-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập nhóm Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Mặc dù ảnh hưởng Covid-19 nhưng giáo dục toàn thành phố có những chuyển biến tích cực, đặc biệt, giáo viên chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập nhóm Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Mặc dù ảnh hưởng Covid-19 nhưng giáo dục toàn thành phố có những chuyển biến tích cực, đặc biệt, giáo viên chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN --------------------
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT *** BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHÓM 6 : TÌM HIỂU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI
ĐÀ NẴNG TRONG 3 NĂM 2021-2024
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Chuyên HÀ NỘI 2024 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT TÊN THÀNH VIÊN MÃ SINH VIÊN 1 Trần Linh Chi 2155320023 2 Nguyễn Thị Minh Châu 2155320020 3 Vũ Hoàng Diệu Anh 2155320015 4 Nguyễn Phương Anh ( 30/8 ) 2155320009 5 Nguyễn Thị Hồng Minh 2155320051 6 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 2155320053 7 Lê Thị Phương Thanh 2155320067 8 Trần Thu Trang 2155320078 9 Triệu Thị Bích 2155320017 10 Trịnh Trọng Khánh 2155320041 2 NỘI DUNG
1. Thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ( 2021- 2024)
1.1. Trong lĩnh vực giáo dục
Năm 2021-2022, giáo dục và đào tạo Đà Nẵng tiếp tục ghi nhận những bước tiến
đáng kể, khẳng định vị thế là một trong những địa phương có chất lượng giáo dục hàng đầu cả nước.
a. Đột phá trong đổi mới giáo dục
Mặc dù ảnh hưởng Covid-19 nhưng giáo dục toàn thành phố có những chuyển biến
tích cực, đặc biệt, giáo viên chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới
phương pháp giảng dạy... nên đã hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống
Covid- 19 hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục; vừa hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch.
Đây cũng là giai đoạn ngành giáo dục tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục phổ
thông mới 2018, lần đầu xuất hiện những môn học mang tính tích hợp đối với lớp 2
và lớp 6 năm học 2021-2022 và lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho
chương trình mới. Theo đó, cử cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông cốt cán tham
gia đầy đủ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức ; đồng thời
tổ chức cho giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý tự bồi dưỡng thường xuyên, liên
tục, tại chỗ thông qua hệ thống học tập trực tuyến.
Từ đầu năm học 2021-2022, các đơn vị, trường học khuyến khích giáo viên tự làm
và sử dụng đồ dùng dạy học; sử dụng và bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học... Ưu
tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối
thiểu bảo đảm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo
dục thành phố để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục chuyển đổi số. 1
100% các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố thực hiện cập nhật dữ liệu, báo
cáo thống kê trên cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT, 100% các cơ sở giáo dục trên địa
bàn thành phố sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử cho các lớp đầu cấp. Các
trường học được đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin.
b. Hướng đến phát triển chiều sâu
Nhằm tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động GD&ĐT
những năm tiếp theo, UBND thành phố đã phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cấp,
mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố, với mạng lưới
452 đơn vị, trường học, 339.315 học sinh.
Ngành giáo dục tiếp tục triển khai các đề án được phê duyệt trong năm 2021 như:
đề án đầu tư hệ thống nước sạch cho các trường mầm non, phổ thông, đề án mua
sắm trang thiết bị giáo dục STEM cho các trường THCS, THPT; triển khai thực
hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-
2025;... Bên cạnh đó, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động giáo dục, quản trị nhà trường nhằm
thích ứng với bối cảnh công nghiệp 4.0.
Ngoài giáo dục trong trường học, Sở GD&ĐT đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực
hiện Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trình UBND thành
phố ban hành. Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan đã phối hợp hướng
dẫn các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, tiếp tục triển khai, tổ
chức các hoạt động nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào xây
dựng cả thành phố trở thành một xã hội học tập.
Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các thư viện đổi mới phương thức, mô
hình hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng công
nghệ số; tăng cường hợp tác trong tạo lập và chia sẻ thông tin, dữ liệu hỗ trợ người
dân học tập suốt đời. Ngoài ra, sở cũng phối hợp với Hội Khuyến học thành phố 2 đẩy mạnh 3
phong trào xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng; phát triển các tổ chức
hội và hội viên ở các cộng đồng dân cư và các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp... Ví dụ dẫn chứng:
- Trường THPT Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng đã triển khai mô hình lớp học
thông minh, sử dụng bảng tương tác và phần mềm dạy học trực tuyến. Trong
thời gian dịch COVID-19, trường cũng đã áp dụng hệ thống quản lý học tập
trực tuyến (LMS) để duy trì liên lạc và học tập cho học sinh ngay cả khi không
thể đến trường. Điều này giúp học sinh học tập và thi cử hiệu quả dù phải giãn cách xã hội.
- Trong lĩnh vực du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đã mở các khóa đào
tạo tiếng Anh chuyên ngành và các khóa học về quản trị khách sạn, nhà hàng,
phối hợp với các đối tác quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản và các tổ chức như Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Nhờ đó, sinh viên ngành du lịch được
trang bị kỹ năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn theo chuẩn quốc tế, giúp
họ tự tin làm việc tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, và công ty lữ hành quốc
tế trên địa bàn thành phố.
1.2. Trong lĩnh vực đào tạo tại Đà Nẵng năm 2021 đến nay
a. Đào tạo giáo viên và học sinh, sinh viên trong tình hình dịch covid-19
Do các yêu cầu giãn cách xã hội và nguy cơ lây nhiễm cao, hầu hết các chương
trình đào tạo chuyển sang giảng dạy trực tuyến . Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo
dục phải đầu tư vào các tầng công nghệ thông tin, cải thiện chất lượng truyền tải
đường truyền và nền tảng học trực tuyến. đào tạo giáo viên sử dụng thành thục
công nghệ trong lĩnh vực giảng dạy.
Vượt qua thách thức, khó khăn trong điều kiện phải giãn cách xã hội, ĐHĐN đã
thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng, chống dịch; Chủ động đẩy mạnh 4 ứng 5
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Triển khai các hoạt động (dạy-học-thi,
bảo vệ luận án, luận văn tốt nghiệp; hội nghị, hội thảo khoa học, ký kết các thoả
thuận hợp tác, điều hành tác nghiệp,…) theo hình thức trực tuyến một cách linh
hoạt, hiệu quả góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học
2020- 2021 và học kỳ 1 năm học 2021-2022.
Từ đầu năm học 2021-2022, các đơn vị, trường học khuyến khích giáo viên tự làm
và sử dụng đồ dùng dạy học; sử dụng và bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học... Ưu
tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối
thiểu bảo đảm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo
dục thành phố để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục chuyển đổi số.
b. Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực
Năm học 2020-2021, Trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng tiên phong mở mới
ngành Kỹ thuật máy tính thuộc Khoa Điện tử - Viễn thông; chuyên ngành Khoa
học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo thuộc Khoa Công nghệ thông tin. Đây là những
chuyên ngành hiện đại, cung cấp những tri thức nền tảng cho cách mạng công
nghiệp 4.0 như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở dữ liệu lớn (Big
Data)... Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng đã tuyển sinh ngành Kỹ
thuật máy tính bắt đầu từ năm học này.
Năm 2021, có hơn ¼ lực lượng lao động tại Đà Nẵng có trình độ từ Đại học trở lên
(tăng từ 22,08% năm 2015) và hơn 10% lực lao động có trình độ Sơ cấp (tăng từ
5,53% năm 2015). So với cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp của Đà
Nẵng xếp thứ hạng rất cao.
Tỷ lệ đã qua đào tạo từ Đại học và Sơ cấp thể hiện xu hướng tăng rõ rệt nhất. Năm
2021, có hơn ¼ lực lượng lao động tại Đà Nẵng có trình độ từ Đại học trở lên (tăng
từ 22,08% năm 2015) và hơn 10% lực lao động có trình độ Sơ cấp (tăng từ 5,53%
năm 2015). So với cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp của Đà Nẵng 6 xếp 7
thứ hạng rất cao (đạt thứ hạng cao nhất cả nước vào năm 2010 và đứng thứ hai vào
năm 2020). Năm 2020, tỷ lệ này đạt hơn 44,0%, chỉ sau Hà Nội (đạt 48,5%) và cao
hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh (đạt 38,7%).
Nhiều người lao động tại Đà Nẵng bị mất việc hoặc tạm nghỉ do dịch bệnh, nên đã
thành phố tổ chức các lớp đào tạo nghề rút ngắn thời gian giúp họ nâng cao kỹ
năng và chuẩn bị cho các cơ sở làm việc mới. Chương trình này tập trung vào các
ngành nghề dễ tuyển dụng hoặc có nhu cầu cao, như công nghệ thông tin, kỹ thuật và dịch vụ.
c. Các trường đại học tổ chức hợp tác đào tạo với doanh nghiệp và tổ chức:
ĐHĐN tiếp tục đầu tư, đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo như:
Tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ tăng nhanh và đạt 42% (tăng 5% so với năm
2020), trong đó Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN đạt gần 67%; Cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo được quan tâm đầu tư một cách đồng bộ, hiện đại; Thêm 4 chương trình
đào tạo (CTĐT) kiểm định đạt chuẩn quốc tế (AUN-QA), 3 CTĐT kiểm định đạt
chuẩn quốc gia, nâng tổng số CTĐT kiểm định chất lượng của ĐHĐN lên 31
CTĐT, trong đó có 28 chương trình kiểm định, đạt chuẩn quốc tế.
Để tăng cường cơ hội làm việc cho sinh viên, Đà Nẵng đẩy mạnh hoạt động giữa
các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp. Dù trong thời kỳ dịch bệnh, một số doanh
nghiệp vẫn cần tuyển dụng và chương trình hợp tác giúp sinh viên được đào tạo
phù hợp với nhu cầu thực tế. Về ngành nghề đào tạo, ĐH Đà Nẵng định hướng dựa
trên nền tảng giáo dục STEM (kết hợp giữa khoa học công nghệ - kỹ thuật và toán
học), các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ nguồn và các dịch vụ có nhu
cầu nhân lực lớn, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, bám sát các lĩnh vực, ngành
nghề như Nghị quyết số 43-NQ/TW đã chỉ rõ. Ví dụ dẫn chứng:
- Trường Đại học Đà Nẵng phát triển các khóa học trực tuyến và cải tiến hệ thống
học tập từ xa. Ngoài ra, các buổi hội thảo và hội nghị khoa học được tổ chức trên 8
các nền tảng như Zoom, Microsoft Teams để sinh viên và học viên tiếp tục tham
gia hoạt động nghiên cứu và học thuật.
- Trung tâm Dịch vụ làm việc Đà Nẵng phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo
nghề cho lao động thất nghiệp. Các từ khóa học như “Kỹ năng sửa chữa máy tính”
hay “Dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến” giúp người lao động có thể chuyển
đổi nghề nghiệp linh hoạt.
2. Những hạn chế trong tình hình giáo dục và đào tạo tại Đà Nẵng từ năm 2021 đến nay:
Từ năm 2021 đến nay, tình hình giáo dục và đào tạo tại Đà Nẵng đã đạt được nhiều
tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm đáng chú ý:
2.1. Trong lĩnh vực giáo dục
a. Tình trạng thiếu giáo viên
Đặc biệt là ở các môn học nghệ thuật như âm nhạc, Mỹ thuật và các môn học mới
như Khoa học tự nhiên, gây khó khăn trong việc phát triển khai chương trình dạy.
Đặc biệt là vào Ngày 13/12 năm 2022, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã
khai mạc kỳ họp thứ X nhiệm kỳ 2021-2026 với nhiều nội dung quan trọng về giáo
dục, bày tỏ lo ngại trước tình trạng giáo viên nghỉ việc, thôi việc gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Hiện nay, một số trường Đại học tại Đà Nẵng gặp phải những bất lợi trong việc tìm
kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao đào tạo Đại học. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng, việc phấn
đấu để được công nhận đạt chuẩn và được bổ nhiệm chức danh giáo sư tại các cơ
sở giáo dục đại học luôn là mong mỏi của cá nhân các thầy cô và niềm vinh dự cho
nhà trường. Hiện nay, các thầy cô có học hàm phó giáo sư của nhà trường vẫn đang
tiếp tục phấn đấu, tích lũy kinh nghiệm và công trình khoa học để có thể đáp ứng
các tiêu chuẩn giáo sư của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước. Tuy nhiên, do
tiêu chuẩn cao nên lộ trình chuẩn bị điều kiện cũng bị kéo dài hơn. 9
Quy định 621 của nhà trường ban hành nhằm ký hợp đồng làm việc với thầy cô có
trình độ cao, có học vị tiến sĩ, có học hàm phó giáo sư và giáo sư. Thế nhưng đến
nay, nhà trường chưa mời được thầy cô nào có học hàm giáo sư do còn gặp khó
khăn trong việc thỏa mãn các yêu cầu.
Bên cạnh đó, theo TS. Huỳnh Phương Nam (Đại học Đà Nẵng) bày tỏ, tiền lương
trả cho viên chức của ĐH Đà Nẵng theo hệ thống thang, bảng lương chung đối với
công chức, viên chức và một số quy định riêng theo quy chế chi tiêu nội bộ của
từng trường đại học thành viên.
Mặc dù hiện nay, tiền lương và đãi ngộ cho viên chức đã có cải thiện, song chưa
đáp ứng nhu cầu theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo (vì hầu hết các giảng viên
được học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tại nước ngoài), còn mang tính bình
quân, cào bằng, chưa thực sự tạo được động lực, chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của đời sống xã hội.
b. Quá tải lớp học
Đây một vấn đề nghiêm trọng ở Đà Nẵng, với số lượng học sinh trong mỗi lớp cao
hơn quy định. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong công tác quản lý lớp học,
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học tiếp theo của học sinh. Các lớp học
quá đông tạo giáo viên khó có thể theo dõi sát sao tình hình học tập của từng học
sinh và không đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn,
như hoạt động nhóm hay thảo luận. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập
và khả năng phát triển toàn diện của học sinh.
Chẳng hạn, vào năm học 2024 - 2025, tại phường Khánh Hòa Bắc, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng, hơn 1.000 học sinh vào lớp 6 nhưng Trường THCS
Nguyễn Lương Bằng chỉ tiếp nhận được tối đa là 500 học sinh đầu cấp. Còn số học
sinh vào lớp 1 là 1.065 học sinh, tương ứng với gần 26 lớp học, nhưng tổng số
phòng học của Trường Tiểu học Âu Cơ và Ngô Sĩ Liên dành cho học sinh lớp 1 là
13 lớp học, tương ứng với tối đa là 540 học sinh. Do đó, nhằm giảm áp lực quá tải 10 trường lớp, nhiều 11
học sinh lớp 1 và lớp 6 của phường Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam phải điều
chuyển sang các trường nằm ở các phường lân cận.
c. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng nhu cầu giảng
dạy Cụ thể việc bổ sung, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn chậm,
chưa trang bị kịp thời,một số ít đơn vị, trường học phải dùng phòng chức năng làm
phòng học. Trang thiết bị dạy học cho lớp 2, lớp 6 chưa được mua sắm kịp thời.
Việc tổ chức góp ý, lựa chọn, tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 cần nhiều thời gian hơn để đảm bảo hiệu quả.
Chẳng hạn, TS. Huỳnh Phương Nam (Đại học Đà Nẵng) cho biết, trong bối cảnh tự
chủ ĐH, nhiều trường bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư, ngân sách
đầu tư cho giáo dục ĐH cũng hạn hẹp, nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại
học chủ yếu dựa vào học phí.
Thế nhưng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chính sách tăng học phí theo
lộ trình tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP chưa được thực hiện trong 2 năm qua,
điều này ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng
dạy và nghiên cứu, đầu tư cho con người, đặc biệt đối với các nhà giáo đang sinh
sống, làm việc tại các thành phố lớn, có giá cả và mức sống đắt đỏ.
d. Khả năng thích ứng của giáo viên với phương pháp mới
Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực, linh hoạt theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Một số giáo viên còn ngại đổi mới, tiếp cận và thực hiện phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực chưa hiệu quả; chưa mạnh dạn xây dựng kế hoạch dạy học linh
hoạt, điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Ngoài ra, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng thời với việc
đào tạo nâng chuẩn trình độ cho giáo viên theo Luật Giáo dục 2019 đã ảnh hưởng
đến thời gian của một số thầy cô do vừa phải đi dạy vừa phải đi học. 12
Tác động của dịch bệnh COVID-19 :
+ Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của học sinh.
+ Việc học trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện công nghệ và hạ tầng
chưa đồng đều, một số học sinh chưa đủ thiết bị học tập.
e. Cần cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho công tác dạy và học ngoại
ngữ Được đánh giá mà một trong những địa phương có chất lượng giáo dục tốt
trong cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc dạy và học ngoại ngữ
trong trường phổ thông, nhưng Đà Nẵng vẫn còn loay hoay với nhiều vướng mắc
trong vấn đề này. Đạt “chuẩn” nhưng chưa “chỉnh” Theo chủ trương dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, từ năm 2012 thành phố Đà Nẵng đã có Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
các cấp học giai đoạn 2012-2020”. Cho đến nay, khi đề án đã đi được nửa chặng
đường, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã đạt những
kết quả khá tốt. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp đảm bảo đủ số lượng và được
bồi dưỡng để có trình độ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu. Thành phố đã từng bước thực
hiện các chương trình dạy tiếng Anh 7 năm, 10 năm (hiện nay 100% các trường đã
học theo chương trình 10 năm) và hiện đang thí điểm tổ chức việc dạy tiếng Anh
tại một số trường mầm non. Ngành giáo dục thành phố đã có rất nhiều nỗ lực trong
việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên, phối hợp với nhiều đơn vị dạy ngoại ngữ trên địa
bàn, huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nguồn học liệu giúp cho việc dạy và học.
Về đội ngũ giáo viên tiếng Anh, Phó giám đốc Sở Giáo dục, ông Minh Hùng cho
biết hiện nay toàn thành phố có 80,2% số giáo viên đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ
tiếng Anh. Nhưng thực tế, các giáo viên phần lớn thuộc thế hệ trước, lớn tuổi, trình
độ đào tạo không đồng đều, rất hạn chế trong khả năng giao tiếp cũng như tiếp cận
với các phương pháp dạy học tiên tiến. Ngoài ra, việc tổ chức sinh hoạt CLB tiếng 13
Anh, dạy tiếng Anh tăng cường, tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh cho HS
vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
f. Khó khăn trong công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2021- 2023”, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS
tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung
cấp là 13,36%; con số này ở học sinh tốt nghiệp THPT là 17,29%. Mục tiêu đến
năm 2025, thành phố phấn đấu nâng tỷ lệ này lên ít nhất 30% và 35%.
Tỷ lệ học sinh học nghề còn thấp: Trên địa bàn huyện Hòa Vang, 5 năm trở lại đây,
tỷ lệ học sinh không vào lớp 10 công lập khoảng 30-34%. Trong số học sinh không
đỗ này, tỷ lệ đăng ký học trường THPT tư thục khá thấp (1,5%); đăng ký học nghề
tại các trường nghề khoảng 6%; đăng ký học nghề tự do khoảng 10%; đăng ký học
các loại hình khác khoảng 80%; số học sinh còn lại không học gì, làm gì trong năm
học 2022-2023 có dấu hiệu tăng với tỷ lệ 23,33% (năm học trước đó chỉ 11,2%).
Tại quận Liên Chiểu, học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp trong 3 năm học: 2020-2021;
2021- 2022; 2022-2023 đạt tỷ lệ 12%.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với giai đoạn 2018-2020,
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp giai đoạn 2021-2023 có chiều hướng tăng
nhẹ, lần lượt là 13,36%, 17,29%. Tuy nhiên, đây vẫn là con số còn thấp. Lý giải về
điều này, Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thị Bích Thuận cho hay, đối với học sinh sau
khi tốt nghiệp cấp THCS, đa số phụ huynh, học sinh còn coi trọng việc phải học
lên cấp THPT, xem nhẹ việc tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nhận thức của một số người học và gia đình còn xem việc hướng nghiệp chưa phải
là nhu cầu của cá nhân sau độ tuổi THCS. 14
Đối với học sinh sau tốt nghiệp THPT, với tâm lý của bản thân cũng như gia đình
nặng về chuộng bằng cấp đại học, đồng thời sự phát triển của hệ thống trường đại
học tư tại địa phương phát triển mạnh thu hút học sinh sau tốt nghiệp THPT dẫn
đến lượng học sinh chọn ngành nghề bậc trung cấp, cao đẳng còn hạn chế. Tuy hệ
thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương phát triển, đa dạng về ngành
nghề, tuy nhiên công tác tư vấn nghề chưa sâu, dẫn đến việc thu hút học viên tham
gia học nghề chưa cao. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp sử
dụng nhân lực chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến tâm lý ngại học nghề của học sinh.
2.2. Trong lĩnh vực đào tạo
a. Khó khăn trong việc đào tạo giáo viên:
Việc nâng cao trình độ theo Luật Giáo dục 2019 đã tạo thêm gánh nặng cho giáo
viên, do họ phải vừa đi dạy vừa tham gia các khóa đào tạo. Theo Sở Giáo dục và
Đào tạo Đà Nẵng thì việc thực hiện chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sáng tạo trong quá trình dạy học. Tuy nhiên,
đây cũng là thách thức đối với các cán bộ quản lý.
Ngoài ra, do công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sự kết nối giữa nhà trường và
giáo viên, tình trạng giáo viên được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng chưa trở về
nước dù đã quá hạn đang xuất hiện tại một số trường Đại học trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Chẳng hạn, ngày 13/3/2024, Công an TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị
Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái
phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài trong tình hình hiện nay.
Đáng chú ý, theo số liệu thống kê, 25 trường hợp cán bộ, giảng viên thuộc Đại học
Đà Nẵng sau khi hoàn thành xong quá trình đào tạo, công tác ở nước ngoài đã tiếp 15
tục cư trú, làm việc ở nước ngoài, không về nước theo hợp đồng ký kết; 17 học
viên thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không trở về nước làm việc…
b. Quy mô, cơ cấu đào tạo các ngành chưa đồng đều, một số ngành đào tạo
chưa thu hút được nhiều sinh viên đăng ký theo học.
Bên cạnh đó, các ngành nghề có số lượng phân bổ sinh viên không đồng đều.
Những năm tuyển sinh gần đây, tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà
Nẵng, các ngành Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật ô-tô; Công nghệ kỹ
thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử có tỉ lệ cạnh tranh
cao hơn so với những ngành khác, từ 1:6 đến 1:10. Đây đều là những ngành xã hội
có nhu cầu cao, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ.
Ngược lại, các ngành liên quan đến khoa học cơ bản, xã hội, nhân văn và giáo dục
lại có quy mô tuyển sinh nhỏ hơn. Điều này do nhiều sinh viên chưa nhận thấy cơ
hội nghề nghiệp rõ ràng sau khi tốt nghiệp hoặc không có nhận thức rõ về tiềm
năng phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, Đại học Đà Nẵng hiện có các ngành học thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhưng cơ cấu các ngành chưa cân bằng. Một số ngành “hot” được tập trung
đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, giảng viên và chương trình đào tạo. Điều này càng
khiến những ngành khác khó thu hút thí sinh. Sự phát triển không đồng đều này
làm cho cơ cấu ngành học của trường thiên lệch, dẫn đến tình trạng một số ngành
bị bỏ ngỏ hoặc thiếu sự phát triển
c. Công tác đào tạo nghề gặp nhiều còn nhiều hạn chế
Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, năm
2022, trong số gần 70 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Đà Nẵng có 9 trường cao đẳng
nghề, 15 trường trung cấp, còn lại là các trung tâm và cơ sở dạy nghề khác. 16
Các trường nghề chủ yếu đào tạo những ngành nghề thuận lợi cho tuyển sinh như
đầu bếp, pha chế, công nghệ thông tin, lập trình, nghiệp vụ lưu trú, nghiệp vụ nhà
hàng… Đây đều là những ngành học không cần đầu tư nhiều thiết bị, phôi liệu.
Các ngành có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao như bảo dưỡng, sửa chữa lắp ráp
các thiết bị chính xác, cơ khí chế tạo máy, hàn công nghệ cao, các nghề thuộc lĩnh
vực tự động hóa… chưa được chú trọng đầu tư về chất. Trong khi đây lại là những
ngành nghề mà các doanh nghiệp đang cần thì thường phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng.
Đến thời điểm hiện tại, đào tạo nghề ở thành phố Đà Nẵng phát triển chưa tương
xứng với các hệ đào tạo khác, chưa đáp ứng về số và chất lượng, cơ cấu ngành
nghề cho phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo nghề cho các lĩnh vực công nghiệp
công nghệ cao và dịch vụ còn ít.
Nguyên nhân bởi tâm lý của người dân còn cho rằng phải có bằng đại học mới
“bằng bạn bằng bè”. Trong khi công tác hướng nghiệp, phân luồng sau THCS,
THPT còn nhiều bất cập. Việc làm, tiền lương, điều kiện và môi trường làm việc,
đời sống người lao động sau học nghề còn khó khăn nên ít người đi học nghề dẫn
đến quy mô đào tạo nghề thấp, mất cân đối trong đào tạo nhân lực.
Một thực tế khác là chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo
nghề. Đồng thời, việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề vẫn còn một số chồng chéo, bất cập….
Ngoài ra, học sinh cũng không còn mặn mà đối với các trường đào tạo nghề, khiến
công tác tuyển sinh tại nhiều trường đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Theo ông
Mai Anh Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Đức Minh, Một số học sinh học lực yếu nhưng vẫn không nghĩ đến việc học nghề
mà đi tìm một trường đại học có điểm đầu vào thấp để đăng ký dù không đúng với
sở thích, năng lực. Bên cạnh đó, việc một số trường được phép tuyển riêng như sử
dụng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập THPT để xét … khiến thị 17 trường giáo dục 18