-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập nhóm nhà quản lí và người giáo viên đối với trường học hạnh phúc | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập nhóm nhà quản lí và người giáo viên đối với trường học hạnh phúc của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Quản lí giáo dục 3 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tập nhóm nhà quản lí và người giáo viên đối với trường học hạnh phúc | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập nhóm nhà quản lí và người giáo viên đối với trường học hạnh phúc của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản lí giáo dục 3 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
NỘI DUNG
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, giáo dục luôn giữ một vai trò cốt yếu, là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Nhưng, để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, phát triển, xây dựng nên những trường học hạnh phúc chưa từng là điều đơn giản, đặc biệt là khi đất nước còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, nền giáo dục nước nhà cần có những nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chuyên môn, tâm huyết và yêu nghề để lãnh đạo, phát triển nền giáo dục nước nhà. Chính vì thế, nhóm 7 lớp Quản lý giáo dục chúng tôi lựa chọn nội dung bài giảng tâm đắc nhất về nhà quản lý và người giáo viên đối với ngôi trường hạnh phúc. Không thể tránh được những thiếu sót trong bài tập nhóm, chúng tôi mong có thể nhận được những sự đóng góp, ý kiến xây dựng để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho những bài tập sau.
BÀI GIẢNG VỀ NHÀ QUẢN LÝ
Như Jack Ma đã từng nói: “Sức mạnh nền tảng của mọi công ty nằm ở khâu quản lý”. Đúng là như vậy, nhà quản lý luôn nắm một vai trò then chốt trong việc điều hành bất cứ công việc nào. Quản lý có tốt thì công ty vận hành mới tốt, cũng như trong một chiếc đồng hồ, nếu người thợ không lắp ráp nó theo một trình tự nhất định, không để các bánh răng ăn khớp chơn chu chắc chắn không thể tạo ra chiếc đồng hồ chạy đúng giờ. Nhà quản lý ví như người điều chỉnh chiếc đồng hồ, chính là yếu tố cốt yếu giúp mọi thứ đi đúng quỹ đạo. Như vậy vai trò của nhà quản lý là vô cùng quan trọng, mọi cấp bậc, cơ sở, công việc đều cần đến nhà quản lý, nhà trường không nằm ngoài danh sách những nơi cần đến nhà quản lý. Nhận thấy tầm quan trọng của nhà quản lý nhóm 7 chúng tôi đã quyết định chọn bài giảng về vai trò của nhà quản lý là một trong những nội dung tâm đắc nhất.
Khi đặt mình dưới vai trò là một người hiệu trưởng vậy chúng ta nên làm gì để có thể xây dựng nên một ngôi trường hạnh phúc? Điều đầu tiên mà một người hiệu trưởng cần có đó chính là sự quyết đoán khi ra quyết định trong công việc, thế nhưng cũng phải công bằng với mọi cá nhân, mọi người trong trường học. Không nên tạo quá nhiều áp lực cho các giáo viên. Luôn phải quan tâm đến từng giáo viên để có thể biết được và thấu hiểu cũng như giúp đỡ đối với những người còn đang gặp khó khăn. Luôn phải tiết kiệm để cho những khoản chi lớn nhằm khích lệ phong trào thi đua của các giáo viên trong trường như là: Chi khen thưởng, hoặc hỗ trợ cho các giáo viên đi học thêm để bồi đắp thêm kiến thức, hoặc mua quà khi giáo viên trong trường có gặp vấn để về sức khoẻ không thể đi làm được. Luôn phải tạo động lực cho các giáo viên để họ có thể đi làm trong tinh thần vui vẻ, không áp lực, gò bó. Tạo động lực để các giáo viên có thể cùng nhau phấn đấu và đưa việc giảng dạy và học trong trường một cách tích cực, phát triển
và vui hơn. Thay vì chỉ trích, phê bình khi nhân viên gặp sai lầm thì là một người hiệu trưởng chúng ta nên góp ý chân thành một cách nhẹ nhàng để họ không cảm thấy tiêu cực và vẫn có động lực khi làm việc, thay đổi một cách tích cực lên. Chỉ ra lỗi sai cho từng giáo viên sửa và khắc phục đi kèm với đó là những lời động viên, khích lệ cũng là một cách hay.
Chúng ta cũng nên tổ chức các sự kiện, hoạt động để cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể gặp gỡ với nhau trên một phương diện là những người bạn tâm giao ngoài đời hơn, vì điều đấy sẽ giúp kết nối giáo viên với phụ huynh, học sinh một cách dễ dàng. Giảm đi các bài kiểm tra định kỳ không cần thiết, mà thay vào đó chúng ta hãy tăng cường tổ chức hoạt động nhóm giúp cho học sinh cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề. Triển khai trong nhà trường những buổi chăm sóc sức khoẻ về mặt tinh thần, tâm thần; phương pháp mindfulness (thư giãn thiền) chính là một lựa chọn không hề tồi để giúp cho não bộ của học sinh có thể được thư giãn hoàn toàn sau những tiết học hoặc sau những buổi ôn thi và thi căng thẳng. Tiếp theo đó là chúng ta nên tổ chức các sự kiện để có thể thúc đẩy ý thức tập thể trong cộng đồng nhà trường.
Là một người hiệu trưởng chúng ta cũng nên xem xét bản thân mình, phải biết tự yêu bản thân mình trước, để trở thành một người quản lý chúng ta nên học để biết yêu mình trước, rồi mới suy rộng ra đến biết người và yêu người. Biết yêu mình không phải lòng tự kỷ hẹp hòi. Có biết mình mới tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiện mà nên người hay, người khá. Có yêu mình mới trọng tư cách của mình, quý phẩm giá của mình, rồi mới ra đến thân dân, ái vật. Đây cũng chính là cách mà Khổng Tử đã dạy cho 3 học trò của mình. Tiếp theo đó là luôn tự trau dồi cho bản thân các kiến thức mới để có thể làm gương cho mọi người có thể học hỏi.
Để có được ngôi trường hạnh phúc, với vai trò của nhà quản lý, các em thấy cần các yếu tố nào?
Yếu tố đầu tiên đó là kỹ năng của bản thân: Trước tiên, Kỹ năng là vận dụng những hiểu biết của con người về một vấn đề nào đó một cách thành thục và khi ta làm chúng, lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ biến thành bản năng vô điều kiện của con người. Có ba kỹ năng mà chúng ta cần tự cải thiện đó là: kỹ năng để có thể giúp phát triển bản thân, kỹ năng có thể tự học, và kỹ năng qua quá trình quan sát, phân tích và tự đúc kết ra được cho bản thân.
Ngoài ra thì chúng ta cần tập cho mình thói quen đọc sách, có 3 loại sách gồm sách về kiến thức (chuyên môn, nghề), sách về tâm hồn (chiều sâu của con người), sách về nghị lực(thể thao,...). Chúng đều là những món ăn bổ ích cho trí tuệ của con người. Khi các con trẻ còn đang trong độ tuổi thiếu niên, chúng ta
cần nên kích thích, giúp chúng phát triển và phát huy tối đa khả năng của mình cùng 8 loại trí thông minh bao gồm: Thông minh âm nhạc-nhịp điệu-tiết tấu; thông minh vận động cơ thể; thông minh tương tác-xã hội; thông minh ngôn ngữ; thông minh logic - toán học, thông minh tự nhiên; thông minh nhận thức; thông minh không gian - thị giác.
Thế nhưng, khi bước vào tuổi thiếu niên, trước những sự thay đổi của cơ thể về mặt sinh lý - đang phát triển, có sự mất cân bằng (tim, phổi, cơ, xương, các ngón tay,... hoạt động thần kinh cũng phát triển với những suy nghĩ bạo rạn và lớn hơn rất nhiều. Điều này dễ khiến cho tâm lý của trẻ mất cân bằng, chưa thể kiểm soát tốt hành vi, muốn và khả năng khác nhau, xung đột cảm xúc…. Về mặt xã hội, luôn muốn tự khẳng định bản thân đã trở thành người lớn, luôn chơi gắn liền với nhóm bạn, luôn trực chờ để có thể hạ uy tín người lớn. Giải pháp để giải quyết những đề này đó chính là ngay từ trong nhà trường, luôn dạy trẻ phải tôn trọng và yêu cầu cao; cho trải nghiệm tự lập, gia đình trong nhóm bạn tốt, qua hoạt động tập thể.
Phong cách học tập, có 2 phong cách học tập đó chính là Auditory Learning - học tập bằng phương lắng nghe, đây cũng là phương pháp học và dạy học thông dụng nhất tại tất cả các trường học. Phương pháp tiếp theo đó chính là Kinesthetic Learning phương pháp học, tiếp nhận thông tin thông qua vận động. Theo nhiều nghiên cứu thì ngoài 2 phương pháp trên chúng ta còn một phương pháp tiếp nhận thông tin 1 cách tự nhiên đó là Visual Learning - Phương pháp tiếp nhận thông tin qua thị giác. Theo cách vận động của não thì khả năng tiếp nhận thông tin bằng cách nghe chiếm 35.73%, bằng cách vận động chiếm 33.04%, bằng cách nghe chiếm 31.23%.
Theo kim tứ đồ của Robert Kiyosaki thì dù ta có kiếm tiền bằng bất cứ phương pháp gì, ta cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ và khi ta đã hiểu rõ Kim tứ đồ, ta sẽ dễ dàng nhận ra ta đang làm việc vì tiền hay tiền đang làm việc cho ta. Với một người đi làm vì tiền, họ sẽ thường là những người làm việc đôi khi thiếu trách nhiệm, không chính trực, Và là một nhà quản lý chúng ta tuýp người mà tiền đang làm việc cho ta. Với những người ở tuýp này, luôn là những người làm việc cống hiến hết mình vì công việc mà không có nhu cầu hay ý định, nhu cầu vụ lợi vì bản thân, và trường học hạnh phúc luôn cần những người như này để có thể mang lại cho trường học những sự cống hiến và tâm huyết với những gì mà mình đang theo đuổi.
Bốn vòng tròn đào tạo mà một người quản lý cần có để có thể phát triển trường học hạnh phúc bắt đầu cứ yếu tố mang tính cốt lõi đó chính là Trí tuệ, đạo đức và nghị lực. Tiếp theo chính là Các xu hướng tính cách (năng khiếu) gồm có
4 yếu tố đó là: Chi tiết, cẩn thận; Dẫn đầu, quyết đoán; Hướng ngoại, sôi nổi; Chăm sóc; hậu cần. Vòng tròn thứ 3 chính là các Kỹ năng (sự lành nghề): kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng đào tạo; Kỹ năng giao việc; Tạo động lực; Kỹ năng xây dựng nhóm; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng kế toán, tài chính, chế tạo máy, IT,... Vòng tròn thứ tư cũng là vòng tròn cuối cùng chính là đại diện cho Thông tin, kiến thức mà ta đã được học qua 12 năm học cũng như được đúc kết qua thời gian học Cao Đẳng, Đại Học.
Việc chúng ta rơi vào bản ngã hay tu thân tất cả đều dựa vào việc tư duy của chúng ta là sự việc đúng hay sai. Mong muốn đúng thế nhưng tư duy sai, phương pháp hỏng cũng sẽ chỉ khiến cho kết quả không như ta mong muốn và không toại nguyện, khi đó ta sẽ rơi vào bản ngã của bản thân, thế nhưng nếu ngược lại chỉ cần ta tư duy đúng đắn điều này sẽ giúp phương pháp của ta đúng và kết quả đúng như ý của ta khi đó được gọi là tu thân. Suy cho cùng, khi ta có tri thức đúng về tất cả mọi việc thì ta sẽ có được tất cả như: Công việc/đồng nghiệp, Bản thân, Gia đình, Làm giàu cho bản thân. Là một nhà giáo dục, một nhà quản lý chúng ta cần biết rằng ta nên Nghiêm khắc với học sinh trong sự yêu thương và hiểu biết dựa vào trí tuệ hay là Nghiêm khắc trong sự tức giận và bản ngã.
Tăng cường sự sáng tạo trong việc học của học sinh để thoát ra khỏi xiềng xích của một quá trình học tập ôn luyện đã vào khuôn khổ. Đẩy mạnh dạy cho các học sinh cả những kỹ năng sống. Điều này sẽ giúp cho học sinh của chúng ta thoát ra khỏi cái bóng là một “con gà công nghiệp” chỉ chạy theo một quy trình vốn đã có sẵn và lặp đi lặp lại theo từng năm mà không biết chán nản.
Ngoài ra còn phải tăng cường rèn luyện thể chất cho từng học sinh, bản chất phải chiến thắng chính mình, phát triển nội lực tiềm tàng bên trong bản thân từng học sinh, để có thể trưởng thành hơn, dám đối mặt với các thách thức mà không ngại khó khăn.
Trong suốt cả quá trình được học và nghe những bài giảng của thầy chúng tôi đã cho mình thêm nhiều kiến thức chuẩn bị cho ngành nghề trong tương lai của mình, chúng tôi đã học tập được nhiều kinh nghiệm nhất qua bài “Làm việc dưới tư cách một người quản lý” của thầy giảng cho chúng tôi. Thầy đã giúp tôi và các bạn định hướng rõ được công việc mình làm cần những gì, phải làm như thế nào để trở thành một người quản lý thực thụ trong trường học. Chúng ta không chỉ đứng trên chức vụ Quản lý của mình mà còn phải đặt mình vào vị trí của nhiều người khác để có thể thông cảm và đưa ra định hướng lời khuyên rõ ràng và hiệu quả nhất. Qua bài giảng của thầy, nhóm 7 chúng tôi đã hiểu con người chúng ta mỗi người một khác không nên đánh đồng tất cả mọi người với nhau. qua bài
giảng về “Nhà quản lý” ngày hôm đó, tôi và các bạn đã hiểu được trong tương lai mình cần làm gì, trau dồi thêm kiến thức gì cho bản thân mình để có thể làm tròn vai trò của mình tốt và hiệu quả nhất.
LIÊN HỆ BÀI GIẢNG VỀ NGƯỜI GIÁO VIÊN
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển người - nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đang được chính phủ các nước dành sự quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà trường càng trở nên quan trọng. Một trong những nhân tố làm nên bộ mặt nhà trường không chỉ có những nhà quản lí mà còn là giáo viên, những người được xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của xã hội.
Là một giáo viên, luôn là người sát nhất, theo dõi từng quá trình thay đổi của mỗi học trò, vì thế mà mỗi khi học sinh có chuyện gì ở ngay trên lớp thì mũi giáo chỉ trích luôn chĩa thẳng vào phía các cô giáo. Điều này sẽ tạo nên áp lực cực lớn cho các giáo viên. Vì thế đứng trên cương vị là một phụ huynh học sinh, một nhà quản lý giáo dục chúng ta nên, kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, không nên xả chúng vào những người không liên quan trực tiếp. Không đổ lỗi cho người khác, dám can đảm đứng lên nhận lỗi sai về mình và tìm cách để giải quyết sự việc. Không tính toán thiệt hơn. Vứt bỏ đi những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế chúng bằng những lời ngợi khen. Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực. Luôn hít thở sâu trước khi đối mặt một sự việc nào đó, thiền định và hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời.
Chúng ta nên là người chịu 100% trách nhiệm về tất cả mọi thứ, 99% thất bại sẽ đến từ những người thường có thói quen bao biện. Khi ta đổ lỗi cho những vấn đề ngoại cảnh tác động đến sự thật bại của bản thân thì kết quả chúng ta nhận được sẽ không bao giờ làm ta toại nguyện. Thế nhưng mà, khi ta thay đổi phản ứng, để phù hợp với ngoại cảnh cho tới khi đạt được kết quả toại nguyện thì đó sẽ mang đến cho ta sự thành công và mãn nguyện nhất.
Một nhà văn người Mỹ William A. Warrd khẳng định: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” Điều đó được nhóm 7 QLGD D2021B chúng tôi nhận thấy và thấu hiểu thông qua các bài giảng của thầy Ngô Xuân Hiếu về nghề nhà giáo. Mỗi người thầy, cô giáo trong sự nghiệp của mình không chỉ đem đến cho học trò kiến thức hay phương pháp học mà tựa như “ngọn lửa cháy bền bỉ” thắp lên và truyền đạt đến cho các em niềm khao khát tri thức, sự hi vọng, hay những đức tính phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là sự sáng tạo của mỗi học sinh. Điều đó đòi hỏi giáo viên không phải là những “robot” chỉ biết cung
cấp thông tin, mà cần ở người thầy, người cô về phẩm chất, đức tính tốt đẹp cần phải được rèn luyện, trải nghiệm, cảm giác được hạnh phúc với nghề nghiệp của mình, với học sinh, điều ấy tạo nên sự kết nối giữa giáo viên và sinh viên. Bởi chỉ khi người giáo viên dạy học được hạnh phúc, thì điều hạnh phúc sẽ được lan tỏa tích cực đến với các em học sinh thay vì không khí căng thẳng, bất lực, gò bó trong lớp học. Nhóm 7 xin đưa ra một số ví dụ sau đây:
Theo như giáo sư về lĩnh vực giáo dục người Hàn Quốc - GS Peck Cho, khi đề cập đến nền giáo dục “giận dữ”, ông cho rằng đó chính là nền giáo dục giết chết sự sáng tạo của học sinh. Ông nhắc đến nền giáo dục nhiều sự “giận dữ” bằng cách chơi chữ: MAD (Giận dữ) được tạo thành từ ba yếu tố Memorizing (Ghi nhớ), Analyzing (Phân tích) và Data processing (Xử lý dữ liệu). Điều đó ám chỉ cách dạy học nhồi nhét kiến thức, áp đặt, bắt học sinh ghi nhớ khiến chúng áp lực, không hạnh phúc khi đến trường. Đặt câu hỏi vì sao trường học phải thay đổi và cần thay đổi gì cho tương lai, GS Peck Cho khẳng định, chúng ta không thể hạnh phúc nếu có một nền giáo dục nhiều sự giận dỗi, buồn bã. “Các bạn có đang có một nền giáo dục nhiều sự giận dữ, buồn bã không? Nếu có chúng ta phải chấm dứt ngay bây giờ.” Hay chúng ta đã từng nghe những lời tâm sự của em học sinh Trang, người từng đã bị coi là “súc vật”, bị xa lánh hay thấy những tình huống trong lớp học lịch sử của cô Nga, từ đó đều nhận thấy rằng ngôi trường hạnh phúc là nơi không có ai bị bỏ lại phía sau, là nơi mỗi người có được sự tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc. Từ những vấn đề trên, điều đó chứng tỏ: Vai trò của giáo dục đặc biệt quan trọng, có tính chất dẫn dắt, khơi thông dân trí để họ được sống bình đẳng; phát hiện, nuôi dưỡng và bồi dưỡng nhân tài để họ tự do sáng tạo, phục vụ đất nước và mang trong mình thiên chức cao cả, xây dựng một ngôi trường hạnh phúc đó chính là những nhà quản lí, những người giáo viên.
KẾT LUẬN
Qua đây ta có thể thấy xây dựng một ngôi trường hạnh phúc dựa vào rất nhiều yếu tố. Trách nhiệm để xây dựng được một trường học hạnh phúc thật sự không chỉ nằm ở cách truyền đạt qua ngôn ngữ của Ban Lãnh đạo Nhà trường và các thầy cô giáo. Chúng ta còn dựa vào chính cảm xúc của mình để có thể xây dựng trường học hạnh phúc một cách toàn diện và thành công nhất.
Người Quản lý trong ngôi trường góp một phần rất quan trọng trong công cuộc xây dựng ngôi trường hạnh phúc. Nếu một trường học không được điều hành đúng cách sẽ rất dễ đi sai hướng, nó được ví như chiếc đồng hồ. Nếu kim đồng hồ lệch 1 giây cũng khiến cho chiếc đồng hồ đó không còn đúng giờ, không được người khác tin tưởng vào nó. Để trở thành một người Quản lý được sự tín nhiệm
của mọi người ta cần có những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, đào tạo, kỹ năng
trong công việc để xây dựng nhóm và quản lý thời gian.
Người Hiệu trưởng là chức vụ đứng đầu Nhà trường, đứng trên cương vị đó người Hiệu trưởng phải là người có tính quyết đoán trong công việc, đặc biệt là sự công bằng đối với toàn bộ giáo viên, công nhân viên, phụ huynh và học sinh làm việc và học tập tại trường. Luôn đưa ra lựa chọn sáng suốt, hợp tình hợp lí nhất trong mọi tình huống để phù hợp với từng đối tượng riêng. Muốn có một trường học hạnh phúc chúng ta không nên đánh đồng tất cả mọi người như nhau. Mỗi người là một màu sắc riêng, sẽ không ai trùng lặp ai trong một khuôn phép nhất định.
Nhà giáo dục có chuyên môn, tâm huyết và yêu nghề Nhà giáo sẽ đóng góp rất lớn trong phát triển nền Giáo dục hiện nay. Muốn như vậy, thầy cô giáo phải là những người am hiểu về nhiều lĩnh vực, ta có thể trang bị cho mình bằng nhiều cách, cách tốt nhất và cũng chất lượng nhất là đọc sách. Đọc sách về chuyên môn, lĩnh vực mình yêu thích và cả chiều sâu con người.
Thầy cô giáo sẽ là người hiểu rõ học sinh của mình nhất, vì vậy Nhà giáo cần tìm những phương pháp giáo dục hiệu quả phù hợp với từng cá nhân trong tập thể. Là nghề mọi người gọi với cái tên rất lớn lao: “ Sự nghiệp trồng người “ do vậy kiểm soát cảm xúc tiêu cực cũng là một mặt quan trọng trong đối xử, giao tiếp hằng ngày với học sinh của mình. Xã hội hiện đại con người chúng ta đều như nhau, các thầy cô giáo văn minh sẽ luôn nhìn nhận lỗi sai của mình, chúng ta không nên áp đặt ỷ cao hiếp thấp khi sai, bực tức lại chọn học sinh và những người không liên quan là nơi xả giận cơn tức đang tồn tại trong mình. Hãy vứt bỏ những lời phàn nàn mình phải tiếp nhận mà thay chúng bằng sự cố gắng, những lời khen. Chỉ một thay đổi nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến những người xung quanh mình.