Bài tập: Thành ngữ, tục ngữ Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Bài tập: Thành ngữ, tục ngữ Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 11 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Nghị luận xã hội (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập Thành ngữ, tục ngữ I. Lý thuyết
1. Thành ngữ là gì?
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó
nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… - Ví dụ:
⚫ sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm
⚫ bách chiến bách thắng: trăm trận, trăm thắng
2. Tục ngữ là gì?
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã
hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. - Ví dụ:
⚫ Tấc đất, tấc vàng: đất đai cũng quý giá như vàng
⚫ Thương người như thể thương thân: con người cần biết yêu thương mọi người
như yêu thương chính bản thân mình.
3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Phương diện phân Thành ngữ Tục ngữ biệt Nội dung
- Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa - Có tính đa nghĩa
đen của các từ tạo nên nó.
- Thường thông qua một số - Thường có hai nét nghĩa là nghĩa
phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, đen và nghĩa bóng. so sánh…
- Diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn, thường
- Chưa có nghĩa trọn vẹn, mà là những phán đoán, kinh nghiệm về
chỉ đang thể hiện một khái các vấn đề trong đời sống. (Tấc đấc
niệm. (Ví dụ: sơn hào hải vị là tấc vàng: Đất đai quý giá như vàng
những món ăn ngon, quý bạc) hiếm) Hình thức
Cụm từ cố định, không thể Một câu ngắn gọn và hoàn chỉnh về
thay đổi trật tự các từ. cấu tạo ngữ pháp. II. Luyện tập
Bài 1. Tìm thành ngữ trong các câu sau: a.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công. (Thương vợ, Tú Xương)
b. Tôi và anh ấy đã cùng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
c. “Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi
tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.” (Lão Hạc, Nam Cao)
d. Cô ta có tính tình cứ như sư tử Hà Đông. Đáp án:
a. một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa b. vào sinh ra tử c. cắn rơm cắn cỏ d. sư tử Hà Đông
Bài 2. Thi tìm nhanh các thành ngữ so sánh Ví dụ: Khỏe như voi Đáp án:
Các thành ngữ so sánh là: Đẹp như tiên, Xấu như ma, Đen như mực, Nhanh như
cắt, Hiền như bụt, Dữ như cọp, Lành như đất, Hôi như cú, Đen như than, Chậm
như sên, Câm như hến, Đông như kiến…
Bài 3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: a. sơn hào hải vị b. nem công chả phượng c. khỏe như voi d. tứ cố vô thân e. da mồi tóc sương Đáp án:
- sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm
- nem công chả phượng: những món ăn được chế biến và trình bày một cách công phu.
- khỏe như voi: sức khỏe hơn người
- tứ cố vô thân: mồ côi, không có nơi nương tựa
- da mồi tóc sương: người đã có tuổi
Bài 4. Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
a. Cái răng cái tóc là góc con người
b. Một mặt người bằng mười mặt của
c. Thương người như thể thương thân
c. Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
d. Học ăn, học nói, học gói, học mở Đáp án:
⚫ Cái răng cái tóc là góc con người: phải biết chăm chút đến yếu tố hình thức.
⚫ Một mặt người bằng mười mặt của: đề cao giá trị con người.
⚫ Thương người như thể thương thân: con người cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
⚫ Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: bài học về tinh thần đoàn kết.
⚫ Học ăn, học nói, học gói, học mở: con người cần học cách cư xử, lễ nghi trong cuộc sống.
Bài 5. Tìm các câu tục ngữ nói về tình yêu thương con người. Đáp án:
- Thương người như thể thương thân - Lá lành đùm lá rách
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. - Nhường cơm sẻ áo - Chị ngã em nâng
- Yêu nhau, chín bỏ làm mười - Chia ngọt sẻ bùi
Bài 6. Hãy sưu tầm một số thành ngữ và giải thích các thành ngữ đó. Đáp án:
- Nằm gai nếm mật: chịu đựng gian nan, khổ cực để đạt được thành công.
- Ngựa quen đường cũ: không chịu từ bỏ những thói hư, tật xấu.
- Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.
- Nói nhăng nói cuội: ăn nói linh tinh, sai sự thật.
- Nuôi ong tay áo: giúp đỡ những kẻ xấu xa, phản bội lại mình.
- Đàn gảy tai trâu: chỉ những người không có khả năng tiếp thu, có nói cũng như không.
- Kẻ tám lạng, người nửa cân: chỉ những người tương đương, ngang bằng với nhau.
- Gió táp mưa sa: chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
- Gương vỡ lại lành: chỉ sự hàn gắn, đoàn tụ của con người.
- Đơn thương độc mã: chỉ sự đơn, độc lẻ loi trong chiến đấu.
Bài 7. Điền thêm các yếu tố để thành ngữ trọn vẹn:
- Lời ăn tiếng … - Một nắng hai … - Ngày lành tháng … - No cơm ấm …
- Bách … bách thắng
- Sinh … lập nghiệp - Lên thác … ghềnh - Thầy bói … voi - Ếch … đáy giếng Đáp án:
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm áo
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp - Thầy bói xem voi
- Ếch ngồi đáy giếng
Bài 8. Tìm một số câu tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cho biết
đó là truyền thống gì? Đáp án: - Biết ơn:
⚫ Uống nước nhớ nguồn.
⚫ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Yêu thương con người:
⚫ Thương người như thể thương thân.
⚫ Lá lành đùm lá rách. - Đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Bài 9. Các câu sau là thành ngữ hay tục ngữ? a. Nghèo rớt mồng tơi b. Lá lành đùm lá rách
c. Uống nước nhớ nguồn d. Nói nhăng nói cuội Đáp án: * Xét về nội dung:
a. Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.
b. Lá lành đùm lá rách: Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng
được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp
lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ
những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống
khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình
yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
c. Uống nước nhớ nguồn: Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước
mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn”
được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng
nước đó. Với nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành
tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra
thành quả đó. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người cần phải có lòng
biết ơn trong cuộc sống.
d. Nói nhăng nói cuội: ăn nói linh tinh, sai sự thật. * Về mặt hình thức:
- Các câu a, d là một cụm từ cố định, nếu thay đổi trật tự từ trong sẽ làm mất đi ý nghĩa.
- Các câu b, c là một câu hoàn chỉnh (Lá lành/đùm lá rách; Một mặt người/bằng mười mặt của)
=> Các câu a, d là thành ngữ; Các câu b, c là tục ngữ
Bài 10. Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ. Đáp án: Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta
đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân
dân hưởng ứng nhiệt liệt. Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm
lòng tốt đẹp của con người Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được
nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con
người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử
tế”, “Trái tim cho em” đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội.
Bởi vậy, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Thành ngữ: nhường cơm sẻ áo Mẫu 2
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng
Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ -
được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó
cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng
với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường - cơm ăn mấy cũng
chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó
thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng - phải có sức mạnh, tầm vóc
phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình
một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”.
Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện
niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình
tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.
Thành ngữ: độc nhất vô nhị
Bài 11. Viết một đoạn văn hoặc bài văn giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất. Đáp án: Mẫu 1
Ông cha ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” gửi gắm đến một bài
học ý nghĩa trong cuộc sống. Câu tục ngữ cũng có hai nét nghĩa. Về nghĩa đen,
“mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn”
là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn
“đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi
thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp
xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó,
câu tục ngữ muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp,
đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh. Một số tấm gương sáng
có thể kể đến như Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ngày tháng sống trong hoàn cảnh
ngục tù, Bác vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ
phận nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Họ có lối sống lệch lạc, sa
ngã vào các tệ nạn xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh để không bị
ảnh hưởng bởi những điều xấu xa. Thời gian có trôi qua nhưng câu tục ngữ “Gần
mực thì đen, gần đèn thì rạng” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Mẫu 2
Con người sống luôn phải có lòng biết ơn. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người về điều đó.
Xét về nghĩa đen, chúng ta được thưởng thức hoa thơm, quả ngọt cần phải nhớ tới
công lao của người gieo trồng. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ nhắc nhở con
người sống cần có lòng biết ơn. Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải
ghi nhớ công lao của những người đã tạo ra nó, trân trọng thành quả mình đang được hưởng.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những ngày tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước.
Chúng ta đang được sống trong tháng ngày của hòa bình, tự do. Nhưng điều đó
đánh đổi bằng xương máu của biết bao con người - thế hệ đi trước. Bởi vậy, mỗi
người cần sống sao cho xứng đáng với công ơn đó. Nếu đặt vào hoàn cảnh hôm
nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu
nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh, chúng ta cần phải thể hiện sự
biết ơn đối với họ. Dù chỉ là một lời “cảm ơn” nhưng đã thể hiện được giá trị của bản thân.
Nhờ có lòng biết ơn, chắc hẳn mỗi người sẽ thêm trân trọng cuộc sống này hơn. Từ
đó, chúng ta sẽ cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Đối với học sinh,
lòng biết ơn thể hiện qua những hành động đơn giản như kính trọng người lớn tuổi,
chăm chỉ học tập, giúp đỡ bố mẹ việc nhà, lễ phép với thầy cô giáo…
Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống vô ơn. Họ không biết trân trọng cuộc sống
của bản thân, sống tiêu xài hoang phí hoặc lãng phí cuộc đời của chính mình… Đó
là cách sống đáng lên án, cần phải tránh xa. Học sinh cần có lòng biết ơn sẽ giúp
chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, biết trân trọng mọi thứ xung quanh, để cố gắng học
tập và trau dồi bản thân.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đem đến một lời khuyên quý giá. Mỗi
người cần có lòng biết ơn để cuộc sống thêm giá trị hơn.