Bài tập ôn tập - Môn Triết học Mác lênin | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Triết học Mác lênin(YCT01)
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1) Thành t u ự
35 năm đổi mới (1986 - 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp phát triển đất
nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là
sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng
năng lực sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Bởi đổi mới là công cuộc có tính tổng thể, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức,
với từng đường đi nước bước cụ thể, được cân nhắc chắc chắn, triển khai một cách
sâu rộng và đồng bộ, cho nên 35 năm qua, công cuộc đổi mới đã thật sự gắn bó với
vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước, gắn bó với mỗi người Việt Nam, và được
bạn bè quốc tế hết sức quan tâm.
Ðổi mới để phát triển, song phải là phát triển trong thế ổn định, theo đúng định
hướng, con đường mà chúng ta đã chọn. Ðổi mới để thực hiện bước chuyển từ cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường do Nhà nước quản lý, điều
hành theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; phát triển kinh
tế nhưng phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa
giàu nghèo. Ðổi mới yêu cầu gắn với mở cửa, hội nhập, với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để đất nước phát triển nhanh, bền vững; xây dựng, tăng cường
lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp, từ đó nâng tầm
đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới.
Sau 35 năm, đất nước đã đạt được những kết quả thiết thực, mà trước hết là đổi
mới tư duy để khắc phục được nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan
duy ý chí, vì thế vai trò lãnh đạo của Ðảng càng được tăng cường, định hướng
XHCN được giữ vững, hình thành quan niệm mới về mục tiêu, bước đi, cách thức
phát triển đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh
tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hình thành,
phát triển. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất, củng cố, tăng cường
quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước có thu nhập thấp;
đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, ổn định chính trị - xã hội được bảo đảm, an
ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng sâu
rộng. Ðổi mới đã đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi phải nhập lương thực, nay
đã thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chưa bao giờ nhịp độ phát
triển và đổi thay từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh
chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Cũng chưa bao giờ phong cách sống, làm việc của
mọi gia đình và mọi người dân lại có nhiều nét mới mẻ, tươi tắn như hôm nay. Ðổi
mới giúp chúng ta vừa kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp đạt được trước
đây, vừa có cách nghĩ khác trước, nghe khác trước, nhìn khác trước, làm khác
trước, phù hợp với trạng thái phát triển mới, vì thế, đã đem đến một sức vóc mới
cho đất nước, tiếp sức chúng ta đi thêm những bước dài trên con đường đã chọn.
Qua 35 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng
kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống
của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về
mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào
chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
Các thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát triển
trong những năm tới; đồng thời khẳng định con đường đi lên CNXH là phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Cội nguồn của các thành tựu
đó là do Ðảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp lợi ích, nguyện
vọng của nhân dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, thực hiện, được bạn bè quốc
tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ. Ðảng đã nhận thức, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt
Nam, từ đó giữ bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, đồng thời nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra các chủ trương, quyết sách
phù hợp từng giai đoạn cách mạng, phù hợp tình hình thế giới và trong nước. Ðó là
cơ sở để năm 2020, với phương châm vì tính mạng con người, không để ai bị bỏ lại
phía sau, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19,
khắc phục hậu quả bão lụt ở các tỉnh miền trung, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. 2) Hạn chế -
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn
đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học
hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lý luận về
CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ. 3) Gi i pháp ả
-Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ sở
phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối;
đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận
dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. Xây dựng đất nước theo con đường
XHCN là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có
một nước Việt Nam phát triển bền vững. Và trong quá trình đổi mới, bên cạnh các cơ hội, có
thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải
chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và vượt qua.
-Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào
nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực
của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của
nhân dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân nảy sinh
từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Nhân
dân làm nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới phải dựa vào nhân dân. Dân chủ XHCN là
bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do đó,
xây dựng, phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để
nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới. Ðể phát
huy dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc
quyền, đặc lợi, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
-Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách quan,
xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập
trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, phải đổi
mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động
thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong
từng bộ phận của hệ thống chính trị, từ hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa
phương, cơ sở. Trong quá trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi,
hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội, chủ quan, hấp
tấp, vì sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá.
Ðồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ,
trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự phát triển của thực
tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính
sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải
xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới,
Ðảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra; kịp thời
điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở phát triển.
-Phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cả hệ
thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của
Ðảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Vì thế, nâng cao năng lực
lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ðảng phải thường xuyên tự chỉnh
đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; đồng thời thường xuyên kiện
toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.