-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập triết học Mác - Lê nin | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Bài tập triết học Mác - Lê nin | Học viện Hành chính Quốc gia
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50713028
BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
Sinh viên: Lê Hữu Nghĩa MSSV: 86221020051
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
Ở nước ta sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc 30/4/1975 đến
trước thời kỳ đổi mới 1986, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc,
nhưng kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Do chưa nhận thức được
hiện thực khách quan, nên không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần,
coi cơ chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hoá; thủ tiêu cạnh tranh, triệt tiêu
động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tiến bộ khoa học, công nghệ… quá nhấn
mạnh một chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Khi xác lập quan hệ sản xuất, chúng
ta tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn
dưới hai hình thức toàn dân và tập thể; kỳ thị, nóng vội xoá bỏ các thành phần kinh tế phi
xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ
chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Dẫn đến lực lượng sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài,
sản xuất đình đốn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó, có nhiều
nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí dẫn
đến việc nhận thức và vận dụng chưa đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn
của một đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một
quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng
hậu quả thì ngược lại. Đúng như văn kiện Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: “Kinh
nghiệm thực tế chỉ rõ:lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ
sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi
quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(3). Lúc đó chúng ta đã chủ quan
muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành
quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Phải giám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật là chúng ta vừa chủ lOMoARcPSD|50713028
quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và làm cản trở bước tiến phát
triển của đất nước. Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức tư duy lý
luận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng
những quy luật của sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn. Chính cuộc sống đã dạy cho chúng ta một bài học thấm thía là không thể nóng
vội làm trái quy luật, hiện thực khách quan được.
Từ sự nghiên cứu một cách nghiêm túc khách quan, khoa học, nhìn thẳng vào sự thật, có
thể rút ra một số sai lầm phổ biến trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các vấn đề sau đây:
- Chưa nhận thức, chưa hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với
quan hệ sản xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan
hệ sản xuất mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực
lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực
lượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn rất lạc hậu, mới thống nhất được đất
nước, tàn dư của chiến tranh còn rất nặng nề.
- Nhận thức quan hệ sản xuất không trong một chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu,
nhất là muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu
tư nhân nằm ngoài bản chất của chủ nghĩa xã hội và cần phải nhanh chóng xóa bỏ;
coi nhẹ quan hệ tổ chức - quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của
người lao động, trong khi đời sống của nhân dân đang gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn
- Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệ
hàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong
những ngành sản xuất kinh tế khác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng
đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) với những trình độ lực
lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng trong quan hệ sản xuất gây ra nhiều
cản trở, khó khăn, nhất là trong quản lý kinh tế, xã hội.
Những sai lầm trên đây chính là do nhận thức không đúng bản chất quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất, những điều kiện tác động của nó, không tính đến
điều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cục không tránh khỏi rơi vào thất bại. Nhận thức được
vấn đề, tại Đại hội VI, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ quan duy ý chí do vi phạm quy luật
khách quan mà trước hết và chủ yếu là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Từ đó Đại hội đã rút ra bài học rất quan trọng là “Đảng phải
luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, phải “làm lOMoARcPSD|50713028
cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn
có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Công cuộc đổi mới xét về thực
chất chính là quay trở về với quy luật, nhận thức đúng hiện thực khách quan với những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại mới.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong 35 năm qua nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng, phát trển đất nước và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc; trong đó có thành tựu quan trọng về nhận thức và vận dụng quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn
phát triển. Về đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đã
chuyển từ “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991) sang “có nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”
(Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Không ngừng hoàn thiện
chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân
phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh cùng thắng.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra quan điểm
phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội,
với nhiều chế độ sở hữu. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận
của Đảng về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự
nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất; đồng thời, đã đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra
đời, tạo tiền đề để từng bước phát triển nền kinh tế của đất nước. Quá trình vận dụng quy
luật và xuất phát từ thực tiễn đất nước, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989), Đảng
ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi
đây là chính sách có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ
nghĩa xã hội; trong đó mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật; các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, vừa cạnh
tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật”. (4) Nhìn tổng thể trong 35 năm thực
hiện đường lối đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử lOMoARcPSD|50713028
trên con đường xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, có thành tựu về nhận thức và vận
dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất ở nước ta. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc nhanh chóng
phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất để phát triển
kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết.
Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường. Đồng thời, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và chủ động hội
nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo. Xác lập nền kinh tế Việt nam “có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật”(5); thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu
quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn
lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị
trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và
các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng
chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế- xã
hội, xây dựng và phát triển bền vững đất nước.
Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệ sản xuất mới.
Tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hoá dịch vụ chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa
học và công nghệ hiện đại trong điều của cuộc cách mạng 4.0. Xây dựng, hoàn thiện luật
pháp và chính sách kinh tế để kiến tạo sự phát triển bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực,
trọng dụng nhân tài, nhất là trong bộ máy quản lý, quản trị nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm
tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật,
kỷ cương trong toàn xã hội.
Có thể khẳng định công cuộc đổi mới là quá trình chúng ta ngày càng nhận thức và vận
dụng đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lOMoARcPSD|50713028
lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong những năm đổi mới,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các
hình thức của quan hệ sản xuất để khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động. Đó là những
chính sách, pháp luật liên quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà
nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể, đến
phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và phát huy hiệu quả của
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế hỗn hợp...trong quá trình phát triển nền kinh tế.
Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt
của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ chức - quản lý
và phân phối. Đã ban hành Luật Đất đai (sửa đổi năm 2013), quy định về sở hữu và đại
diện chủ sở hữu, phân định quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản
xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế; xác định vai trò quản lý kinh
tế của Nhà nước thông qua định hướng, điều tiết, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, chính
sách, chương trình phát triển và các lực lượng vật chất. Thực hiện đa dạng hóa các hình
thức phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn,
trí tuệ và các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã
hội, chăm lo đời sống của người lao động.
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp về đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị
lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển một
số ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải, khai thác vật liệu, xây dựng, chế biến; ứng
dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin; phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao... Thực hiện đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp
thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, về kinh tế tri thức, văn minh của thế giới;
kinh nghiệm quốc tế... để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất và củng cố, hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan
hệ song phương và tổ chức đa phương, như ASEAN, APEC, ASEM, WTO..., thu hút mạnh
mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng
thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về lOMoARcPSD|50713028
vốn, khoa học - công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với 187 nước, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư với hơn 220 quốc
gia và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại, đầu tư…
Tuy nhiên, trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng phải thấy
rằng, cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu thuẫn mới, sự không
phù hợp mới giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cản trở sự phát triển của cả
lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất. Mặc dù đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát
triển, bước vào nước có thu nhập trung bình thấp, song thực chất vẫn là nước nghèo, kinh
tế còn lạc hậu, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với thế giới và khu vực ngày càng lớn.
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại chưa thể đạt được. Hiện nay các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế tác, phụ trợ...
còn kém phát triển, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP. Năng suất lao động, hiệu quả, chất
lượng, sức cạnh tranh thấp, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) thấp. Lực lượng sản xuất yếu
kém sẽ tác động tới quy định trình độ, chất lượng của quan hệ sản xuất. Chúng ta chưa chú
ý toàn diện, đồng bộ trong xây dựng, hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất. Vẫn còn xu
hướng nặng về thay đổi chế độ sở hữu hơn là cải tiến, đổi mới quan hệ quản lý và quan hệ
phân phối sản phẩm. Chúng ta phải thấy rằng, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa có lực
lượng sản xuất công nghiệp hiện đại làm cơ sở cho quan hệ sản xuất mới. Cho nên, không
thể nóng vội trong xây dựng quan hệ sản xuất, song cũng không được coi nhẹ việc xây
dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) và trong Hiến pháp năm 2013 đều xác định vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước. Nhưng, trong thực tế hiện nay kinh tế nhà nước chưa thực sự giữ vai trò
chủ đạo, bởi vì nhìn chung năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, chưa làm gương để dẫn
dắt các thành phần kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng sản xuất,
kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm thất thoát tài sản nhà nước, gây
nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (có 12 dự án kinh tế bị thất thoát lớn, gây hậu quả
nghiêm trọng đang được các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý và khắc phục để từng bước
đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh). Doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm gần 70% vốn
đầu tư toàn xã hội, gần 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% vốn ODA,... nhưng khu vực này
chỉ đóng góp 26% - 28% tăng trưởng GDP. Các doanh nghiệp nhà nước có hệ số ICOR cao
hơn nhiều so với khu vực tư nhân. Suất sinh lời trên vốn của doanh nghiệp nhà nước thấp
hơn doanh nghiệp tư nhân. Quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, phân định
không rõ thẩm quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu, nhất là trong lOMoARcPSD|50713028
quản lý vốn, do đó thời gian trước năm 2016 có nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan, ngoài
ngành nhiều, bị “lợi ích nhóm” chi phối, vi phạm pháp luật, nợ xấu tăng lên làm khó khăn
cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiệm kỳ 2016- 2021 đang tích cực xử lý giải quyết hậu quả.
Khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ bé, nhiều hợp tác xã trong nông nghiệp mang tính hình
thức, chỉ làm khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất, quỹ không chia trong hợp tác
xã rất thấp, trình độ khoa học - công nghệ, quy mô và trình độ quản lý kinh tế yếu kém.
Khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng
góp nhiều vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho người lao động. Song, các
doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều bất lợi về cạnh
tranh, nguồn vốn và cả bị phân biệt đối xử trong thực tế do cơ chế, chính sách. Tiềm năng
của kinh tế tư nhân rất lớn nhưng chưa được tạo điều kiện để phát triển mạnh và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế quan trọng trong đóng góp
vào tăng trưởng GDP, thu hút nguồn lao động. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới,
vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38
tỷ USD, tăng 7,2 % so với năm 2018. Tuy nhiên, khu vực này cũng có những hạn chế như:
đầu tư vào các lĩnh vực có công nghệ cao, công nghệ nguồn còn ít, phần lớn còn là công
nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu, gia công, lắp ráp, ít đầu tư vào khu vực nông nghiệp,
nông thôn là lĩnh vực có lợi nhuận kém hấp dẫn. Các doanh nghiệp FDI khai thác nguồn
tài nguyên, thị trường, nhân lực rẻ tại Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận của họ,
thậm chí có cả hiện tượng “chuyển giá”, hạch toán lỗ... nhằm trốn thuế, chuyển lợi nhuận
ra nước ngoài (về công ty mẹ) vẫn còn xảy ra.
Những hạn chế, yếu kém trên đây của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản xuất đã làm
cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình trên đây có cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan.
Về khách quan, việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với đa hình thức sở hữu, quản lý, phân phối, đa thành phần
kinh tế là mô hình kinh tế chưa có tiền lệ trong lịch sử, chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Về chủ quan, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về kinh tế thị trường, về quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện một nước lạc hậu đi lên chủ
nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới, hội nhập... còn nhiều hạn chế, bất lOMoARcPSD|50713028
cập…. Nhận thức trên một số vấn đề thuộc chủ trương, quan điểm tuy đã được khẳng định
trong các nghị quyết của Đảng, song vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong thực tiễn, chẳng
hạn (như: xác định thành phần kinh tế hay khu vực kinh tế, vấn đề kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, vấn đề quan hệ giữa Nhà nước, thị trường
và xã hội, giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa...). Chính vì nhận thức
còn khác nhau ở tầm quan điểm nên trong việc thực hiện nghị quyết, chính sách còn ngập
ngừng, thiếu nhất quán, không kiên quyết, thiếu đồng bộ, làm hạn chế đến hiệu quả kinh
tế. Hơn nữa, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm
đổi mới; nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể còn thiếu thống nhất, thiếu tính hệ thống; khâu
tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, quyết liệt, vẫn còn tình trạng dễ làm khó bỏ; quản
lý, quản trị nhà nước còn nhiều yếu kém; chưa thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ
trương của Đảng thành các chính sách, biện pháp có tính khả thi, hiệu quả. Đồng thời, có
một số chủ trương chưa đủ rõ hoặc chưa phù hợp, chưa có sự thống nhất và thông suốt ở
các cấp, các ngành, còn “trên nóng, dưới lạnh”. Một số cán bộ, đảng viên, thậm chí là cán
bộ cao cấp rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,
“lợi ích nhóm”, năng lực, phẩm chất và uy tín không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
đổi mới phát triển bền vững đất nước.