Bài tập Pháp luật đại cương
Bài tập Pháp luật đại cương
Môn: Pháp luật đại cương (PLB2)
Trường: Đại học Thái Bình Dương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36084623
3FB: Thien Dinh A. Bài tập xác định lỗi
Bài 1. A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng của nông trường X. B đã nhiều lần vào
rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang chặt trộm cây
bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha
nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường, lợi dụng trời tối và
đoạn đường khó đi. B đã dùng rìu chặt cây chém 2 nhát vào đầu A làm A té quỵ. B
tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B
xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau đó có người phát hiện và A đã tử vong.
a. Hãy cho biết B phạm lỗi gì? Tại sao? Giải :
- Xác định lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
- Vì A là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, cụ thể ở đây là việc B đã dùng rìu chém nhiều nhát vào
vùng đầu, ngực, mặt của A dẫn đến tử vong. B mong muốn giết A nhằm diệt khẩu
và mong muốn điều đó xảy ra nên không đi tự thú mà mặc cho A nằm bất động cho
đến khi có người phát hiện.
Bài 2. Trên đường chạy xe máy về quê ăn Tết, trong lúc say rượu A đã cho xe chạy
quá tốc độ nên không may tông vào B làm cho B bị chết do chấn thương sọ não. a.
Xác định lỗi của B? Tại sao? Giải:
- Xác định lỗi: Lỗi vô ý vì quá tự tin
+ A tự tin cho rằng bản thân có thể kiểm soát được hành vi và cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa; cụ thể ở đây là việc kiểm soát tốc độ khi
chạy xe trong tình trạng say sỉn.
+ Vì thái độ tự tin thái quá đó đã dẫn đến không may tông vào B và B tử vong vì chấn thương sọ não.
Bài 3. Anh A qua nhà hàng xóm đánh bài. Đến giờ cơm trưa, vợ anh A qua kêu anh
A về, anh A không đồng ý về, 2 vợ chồng xảy ra cự cải. Anh A lấy chân của mình đá
vào ống chân của vợ anh A và làm cho chị này mất thăng bằng đứng không vững. lOMoAR cPSD| 36084623
Trong lúc đứng không vững chị này bị té xuống đất và đầu đập vào bậc tam cấp nhà
hàng xóm => chấn thương sọ não chết. a. Anh A có lỗi gì? Tại sao? Giải :
- Xác định lỗi: Lỗi vô ý vì quá tự tin
+ Anh A tự tin cho rằng hậu quả vợ anh tử vong sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa vì cho rằng ống chân là không phải là bộ phận nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Các bộ phận như vùng ngực, vùng đầu, vùng vai,… là những bộ phận nguy hiểm.
+ Tác động vật lý vào người khác đã là hành vi VPPL về quyền bất khả xâm phạm về mặt thân thể.
Bài 4. Anh A là tài xế đưa rước học sinh của một trường quốc tế X. Một ngày đẹp
trời, trong khi trả học sinh xuống, anh A nghĩ rằng học sinh đã xuống hết nên đóng
cửa xe lại và đi về nhà. Trong lúc này bé B ngủ quên vô tình kẹt lại trên xe. Do đói và
sốc nhiệt nên vài giờ sau bé B tử vong. a. Xác định lỗi của anh A? Tại sao? Giải:
- Xác định lỗi: Lỗi vô ý do cẩu thả
+ Hành vi cẩu thả: Nghĩ rằng hs đã xuống hết, quên không kiểm tra hs trên xe nên
đã đóng cửa xe lại và đi về.
+ Thấy trước được: Nghề nghiệp tài xế đưa rước hs phải nhận thức được hành động
bản thân và phải thấy trước được hậu quả xảy ra mà cụ thể ở đây là bé B ngủ quên
vô tình kẹt lại trên xe, do đói và sốc nhiệt nên B đã tử vong.
B. Bài tập xác định tội danh
Bài 5. Thấy đứa bạn cùng xóm tên Tài vừa mua chiếc xe mới hiệu SH hơn 100 triệu,
nên Lộc (sinh 1990) tìm cách chiếm đoạt để có tiền tiêu xài. Ngày 31/07/2016,
khoảng 11h trưa, Lộc gọi điện thoại nói dối với Tài vừa mới mua đĩa trò chơi mới, rủ
Tài đến nhà trọ để cùng ăn uống và chơi game. khi Tài tới nơi, Lộc đưa ly nước đã
pha thuốc ngủ cho Tài uống rồi giả vờ bảo rằng "tớ bước ra đầu đường mua card lOMoAR cPSD| 36084623
điện thoại sẽ về ngay". Sau khi uống nước, Tài bắt đầu cảm thấy buồn ngủ và tranh
thủ ngã lưng chợp mắt. Ki thấy Tài đã thấm thuốc, ngủ mê man, Lộc liền trở vào nhà
trọ lấy xe SH và điên thoại của Tài mang đi bán ngay trong chiều hôm đó được 500 triệu đồng.
Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành, hành vi của Lộc cấu thành tội phạm
trộm cấp tài sản hay cướp tài sản? Giải
Lộc phạm tội cướp tài sản theo điều 168 BLHS. Nhằm xác định rõ nhận định này, ta
sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể sau đây, bao gồm: mặt khách
quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và khách thể của tội phạm.
Một là, mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi: Lộc đã chuốc thuốc ngủ cho Tài và lợi dụng Lộc không tỉnh táo, không
thể chống cự được để vào nhà trọ lấy xe SH và điện thoại của Tài mang đi bán. Đây
là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Về hậu quả: Tài bị mất xe và điện thoại, thiệt hại về tài sản
Về mối quan hệ nhân quả: hành vi anh Lộc chuẩn bị kế hoạch từ trước và chuốc
thuốc ngủ anh Tài và thực hiện hành vi cướp tài sản là nguyên nhân trực tiếp
gây thiệt hại đến tài sản của anh Tài. Hai là, mặt chủ quan của tội phạm:
Về yếu tố lỗi: Có thể thấy được anh Lộc đã có lỗi cố ý trực tiếp trong trường hợp
này. Cụ thể, do thấy anh Tài có xe mới và điện thoại nên Lộc đã chuẩn bị kế hoạch
từ trước để cướp đoạt tài sản của Tài. Điều đó cho thấy, anh Lộc nhận thức được
cũng như có thể thấy trước được hành vi cướp tài sản của mình là hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội. Sau đó, khi thực hiện xong Lộc đem điện thoại và xe đi bán
ngay trong chiều hôm đó. Chính vì vậy, lỗi của anh Lộc trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
Về động cơ: do nảy sinh lòng tham
Về mục đích: muốn có tiền tiêu xài
Ba là, khách thể của tội phạm: Trong tình huống này, tài sản của anh Tài, là quyền
tài sản - điều được pháp luật bảo vệ đã bị hành vi trái pháp luật của anh Lộc xâm hại. lOMoAR cPSD| 36084623
Bốn là, chủ thể của tội phạm:
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như trên, ta có thể khẳng định
rằng, anh Lộc đã phạm tội cướp tài sản theo điều 168 BLHS 2015.
Động cơ và mục đích không phải là yếu tố để định tội giết người, nhưng sẽ là yếu
tố định khung hình phạt
Bài 6. "Chiều 17/5, Lô Văn Tuấn một mình mang súng tự chế vào rừng đi săn. Sẩm
tối, phát hiện một cành cây rung lắc, nghĩ là có khỉ trên cây, Tuấn giơ súng bắn một
phát. Hậu quả anh Lô Văn Chuyến (19 tuổi, trú cùng xã), cũng là thợ săn đang nấp
trên cây rình thú, rơi xuống đất tử vong.
Biết đã gây án, Tuấn vứt súng bỏ trốn. Trưa 18/5, sau khi thi thể nạn nhân được
phát hiện, Lô Văn Tuấn đã tìm tới công an xã đầu thú, sau đó được chuyển cho
công an huyện Quế Phong thụ lý.
"Anh ta khai, phát hiện cành cây rung lắc, nhìn lờ mờ thấy giống con khỉ nên đã giơ
súng bắn, không ngờ bị nhầm anh Chuyến đang nấp trên cành cây", ông Vi Văn
Duân, Trưởng công an xã Cắm Muộn kể.
Nhà chức trách khám nghiệm tử thi và xác định nạn nhân Chuyến bị một phát
đạn loại hoa cải sượt qua đầu gối găm vào mũi dẫn tới tử vong. Hai khẩu súng tự
chế dài 1,2 m của nạn nhân và hung thủ đã bị cơ quan chức năng thu giữ. Cả
hung thủ và nạn nhân đều là người dân tộc Thái, chưa lập gia đình. Tập tục dùng
súng tự chế đi săn khá phổ biến ở đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An.
Trước đây từng có vụ bắn nhầm người gây tử vong" Giải:
Lô Văn Tuấn phạm tội giết người theo điều 123 BLHS. Nhằm xác định rõ nhận định
này, ta sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể sau đây, bao gồm: mặt
khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và
khách thể của tội phạm.
Một là, mặt khách quan của tội phạm: lOMoAR cPSD| 36084623
Về hành vi: Lô Văn Tuấn đã dùng khẩu súng tự chế dài 1,2m bắn vào anh Chuyến
đang nấp ở trên cây. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Về hậu quả: Anh Lô
Văn Chuyến rơi xuống đất và tử vong tại chỗ.
Về mối quan hệ nhân quả: hành vi anh Tuấn dùng súng tự chế bắn lên cây và viên
đạn hoa cải từ cây súng của Tuấn sượt qua gối găm vào mũi anh Chuyến là nguyên
nhân trực tiếp gây nên cái chết của anh Chuyến.
Hai là, mặt chủ quan của tội phạm:
Về yếu tố lỗi: Có thể thấy được anh Tuấn đã có lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp
này. Cụ thể, do thấy cây rung lắc, nghĩ có khỉ trên cây nên anh Tuấn đã dùng súng
bắn vào đó. Điều đó cho thấy, anh Tuấn nhận thức được cũng như có thể thấy
trước được hành vi dùng súng bắn của mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Sau đó, khi biết được đã bắn nhầm anh Chuyến, thì anh Tuấn lại vứt súng bỏ trốn.
Chính vì vậy, lỗi của anh Tuấn trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp.
Về động cơ: do thấy cây rung lắc, nghĩ là có khỉ
Về mục đích: muốn tước đoạt sinh mạng sinh vật ở trên cây.
Ba là, khách thể của tội phạm: Trong tình huống này, tính mạng của anh Chuyến, là
điều được pháp luật bảo vệ đã bị hành vi trái pháp luật của anh Tuấn xâm hại.
Bốn là, chủ thể của tội phạm:
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như trên, ta có thể khẳng định
rằng, anh Lô Văn Tuấn đã phạm tội giết người theo điều 123 BLHS 2015. Động
cơ và mục đích không phải là yếu tố để định tội giết người, nhưng sẽ là yếu tố định khung hình phạt
C. Bài tập chia thừa kế
Bài 7. Bà Mỹ 40 tuổi chung sống với ông Nhân như vợ chồng đẻ ra con Quá
(1980), con Lắm (1981). Đến năm 2000 bà Mỹ kết hôn với ông Táo đẻ con Út
(2001). Bà lập di chúc hợp pháp "Sau này tui chết sẽ để toàn bộ tài sản cho con Út".
Biết, bà Mỹ với ông Nhân có khối tài sản chung là 5 tỷ VNĐ. Bà Mỹ với ông Táo
có khối tài sản chung là 10 tỷ VNĐ. Riêng bà Mỹ có khối tài sản riêng là 2 tỷ VNĐ.
a. Khi bà Mỹ chết, tài sản được thừa kế như thế nào? lOMoAR cPSD| 36084623 b. Ai hưởng?
c. Mỗi người hưởng bao nhiêu? Giải :
a. Khi bà Mỹ chết, tài sản được thừa kế như sau:
Mặc dù, bà Mỹ lập di chúc hợp pháp để hết toàn bộ tài sản cho con Út nhưng căn
cứ theo Điều 644 BLDS thì vẫn tồn tại người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc đó là ông Táo (chồng bà Mỹ)
Bà Mỹ và ông Nhân có số tài sản chung là 5 tỷ nên sau khi mất số tài sản bà Mỹ được chia là: 5 tỷ/2 = 2,5 tỷ
Bà Mỹ và ông Táo có số tài sản chung là 10 tỷ nên sau khi mất số tài sản bà Mỹ được chia là: 10/2 = 5 tỷ
Tổng số tài sản bà Mỹ để lại khi lập di chúc là: 2,5 + 5 + 2 (tài sản riêng) = 9,5 tỷ Giả
dụ bài này chia theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ 1: Táo, Quá, Lắm, Út
Nên 1 suất thừa kế theo pháp luật = 9,5/4 = 2,375 tỷ
Vậy ông Táo sẽ nhận được: 2/3 x 2,375 = 1,583 tỷ
Út sẽ được hưởng: 9,5 – 1,583= 7,917 tỷ
Căn cứ theo quy định tại điều 644 BLDS: người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc khi con chưa thành niên và con thành niên mà không có khả năng lao
động. Cụ thể, Quá và Lắm mặc dù ở hàng thứ kế thứ 1 và là con của bà Mỹ nhưng
không được nhận di sản vì cả 2 đã trên thành niên và có đủ khả năng lao động.
Bài 8. Mẹ chị Xinh là bà Đẹp qua đời vào năm 2010 không để lại di chúc. Đến năm
2013 thì ông Ngoại của chị Xinh cũng mất.
Ngoài chị Xinh (sinh năm 1982) thì bà Đẹp còn có người con trai tên là Quá (sinh
năm 1990). Bên cạnh đó, bà Đẹp còn có 2 người em ruột là bà Như (sinh năm
1955), bà Ý (sinh năm 1957). Ngoài những người thân kể trên thì bà Đẹp không
còn người thân nào khác. Di sản mà bà Đẹp để lại là 1 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng.
Sau khi bà Đẹp chết thì hai người em của bà cho rằng họ là em ruột của bà cho
nên họ cũng được thừa kế di sản mà bà Đẹp để lại.
Chị Xinh nhờ bạn tư vấn như sau: lOMoAR cPSD| 36084623 1.
Ông Ngoại và các Dì của chị Xinh (bà Như, bà Ý) có quyền hưởng di sản mà
mẹ của chị Xinh để lại không? Tại sao? Nếu có thì phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu? 2.
Ông Ngoại của chị Xinh khi qua đời cũng không để lại di chúc, tất cả di sản
của ông để lại là 50 lượng vàng SJC. Chị Xinh và anh Quá là 2 người cháu ruột, có
quyền thừa kế di sản của ông Ngoại hay không? Tại sao? Biết rằng ngoài những
người thân kể trên thì ông Ngoại cũng không còn người thân nào khác. Căn cứ
vào chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, bạn hãy giải đáp cho chị Xinh các câu hỏi trên. Giải: Câu 1: * ĐỐI VỚI ÔNG NGOẠI: -
Vì bà Đẹp chết không có di chúc, cho nên di sản của bà Đẹp sẽ được thừa
kế theo pháp luật (căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 650 675 BLDS) -
Khi đó, căn cứ theo khoản 1 điều 676 BLDS quy định về hàng thừa kế thì những
người có quyền hưởng di sản của bà Đẹp sẽ gồm: ông Ngoại (cha bà Đẹp), Xinh,
Quá (con bà Đẹp) vì họ đều là những người ở hàng thừa kế thứ 1. -
Theo quy định tại điều 635 BLDS về người thừa kế: người thừa kế là cá nhân
phảilà người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trong tình huống này, vào thời
điểm mở thừa kế, tức năm 2010 (thời điểm Bà Đẹp chết), thì ông Ngoại vẫn còn
sống, cho nên, ông Ngoại vẫn có quyền được hưởng thừa kế. -
ĐỐI VỚI BÀ NHƯ VÀ BÀ Ý, em ruột bà Đẹp: theo quy định tại điều b khoản 1
điều 651 BLDS thì 2 bà thuộc hàng thừa kế thứ 2, chỉ được hưởng di sản trong
trường hợp những người ở hàng thừa kế thứ 1 không còn ai nữa, hoặc còn mà từ
chối nhận di sản (theo quy định tại khoản 3 điều 651 BLDS). Trong trường hợp cụ
thể này, vì hàng thừa kế thứ 1 vẫn còn và không từ chối nhận di sản, cho nên bà
Như, bà Ý không được hưởng di sản.
TÓM LẠI, căn cứ theo quy định của pháp luật như vừa trình bày ở trên ta kết luận:
Ông Ngoại thì được hưởng di sản, còn bà Như, bà Ý thì không được hưởng. lOMoAR cPSD| 36084623
* PHẦN MÀ ÔNG NGOẠI ĐƯỢC HƯỞNG: căn cứ khoản 2 điều 651 BLDS, ta có
nguyên tắc: những người ở cùng hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Trong trường hợp này ta có: người thừa kế ở hàng thứ 1 gồm 3 người: Ông Ngoại,Xinh, Quá.
- Di sản của bà Đẹp để lại là 30 tỷ.
- Vậy mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau là 10 tỷ. Suy ra phần di sản của ôngNgoại là 10 tỷ. Câu 2:
- Ông Ngoại qua đời không để lại di chúc, cho nên di sản của ông sẽ được thừakế
theo pháp luật (căn cứ theo quy định tại điểm a khỏan 1 điều 675 BLDS) - Khi đó,
căn cứ điểm a khoản 1 điều 676 BLDS về hàng thừa kế, ta có những người ở hàng
thừa kế thứ 1 có quyền hưởng di sản của ông Ngoại gồm: Bà Như, Bà Y, bả Đẹp.
Nhưng do bả Đẹp đã chết trước thời điểm mở thừa kế, tức năm 2013 (thời điểm
ông Ngoại mất), cho nên Bà Đẹp không được hưởng thừa kế (căn cứ điều 635
BLDS). Tuy nhiên, bà Đẹp lại có 2 người con là Xinh và Quả. Trong trường hợp
này, căn cứ điều 677 BLDS quy định về thừa kế thế vị thì Xinh và Quả sẽ được
hưởng phần di sản mà nếu bà Đẹp còn sống bà Đẹp được hưởng.
- MÀ: nếu ba Đẹp còn sống thì bà Đẹp (con của ông Ngoai. thuộc hàng thừa kếthứ
1) sẽ được hưởng 1 phần là: 1/3 của 50 lượng vàng SJC, ở đây ta tạm gọi bằng X lượng.
VẬY: như trên vừa trình bày. Xinh và Quả là người được hưởng phần X lượng này.
Bài 9. Năm 1980 ông Trung Nghĩa kết hôn với bà Huyền Trang. Đến năm 2000 hai
ông bà có với nhau 2 người con là chị Sắc (sinh 1982) và anh Tài (sinh 1990) đồng
thời họ tạo lập được khối tài sản chung tổng cộng là 100 lượng vàng SJC. Năm
2001 hai ông bà quyết định ly hôn và thỏa thuận: ông Nghĩa sẽ nuôi cậu con trai,
còn khối tài sản chung 100 lượng vàng SJC thì chia đôi. Việc ly hôn đã được tòa án
giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2005 chị Sắc kết hôn với anh
Toàn và sang đầu năm 2006 thì sinh một đứa con đặt tên Vẹn. Cũng vào đầu năm lOMoAR cPSD| 36084623
2006 ông Nghĩa kết hôn với bà Tình, sau đó hai người lần lượt có với nhau 2 con
trai là Nhân (sinh cuối năm 2006) và Lễ (sinh năm 2008) . Năm 2015 ông Nghĩa bị
bệnh nặng rồi qua đời.
Biết rằng đến thời điểm ông Nghĩa mất thì ông và bà Tình có tạo lập được khối tài
sản chung trị giá là 50 tỷ đồng. Còn phần tài sản của ông trong khối tài sản chung
với bà Trang là 50 lượng vàng SJC thì được định giá là 2 tỷ đồng. Những khoản nợ
nần riêng mà ông Nghĩa để lại là 12 tỷ đồng. Ông Nghĩa có để lại một di chúc hợp
pháp, theo đó ông chỉ định 2 cậu con trai là Nhân và Lễ là người thừa kế toàn bộ
tài sản của mình. Ngoài ra ông Nghĩa không còn người thân nào khác.
Anh Tài và chị Sắc cho rằng mình là con ruột của ông Nghĩa nên cũng có quyền
hưởng di sản của cha nên tranh chấp về quyền thừa kế đã phát sinh. Bằng kiến
thức đã học, bạn hãy cho biết: 1.
Chị Sắc và anh Tài (con ruột của ông Nghĩa), có quyền thừa kế di sản của cha
mình hay không? Tại sao? Nếu có thì phần của mỗi người được hưởng cụ thể là bao nhiêu? 2.
Bà Tình có quyền thừa kế di sản mà ông Nghĩa để lại hay không? Tại sao?
Nếu có thì phần di sản bà Tình được hưởng cụ thể là bao nhiêu? 3.
Vẹn là cháu gọi ông Nghĩa là ông Nội, khi ông Nghĩa mất thì cháu Vẹn được
9 tuổi, trong trường hợp này cháu Vẹn có quyền hưởng di sản của ông Nội hay không? Tại sao? Câu 1:
*ĐỐI VỚI CHỊ SẮC VÀ ANH TÀI:
- Vì ông Nghĩa chết có để lại di chúc hợp pháp, cho nên di sản của ông Nghĩa sẽ
được thừa kế theo di chúc (căn cứ theo điều 643 BLDS)
- Khi đó, căn cứ theo khoản 1 điều 644 BLDS quy định về người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc thì những người có quyền hưởng di sản của ông
Nghĩa sẽ gồm: bà Trang (vợ cũ ông Nghĩa).
- Theo quy định tại khoản 1 điều 644 BLDS về người thừa kế: những người sau
đâyvẫn được hưởng 2/3 phần di sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu
di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp: (i) Con chưa thành niên, cha, lOMoAR cPSD| 36084623
mẹ, vợ, chồng; (ii) Con thành niên mà không có khả năng lao động. Trong tình
huống này, chị Sắc và anh Tài đã trên tuổi thành niên và có đủ khả năng lao động
nên cả hai không được hưởng di sản của ông Nghĩa.
- Giả dụ bài này chia theo pháp luật:
+ Ông Nghĩa chết để lại 50 lượng vàng tương đương 2 tỷ (tài sản chung với bà Trang đã được chia).
+ Tổng số tài sản mà ông Nghĩa để lại: 25 + 2 -12 = 15 tỷ
+ Khi đó, căn cứ theo khoản 1 điều 651 BLDS quy định về hàng thừa kế thì những
người có quyền hưởng di sản của ông Nghĩa sẽ gồm: bà Tình (vợ ông Nghĩa), Nhân,
Lễ, Sắc, Tình (con ông Nghĩa) vì họ đều là những người ở hàng thừa kế thứ 1.
+ Căn cứ khoản 2 điều 651 BLDS, ta có nguyên tắc: những người ở cùng hàng thừa
kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
+ Suy ra một suất thừa kế được chia theo pháp luật thì mỗi người sẽ nhận được 15/5=3 tỷ
Vậy chị Sắc và anh Tài mỗi người nhận được 3 tỷ nếu chia thừa kế theo PL’ Câu 2: *ĐỐI VỚI BÀ TÌNH
- Căn cứ vào khoản 1 điều 644 BLDS, bà Tình là vợ hợp pháp của ông Nghĩa, nên có
quyền hưởng di sản ông Nghĩa để lại, cụ thể là được hưởng 2/3 của một suất thừa
kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Nhân và Lễ chưa đủ tuổi
thành niên nên có quyền hưởng di sản của ông Nghĩa.
Nên bà Tình sẽ nhận được: 2/3 x 3 = 2 tỷ Câu 3: *ĐỐI VỚI BÉ VẸN:
Căn cứ khoản 3 điều 651 BLDS: Vì ở hàng thừa kế thứ 1, chị Sắc là mẹ của Vẹn còn
sống và không từ chối nhận di sản. Nên Vẹn không được hưởng di sản của ông
Nghĩa vì thuộc hàng thừa kế thứ 2.