-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Truyền thông quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp. Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. Luật Hiến pháp là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập Truyền thông quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp. Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính. Luật Hiến pháp là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Trần Khánh An Ngành: Truyền thông quốc tế - K43 Mã SV: 2351070003
Câu 1: Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp
Luật Hiến pháp là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Luật
Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức, xác định
quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa
vụ, địa vị pháp lý của công dân. Luật Hiến pháp không chỉ là một tài liệu văn bản, mà còn là
nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng và phát triển. Bên
cạnh đó còn định hình cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền lực của các quan
chức, và cách thức thực hiện quyền lợi của công dân. Luật Hiến pháp cũng bảo vệ quyền lợi
và trách nhiệm của người dân, đồng thời định rõ phạm vi và giới hạn của các quyền này.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất
trong một quốc gia. Điều này có nghĩa là Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ mà
tạo nên nền tảng cho tổ chức quyền lực Nhà nước và xã hội. Trong đó quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp được chia thành 5 nhóm chính. Quan hệ chủ yếu
trong lĩnh vực chính trị: Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc xác định
nguồn gốc của quyền lực Nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, và
mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị khác. Ngành Luật Hiến pháp làm việc
trong lĩnh vực chính trị để điều chỉnh các mối quan hệ quan trọng nhất liên quan đến quốc gia,
lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực. Ví dụ như quyền chủ quyền
quốc gia, quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà nước, nguồn gốc quyền lực nhà nước và hệ
thống chính trị. Quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế: Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan
hệ xã hội liên quan đến loại hình sở hữu, chính sách kinh tế của Nhà nước, vai trò của Nhà
nước đối với nền kinh tế. Quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: Luật Hiến pháp
điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến chính sách văn hóa - xã hội của Nhà nước, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quan hệ chủ yếu giữa nhà nước và công dân trên các lĩnh
vực của đời sống. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lý
của công dân trong đời sống xã hội. Đây là những quyền và nghĩa vụ cơ bản và quan trọng
nhất, bao gồm quyền bầu cử, quyền sở hữu, tự do kinh doanh, quyền bất khả xâm phạm danh
dự và tài sản cá nhân. Những quyền cơ bản này là nền tảng cho các quyền cụ thể khác như
quyền đăng kí kinh doanh, quyền khởi kiện và quyền yêu cầu bồi thường dân sự. Tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ này tạo ra địa vị pháp lý cơ bản của công dân đối với nhà nước.Cuối
cùng là những quan hệ chủ yếu trong quá trình hình thành và hoạt động của bộ máy nhà nước,
như chế độ bầu cử: Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quy định về
quyền bầu cử, tổ chức và quản lý cuộc bầu cử. Đây là các quan hệ xã hội liên quan đến việc
xác định các nguyên tắc toàn diện của bộ máy nhà nước Việt Nam, bao gồm nguyên tắc tổ
chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ
quan từ trung ương đến địa phương. Đây là nhóm đối tượng lớn nhất mà ngành Luật Hiến
pháp điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh này bao gồm các quan hệ cơ bản và quan trọng nhất
trong tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử,
quyền và nghĩa vụ. Hiểu rõ về đối tượng điều chỉnh này là cơ sở để xây dựng và thực hiện
Luật Hiến pháp một cách hiệu quả và công bằng.
Ngoài đối tượng điều chỉnh là các mối quan hệ xã hội, Luật Hiến pháp còn tổ chức quyền lực
Nhà nước và đóng vai trò là một ngành luật độc lập. Việc xác định phương pháp điều chỉnh
Luật Hiến pháp phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội cần điều chỉnh và thân trạng chủ thể
tham gia vào các mối quan hệ đó. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù, tùy
thuộc vào mục đích và quyền lực của nó trong xã hội. Luật Hiến pháp tác động đến các quan
hệ xã hội thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành này bằng 2 phương pháp chính. Thứ
nhất là phương pháp mang tính định hướng (phương pháp trao quyền), phương pháp điều
chỉnh nàytrong pháp luật là quá trình quy định phạm vi quyền hạn hoặc quyền cụ thể cho các
chủ thể, và tương ứng với đó là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện
quyền của những người được trao quyền. Ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật (theo Khoản 1 Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam năm 2013); Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh (theo
Khoản 1 Điều 88 Hiên pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013); Đại biểu Quốc hội
có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính phủ… Thứ hai là phương pháp mệnh lệnh bao gồm phương pháp
cấm và bắt buộc. Phương pháp điều chỉnh bắt buộc trong pháp luật là cách mà luật áp đặt một
nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác, nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định cho các chủ thể
tham gia vào các quan hệ. Phương pháp cấm là cách mà luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham
gia vào các quan hệ để không thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành Luật Hiến pháp sử dụng
phương pháp này chủ yếu để bảo vệ các quyền tự do cơ bản khỏi bị xâm phạm bởi các cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân.
Tổng kết lại, phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh Luật Hiến pháp là quá trình quan
trọng để hiểu rõ tác động và đảm bảo tính công bằng của Luật Hiến pháp. Việc nghiên cứu
các đối tượng bị điều chỉnh như công dân, chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp, cũng như tổ
chức phi chính phủ và xã hội dân sự, giúp chúng ta nhìn thấy cách mà Luật Hiến pháp ảnh
hưởng đến quyền và trách nhiệm của từng đối tượng. Đồng thời, việc xem xét các phương
pháp điều chỉnh như quyền tuyên bố, quyền hạn của các cơ quan chính phủ và vai trò của tòa
án. Từ đó hiểu rõ cách mà Luật Hiến pháp được thực thi và bảo vệ. Điều này đảm bảo rằng
Luật Hiến pháp không chỉ là một tài liệu văn bản, mà còn là công cụ quan trọng để bảo vệ
quyền lợi và tự do của mọi người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Câu 2: Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
Luật Hành chính là hệ thống quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức xã hội khi được nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Ngành Luật
Hành chính là một phần của hệ thống pháp luật Việt Nam và bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các
cơ quan nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xây dựng và duy trì chế độ
công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước, cũng như các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính
theo các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.
Luật Hành chính điều chỉnh toàn bộ các quan hệ quản lý hành chính nhà nước do nhà nước
hoặc đại diện nhà nước thực hiện, và đối tượng điều chỉnh chính của Luật Hành chính là các
quan hệ quản lý hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
hành chính nhà nước. Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ có tính chất điều hành, có
thể được gọi là quan hệ chấp hành - điều hành hoặc quan hệ quản lí hành chính nhà nước.
Những quan hệ này thể hiện nội dung như sau: Thành lập và cải tiến cơ cấu tổ chức, cải tiến
chế độ làm việc, và hoàn thiện các quy trình công tác của các cơ quan nhà nước. Hoạt động
quản lý kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên toàn quốc,
cả ở cấp địa phương và cấp ngành. Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của
nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực
thuộc, tổ chức và cá nhân. Xử lí các cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lí hành chính.
Những quan hệ này được điều chỉnh bởi Luật Hành chính để đảm bảo sự hiệu quả và đúng
đắn trong việc quản lý hành chính, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức
trong quá trình hoạt động quản lý hành chính.
Tuy vấn đề có thể khác nhau, nhưng đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là các
quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi Luật Hành chính) vẫn là cơ sở quan trọng để xác định
phạm vi có thể đề cập. Phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính về các quan hệ xã hội được
chia thành ba nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Nhóm này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của Luật Hành chính, vì đây là nhóm quan hệ phát
sinh khi các cơ quan hành chính thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Đối tượng điều
chỉnh trong nhóm này có số lượng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã
hội, tạo nên một mạng lưới quan hệ phong phú. Nhóm thứ hai là những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình xây dựng và tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác được
xem là quan hệ chấp hành và điều hành. Để hoàn thành chức năng cơ bản của mình, các cơ
quan nhà nước phải tiến hành các hoạt động quản lí hành chính nhất định. Trong số đó, hoạt
động tổ chức nội bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là quá trình xây dựng và tổ chức
công tác nội bộ trong các cơ quan nhà nước khác. Hoạt động tổ chức nội bộ bao gồm việc
lãnh đạo và phần công chức trong các cơ quan nhà nước được ủy quyền tiến hành hoạt động
tổ chức trong giới hạn cơ quan. Nó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cơ quan nhà nước hoàn
thành chức năng và nhiệm vụ của mình. Hoạt động này có thể được coi là hoạt động nội bộ,
khác biệt với hoạt động hướng ra bên ngoài. Khi các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội được
nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quan hệ xã hội phát sinh có tính
chất chấp hành và điều hành. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc trao quyền, bao gồm yếu
tố chính trị, cấu trúc tổ chức và mục tiêu hiệu quả. Do đó, hoạt động quản lý hành chính nhà
nước không chỉ thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động của cơ
quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền mang đầy đủ hậu quả pháp lý tương tự
như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhưng chỉ trong việc thực hiện cụ thể các
hoạt động chấp hành và điều hành được quy định bởi pháp luật. Một cách tiếp cận khác cho
thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện chức năng chấp hành và điều hành, mà
còn được ủy quyền trong lĩnh vực lập pháp và thực hiện quyết định tài phán trong những
trường hợp cụ thể. Tổng kết lại, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là toàn bộ những
quan hệ quản lí hành chính hình thành trong quá trình hoạt động chấp hành, điều hành được
thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước hoặc nhân danh nhà nước.
Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý
hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành
chính bao gồm một số cách tiếp cận và công cụ pháp lý được áp dụng để điều chỉnh hoạt động
của các cơ quan hành chính và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Phương pháp điều chỉnh
chủ yếu sử dụng mệnh lệnh đơn phương Phương pháp này xuất phát từ quan hệ quyền lực -
phục tùng giữa bên có quyền nhân danh và sử dụng quyền lực Nhà nước để ra các quyết định
bắt buộc thi hành. Các chủ thể khác phải thi hành mà không có quyền lựa chọn hoặc tham gia
vào quá trình ra quyết định. Trọng tâm của phương pháp điều chỉnh trong Luật Hành chính là
sự phân chia quyền lực giữa các bên liên quan. Một bên được trao quyền hạn mang tính quyền
lực nhà nước, có thể đưa ra các quyết định một chiều và kiểm tra hoạt động của bên còn lại.
Trong trường hợp cần thiết và theo quy định pháp luật, bên đó cũng có thể áp dụng các biện
pháp cưỡng chế. Bên còn lại bắt buộc phải thi hành và tuân thủ các quyết định, biện pháp này.
Tổng kết lại, phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là những
yếu tố quan trọng trong việc hiểu rõ và đánh giá tác động của luật này đến hoạt động của cơ
quan chính phủ và quyền lợi của công dân. Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh thích
hợp và đảm bảo tính công bằng và hiệu quả là một yếu tố quan trọng để xâydựng một hệ
thống hành chính đáng tin cậy và phục vụ tốt cho lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, cần nhớ rằng
việc thực hiện Luật Hành chính không chỉ là việc áp dụng quy định một cách cơ khí, mà còn
đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt và đổi mới trong việc ứng phó với những thách thức và tình
huống đa dạng mà cơ quan chính phủ và công dân có thể đối mặt.