-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập tình huống - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tập tình huống - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự I 38 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Bài tập tình huống - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài tập tình huống - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự I 38 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Ngày 24/2, Phương cùng với Ngọc (SN 1993) và 4 người bạn, đều ở xã
Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa rủ nhau vào khu bảo tồn thiên nhiên Nam Cát
Tiên (giáp ranh giữa xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa và xã Nhân Đạo,
huyện Đắk R’lấp) để săn thú rừng. Khoảng 6h sáng ngày 25/2, Phương
nghe tiếng gà rừng gáy nên dậy lấy khẩu súng thể thao tự chế để đi bắn,
còn mọi người vẫn nằm tại võng.
Khi thấy 2 con gà rừng đi vào bụi cây, và gây động đậy, Phương
liền bắn 1 phát về phía bụi cây, thì nghe có tiếng người la hét. Vội vàng
vứt súng, chạy đến thì thấy anh Ngọc nằm ngửa trong bụi cây và sau đó chết?
-> Trách nhiệm hình sự thế nào?
2. Trần B (22 tuổi) quen H (21 tuổi) trong một lần chơi. B nảy sinh ý định
giao cấu với H nên đã rủ Nguyễn T (25 tuổi), Phạm V (22 tuổi) giúp
mình. B mời H đi ăn sinh nhật bạn ở xã bên và được H đồng ý. Trên
đường đi đón H, B đã chuẩn bị sẵn một cuộn băng dính màu đen, bản
rộng 5cm dùng để bịt miệng và trói nạn nhân, đồng thời tạt qua hiệu
thuốc mua bao cao su. Sau khi đón được H, B đưa H đến đoạn đường tối,
vắng vẻ mà V và T đã đợi sẵn. H thấy B đưa mình đi sai đường thì yêu
cầu B dừng xe để quay về. Khi H vừa bước xuống xe, B liền đẩy H ngã,
V giữ tay chân để B thực hiện hành vi giao cấu với H còn T đứng ngoài
dùng điện thoại quay lại. Hành vi của B được xác định là Tội hiếp dâm
theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
a. Phân tích mặt khách quan của tội phạm trong tình huống trên.
b. Xác định và phân tích hình thức lỗi của B trong tình huống trên.
3. Do có mẫu thuẫn cá nhân A tìm cách giết B. A cho thuốc đọc vào ly
nước của B. B không biết nên đã uống, Tuy nhiên, B chỉ uống ¼ cốc
nước và bị ngộ độc nặng và được đưa đi cấp cứu nên không chết.
Hỏi: A phạm tội gì? Thuộc giai đoạn thực hiện TP nào? Vì sao?
4. Có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không?
4.1. A định giết B, A đã chĩa súng vào B bóp cò nhưng đạn không nổ.
Sau đó mặc dù súng còn đạn nhưng A đã tự mình từ bỏ ý định, không tiếp
tục thực hiện hành vi giết B nữa.
4.2. A định giết B nên đã bỏ thuốc độc vào cốc nước. Khi B bưng cốc
nước lên định uống thì A đã hất cốc nước đi.
4.3. Đêm ngày 2/1/2020, A lẻn vào nhà B trộm cắp tài sản. Khi đang lục
lọi tìm tài sản thì A nghe thấy có tiếng người dân đi chợ bán rau buổi
sáng nên A lo bị phát hiện, không tiếp tục thực hiện hành vi nữa mà bỏ về.
4.4. Do mẫu thuẫn A đã chém B nhiều nhát vào bả vai và mạng sườn. B
gục xuống. Sau đó A bỏ đi, đi được 1 đoạn A lo sợ nên quay lại đưa B đi
cấp cứu. Vì được cấp cứu kịp thời nên B ko chết mà bị thương tật 49%?
5. Trách nhiệm của A trong trường hợp này như thế nào?
“A có ý định cướp tài sản nên mua một khẩu súng quân dụng để chuẩn bị
đi cướp tài sản, sau đó A lại từ bỏ ý định này”
6. C và D có phải chịu TNHS không? Vì sao?
“Do bị ông B mắng về việc đi xe hú còi inh ỏi, phá làng phá xóm.C và D
(cùng 20 tuổi) nảy sinh ý định giết ông B để trả thù. Ngày hôm sau C đến
nhà D bàn bạc kế hoạch và mang theo 1 dao bấm, 1 con dao nhọn, găng
tay, khẩu trang, đưa cho D để D thực hiện hành vi. D vẫn băn khoăn chưa
quyết, C nói “ ông ấy đáng chết dám xúc phạm bọn mình, làm đi, tao sẽ
lo” nghe vậy D đồng ý. Tuy nhiên, ngày hôm sau do lo sợ D không thực
hiện hành vi giết ông B như đã bàn bạc mà mang các công cụ, phương
tiện trên đến cơ quan công an trình báo?”
7. Nhận xét về nhận định trên của Cơ quan điều tra?
“Trong quá trình giải quyết vụ án về tội Hiếp dâm, Cơ quan điều tra có
nhận định như sau: “Vì bị can A mới chỉ ghì sát được chị B và tường và
dùng một tay bịt miệng chị B, một tay giật đứt cúc áo của chị B chứ chưa
thực hiện được hành vi giao cấu nên hành vi của A chưa thỏa mãn cấu
thành tội phạm của tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS. Do đó
A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này”.”
8. A quan sát thấy thấy chị B vừa đi ra từ một ngân hàng gần đó, trên tay
cầm một bọc nilon màu đen sau đó cất vào cốp xe nên A nghĩ rằng trong
bọc nilon đó có tiền và đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của chị B.
Nhân lúc chị B đi vào siêu thị mua đồ. A đã lén lút cậy cốp xe và lấy bọc
nilon màu đen đó mang về nhà. Tuy nhiên trong bọc nilon chỉ là bọc tã lót trẻ em. Hỏi: A
có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không? Vì sao?
9. Ông H (53 tuổi) bị liệt tay chân nhưng do xích mích với bà N hàng
xóm nên đã xúi giục cháu ruột mình là B (19 tuổi) thực hiện hành vi cố ý
gây thương tích đối với bà N. Kết luận giám định trong quá trình điều tra
vụ án xác định: “ông H bị mắc bệnh liệt tay chân dẫn đến mất khả năng
điều khiển hành vi”.Cơ quan điều tra đã căn cứ vào kết luận nêu trên để
xác định ông H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều
21 BLHS và không phải chịu TNHS.
Hỏi: Nhận xét về việc xác định năng lực THHS đối với ông H của Cơ
quan điều tra trong tình huống trên?
10. A là công dân Việt Nam tham gia thực hiện các hành vi phạm tội sau:
- A vận chuyển trái phép chất ma túy từ lãnh thổ Việt Nam sang Lào;
- A cố ý gây thương tích đối với B tại Lào dẫn đến B chết.
Hỏi: Hãy xác định hiệu lực của BLHS Việt Nam đối với 2 hành vi phạm tội của A nêu trên?