-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập thuyết trình phương pháp nghiên cứu tài liệu - văn bản | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo Glenn A. Bowen, 2009, Document Analysis as a Qualitative Research Method, Western Carolina University: Nghiên cứu tài liệu là một quy trình có hệ thống được thực hiện nhằm xem xét hoặc đánh giá tài liệu (bản in và bản điện tử). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu tài liệu - văn bản 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập thuyết trình phương pháp nghiên cứu tài liệu - văn bản | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo Glenn A. Bowen, 2009, Document Analysis as a Qualitative Research Method, Western Carolina University: Nghiên cứu tài liệu là một quy trình có hệ thống được thực hiện nhằm xem xét hoặc đánh giá tài liệu (bản in và bản điện tử). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu tài liệu - văn bản 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU - VĂN BẢN Nhóm 1: 1. Tạ Phương Anh 8. Lục Bảo Lan 2. Lê Thị Phương Hà 9. Nguyễn Ngọc Linh (⅞) 3. Nguyễn Hà Mai Hương 10. Nguyễn Hải My 4. Trần Thu Hương 11. Tạ Thảo Nguyên 5. Đỗ Khánh Huyền 12. Nguyễn Lê Bảo Trâm 6. Nguyễn Thanh Loan
13. Nguyễn Phạm Bích Ngọc 7. Hoàng Thị Thảo Ly 14. Ngô Ngọc Uyên 15. Tăng Thảo Nhi
Lớp: Truyền thông quốc tế K39 Hà Nội, 10/2022 1. Khái niệm
1) Theo Glenn A. Bowen, 2009, Document Analysis as a Qualitative
Research Method, Western Carolina University: Nghiên cứu tài liệu là
một quy trình có hệ thống được thực hiện nhằm xem xét hoặc đánh giá tài
liệu (bản in và bản điện tử). Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên
cứu sử dụng tài liệu để đưa ra quan điểm cá nhân về một chủ đề.
2) PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh (2020), Giáo trình Lao động nhà báo đối
ngoại, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.73: Nghiên cứu tài liệu, văn bản là dùng
lối tư duy logic, tư duy khoa học để tiếp nhận thông tin qua văn bản.
Đối với người làm báo, nghiên cứu tài liệu, văn bản khác với đọc sách
văn học, thơ, truyện. Vì trong quá trình đọc nhà báo luôn phải kết hợp
nhiều thao tác về tư duy để chắt lọc thông tin. Vừa đọc vừa phân tích đánh giá, ghi bút ký,...
3) Theo TS Lê Thị Nhã (2016), NXB Lý luận chính trị, Giáo trình Lao động
nhà báo, trang 93: Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu tài liệu,
văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông tin trong tài liệu,
văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo
tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản không đơn thuần là
việc sao chép trích dẫn mà là một thao tác trí tuệ.
- Các dạng tài liệu - văn bản mà nhà báo cần nghiên cứu khai thác là:
+ Các văn bản, ấn phẩm chính thức, không chính thức.
+ Các bản báo cáo tổng kết, những bài phát biểu của lãnh đạo.
+ Các sách chuyên ngành, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các sản phẩm báo chí.
+ Các băng, đĩa hình, phim ảnh qua mạng Internet.
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp trong việc thu thập thông tin của phóng viên 2.1 Ưu điểm
+ Nghiên cứu tài liệu đem lại khối lượng thông tin lớn hơn nhiều so với các
phương pháp khác. Các thông tin được thu nhận trên các báo, tạp chí đã
cung cấp cho nhà báo, phóng viên nhiều vấn đề mới với các lĩnh vực của
đời sống xã hội. (Tổng hợp các nguồn tin chính quy từ các cơ quan báo chí trong và ngoài nước)
+ Nghiên cứu tài liệu không bị chi phối, lệ thuộc bởi thời gian, không gian.
Những thông tin thu được qua nghiên cứu tài liệu đã mang tính pháp lý
nhất định, có độ tin cậy cao và có thể đã có sự tổng kết thực tiễn.
+ Nghiên cứu tài liệu giúp nhà báo, phóng viên có sự liên hệ so sánh quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng theo logic thời gian và không gian.
+ Nghiên cứu tài liệu giúp tránh được tư duy theo lối mòn, tự tin hơn trong
khả năng sáng tạo văn bản đồng thời cũng giúp tránh được sự thể hiện
trùng lặp trong mỗi bài viết.
+ Đọc, nghiên cứu tài liệu giúp nhà báo, phóng viên học tập được kinh
nghiệm trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của những người đi
trước, bài viết trước. 2.2 Nhược điểm
+ Nghiên cứu tài liệu phụ thuộc vào trình độ nhận thức, phân tích dữ liệu,
trình độ khái quát của từng nhà báo, nên có thể đưa ra các đánh giá không đồng nhất.
+ Đối với người có tư tưởng ỷ lại, phương pháp đọc tài liệu dễ tạo thói quen
lười tuy duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.
3. Cách thức thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.1. Cách thức thực hiện phương pháp
- B1: Thu thập tất cả tài liệu, văn bản có liên quan từ nhiều nguồn và nhiều
cách thức khác nhau. Sau đó tập hợp những tài liệu, văn bản này thành
một bộ lưu trữ cho cá nhân để thuận tiện cho việc sử dụng.
- B2: Thống kê, phân loại các tài liệu đã thu thập được theo các đặc điểm
hoặc mục đích sử dụng, ký hiệu riêng để tiện theo dõi, sử dụng, tra cứu.
- B3: Đọc, phân tích dữ liệu, phân loại các giá trị thông tin theo nhu cầu.
- B4: Ghi chép, biên tập và lưu trữ lại thành các tài liệu của cá nhân như
những nội dung quan trọng.
3.2. Những lưu ý khi thực hiện
- Quá trình thu thập tài liệu thường được thực hiện theo cách phổ biến nhất
là thông qua tìm kiếm trên mạng internet. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thông
tin trên mạng internet có thể cho nhà báo những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau với những quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Trong đó,
có nhiều nguồn tin giả ngày càng xuất hiện nhiều và được làm giả bằng
những công nghệ tin vi. Vì vậy, khi thu thập tài liệu từ internet, nhà báo
cần kiểm chứng thông tin để tránh lan truyền những thông tin sai lệch.
- Khi thống kê, phân loại tài liệu cần chú ý phân chia khoa học theo chủ đề,
đề tài, lĩnh vực, địa phương, ngành…và có đánh dấu mã số tài liệu để tiện theo dõi sử dụng.
- Khi phân tích, khai thác tài liệu, văn bản cần chú ý:
+ Xác định giá trị pháp lý của văn bản
+ Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản
+ Xác định xem văn bản đó là bản chính hay bản sao
+ Chú ý thời gian ra đời của văn bản
+ Kiểm tra tính xác thực của tư liệu văn bản: phân biệt sự việc và ý
kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; xem xét bối cảnh
tác động đến sự ra đời của văn bản
+ Phát hiện những con số, chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức.
+ So sánh thông tin từ tư liệu văn bản với các nguồn khác 4. Ví dụ
VD1: Sản phẩm Mega Story: “Thư, nhật ký thời chiến” được đăng tải trên báo Vietnamplus Link bài báo
Chủ đề chính của bài viết là: tôn vinh những bút tích mang đầy ý nghĩa
nhân văn, lịch sử của những chiến sĩ năm xưa. Vì vậy, nguồn thông tin, tư liệu
được khai thác trực tiếp từ các cuốn sách, nhật ký, hồi ký của những người lính
trong thời kỳ chiến tranh.
Một số cuốn sách nổi tiếng, các văn bản đời thường (thư, nhật ký,...) đã
được sử dụng làm tư liệu văn bản cho bài viết như
- Cuốn sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm
- Cuốn sách Nhật ký thời chiến Việt Nam - Các bức thư, nhật ký:
● Thư gửi mẹ của liệt sĩ Võ Thị Tần làm nhiệm vụ đảm bảo giao
thông ở Ngã Ba Đồng Lộc-Hà Tĩnh
● Lá thư gửi vợ của Thượng úy Đỗ Sâm trước khi lên chiến trường Tây Nguyên (tháng 4-1968)
Và còn vô vàn những bức thư, nhật ký của các anh hùng-liệt sĩ còn được lưu lại cho đến ngày hôm nay.
Các văn bản đời thường này là những tư liệu quý giá, độc đáo cho bài
báo, cũng như khiến cho tác phẩm thêm phần tin cậy, sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn.
VD2: Chuyên mục “Điểm báo quốc tế" - Bản tin thời sự 21h Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV4
Đây là phần điểm tin tổng hợp các thông tin nổi bật về Việt Nam trên các
trang báo quốc tế hàng tuần. Bằng việc trích dẫn, phân tích các bài viết, đánh
giá, báo cáo thống kê về lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội Việt Nam
của báo chí thế giới, chuyên mục đã cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về hình
ảnh, tình hình Việt Nam trong mắt truyền thông quốc tế. Đây là phương pháp
thu thập thông tin qua tài liệu điển hình, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ minh hoạ cụ thể: “Điểm báo quốc tế" trong bản tin ngày 2/10/2022
với chủ đề: Việt Nam - Một trong bảy kì quan kinh tế của thế giới trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Video
VD3: Báo Bắc Giang thu thập thông tin qua Thư bạn đọc
Mỗi năm, Báo Bắc Giang tiếp nhận hàng trăm đơn thư, ý kiến phản ánh
của người dân chuyển đến, do có việc bức xúc chưa được giải quyết thấu đáo tại
cơ sở nên tìm đến Báo nhờ lên tiếng bảo vệ quyền lợi. Link bài báo
Phóng viên Báo Bắc Giang xác minh thông tin làm rõ đơn thư khiếu nại tại xã Hoàng Ninh (Việt Yên).
Có người mẹ ở tuổi xưa nay hiếm, chồng mất sớm tần tảo nuôi con khôn
lớn nhưng lúc về già bị con chiếm đất, hắt hủi. Có cá nhân khi địa phương thu
hồi đất đền bù chưa thỏa đáng; thực hiện chính sách Nhà nước không đúng gây
ảnh hưởng quyền lợi… Mỗi người mang đơn đến Báo có một hoàn cảnh riêng,
không ít công dân vì thấy chuyện bất bình mà đến phản ánh, tố cáo, như tình
trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, tiêu cực tham nhũng…
Với tinh thần đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để hiểu sự việc toàn
diện, thông qua công tác xử lý đơn thư, Báo Bắc Giang đã làm rõ nhiều bất cập,
tiêu cực, đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh; hóa giải
không ít mâu thuẫn tại khu dân cư, được bạn đọc đánh giá cao.
VD4: Bài báo “Ba điểm du lịch tâm linh ở Bình Phước”, chuyên mục Du lịch, Báo VnExpress Link bài báo
Với chủ đề địa điểm du lịch, tác giả đã thu thập những tài liệu, văn bản từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Từ đó tổng hợp và chọn lọc ra những địa điểm
du lịch tâm linh ở Bình Phước với thông tin cơ bản như: vị trí địa lý, kiến trúc,
phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, sự kiện, lễ hội văn hóa,...
Ngoài việc thu thập những tài liệu, văn bản, bài báo còn thu thập hình ảnh
từ nhiều nguồn khác nhau gồm: + Binhphuoc.gov.vn + Diadiembinhphuoc + Baobinhphuoc
Từ việc thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu, bài báo bao hàm nhiều
thông tin giá trị mà vẫn cô đọng hàm súc. Bài viết không chỉ giúp người đọc có
thêm hiểu biết, kiến thức mà còn là những gợi ý hữu ích cho những tín đồ du lịch.
VD5: Bài viết “Truyền thông quốc tế ca ngợi chiến thắng của U23 Việt
nam”, chuyên mục Thế giới, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Link bài báo
Bài viết tổng hợp những ý kiến, đánh giá, lời khen ngợi của một số trang
báo nước ngoài về việc bảo vệ thành công chiếc huy chương Vàng tại Đại hội
thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 của đội tuyển U23 Việt Nam.
Bằng việc trích dẫn lại những đánh giá, nhận định của báo chí quốc tế, bài
viết đã cung cấp cho người đọc góc nhìn đa chiều, toàn cảnh nhất về chiến
thắng của U23 Việt Nam dưới con mắt của bạn bè quốc tế.
Một số nhận định của truyền thông quốc tế được trích dẫn như:
+ AFP viết: “Bảo vệ thành công huy chương Vàng, đội chủ nhà Việt
Nam đã vượt qua được một trận đấu khó khăn trước sự chứng kiến
của 40.000 khán giả trên sân Mỹ Đình”.
+ Báo chí Hàn Quốc sử dụng tít báo “Chiến lược gia kiệt xuất”,
“Phép thuật Park Hang - Seo”,...
+ Với nhan đề “Việt Nam bảo vệ thành công huy chương Vàng trước
Thái Lan," hãng ESPN cho rằng chiến thắng này một lần nữa cho
thấy Việt Nam vẫn là một thế lực trong khu vực Đông Nam Á.
VD6: Tác phẩm “Nâng cao vai trò của truyền thông để bảo vệ quyền con
người” được đăng tải trên chuyên mục Bình luận - Phê phán của Báo Nhân dân Link bài báo
Nội dung chính của tác phẩm là bàn về vai trò và trách nhiệm của truyền
thông trong công tác bảo vệ và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quyền con người.
Nhà báo Quang Minh đã thu thập thông tin, tư liệu cần thiết cho bài viết
bằng việc nghiên cứu “Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam”
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1079/QĐ-TTg; Báo cáo
của Bộ Thông tin và truyền thông; các tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại, và nhiều
văn bản có giá trị pháp lý khác.
Thông qua việc lấy tư liệu, số liệu, dẫn chứng từ các văn bản trên, tác
phẩm của nhà báo có tính xác thực nhất định, giúp bạn đọc có thể tin tưởng để tiếp nhận thông tin.
VD 7: Các infographic trên Báo điện tử Vietnamplus:
Infographic là một tập hợp các hình ảnh, biểu đồ và văn bản ngắn gọn,
hàm súc để trình bày nội dung thông tin. Vì vậy, khi trình bày nội dung dưới
dạng infographic, các tác giả đều cần phải nghiên cứu tài liệu kỹ càng để rút ra
nội dung chính ngắn gọn phù hợp với hình thức trình bày.
- [Infographics] Hoạt động của con người đang đe dọa đại dương: Trình
bày về các tác động tiêu cực mà con người với môi trường biển dựa trên
nguồn tài liệu tham khảo từ Liên Hợp Quốc.
- [Infographics] Các nước ứng phó với lạm phát thế nào: Tổng hợp, thu
thập thông tin về hệ thống luật pháp 12 quốc gia trên thế giới về phòng chống lạm phát.
- [Infographics] Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 398 triệu
USD: tham khảo tài liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình bày khái quát
về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tính đến tháng 9/2022.