Bài tập thi kết thúc học phần Triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận dụng quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một vấn đề thực tiễn. “Vấn đề phòng chống  đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay”. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập thi kết thúc học phần Triết học Mác - Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận dụng quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một vấn đề thực tiễn. “Vấn đề phòng chống  đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay”. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

61 31 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC
*********
BÀI TẬP THI ONLINE KẾT THÚC HỌC PHẦN
Nguyễn Thị Hoài Oanh Họ và tên:
Lớp: QHCT- TTQT K40
Mã sinh viên: 2056110037
Môn thi: Triết học Mác - Lênin
Đề bài: Phân tích sở luận yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận
dụng quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một vấn đề thực tiễn.
“Vấn đề phòng chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay”.
Bài làm:
1. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan:
- Khái niệm: Khách quan nhìn chung là một khái niệm trừu tượng và khó
có thể định nghĩa chính xác. Nhưng theo triết học Mác- Lenin, “ khách
quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ
thể thể xác định, nhưng lại thường xuyên tác động đến việc xác định
mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó. Khách
quan được hiểu là tất cả những gì tồn tại, vận động, phát triển mà
không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động ( mà cụ thể ở đây là con
người). Ví dụ về những quy luật: sinh lão bệnh từ rằng con người ta có
khi ra thì sẽ mất đi, những điều này con người không thể thay đổi được,
hoặc như việc Việt Nam ta áp dụng quá độ đi lên CNXH những năm
1986 không thành công là do việc chưa áp dụng những điều kiện khách
quan.
- Cơ sở lý luận của quan điểm khách quan: Xuất phát từ mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Trong đó, “ là một phạm trù triết học vật chất”
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác. Còn “ là thuộc tính của một dạng vất chất sống có tổ ý thức”
chức cao nhất là bộ óc con người. Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý
thức. Hoạt động ý thức diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
Thế giới khách quan tác động vào giác quan của con người và được bộ óc
con người phản ánh. Phản ánh ý thức, là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế
giới hiện thực. Ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người, gắn liền với bộ
não con người.
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau- và cũng là cơ sở lý
luận của quan điểm khách quan. Theo đó, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có
nội dung như sau:
- Vật chất quyết định ý thức:
+ Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức , ý thức là cái có
sau phụ thuộc vật chất. Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất của ý
thức là lao động- cải tạo thực tiễn xã hội. Hoặc ngay từ khái niệm, có
thể thấy ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người thông qua lao động. Nên vật chất là nguồn gốc của ý thức.
+ Thứ hai, vật chất quy định nội dung, bản chất của ý thức bởi ý
thức bao giờ cũng phản ánh lại thế giới vật chất, bản thân ý thức không
thể nào tự phản ánh nếu không có sự thu nhận về hiện thực khách quan
qua đôi mắt và phản ánh lại trong bộ não. Nghĩa là, khi nhìn vào tình
hình thực tế chúng ta sẽ có những suy nghĩ, nhận đinh. Ví dụ, mỗi
quyết định của bản thân đều phụ thuộc vào tình hình thực tế, quyết
định học đại học trường gì ( điều kiện gia đình,..).
+ Thứ ba, vật chất không chỉ quy định nội dung mà còn quy định
cả hình thức biểu hiện cũng như sự thay đổi, biến đổi, phát triển của ý
thức. Vì ý thức phản ánh lại hiện thực khách quan mà thế giới vật chất
thì luôn vận động và biến đổi không ngừng ( vận động là phương thức
tồn tại của vật chất), nên khi thế giới vật chất thay đổi, vận động, ý
thức sẽ thay đổi theo . Ví dụ như: tùy vào tình hình diễn biến thực tế
của dịch mà đảng và nhà nước sẽ có những chính sách biến đổi phù
hợp để cải thiện tình hình dịch.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, ý thức có tính độc lập
tương đối:
+ Thứ nhất, ý thức có thể làm biến đổi hiện thực vật chất khách
quan để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong thực tế, con người
không thỏa mãn với thiên nhiên vốn có, bằng ý thức của mình, thông
qua hoạt động thực tiễn, con người cải tạo thiên nhiên.
+ Thứ hai, vai trò của ý thức là vai trò của con người. Bởi lẽ , mỗi
một hành động, quyết định của con người đều trải qua sự ngâm cứu của
ý thức, ý thức bộc phát, con người mới hành động được.
+ Thứ ba, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất vô cùng
quan trọng, theo kiểu: ý thức tư tưởng tiến bộ thì hiện thực vật chất
phát triển và ngược lại. Ý thức và tư tưởng của con người với sự nhận
biết đúng đắn và ý chí của mình, con người có thể phát huy được năng
lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những
điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì
nhân tố vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Ví dụ, trong cuộc
sống hiện đại, con người sáng tạo ra nhiều cỗ máy, từ đó tăng năng suất
lao động, tạo ra nhiều của cái vật chất hơn, và khai thác được tối đa tài
nguyên.
- Yêu cầu của quan điểm khách quan:
+ Thứ nhất, xem xét nhận thức sự vật phải xuất pháp từ chính sự
vật, phải phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, không lấy ý muốn
chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí chủ quan áp đặt
cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội,
phiến diện.
+ Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan để đảm
bảo hoạt động đạt hiệu quả.
+Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Tính tích cực
năng động của nhân tố tinh thần được thể hiện ngay từ khi con người
xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như lựa
chọn cách thức thực hiện mục tiêu
+Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí
2. Liên hệ với công tác phòng chống dịch ở Việt Nam
Trong nước, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ nhiều địa phương với
sự xuất hiện của biến thể Delta tính đến tháng 12/ 2021, Việt Nam đã ca
nhiễm biến chủng mới nhất trên thế giới Omicron, tốc độ lây lan rất nhanh,
nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước đây, lại xâm nhập sâu vào các trung
tâm kinh tế, đô thị lớn... buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng,
chống dịch chưa tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt hơn để thực hiện mục tiêu ưu
tiên trước hết, trên hết bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; từ đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế đời sống nhân dân.
Trước đó, chúng ta hãy nhìn lại những lần bùng phát dịch trước đây, để thấy sự
vận dụng quan điểm khách quan khi đưa ra những chính sách phòng dịch hiểu
quả phù hợp với tình hình thực tế của dịch bệnh, những chính sách được kịp
thời chỉnh bổ sung để phù hợp ứng phó với từng diễn biến của dịch bệnh.
Sau khi dựa vào tình hình thực tế của dịch bệnh giải quyết, Đảng ta còn
những hội nghị đúc rút những kết quả kinh nghiệm khi áp dụng những chính
sách phòng dịch đó và cuối cùng để đưa ra những phương pháp hợp lý, tối ưu và
hiệu quả hơn.
Theo đó, COVID-19 ( bệnh vi rút corona 2019) một bệnh do vi rút
SARS- CoV-2 gây ra, một phần của họ vi rút corona bao gồm các loại vi
rut phổ biến gây ra nhiều loại bệnh cảm, viêm phế quản đến các chứng hấp
cấp tính nghiêm trọng thể dẫn đến tử vong. Giống như nhiều loại vi rut
đường hấp khác, virut Corona lây lan nhanh chóng qua các giọt nhỏ bạn
bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn thở, ho, hắt hơi, hoặc nói. Chính lây lan
qua không khí, nên ban đầu khi dịch bệnh tiệm cận, Chính phủ đã đề ra những
biện pháp về đảm bảo an toàn khoảng cách, theo đó 5K gồm “ Khẩu trang- Khử
Khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế”.
Những tháng vừa qua công tác phòng, chống dịch COVID-19 ưu tiên
hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp,
các ngành, các địa phương; với tinh thần vừa kế thừa vừa đổi mới
chưa có tiền lệ nên phải bám sát yêu cầu thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm,
bổ sung từng bước hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến
chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn theo phương châm “5K + vaccine +
điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của Nhân dân”. Cụ thể, các chính sách
Đảng ta đã đưa ra để chủ động đối phó với tình hình dịch bệnh như sau:
Thứ nhất, về vaccine, chúng ta đã triển khai chiến lược vaccine rất hiệu quả
trên tất cả các lĩnh vực từ mua, nhập khẩu, tổ chức nghiên cứu và sản xuất trong
nước, tổ chức tiêm chủng… Đến nay, chúng ta đã những thỏa thuận, đơn
hàng, hợp đồng lên đến 200 triệu liều; đã tiếp nhận 125 triệu liều. Chúng ta đang
đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về nước vào cuối năm nay để tiêm miễn phí cho
người dân. Chiến dịch tiêm vaccine cũng đang được triển khai rất thành công.
Chúng ta cũng đang thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất với
các nước trên thế giới để chủ động nguồn vaccine trong nước.
Thứ hai, về y tế cơ sởy tế dự phòng. Thời gian qua, hai vấn đề này luôn
được Đảng Nhà nước quan tâm. Khi dịch bệnh đã nhiễm sâu tại các đô thị,
vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh
tổ chức thực hiện theo cách tiếp cận toàn dân, xây dựng những bệnh viện
chiến, với sự ra quân của các y bác sĩ và các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.
Thứ ba là việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối
với dịch COVID-19. Bộ Y tế đã nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm trong
nước và quốc tế. Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội, lấy
dụ Nội, trong đợt dịch thứ 3 bùng phát, Nội đã giãn cách toàn thành
phố dự kiến 14 ngày, tuy nhiên sau khi tình hình dịch chưa ổn số ngày giãn cách
tăng lên 21 cuối cùng 28. Như vậy, mọi quyết định phòng chống dịch đều
phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thực tế.
Các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua là
đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được
những kết quả quan trọng. Đến nay, tỷ lệ nhiễm và tử vong giảm sâu tại các tâm
dịch Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. An sinh xã hội,
đời sống nhân dân những nơi thực hiện giãn cách tăng cường giãn cách
hội bản được bảo đảm; trật tự an toàn hội được giữ vững. Đã nhiều
quyết định hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn như lương thực,
thực phẩm, tiền mặt, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền điện, nước, cước viễn thông…
Trong những ngày cuối của năm 2021, Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm
biến thể mới Omicron, tuy nhiên điều này không quá đáng lo ngại đây ca
nhiễm đã được cách ly và về cơ bản trước đến nay Việt Nam đã ứng phó khá tốt
với dịch bênh. Những kịch bản ứng phó với nhiều ca nhiễm hơn cũng đã đều có,
các tỉnh chủ động linh hoạt kịp thời. ràng, Đảng nhà nước ta đã vận dụng
rất tốt quan điểm khách quan: coi trọng tình hình thực tế, để đề ra những phương
thức giải quyết hiệu quả, rồi từ thực tế đúc rút kinh nghiệm và cũng từ thực tế để
đưa ra những dự báo và chủ động chống dịch.
| 1/7

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC *********
BÀI TẬP THI ONLINE KẾT THÚC HỌC PHẦN
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Oanh Lớp: QHCT- TTQT K40
Mã sinh viên: 2056110037
Môn thi: Triết học Mác - Lênin
Đề bài: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan. Vận
dụng quan điểm khách quan vào phân tích, nhận định một vấn đề thực tiễn.
“Vấn đề phòng chống đại dịch COVID- 19 ở Việt Nam hiện nay”. Bài làm:
1. Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu của quan điểm khách quan:
- Khái niệm: Khách quan nhìn chung là một khái niệm trừu tượng và khó
có thể định nghĩa chính xác. Nhưng theo triết học Mác- Lenin, “ khách
quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ
thể thể xác định, nhưng lại thường xuyên tác động đến việc xác định
mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó. Khách
quan được hiểu là tất cả những gì tồn tại, vận động, phát triển mà
không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động ( mà cụ thể ở đây là con
người). Ví dụ về những quy luật: sinh lão bệnh từ rằng con người ta có
khi ra thì sẽ mất đi, những điều này con người không thể thay đổi được,
hoặc như việc Việt Nam ta áp dụng quá độ đi lên CNXH những năm
1986 không thành công là do việc chưa áp dụng những điều kiện khách quan.
- Cơ sở lý luận của quan điểm khách quan: Xuất phát từ mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Trong đó, “vật chất” là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác. Còn “ý thức” là thuộc tính của một dạng vất chất sống có tổ
chức cao nhất là bộ óc con người. Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý
thức. Hoạt động ý thức diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
Thế giới khách quan tác động vào giác quan của con người và được bộ óc
con người phản ánh. Phản ánh ý thức, là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế
giới hiện thực. Ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người, gắn liền với bộ não con người.
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau- và cũng là cơ sở lý
luận của quan điểm khách quan. Theo đó, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có nội dung như sau:
- Vật chất quyết định ý thức:
+ Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức , ý thức là cái có
sau phụ thuộc vật chất. Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất của ý
thức là lao động- cải tạo thực tiễn xã hội. Hoặc ngay từ khái niệm, có
thể thấy ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người thông qua lao động. Nên vật chất là nguồn gốc của ý thức.
+ Thứ hai, vật chất quy định nội dung, bản chất của ý thức bởi ý
thức bao giờ cũng phản ánh lại thế giới vật chất, bản thân ý thức không
thể nào tự phản ánh nếu không có sự thu nhận về hiện thực khách quan
qua đôi mắt và phản ánh lại trong bộ não. Nghĩa là, khi nhìn vào tình
hình thực tế chúng ta sẽ có những suy nghĩ, nhận đinh. Ví dụ, mỗi
quyết định của bản thân đều phụ thuộc vào tình hình thực tế, quyết
định học đại học trường gì ( điều kiện gia đình,..).
+ Thứ ba, vật chất không chỉ quy định nội dung mà còn quy định
cả hình thức biểu hiện cũng như sự thay đổi, biến đổi, phát triển của ý
thức. Vì ý thức phản ánh lại hiện thực khách quan mà thế giới vật chất
thì luôn vận động và biến đổi không ngừng ( vận động là phương thức
tồn tại của vật chất), nên khi thế giới vật chất thay đổi, vận động, ý
thức sẽ thay đổi theo . Ví dụ như: tùy vào tình hình diễn biến thực tế
của dịch mà đảng và nhà nước sẽ có những chính sách biến đổi phù
hợp để cải thiện tình hình dịch.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, ý thức có tính độc lập tương đối:
+ Thứ nhất, ý thức có thể làm biến đổi hiện thực vật chất khách
quan để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong thực tế, con người
không thỏa mãn với thiên nhiên vốn có, bằng ý thức của mình, thông
qua hoạt động thực tiễn, con người cải tạo thiên nhiên.
+ Thứ hai, vai trò của ý thức là vai trò của con người. Bởi lẽ , mỗi
một hành động, quyết định của con người đều trải qua sự ngâm cứu của
ý thức, ý thức bộc phát, con người mới hành động được.
+ Thứ ba, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất vô cùng
quan trọng, theo kiểu: ý thức tư tưởng tiến bộ thì hiện thực vật chất
phát triển và ngược lại. Ý thức và tư tưởng của con người với sự nhận
biết đúng đắn và ý chí của mình, con người có thể phát huy được năng
lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những
điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì
nhân tố vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Ví dụ, trong cuộc
sống hiện đại, con người sáng tạo ra nhiều cỗ máy, từ đó tăng năng suất
lao động, tạo ra nhiều của cái vật chất hơn, và khai thác được tối đa tài nguyên.
- Yêu cầu của quan điểm khách quan:
+ Thứ nhất, xem xét nhận thức sự vật phải xuất pháp từ chính sự
vật, phải phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, không lấy ý muốn
chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí chủ quan áp đặt
cho thực tế, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện.
+ Thứ hai, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan để đảm
bảo hoạt động đạt hiệu quả.
+Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức. Tính tích cực
năng động của nhân tố tinh thần được thể hiện ngay từ khi con người
xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như lựa
chọn cách thức thực hiện mục tiêu
+Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí
2. Liên hệ với công tác phòng chống dịch ở Việt Nam
Trong nước, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với
sự xuất hiện của biến thể Delta và tính đến tháng 12/ 2021, Việt Nam đã có ca
nhiễm biến chủng mới nhất trên thế giới Omicron, có tốc độ lây lan rất nhanh,
nguy hiểm hơn nhiều so với chủng gốc trước đây, lại xâm nhập sâu vào các trung
tâm kinh tế, đô thị lớn... buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng,
chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt hơn để thực hiện mục tiêu ưu
tiên trước hết, trên hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; từ đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân.
Trước đó, chúng ta hãy nhìn lại những lần bùng phát dịch trước đây, để thấy sự
vận dụng quan điểm khách quan khi đưa ra những chính sách phòng dịch hiểu
quả và phù hợp với tình hình thực tế của dịch bệnh, những chính sách được kịp
thời chỉnh lý và bổ sung để phù hợp ứng phó với từng diễn biến của dịch bệnh.
Sau khi dựa vào tình hình thực tế của dịch bệnh mà giải quyết, Đảng ta còn có
những hội nghị đúc rút những kết quả và kinh nghiệm khi áp dụng những chính
sách phòng dịch đó và cuối cùng để đưa ra những phương pháp hợp lý, tối ưu và hiệu quả hơn.
Theo đó, COVID-19 ( bệnh vi rút corona 2019) là một bệnh do vi rút
SARS- CoV-2 gây ra, nó là một phần của họ vi rút corona bao gồm các loại vi
rut phổ biến gây ra nhiều loại bệnh cảm, viêm phế quản đến các chứng hô hấp
cấp tính nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Giống như nhiều loại vi rut
đường hô hấp khác, virut Corona lây lan nhanh chóng qua các giọt nhỏ mà bạn
bắn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn thở, ho, hắt hơi, hoặc nói. Chính vì lây lan
qua không khí, nên ban đầu khi dịch bệnh tiệm cận, Chính phủ đã đề ra những
biện pháp về đảm bảo an toàn khoảng cách, theo đó 5K gồm “ Khẩu trang- Khử
Khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế”.
Những tháng vừa qua công tác phòng, chống dịch COVID-19 là ưu tiên
hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp,
các ngành, các địa phương; với tinh thần vừa có kế thừa và vừa có đổi mới vì
chưa có tiền lệ nên phải bám sát yêu cầu thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm,
bổ sung từng bước hoàn thiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến
chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn theo phương châm “5K + vaccine +
điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của Nhân dân”. Cụ thể, các chính sách mà
Đảng ta đã đưa ra để chủ động đối phó với tình hình dịch bệnh như sau:
Thứ nhất, về vaccine, chúng ta đã triển khai chiến lược vaccine rất hiệu quả
trên tất cả các lĩnh vực từ mua, nhập khẩu, tổ chức nghiên cứu và sản xuất trong
nước, tổ chức tiêm chủng… Đến nay, chúng ta đã có những thỏa thuận, đơn
hàng, hợp đồng lên đến 200 triệu liều; đã tiếp nhận 125 triệu liều. Chúng ta đang
đẩy nhanh tốc độ đưa vaccine về nước vào cuối năm nay để tiêm miễn phí cho
người dân. Chiến dịch tiêm vaccine cũng đang được triển khai rất thành công.
Chúng ta cũng đang thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất với
các nước trên thế giới để chủ động nguồn vaccine trong nước.
Thứ hai, về y tế cơ sở và y tế dự phòng. Thời gian qua, hai vấn đề này luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Khi dịch bệnh đã nhiễm sâu tại các đô thị,
vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh
tổ chức thực hiện theo cách tiếp cận toàn dân, xây dựng những bệnh viện dã
chiến, với sự ra quân của các y bác sĩ và các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.
Thứ ba là việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối
với dịch COVID-19. Bộ Y tế đã nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm trong
nước và quốc tế. Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội, lấy ví
dụ ở Hà Nội, trong đợt dịch thứ 3 bùng phát, Hà Nội đã giãn cách toàn thành
phố dự kiến 14 ngày, tuy nhiên sau khi tình hình dịch chưa ổn số ngày giãn cách
tăng lên 21 và cuối cùng là 28. Như vậy, mọi quyết định phòng chống dịch đều
phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thực tế.
Các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua là
đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được
những kết quả quan trọng. Đến nay, tỷ lệ nhiễm và tử vong giảm sâu tại các tâm
dịch Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. An sinh xã hội,
đời sống nhân dân ở những nơi thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã
hội cơ bản được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đã có nhiều
quyết định hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn như lương thực,
thực phẩm, tiền mặt, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền điện, nước, cước viễn thông…
Trong những ngày cuối của năm 2021, Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm
biến thể mới Omicron, tuy nhiên điều này không quá đáng lo ngại vì đây là ca
nhiễm đã được cách ly và về cơ bản trước đến nay Việt Nam đã ứng phó khá tốt
với dịch bênh. Những kịch bản ứng phó với nhiều ca nhiễm hơn cũng đã đều có,
các tỉnh chủ động linh hoạt kịp thời. Rõ ràng, Đảng và nhà nước ta đã vận dụng
rất tốt quan điểm khách quan: coi trọng tình hình thực tế, để đề ra những phương
thức giải quyết hiệu quả, rồi từ thực tế đúc rút kinh nghiệm và cũng từ thực tế để
đưa ra những dự báo và chủ động chống dịch.