Bài tập thảo luận về các doanh nhân

Bài tập thảo luận về các doanh nhân

Bài tp tho lun - Các bài tp tình hung và bài tp
tho lun ngành qun tr DN
Lớp liên thông (Đại học Công nghiệp Việt Trì)
Phần 1: Giới thiệu về doanh nhân
I. Doanh nhân: Gia Tnh
1. Tiểu sử
Gia Thành được sinh ra trong một gia đình dòng dõi thư ơng lâu đời. Ông
không may lớn lên trong thời đất nước Trung Hoa đang chiến tranh loạn lạc. Gia
đình ông đã quyết định di sang Hong Kong vào năm 1940 sau khi đế quốc Nhật
xâm chiếm Trung Quốc.
Khi mới 15 tuổi, cha ông mắc bệnh nặng qua đời, với cương vị người con trai cả
trong gia đình, ông quyết định thôi học để đi làm phụ giúp gia đình. Công việc đầu tiên
của ông là làm nhân viên bán hàng trong một công ty kinh doanh nhựa. Với sự nỗ lực,
chăm chỉ, không ngừng cố gắng ông đã gặt hái được những thành quả đáng ngưỡng
mộ như hiện nay.
2. Con đường sự nghiệp
Năm 1950, Gia Thành thành lập xưởng nhựa Trường Giang với số vốn đầu
mạo hiểm 50.000 đô la Hong Kong. Số tiền này một phần tiền tiết kiệm trong suốt
nhiều năm làm việc và một phần do vay mượn từ người thân, bạn bè.
Cuối năm 1957, xưởng nhựa Trường Giang đã huy động được vốn đầu tư thành lập
doanh nghiệp cổ phần, đổi tên ởng nhựa thành Công ty Trường Giang Thực Nghiệp.
Lúc bấy giờ ông giữ chức chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ng ty của mình. Đến năm
1958, doanh thu của công ty đạt 10 triệu đô la Hong Kong, lợi nhuận ròng đạt 1 triệu
đô la Hong Kong
Những m sau đó, ông chuyển hướng sang đầu bất động sản. Năm 1971, ông đổi
tên công ty thành Cheung Kong Holdings. Công ty bắt đầu được niêm yết trên sàn
chứng khoán Hong Kong vào năm 1972.
Gia Thành tiếp tục mở rộng kinh doanh của mình bằng cách mua lại Hutchison
Whampoa từ HSBC vào m 1979. Ông biến công ty này thành nkhai thác cảng
độc lập lớn nhất thế giới với các khoản đầu tư vào sở cảng container trên khắp thế
giới bao gồm: Hong Kong, Canada, Trung Quốc, Anh, Bahamas…
Ngoài ra, ông cũng lấn sân sang lĩnh vực công nghệ để đa dạng hóa các lĩnh vực kinh
doanh của mình. Một trong những công ty công nghệ của ông Horizons Ventures
công ty đầu mạo hiểm hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ, internet mới. Công ty y đã
mua cổ phần của DoubleTwist một công ty kỹ thuật số.
1
Bên cạnh đó, ông nắm giữ 0,8% cổ phần của trang mạng hội nổi tiếng thế giới
Facebook qua việc thu mua từ các công ty khác của mình. Gia Thành còn cổ
phần trong Ginger Software Incorporated.
3. tưởng chủ đạo triết kinh doanh
Để được những thành công n ngày hôm nay, Gia Thành đã phải trải qua
không ít những vất vả, khó khăn. Chính những vất vả y đã tôi luyện nên được một
con người bản lĩnh sáng tạo nên những triết kinh doanh của riêng mình. Những
tưởng chủ đạo trong phong cách kinh doanh của tỷ pgiàu nhất Hong Kong này
bao gồm:
Lấy tưởng của đạo Nho để quản doanh nghiệp
Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài
Lấy trạng thái tâm ổn định để phát triển sự nghiệp
Lấy tâm hồn gần gũi để đối xử với đối thủ cạnh tranh
II. Doanh nhânTrương Gia nh
1. Tiểu sử
Ông Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 trong một gia đình trí
thức tại Nghệ An. Ông chính là con trai của vị bác sĩ nổi tiếng Trương Gia Thọ.
Trình độ học vấn
Trương Gia Bình từng là học sinh chuyên Toán tại trường THPT Chu Văn An
(Hà Nội) và tốt nghiệp khoa Toán cơ, ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1979: lấy bằng Cử nhân Toán ĐH Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga
Năm 1982: nhận bằng Tiến Toán Lý ĐH Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang
Nga
Năm 1983: bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến tại ĐH Tổng hợp Moscow,
Nga.
Năm 1991: được phong hàm Phó Giáo tại Việt Nam
2. Con đường sự nghiệp
Khi nhận được tấm bằng Tiến Toán tại Nga, ông Trương Gia Bình đã
quyết định về nước tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu tại Viện khoa học Việt
Nam. Ông vẫn tiếp tục con đường m nghiên cứu khoa học cho đến sự kiện
năm 1988 đã m thay đổi cuộc đời ông, khi y ông 32 tuổi. Thời điểm m
1988, ông nh đã quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm ng
2
với các kỹ nhà khoa học khác. Công ty y chính tiền thân của
FPT ngày nay.
Từ việc đang một nnghiên cứu khoa học đột nhiên rẽ hướng sang kinh
doanh thể i một quyết định mang nh lịch sử của ông Bình. Nói về
quyết định y ông chia sẻ rằng: “bởi cuộc sống của một nhà khoa học thời
điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó
không giúp được gì cho đất nước mình”.
Vậy nên, khi thấy hội ngay trước mắt, ông đã đưa ra quyết định rẽ ngang
trở thành một doanh nhân dựa trên các các mối quan hệ của một nhà khoa học.
Việc bắt tay vào kinh doanh của ông đã nhen nhóm bắt đầu từ những năm 1985,
cùng với những người bạn làm khoa học của mình. Thuở mới khởi nghiệp,ng
ty của ông kinh doanh rất nhiều lĩnh vực từ thức ăn cho heo đến buôn ô tô, sắt
thép…
Công việc kinh doanh thực phẩm, đồ ăn cho chăn nuôi tại Việt Nam của ông
gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển theo xu hướng tốt. Tuy nhiên, đến
năm 1995, khi nhận thấy những tiềm năng lớn mạnh của lĩnh vực tin học, ông
Trương Gia Bình đã quyết định chuyển hướng đầu phát triển lĩnh vực ng
nghệ viễn thông. Đến năm 2002, công ty của ông đã đổi tên thành Công ty
CP Phát triển Đầu Công nghệ FPT.
3
Phần 2: Tố chất doan nhân
2.1. Tố chất doanh nhân
2.1.1. Khát vọng làm giàu
Khát vọng (mong muốn) một cảm giác khát khao hay hy vọng. Khát vọng
động lực thúc đẩy, chi phối hành động của con người.
Khát vọng làm giàu chính mong muốn, khát khao vượt lên chiến thắng cảnh
nghèo hèn, đạt đến sự giàu sang, phú quý cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội.
nhiều con đường làm giàu, những con đường m giàu chính đáng được
hội đánh giá cao, trân trọng nhưng cũng những con đường làm giàu phi pháp,
thậm chí bán rẻ bản thân ơng tâm của chính mình. Vậy mỗi doanh nhân cần
trong mình một khát vọng làm giàu chính đáng cho biết rằng con đường m giàu
không hề bằng phẳng, có nhiều chông gai và đôi khi cũng phải chấp nhận trả giá.
2.1.2. duy sáng tạo hiệu quả
duy với cách hoạt động tâm bậc cao nhất chỉ con người
kết quả của quá trình lao động, sáng tạo. Khi duy, con người so sánh các thông tin,
dữ liệu thu nhận được, trải qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trìu
tượng hóa để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận, quy luật…
duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương pháp biện pháp thích hợp để kích
hoạt khả năng sáng tạo, để tăng cường khả ng duy của một nhân hay một tập
thể làm việc chung. Tư duy sáng tạo giúp tìm ra một phần hay toàn bộ phương án, giải
pháp cho một vấn đề nan giải. duy sáng tạo không khuôn mẫu tuyệt đối, không
cần trang thiết bị đắt tiền, không phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, doanh nhân cần khả năng duy sáng tạohiệu qu?
Trước hết, duy sáng tạo giúp doanh nhân nhận ra các hội trong một
môi trường kinh doanh nhiều biến động. Trong đa số các trường hợp, khi nhận ra
hội thì hội đã qua hoặc là cơ hội quá nhỏ người khác đã bỏ qua. Do đó chính sự
biến động thay đổi của môi trường hội lớn cho các doanh nhân sáng tạo
biết chớp thời cơ.
Mặt khác, môi trường kinh doanh cũng gồm nhiều yếu tố biến động liên tục
và tác động theo nhiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. duy sáng tạo cũng giúp
doanh nhân tìm ra các phương án, giải pháp đối phó với các thách thức này.
4
Thứ ba, duy sáng tạo giúp doanh nhân có khả năng khác biệt hóa sản
phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp
khả năng định giá khác biệt và thu lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành.
Thứ , duy sáng tạo của doanh nhân th giúp doanh nghiệp tránh đối
đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác khi tạo ra nắm bắt được những nhu
cầu mới. Khi đó trong một “đại dương xanh”, doanh nghiệp sẽ tránh được những
cuộc canh tranh khốc liệt (Chiến ợc Đại dương xanh W.Chan Kim Renee
Mauborgne, NXB Tri thức, 2009).
2.1.3. Năng lực lãnh đạo tạo ekip làm việc
người từng nói rằng, điều khác biệt giữa lãnh đạo (Leadership) quản
(Management) lãnh đạo biến từ “cái khôngra “cái có” còn quản thì giữ “cái có”
cho đừng mất đi thành “cái không”. Do đó lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần
sáng tạo, cần khả năng khơi lửatruyền cảm hứng cho những người theo mình. Quản
cần quy tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì sử dụng phương thức này để duy trì
và phát triển tổ chức.
Tuy vậy, năng lực lãnh đạo cũng cần thể hiện thông qua những phương pháp nhất
định:
Phương pháp phân quyền: Ủy quyền định đoạt của mình cho cấp
dưới. Phương pháp y không chỉ phát huy được năng lực tính chủ động của nhân
viên dưới quyền mà còn giải phóng cho nhà lãnh đạo khỏi những công việc vụn vặt để
tập trung vào những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược.
Phương pháp hành chính: Lãnh đạo dựa vào việc sử dụng chỉ thị,
mệnh lệnh mangnh chất bắt buộc, cưỡng bức biểu hiện dưới nhiều hình thức như nội
quy, quy chế, quy định…
Phương pháp kinh tế: Sử dụng các công cụ vật chất làm đòn bẩy
kinh tế kích thích nhân viên thực hiện mục tiêu của nhà lãnh đạo không cần mệnh
lệnh hành chính.
Phương pháp tổ chức giáo dục: Tạo sự liên kết giữa các
nhân và tập thể theo những mục tiêu đã đề ra trên sở đề cao tính tự giác và khả năng
hợp tác của từng cá nhân.
Phương pháp tâm hội: Hướng các quyết định (hành động)
đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
Tuy những phương pháp cụ thể ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnh
đạo một nghệ thuật, hành động chứ không phải chức danh, vị trí. Doanh nhân
phải tố chất nh đạo thể hiện tố chất đó thông qua tầm nhìn, niềm tin khả
năng truyền cảm hứng cho người khác.
5
- Tầm nhìn (vision) ớng đi, đích đến hấp dẫn trong tương lai. Đó
không phải bức tranh treo trên tường hay lời tuyên bố ghi trên một tấm
thẻ, hơn thế hướng các thành viên của t chức, doanh nghiệp đi đến
những hành vi mới. nhà lãnh đạo, nếu doanh nhân không biết mình sẽ
dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâu đạt được mục tiêu thì chẳng
thể mang lại tương lai cho nhân viên và doanh nghiệp.
- Doanh nhân phải niềm tin, phải sự say mê, đam nhất định. Niềm
tin đó thể hừng hực, rực lửa nhưng chỉ trong một giai đoạn nhất định,
hơn thế, doanh nhân phải một niềm tin mạnh mẽ nhưng nh lặng, cháy
âm nhưng không thể dập tắt. Để có duy trì niềm tin đó, doanh nhân
phải một cái nhìn lạc quan trong kinh doanh trong cuộc sống. Doanh
nhân phải biết “Nhìn phần nửa đầy của ly nước thay vì nửa vơi”.
- Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa truyền cảm hứng cho người khác.
Để thể khơi lửa, doanh nhân phải người lửa trong lòng. Khi đó họ
thể bộc lộ sự phấn khích, nhiệt thànhsinh lực mạnh mẽ điều mọi
người thể nhận thấy dễ bị cuốn hút. Để truyền cảm hứng, doanh nhân
còn phải biết chia sẻ cảm c, niềm đam với nhân viên, khách hàng
đồng nghiệp; đánh trúng tâm lý, tình cảm để lòng trung thành sự
tin cậy của họ.
2.1.4. Kiến thức
Có nhiều quan niệm, định nghĩa về tri thức (kiến thức) theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên vẫn không một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi
người thừa nhận và có khả năng bao quát toàn bộ.
Tuy nhiên, kiến thức hay tri thức được hiểu các sở, các thông tin, tài liệu, các
hiểu biết hoặc những thứ tương tự được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những
tình huống cụ thể.
Kiến thức của doanh nhân, trước hết phải sự hiểu biết về các vấn đchung
trong đời sống, kinh tế, chính trị, hội. Những hiểu biết chung đó là sở để doanh
nhân tìm ra các hội kinh doanh, các thách thức khó khăn thể xảy ra đối với
ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể đối với doanh nghiệp của mình. Kiến thức tổng
quát để quyết định đầu vào đâu, tham gia vào hay rút lui khỏi ngành kinh doanh
nào, cung cấp sản phẩm dịch vụ cụ thể nào ra thị trường…
Thứ hai, doanh nhân còn cần sự am hiểu mức độ nhất định đối với các lĩnh
vực quản trị chung trong doanh nghiệp. Những kiến thức y sẽ giúp cho doanh nhân
khả năng phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, trợ giúp cho mình trong quá
trình ra quyết định điều hành doanh nghiệp. Những lĩnh vực kiến thức y bao
6
gồm: hậu cần, đầu vào cho quá trình sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ), tổ
chức sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính kế toán, nghiên cứu, phát triển, pháp
chế… Do đặc trưng của hoạt động quản lý, điều hành tầm vậy doanh nhân
không nhất thiết phải am hiểu quá sâu nhằm tránh sự phân tán khỏi nhiệm vụ chủ yếu.
Tuy nhiên để điều hành tốt, doanh nhân không thể thiếu những kiến thức này.
Thứ ba, doanh nhân cũng cần sự hiểu biết, kiến thức nhất định về chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực kinh doanh đều những đặc thù nhất định về sản phẩm, thị trường, công nghệ, tổ
chức sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing… do đó doanh nhân rất cần sự hiểu
biết y. dụ, doanh nhân nhất định phải hiểu biết cần thiết về bản vẽ thiết kế,
giám sát thi công, lập hồ tham gia đấu thầu… nếu doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực y dựng. Hay cũng kinh doanh thương mại nhưng kinh doanh theo
kiểu bán hàng đa cấp cũng nhiều điểm đặc thù khác lĩnh vực kinh doanh thông
thường.
Tuy nhiên, kiến thức hay sự hiểu biết của bản thân doanh nhân thôi chưa đủ,
doanh nhân còn phải người biết sử dụng những người khác giỏi hơn mình một
khía cạnh hay trong một lĩnh vực nào đó.
2.1.5. Ý chí, nghị lực, quyết tâm
Kinh doanh một công việc đầy khó khăn, phức tạp lắm rủi ro. Theo một số
liệu thống kê gần đây của quan quảncác doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA): 35%
các doanh nghiệp thất bại sau hai năm đầu tiên, 56% thất bại sau bốn m hoạt động.
Việt Nam, các chuyên gia cũng thấy rằng một tlệ lớn các doanh nghiệp nhcũng
thường thất bại sau 3 5 năm đầu tiên. Như vậy, mặc ngày càng nhiều doanh
nghiệp thành công nhưng chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế vẫn một
tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.
Là doanh nhân, khi khởi sự điều hành hoạt động kinh doanh của mình không
ai lên kế hoạch cho thất bại nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần phương án để đối
mặt với những khó khăn, trở ngại, đặc biệt trong thời gian đầu tiên. Thành công chỉ
đến với những doanh nhân ý chí, giàu nghị lực, nh kiên nhẫn lòng quyết
m.
Thương trường luôn khắc nghiệt, doanh nhân tài ba đến đâu cũng khó
tránh khỏi những lần thất bại. Do đó, điều quan trọng phải căn cứ vào tình hình để ra
những quyết định tiến lui hợp lý. Cho tình huống nào cũng luôn phải thế chủ
động và phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
2.2. Bài học bản thân
Bản thân mình còn thiếu rất nhiều yếu tốkỹ năng để trở thành một doanh nhân.
7
Thứ nhất: Xuất thân từ nông dân, học làm việc chuyên ngành kthuật nên ngay từ
đầu đã thiếu đi sự đam mê kinh doanh, thiếu sự nhạy bén và khả năng thích nghi.
Thứ hai: Mặc hiểu biết, ham học hỏi, có khát khao thành công nhưng lại không
dám mạo hiểm, không dám đương đầu với thử thách.
Để bổ sung những điểm thiếu hụt y không cách nào khác ngoài con đường rèn
luyện bản thân, học hỏi thật nhiều trau dồi kiến thức. m việc một cách khoa học,
tích lũy thêm các mối quan hệ.
8
| 1/9

Preview text:


Bài tập thảo luận - Các bài tập tình huống và bài tập
thảo luận ngành quản trị DN
Lớp liên thông (Đại học Công nghiệp Việt Trì)
Phần 1: Giới thiệu về doanh nhân I.
Doanh nhân: Gia Thành 1. Tiểu sử
Gia Thành được sinh ra trong một gia đình có dòng dõi thư hương lâu đời. Ông
không may lớn lên trong thời kì đất nước Trung Hoa đang chiến tranh loạn lạc. Gia
đình ông đã quyết định di cư sang Hong Kong vào năm 1940 sau khi đế quốc Nhật xâm chiếm Trung Quốc.
Khi mới 15 tuổi, cha ông mắc bệnh nặng qua đời, với cương vị là người con trai cả
trong gia đình, ông quyết định thôi học để đi làm phụ giúp gia đình. Công việc đầu tiên
của ông là làm nhân viên bán hàng trong một công ty kinh doanh nhựa. Với sự nỗ lực,
chăm chỉ, không ngừng cố gắng ông đã gặt hái được những thành quả đáng ngưỡng mộ như hiện nay.
2. Con đường sự nghiệp
Năm 1950, Lý Gia Thành thành lập xưởng nhựa Trường Giang với số vốn đầu tư
mạo hiểm là 50.000 đô la Hong Kong. Số tiền này một phần là tiền tiết kiệm trong suốt
nhiều năm làm việc và một phần do vay mượn từ người thân, bạn bè.
Cuối năm 1957, xưởng nhựa Trường Giang đã huy động được vốn đầu tư và thành lập
doanh nghiệp cổ phần, đổi tên xưởng nhựa thành Công ty Trường Giang Thực Nghiệp.
Lúc bấy giờ ông giữ chức chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty của mình. Đến năm
1958, doanh thu của công ty đạt 10 triệu đô la Hong Kong, lợi nhuận ròng đạt 1 triệu đô la Hong Kong
Những năm sau đó, ông chuyển hướng sang đầu tư bất động sản. Năm 1971, ông đổi
tên công ty thành Cheung Kong Holdings. Công ty bắt đầu được niêm yết trên sàn
chứng khoán Hong Kong vào năm 1972.
Lý Gia Thành tiếp tục mở rộng kinh doanh của mình bằng cách mua lại Hutchison
Whampoa từ HSBC vào năm 1979. Ông biến công ty này thành nhà khai thác cảng
độc lập lớn nhất thế giới với các khoản đầu tư vào cơ sở cảng container trên khắp thế
giới bao gồm: Hong Kong, Canada, Trung Quốc, Anh, Bahamas…
Ngoài ra, ông cũng lấn sân sang lĩnh vực công nghệ để đa dạng hóa các lĩnh vực kinh
doanh của mình. Một trong những công ty công nghệ của ông là Horizons Ventures –
công ty đầu tư mạo hiểm hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ, internet mới. Công ty này đã
mua cổ phần của DoubleTwist – một công ty kỹ thuật số. 1
Bên cạnh đó, ông nắm giữ 0,8% cổ phần của trang mạng xã hội nổi tiếng thế giới
Facebook qua việc thu mua từ các công ty khác của mình. Lý Gia Thành còn có cổ
phần trong Ginger Software Incorporated.
3. Tư tưởng chủ đạo triết kinh doanh
Để có được những thành công như ngày hôm nay, Lý Gia Thành đã phải trải qua
không ít những vất vả, khó khăn. Chính những vất vả ấy đã tôi luyện nên được một
con người bản lĩnh và sáng tạo nên những triết lý kinh doanh của riêng mình. Những
tư tưởng chủ đạo trong phong cách kinh doanh của tỷ phú giàu nhất Hong Kong này bao gồm:
✓ Lấy tư tưởng của đạo Nho để quản lý doanh nghiệp
✓ Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài
✓ Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp
✓ Lấy tâm hồn gần gũi để đối xử với đối thủ cạnh tranh II.
Doanh nhânTrương Gia Bình 1. Tiểu sử
Ông Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 trong một gia đình trí
thức tại Nghệ An. Ông chính là con trai của vị bác sĩ nổi tiếng Trương Gia Thọ. Trình độ học vấn
Trương Gia Bình từng là học sinh chuyên Toán tại trường THPT Chu Văn An
(Hà Nội) và tốt nghiệp khoa Toán cơ, ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1979: lấy bằng Cử nhân Toán – ĐH Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga
Năm 1982: nhận bằng Tiến sĩ Toán Lý – ĐH Tổng hợp Lomonosov, Liên Bang Nga
Năm 1983: bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ tại ĐH Tổng hợp Moscow, Nga.
Năm 1991: được phong hàm Phó Giáo Sư tại Việt Nam
2. Con đường sự nghiệp
Khi nhận được tấm bằng Tiến sĩ Toán Lý tại Nga, ông Trương Gia Bình đã
quyết định về nước và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu tại Viện khoa học Việt
Nam. Ông vẫn tiếp tục con đường làm nghiên cứu khoa học cho đến sự kiện
năm 1988 đã làm thay đổi cuộc đời ông, khi ấy ông 32 tuổi. Thời điểm năm
1988, ông Bình đã quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm cùng 2
với các kỹ sư và nhà khoa học khác. Công ty này chính là tiền thân của FPT ngày nay.
Từ việc đang là một nhà nghiên cứu khoa học đột nhiên rẽ hướng sang kinh
doanh có thể nói là một quyết định mang tính lịch sử của ông Bình. Nói về
quyết định này ông có chia sẻ rằng: “bởi cuộc sống của một nhà khoa học thời
điểm đó rất khó khăn, chính bản thân cảm thấy rằng những nghiên cứu đó
không giúp được gì cho đất nước mình”.
Vậy nên, khi thấy cơ hội ở ngay trước mắt, ông đã đưa ra quyết định rẽ ngang
trở thành một doanh nhân dựa trên các các mối quan hệ của một nhà khoa học.
Việc bắt tay vào kinh doanh của ông đã nhen nhóm bắt đầu từ những năm 1985,
cùng với những người bạn làm khoa học của mình. Thuở mới khởi nghiệp, công
ty của ông kinh doanh rất nhiều lĩnh vực từ thức ăn cho heo đến buôn ô tô, sắt thép…
Công việc kinh doanh thực phẩm, đồ ăn cho chăn nuôi tại Việt Nam của ông dù
gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển theo xu hướng tốt. Tuy nhiên, đến
năm 1995, khi nhận thấy những tiềm năng lớn mạnh của lĩnh vực tin học, ông
Trương Gia Bình đã quyết định chuyển hướng đầu tư phát triển lĩnh vực công
nghệ – viễn thông. Đến năm 2002, công ty của ông đã đổi tên thành Công ty
CP Phát triển Đầu Công nghệ FPT. 3
Phần 2: Tố chất doan nhân
2.1. Tố chất doanh nhân
2.1.1. Khát vọng làm giàu
Khát vọng (mong muốn) là một cảm giác khát khao hay hy vọng. Khát vọng là
động lực thúc đẩy, chi phối hành động của con người.
Khát vọng làm giàu chính là mong muốn, khát khao vượt lên chiến thắng cảnh
nghèo hèn, đạt đến sự giàu sang, phú quý cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội.
Có nhiều con đường làm giàu, có những con đường làm giàu chính đáng được
xã hội đánh giá cao, trân trọng nhưng cũng có những con đường làm giàu phi pháp,
thậm chí bán rẻ bản thân và lương tâm của chính mình. Vậy mỗi doanh nhân cần có
trong mình một khát vọng làm giàu chính đáng cho dù biết rằng con đường làm giàu
không hề bằng phẳng, có nhiều chông gai và đôi khi cũng phải chấp nhận trả giá.
2.1.2. Tư duy sáng tạo hiệu quả
Tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất chỉ có ở con người và là
kết quả của quá trình lao động, sáng tạo. Khi tư duy, con người so sánh các thông tin,
dữ liệu thu nhận được, trải qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trìu
tượng hóa để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận, quy luật…
Tư duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương pháp và biện pháp thích hợp để kích
hoạt khả năng sáng tạo, để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập
thể làm việc chung. Tư duy sáng tạo giúp tìm ra một phần hay toàn bộ phương án, giải
pháp cho một vấn đề nan giải. Tư duy sáng tạo không có khuôn mẫu tuyệt đối, không
cần trang thiết bị đắt tiền, không phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, doanh nhân có cần khả năng tư duy sáng tạo và hiệu quả?
• Trước hết, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân nhận ra các cơ hội trong một
môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Trong đa số các trường hợp, khi nhận ra cơ
hội thì cơ hội đã qua hoặc là cơ hội quá nhỏ mà người khác đã bỏ qua. Do đó chính sự
biến động và thay đổi của môi trường là cơ hội lớn cho các doanh nhân sáng tạo và biết chớp thời cơ.
• Mặt khác, môi trường kinh doanh cũng gồm nhiều yếu tố biến động liên tục
và tác động theo nhiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. Tư duy sáng tạo cũng giúp
doanh nhân tìm ra các phương án, giải pháp đối phó với các thách thức này. 4
• Thứ ba, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân có khả năng khác biệt hóa sản
phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có
khả năng định giá khác biệt và thu lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành.
• Thứ tư, tư duy sáng tạo của doanh nhân có thể giúp doanh nghiệp tránh đối
đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác khi tạo ra và nắm bắt được những nhu
cầu mới. Khi đó trong một “đại dương xanh”, doanh nghiệp sẽ tránh né được những
cuộc canh tranh khốc liệt (Chiến lược Đại dương xanh – W.Chan Kim và Renee
Mauborgne, NXB Tri thức, 2009).
2.1.3. Năng lực lãnh đạo tạo ekip làm việc
Có người từng nói rằng, điều khác biệt giữa lãnh đạo (Leadership) và quản lý
(Management) là lãnh đạo biến từ “cái không” ra “cái có” còn quản lý thì giữ “cái có”
cho đừng mất đi thành “cái không”. Do đó lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần
sáng tạo, cần khả năng khơi lửa và truyền cảm hứng cho những người theo mình. Quản
lý cần quy tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì và sử dụng phương thức này để duy trì
và phát triển tổ chức.
Tuy vậy, năng lực lãnh đạo cũng cần thể hiện thông qua những phương pháp nhất định: ✓
Phương pháp phân quyền: Ủy quyền định đoạt của mình cho cấp
dưới. Phương pháp này không chỉ phát huy được năng lực và tính chủ động của nhân
viên dưới quyền mà còn giải phóng cho nhà lãnh đạo khỏi những công việc vụn vặt để
tập trung vào những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược. ✓
Phương pháp hành chính: Lãnh đạo dựa vào việc sử dụng chỉ thị,
mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức biểu hiện dưới nhiều hình thức như nội
quy, quy chế, quy định… ✓
Phương pháp kinh tế: Sử dụng các công cụ vật chất làm đòn bẩy
kinh tế kích thích nhân viên thực hiện mục tiêu của nhà lãnh đạo mà không cần mệnh lệnh hành chính. ✓
Phương pháp tổ chức – giáo dục: Tạo sự liên kết giữa các cá
nhân và tập thể theo những mục tiêu đã đề ra trên cơ sở đề cao tính tự giác và khả năng
hợp tác của từng cá nhân. ✓
Phương pháp tâm lý xã hội: Hướng các quyết định (hành động)
đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
Tuy có những phương pháp cụ thể và rõ ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnh
đạo là một nghệ thuật, là hành động chứ không phải là chức danh, vị trí. Doanh nhân
phải có tố chất lãnh đạo và thể hiện tố chất đó thông qua tầm nhìn, niềm tin và khả
năng truyền cảm hứng cho người khác. 5
- Tầm nhìn (vision) là hướng đi, là đích đến hấp dẫn trong tương lai. Đó
không phải là bức tranh treo trên tường hay lời tuyên bố ghi trên một tấm
thẻ, hơn thế nó hướng các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đi đến
những hành vi mới. Là nhà lãnh đạo, nếu doanh nhân không biết mình sẽ
dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâu và đạt được mục tiêu gì thì chẳng
thể mang lại tương lai cho nhân viên và doanh nghiệp.
- Doanh nhân phải có niềm tin, phải có sự say mê, đam mê nhất định. Niềm
tin đó có thể hừng hực, rực lửa nhưng chỉ trong một giai đoạn nhất định,
hơn thế, doanh nhân phải có một niềm tin mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng, cháy
âm ỉ nhưng không thể dập tắt. Để có và duy trì niềm tin đó, doanh nhân
phải có một cái nhìn lạc quan trong kinh doanh và trong cuộc sống. Doanh
nhân phải biết “Nhìn phần nửa đầy của ly nước thay vì nửa vơi”.
- Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác.
Để có thể khơi lửa, doanh nhân phải là người có lửa trong lòng. Khi đó họ
có thể bộc lộ sự phấn khích, nhiệt thành và sinh lực mạnh mẽ – điều mà mọi
người có thể nhận thấy và dễ bị cuốn hút. Để truyền cảm hứng, doanh nhân
còn phải biết chia sẻ cảm xúc, niềm đam mê với nhân viên, khách hàng và
đồng nghiệp; và đánh trúng tâm lý, tình cảm để có lòng trung thành và sự tin cậy của họ.
2.1.4. Kiến thức
Có nhiều quan niệm, định nghĩa về tri thức (kiến thức) theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên vẫn không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi
người thừa nhận và có khả năng bao quát toàn bộ.
Tuy nhiên, kiến thức hay tri thức được hiểu là các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các
hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống cụ thể.
Kiến thức của doanh nhân, trước hết phải là sự hiểu biết về các vấn đề chung
trong đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Những hiểu biết chung đó là cơ sở để doanh
nhân tìm ra các cơ hội kinh doanh, các thách thức và khó khăn có thể xảy ra đối với
ngành, lĩnh vực kinh doanh và cụ thể đối với doanh nghiệp của mình. Kiến thức tổng
quát để quyết định đầu tư vào đâu, tham gia vào hay rút lui khỏi ngành kinh doanh
nào, cung cấp sản phẩm dịch vụ cụ thể nào ra thị trường…
Thứ hai, doanh nhân còn cần sự am hiểu ở mức độ nhất định đối với các lĩnh
vực quản trị chung trong doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ giúp cho doanh nhân
có khả năng phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, trợ giúp cho mình trong quá
trình ra quyết định và điều hành doanh nghiệp. Những lĩnh vực kiến thức này bao 6
gồm: hậu cần, đầu vào cho quá trình sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ), tổ
chức sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính – kế toán, nghiên cứu, phát triển, pháp
chế… Do đặc trưng của hoạt động quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô vì vậy doanh nhân
không nhất thiết phải am hiểu quá sâu nhằm tránh sự phân tán khỏi nhiệm vụ chủ yếu.
Tuy nhiên để điều hành tốt, doanh nhân không thể thiếu những kiến thức này.
Thứ ba, doanh nhân cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức nhất định về chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực kinh doanh đều có những đặc thù nhất định về sản phẩm, thị trường, công nghệ, tổ
chức sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing… do đó doanh nhân rất cần có sự hiểu
biết này. Ví dụ, doanh nhân nhất định phải có hiểu biết cần thiết về bản vẽ thiết kế,
giám sát thi công, lập hồ sơ và tham gia đấu thầu… nếu doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng. Hay cũng là kinh doanh thương mại nhưng kinh doanh theo
kiểu bán hàng đa cấp cũng có nhiều điểm đặc thù khác lĩnh vực kinh doanh thông thường.
Tuy nhiên, kiến thức hay sự hiểu biết của bản thân doanh nhân thôi chưa đủ,
doanh nhân còn phải là người biết sử dụng những người khác giỏi hơn mình ở một
khía cạnh hay trong một lĩnh vực nào đó.
2.1.5. Ý chí, nghị lực, quyết tâm
Kinh doanh là một công việc đầy khó khăn, phức tạp và lắm rủi ro. Theo một số
liệu thống kê gần đây của Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA): 35%
các doanh nghiệp thất bại sau hai năm đầu tiên, 56% thất bại sau bốn năm hoạt động.
Ở Việt Nam, các chuyên gia cũng thấy rằng một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp nhỏ cũng
thường thất bại sau 3 – 5 năm đầu tiên. Như vậy, mặc dù ngày càng có nhiều doanh
nghiệp thành công nhưng chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế là vẫn có một
tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.
Là doanh nhân, khi khởi sự và điều hành hoạt động kinh doanh của mình không
ai lên kế hoạch cho thất bại nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần và phương án để đối
mặt với những khó khăn, trở ngại, đặc biệt là trong thời gian đầu tiên. Thành công chỉ
đến với những doanh nhân có ý chí, giàu nghị lực, có tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.
Thương trường luôn khắc nghiệt, doanh nhân dù có tài ba đến đâu cũng khó
tránh khỏi những lần thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình để ra
những quyết định tiến – lui hợp lý. Cho dù ở tình huống nào cũng luôn phải ở thế chủ
động và phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. 2.2.
Bài học bản thân
Bản thân mình còn thiếu rất nhiều yếu tố và kỹ năng để trở thành một doanh nhân. 7
Thứ nhất: Xuất thân từ nông dân, học và làm việc chuyên ngành kỹ thuật nên ngay từ
đầu đã thiếu đi sự đam mê kinh doanh, thiếu sự nhạy bén và khả năng thích nghi.
Thứ hai: Mặc dù có hiểu biết, ham học hỏi, có khát khao thành công nhưng lại không
dám mạo hiểm, không dám đương đầu với thử thách.
Để bổ sung những điểm thiếu hụt này không có cách nào khác ngoài con đường rèn
luyện bản thân, học hỏi thật nhiều và trau dồi kiến thức. Làm việc một cách khoa học,
tích lũy thêm các mối quan hệ. 8