, lợi
nhuận chuyển về nước năm 2020 chỉ bằng 30% so với năm 2019.
Đây là kết quả phản ánh bước đầu về tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, khi
nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án tại
nước ngoài bị ảnh hưởng lớn.
Trong thời gian tới, trước những thách thức của nền kinh tế toàn cấu, doanh nghiệp
Việt Nam cần có quyết định đầu tư khi đã có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về dự án từ
các cơ quan chức năng có liên quan ở cả phía Việt Nam và quốc gia nhận đầu tư để tránh
gặp phải những rủi ro, bất lợi.
Bên cạnh đó, tuân thủ tốt pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế và các quy định có
liên quan, cũng như có thái độ hợp tác với chính quyền, người dân ở quốc gia tiếp nhận
đầu tư dựa trên nguyên tắc cùng có lợi để phòng tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.
2. Tình hình hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2021
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2021 tiếp tục
phải đối mặt với những hệ lụy chưa từng có từ đại dịch Covid-19. Hoạt động sản xuất
kinh doanh toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng gặp
không ít khó khăn. Tuy nhiên tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
vẫn có sự tăng trưởng và có những dấu ấn nhất định.
Năm 2021, các nghị định, quy định và điều luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
không có sự thay đổi so với năm 2020 nên các hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn rất
sôi nổi với nhiều dự án và lĩnh vực được thêm mới với quy mô đầu tư lớn. Cụ thể:
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 677,29 triệu USD (tăng 38,1% so với cùng kỳ). Trong đó:
- Có 52 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới;
- Tổng vốn đăng ký của dự án mới đạt gần 244,53 triệu USD (bằng 77,3% so với cùng kỳ);
- Có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư;
- Tổng vốn tăng thêm gần 432,76 triệu USD (gấp gần 2,5 lần so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2021 theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư) tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh trong năm 2021 giảm 1,6
lần so với cùng kỳ là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu
tư của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Lượng vốn giảm lớn đã
vượt quá số vốn đầu tư mới và tăng thêm của Việt Nam ra nước ngoài trong năm. Vì lOMoAR cPSD| 36067889
vậy tính chung trong cả năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và
điều chỉnh giảm trên 366,9 triệu USD (giảm 1,6 lần so với cùng kỳ). Nếu không tính dự
án giảm vốn lớn này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2021 sẽ
đạt trên 828,7 triệu USD. Trong năm 2021, có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt trên 409 triệu USD (tăng 28,6% so với cùng
kỳ) và 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm trên 776 triệu USD.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 15 ngành. Trong đó hoạt động
chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 1 dự án mới và 3 lượt dự án điều chỉnh
vốn, tổng vốn đầu tư đạt trên 420,8 triệu USD, tăng 6,7 lần so với năm 2020. Ngành bán
buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư gần 160,9 triệu USD, tăng trên 2,5 lần so
với năm 2020; tiếp theo là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo,…
Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2021. Dẫn đầu
là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. Đứng thứ hai là Singapore với
tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020. Tiếp theo lần
lượt là Campuchia, Israel… với vốn đầu tư đạt 89,4 triệu USD và gần 71,6 triệu USD.
Lũy kế đến 20/12/2021, Việt Nam đã có 1.448 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 20,9 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản
(16%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào
(24,8%); Campuchia (13,6 %); Venezuela (8,7%);…
Nhận xét tình hình đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2021
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid 19, xong việc Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài vẫn giữ vững được vị thế và còn tăng trưởng cho thấy sự cố gắng đặc biệt đến từ
đảng và nhà nước cũng như các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước. Điều này giúp cho
Việt Nam duy trì ổn định cho các dự án đã đầu tư trước đó, đồng thời phát triển thêm
các dự án mới giúp kiếm về lợi nhuận dương cho Việt Nam. Cụ thể: -
Có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới. Tổng vốn đăng ký
đầu tư của dự án mới đạt trên 409 triệu USD (tăng 28,6% so với cùng kỳ). -
Có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn điều chỉnh giảm trên 776 triệu
USD (giảm gần 3,9 lần so với cùng kỳ). -
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 1 dự án mới và 3 lượt
dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đạt trên 420,8 triệu USD, tăng 6,7 lần so với năm 2020. -
Ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư gần 160,9 triệu USD,
tăng trên 2,5 lần so với năm 2020. -
Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. -
Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020. lOMoARcPSD| 36067889
3. So sánh tình hình đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2020 và năm 2021
Tính chung trong cả năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và
điều chỉnh giảm trên 366,9 triệu USD (giảm 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2020). Nguyên
nhân khiến tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh trong năm 2021 giảm
1,6 lần so với cùng kỳ là do trong tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đã giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu
khí tại Nga. Lượng vốn giảm lớn đã vượt quá số vốn đầu tư mới và tăng thêm của Việt
Nam ra nước ngoài trong năm.
Thông tin trên được phản ánh qua các số liệu đầu tư ra nước ngoài của năm 2020 và 2021 như sau:
Dự án đầu tư mới: -
Năm 2021, có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng
vốn đăng ký đạt trên 409 triệu USD. -
Năm 2020 có 119 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng
vốn đăng ký đạt gần 318 triệu USD.
Năm 2021 tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự án điều chỉnh vốn: -
Năm 2021 có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm trên 776 triệu USD. -
Năm 2020 có 33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 272 triệu USD.
Năm 2021 giảm 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Phân theo lĩnh vực đầu tư: -
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 1 dự án mới và 3 lượt
dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đạt trên 420,8 triệu USD, tăng 6,7 lần so với năm 2020. -
Ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư gần 160,9 triệu USD,
tăng trên 2,5 lần so với năm 2020; Tiếp theo là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản;
công nghiệp chế biến, chế tạo…
Phân theo địa bàn đầu tư: -
Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. -
Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020. -
Tiếp theo lần lượt là Campuchia, Israel… với vốn đầu tư đạt 89,4 triệu USD và gần 71,6 triệu USD.
4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 4.1 Nguyên nhân
Từ thực tế đầu tư, Chính phủ thừa nhận, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Viêt Nam khi đầu tư ra nước ngoài chưa đạt như kỳ ̣ lOMoARcPSD| 36067889
vọng là do khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính vẫn còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh
nhưng hoạt động còn mang tính tự phát, do đó cũng rất dễ xảy ra tranh chấp và hiệu quả đầu tư không cao.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau: -
Môt là, những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam vạ̀ các
quốc gia tiếp nhận đầu tư này đã dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng
đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân địa phương cũng như hình ảnh
của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp
Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường mang theo tư duy, cách nghĩ của người Việt Nam. -
Hai là, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh nhưng hoạt động
còn mang tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi đó, việc xử lý tranh chấp rất
khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi, về măṭ quản lý nhà
nước, hiện chưa có cơ quan đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai quản lý,
theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tất cả các doanh
nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài. -
Ba là, người dân một số vùng còn hạn chế về trình độ, khó tiếp xúc bằng văn bản,
nên thay vì quản lý bằng văn bản, doanh nghiệp đều phải thể hiện dưới dạng hình ảnh
các chương trình tuyển dụng, đào tạo, chế độ bảo hiểm… để người dân dễ hiểu, dễ nhớ.
Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp mất thêm thời gian, chi phí tài chính. -
Bốn là, tiềm lực tài chính cũng là yếu tố cản trở cơ hôi đầu tư ra nước ngoài củạ
nhiều doanh nghiệp. Chẳng hạn: Trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn
bị tiềm lực tài chính có như vậy mới có thể đảm bảo tiềm lực duy trì được các hoạt động của mình.
Theo Chính phủ, ngoài các vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự
báo thị trường, kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài, thì các chính sách đầu tư nước
sở tại và đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng khiến cho tình hình hoạt động
của các dự án bị ảnh hưởng tiêu cực hơn so với năm 2019.
4.2 Biện pháp khắc phục
Về ph椃Āa cơ quan qu椃椃n ly -
Tiếp tục hoàn thiên khuôn khổ pháp ly liên quan đến hoạt độ ng đầu tư ra nước̣
ngoài của doanh nghiệp Viêt Nam theo hướng tiệm cận thông lệ, pháp luật quốc tế, quạ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư ra nước ngoài. -
Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế và tích cực tham gia vào các tổ chức quốc
tế thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương nhằm bảo
vệ các doanh nghiệp, gỡ bỏ các rào cản khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài… -
Cần có những công cụ hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các khó khăn,
vướng mắc, rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài. Kịp thời nắm bắt, xử
lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Hướng dẫn cung
cấp thông tin tổng thể về quy trình đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam đến nước nhận đầu
tư thông qua từng bước đầu tư với những rủi ro môi trường - xã hội tiềm ẩn qua những
chính sách và pháp luật liên quan. Chú trọng hỗ trợ về mặt pháp lý, chủ động phối hợp lOMoAR cPSD| 36067889
cùng doanh nghiệp tham gia xử lý các vấn đề phát sinh, các tranh chấp trong quá trình
đầu tư tại nước sở tại. -
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn và cung
cấp thông tin hữu tích về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các doanh nghiệp.
Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu
tư về chính sách của các nước sở tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải.
Về ph椃Āa doanh nghiêp ̣ -
Cần chủ động tìm hiểu, cập nhật quy định chính sách mới, có thái độ hợp tác với
nguyên tắc 2 bên cùng có lợi. Tuân thủ pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế và các
chính sách, pháp luật có liên quan khác. Bản thân doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài
phải có ý thức trách nhiệm trong vấn đề tìm hiểu cơ chế chính sách pháp luật Việt Nam,
cũng như các văn bản điều ước quốc tế và pháp luật nước sở tại. -
Doanh nghiệp phải có ý thức bảo vệ môi trường sống nơi sở tại, không chỉ bảo
đảm hoạt động kinh doanh bền vững của chính doanh nghiệp mà còn hạn chế những
phản đối, bất bình và tẩy chay từ phía người dân địa phương. Bên cạnh lợi ích cho doanh
nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo lợi ích hài hòa cho người dân địa phương,
tạo công ăn viêc làm và tích cực các hoạt độ ng từ thiệ n, xóa đói giảm ngh攃ọ đối với
quốc gia nhân đầu tư.̣ -
Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính
của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh
doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu để từng bước nâng cao năng lực quản trị. Cùng
với đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Đồng thời, khảo sát, nghiên cứu k礃̀ lưỡng
về cơ chế đầu tư, tiềm năng thị trường, triển vọng lợi nhuân…̣ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. -
Phải tìm hiểu thông tin để phòng ngừa những tranh chấp phát sinh tại nước có ý
định đầu tư, đồng thời để tránh gặp phải việc bị lừa đảo dự án đầu tư ở nước ngoài. Tìm
hiểu sâu về chính sách đầu tư và những thay đổi chính sách của nước nhận đầu tư, cũng
như tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Dù đại dịch Covid-19 đã làm chậm đà cải cách ở một mức độ nào đó, Việt Nam
vẫn luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tăng cơ hội thu hút đầu
tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như là của cả nền kinh tế
trong điều kiện bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hơn bao giờ
hết, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có những nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách
thể chế để có môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và giảm chi phí không cần thiết,
nhất là khi toàn bộ nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và bứt phá.
Để khuyến khích, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài, nhiều chủ trương, chính sách về hoạt động doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam ban hành. Đến nay, hệ thống chính sách hỗ
trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài ngày càng hoàn thiện, trong đó
đáng chú ý là việc ban hành Luật Ðầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã có
những sửa đổi, bổ sung tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đầu tư ra nước
ngoài giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh
và tăng khả năng hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó để khắc phục những rủi ro trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cũng đã kiến nghị Chính phủ giao cơ quan chức năng rà soát, đánh lOMoAR cPSD| 36067889
giá xu hướng đầu tư ra nước ngoài đối với một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đầu
tư của cá nhân, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài để có giải pháp quản lý và xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Đồng thời,
thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các
nước có nhiều hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam hoặc đối tác tiềm năng
nhằm tạo khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy hợp tác đầu tư thuận lợi, an toàn và hiệu quả.