Bài Tập Thống Kê Chương 6 - Lập và kiểm nghiệm GT TKê (K47 2022) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài Tập Thống Kê Chương 6 - Lập và kiểm nghiệm GT TKê (K47 2022) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
HP Thống Kê Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội (3TC)
SV TLHGD K47 (năm 1), Khoa Tâm Lý học, ĐHSP TP HCM
GV phụ trách: ThS. Lý Minh Tiên
Ngày gửi bài: 19/05/2022
KIẾN THỨC CẦN NHỚ & BÀI TẬP RÈN LUYỆN
LẬP VÀ KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Tóm tắt kiến thức
A. VẤN ĐỀ VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
I. Mối liên hệ giữa vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Khi muốn làm một nghiên cứu khoa học, người NC phải tìm được vấn đề nghiên cứu.
Đó là những câu hỏi có tính thực tiễn (hay lý luận), tính thời sự cao, tính cấp bách cần
phải giải quyết. Những câu hỏi này có thể nảy sinh trong thực tiễn công tác dạy học của
giáo viên, trong quản lý của nhà quản lý, trong tiếp thị, kinh doanh, hoặc câu hỏi sau khi dự một h
ội thảo khoa học, sau khi đọc một công trình NCKH được công bố, vv..
Người nghiên cứu sau khi chọn lọc được vấn đề nghiên cứu phù hợp với khả năng của
mình sẽ viết tên đề tài và các câu hỏi đặt ra phải được ghi ở mục Lý do chọn đề tài
trong đề cương nghiên cứu. Các câu hỏi này liên quan với đề tài, cụ thể là những mục
tiêu mà đề tài phải đạt.
Giả thuyết nghiên cứu là phát biểu của người nghiên cứu với nội dung là những phán
đoán hay suy luận nhằm trả lời cho vấn đề đã đặt ra. Thường giả thuyết nghiên cứu là
những câu phát biểu bằng lời, sử dụng ngôn ngữ viết. Người NC tin rằng giả thuyết
nghiên cứu của mình là đúng và sẽ phải kiểm chứng chúng trong thực tiễn.
II. Thí dụ về vấn đề và giả thuyết nghiên cứu
* Từ thực tiễn tuyển sinh, nhà quản lý (hoặc giảng viên) quan sát kết quả tuyển sinh vào
Khoa TLH trong vài năm gần đây. Năm nay điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành TLH của Khoa cao hơn mấy năm qua.
* Suy nghĩ: Điểm trúng tuyển năm nay cao hơn năm vừa qua → SV tuyển vào có kiến
thức nền tảng tốt hơn → có thể kết quả học các môn TLH của SV năm thứ nhất năm nay
sẽ cao hơn SV năm nhất vừa qua.
* Vấn đề nghiên cứu:
Câu hỏi: Điểm chuẩn của SV trúng tuyển vào Khoa TLH cao hơn có làm cho kết quả
học tập các môn TLH năm nhất của SV cao hơn không?
* Giả thuyết nghiên cứu :
Trả lời: Điểm chuẩn trúng tuyển của SV năm nay cao hơn năm trước sẽ cho kết quả học
tập các môn TLH của SV năm nhất năm nay cao hơn năm trước.
B. MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỚI GIẢ THUYẾT
THỐNG KÊ, GIẢ THUYẾT KHẢ HOÁN
Các giả thuyết nghiên cứu thường không thể kiểm nghiệm trực tiếp, do vậy,
người nghiên cứu phải xác định một (hay một số) đặc tính nào đó có thể đo được rồi
chuyển giả thuyết nghiên cứu trên thành các giả thuyết thống kê. Đặc tính mà người
nghiên cứu chọn gọi là thông số.
Thầy Lý Minh Tiên, Bài tập Thống kê p & Chương 6: Lậ
Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê (gửi SV K47, Thg5/2022) Trang 1
Khái niệm: Thông số là một số đo lường được tính căn cứ vào dữ kiện của dân số.
Thông số có thể là số trung bình , số tỉ lệ p, độ lệch tiêu chuẩn hay hệ số tương
quan R, vv... tùy theo vấn đề nghiên cứu.
- Nếu vấn đề nghiên cứu dùng thang đo lường cho được những giá trị số (như các
test tâm lý, thang thái độ, vv..) : dùng số TRUNG BÌNH CỘNG (Mean).
- Nếu nghiên cứu có liên hệ đến việc đếm số lần, các câu hỏi với trả lời: Chọn hay
Không chọn, Đúng – Sai, Ủng hộ – Phản đối, vv... dùng số TỈ LỆ % (percent).
- Khi cần tìm hiểu các mối liên hệ, dùng HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (R, Rho, vv..).
GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Ký hiệu là H0 (giả thuyết KHÔNG – không khác biệt, không tương quan). Tiếng
Anh là null hypothesis. Các tên gọi khác: giả thuyết bất dị, giả thuyết vô hiệu.
Giả thuyết thống kê được viết dưới một biểu thức toán, với thông số đã được
người nghiên cứu định nghĩa trước đó.
Giả thuyết này được lập trên cơ sở giả định rằng không có sự khác biệt giữa trị số
của dân số với trị số mà người nghiên cứu muốn kiểm chứng hoặc không có sự khác biệt
giữa hai (hay nhiều) trị số dân số.
Khi kiểm chứng tương quan thì H0 là “Giữa X, Y không có tương quan”.
GIẢ THUYẾT KHẢ HOÁN (GIẢ THUYẾT THAY THẾ)
Ký hiệu là H1, có người dùng ký hiệu Ha (alternative hypothesis = giả thuyết thay thế.
Đây là giả thuyết đối nghịch hoàn toàn với giả thuyết H0. Nghĩa là, nếu H0 là
đúng thì H1 là sai, ngược lại H0 là sai thì H1 là đúng. Lưu ý:
* Giả thuyết thống kê H0 là giả thuyết được đưa ra để kiểm chứng. Dựa trên các
dữ kiện thu được sẽ đi đến quyết định bác bỏ H0 hoặc chấp nhận H0.
* Giả thuyết H1 (sẽ thay thế H0) chỉ khi H0 bị bác bỏ.
* Trong nghiên cứu khoa học, trừ một vài trường hợp đặc biệt, còn đa số các giả
thuyết nghiên cứu thường liên hệ với các giả thuyết H1. Vì vậy, người nghiên cứu
thường hy vọng bác bỏ được H0 để chứng minh cho phát biểu của mình là đúng.
Thí dụ viết các giả thuyết H0 và H1:
TD1. Giả thuyết nghiên cứu: “Điểm chuẩn trúng tuyển của SV năm nay cao hơn năm
trước sẽ cho kết quả học tập các môn TLH của SV năm nhất năm nay cao hơn năm trước”.
Định nghĩa thông số: Gọi µ1 và µ2 lần lượt là tổng điểm trung bình các môn TLH của
dân số SV năm nhất năm trước và năm nay.
(Lưu ý: Để so sánh KQHT có thể chọn trung bình hoặc tỉ lệ%, ở đây có nhiều môn TLH nên dùng trung
bình sẽ thuận lợi hơn)
Các giả thuyết:
H0 : µ1 ≥ µ2 H1 : µ1 < µ2
TD2. Hiệu trưởng trường THPT B theo dõi tình hình học môn Tiếng Anh của khối lớp 11,
thấy rằng tỉ lệ % HS đạt điểm Khá và Giỏi môn Tiếng Anh cuối HK2 năm vừa qua là 62%.
Thầy Lý Minh Tiên, Bài tập Thống kê p & Chương 6: Lậ
Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê (gửi SV K47, Thg5/2022) Trang 2
Năm nay số học sinh Khá và Giỏi (lớp 10 lên) ở môn này giảm đi (do các em được
cha mẹ cho du học nước ngoài) nên ông e ngại kết quả HK2 môn Tiếng Anh năm nay của
khối 11 sẽ khác với năm trước.
Giả thuyết nghiên cứu: Tỉ lệ % HS khối 11 đạt điểm Khá và Giỏi môn Tiếng Anh cuối
HK2 năm nay không giống như năm học vừa qua.
Định nghĩa thông số: Gọi p là tỉ lệ % dân số HS khối 11 năm nay đạt điểm Khá và Giỏi môn Tiếng Anh cuối HK2.
Các giả thuyết: H0 : p = 62% H1 : p ≠ 62%
TD3. * Trường hợp dùng thông số là số trung bình, cần so sánh hai trung bình dân số µ1
và µ2. Giả thuyết NC là có khác biệt giữa hai trung bình dân số. * Giả thuyết H0 và H1: H0 : µ1 = µ2
H1 : µ1 ≠ µ2
TD4. * Trường hợp dùng thông số là số trung bình, cần so sánh trung bình dân số µ với
một trị số là 8. Giả thuyết NC là có khác biệt giữa trung bình dân số với trị số đó. * Giả thuyết H0 và H1: H0 : µ = 8 H1 : µ ≠ 8
TD5. * Trường hợp dùng thông số là số tỉ lệ %, cần so sánh tỉ lệ dân số p với 1 trị số định tr ớ
ư c là 80%. Giả thuyết NC là tỉ lệ dân số bé hơn 80%. * Giả thuyết H0 và H1:
H0 : p 80% H1 : p < 80%
BA GIAI ĐOẠN CỦA MỘT KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Giai đoạn 1 : Đặt vấn đề nghiên cứu. 1. Xác định thông số
2. Lập giả thuyết H0, H1.
3. Xác định mức ý nghĩa.
Giai đoạn 2 : Lập mô thức quyết định.
1. Xác định số thống kê 2. Phân bố mẫu
3. Biến số kiểm nghiệm
4. Vùng bác bỏ và Quy tắc quyết định
Giai đoạn 3 : Tiến hành kiểm nghiệm.
1. Áp dụng dữ kiện của mẫu để tính biến số kiểm nghiệm.
2. Đối chiếu, quyết định và kết luận.
(SV xem bài giảng để biết nội dung giải thích từng mục trên)
Thầy Lý Minh Tiên, Bài tập Thống kê p & Chương 6: Lậ
Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê (gửi SV K47, Thg5/2022) Trang 3
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
I. Thông số - Viết giả thuyết H0, H1
Bài 1. Có nhận định cho rằng trung bình tuổi đời của các giáo sư thì lớn hơn 30. Hãy định
nghĩa thông số rồi viết giả thuyết H0, H1.
Bài 2. Một nhà nghiên cứu các phạm nhân trong nhà tù đã cho rằng trung bình IQ của các
phạm nhân thì lớn hơn 100. Hãy xác định thông số, viết các giả thuyết H0, H1.
Bài 3. Hãy xác định thông số rồi viết các giả thuyết H0, H1 dùng cho việc kiểm chứng giả
thuyết cho rằng chiều cao trung bình của nữ sinh sống tại TPHCM là 1.6m.
Bài 4. Quan sát 5 cửa hàng mua bán điện thoại di động trong 1 tuần, người quản lý nói
rằng hiện có nhiều khách hàng quan tâm điện thoại Iphone hơn các hãng khác. Ông cho
rằng có đến 55% khách hàng đã mua hoặc tìm hiểu kỹ về Iphone. Hãy xác định thông số
và viết các giả thuyết H0, H1.
Bài 5. Một giám đốc điều hành truyền hình tuyên bố rắng ít hơn một nửa số người lớn cảm
thấy khó chịu bởi tiếng ồn của TV. Hãy định nghĩa thông số rồi viết các giả thuyết H0, H1.
Bài 6. Hãy xác định thông số, viết các giả thuyết H0, H1 để kiểm tra tuyên bố rằng trong số
những người hoàn thành bốn năm đại ọ
h c, có ít hơn một phần năm hút thuốc.
II. Xác định kiểm nghiệm là hai đuôi, một đuôi
Bài 7. Từ giả thuyết đã lập ở các bài từ 1 đến 6 trên đây, hãy xác định ở mỗi bài, kiểm
nghiệm là hai đuôi hay một đuôi (nếu là 1 đuôi thì nói rõ là đuôi dưới hay đuôi trên).
III. Tìm giá trị tới hạn của Z. Vẽ đồ thị chỉ ra giá trị tới hạn và vùng bác bỏ
Bài 8. Trong mỗi bài tập dưới đây, giả định rằng phân bố bình thường được dùng, hãy tìm
giá trị tới hạn của Z, sau đó vẽ đồ thị ghi trị số tới hạn Z và vùng bác bỏ.
a. Kiểm nghiệm đuôi trên, = 0.05.
b. Kiểm nghiệm đuôi dưới, = 0.05.
c. Kiểm nghiệm đuôi trên, = 0.01.
d. Kiểm nghiệm đuôi dưới, = 0.02.
e. Kiểm nghiệm hai đuôi, = 0.05.
g. Kiểm nghiệm hai đuôi, = 0.01.
Thầy Lý Minh Tiên, Bài tập Thống kê p & Chương 6: Lậ
Kiểm nghiệm giả thuyết thống kê (gửi SV K47, Thg5/2022) Trang 4