Bài tập tự học Triết học Mác Lênin | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày quan điểm của CNDV biện chứng về nguồn gốc và bản chất của Nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận! Nguồn gốc tự nhiên. Nguồn gốc xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP TỰ HỌC: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Dương Thị Thảo- Báo In K43 2356020043
ĐỀ BÀI:Trình bày quan điểm của CNDV biện chứng về nguồn gốc và bản
chất của Nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận! Trả lời:
1. Khái niệm nhận thức:
“Nhận thức” là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
“ Nguồn gốc”: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có 2 nguồn
gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. *Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là một sản phẩm của một quá trình phản ánh lâu dài của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao nhất đó là bộ óc con người.
- Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh
cao nhất của thế giới vật chất.
+ Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống
vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. + Trình độ phản ánh:
Phản ánh vật lý, hóa học : đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh, thể hiện qua những
biến đổi về cơ, lý, hóa. Là trình độ phản ánh thấp nhất, mang tính thụ động, chưa có
tính định hướng, lựa chọn.
Phản ánh sinh học : đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, thể hiện qua tính kích thích,
tính cảm ứng, phản xạ không điều kiện. Là trình độ phản ánh trong các cơ thể sống có
tính định hướng, lựa chọn.
Phản ánh tâm lý : phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thể hiện
trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện. Chưa
phải là ý thức mà chỉ mang tính bản năng.
Phản ánh óc người : hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất chỉ có ở con
người, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin, chỉ có phản
ánh óc người mới hình thành nên ý thức.
Như vậy: sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
*Nguồn gốc xã hội: gồm 2 yếu tố là lao động và ngôn ngữ.
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
+ Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực bắt chúng
phải bộc lộ những thuộc tính những kết cấu và quy luật của nó,… và thông qua giác
quan, hệ thần kinh tác động vào bộ óc để hình thành nên tri thức.
+ Lao động làm hoàn thiện con người, đặc biệt là bộ óc và các giác quan, làm cho
năng lực tư duy trừu tượng, năng lực phản ánh của bộ óc ngày càng phát triển.
+ Lao động làm hình thành các quan hệ xã hội từ đó hình thành ý thức đạo đức, tôn giáo, khoa học,…
- Ngôn ngữ là hệ thống những tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là cái vỏ vật chất của tư duy.
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của ý thức là phương thức để ý thức tồn tại với tư
cách là sản phẩm xã hội – lịch sử. Nhờ ngôn ngữ con người suy nghĩ độc lập tách khỏi
sự vật cảm tính và có thể giao tiếp, trao đổi, lưu giữ, kế thừa những tri thức.
=>Để hình thành nên ý thức không thể thiếu 4 yếu tố bộ não người, thế giới bên ngoài,
lao động và ý thức nhưng trong đó lao động và hoạt động thực tiễn là nguồn gốc trực
tiếp quyết định sự ra đời của ý thức.Tóm lại: Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần,
nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức tồn tại và phát triển.
2. Bản chất của nhận thức:
Bản chất của nhận thức:
Thứ nhất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác, chủ động hiện thực
khách quan vào trong bộ óc người dựa trên cơ sở thực tiễn.
Ví dụ, trong công xã nguyên thủy, con người nhận thức được hổ là loài động vật
nguy hiểm vì vậy họ đã biết chạy, nhảy, vượt chướng ngại vật, ẩn nấp,... khi bị hổ truy đuổi.
Thứ hai, nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển.
Nhận thức là một quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn,
từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Trong quá trình nhận thức của con người luôn
luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.
Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức diễn ra trong thực tiễn đời sống hàng ngày,
hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng, tạo ra tri thức và kinh
nghiệm về chúng. Ví dụ, kinh nghiệm trồng lúa nước, kinh nghiệm chăn nuôi,....
Nhận thức lý luận là quá trình khái quát hóa những tri thức kinh nghiệm để hiểu
được bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng, tạo ra các tri thức lý luận . Nói cách
khác, nó là quá trình nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất, quy luật
của các sự vật, hiện tượng.
Thứ ba, nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
Một là, chủ thể nhận thức.
Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất
khách quan bởi con người. Chủ thể nhận thức chính là con người, nhưng đó là con
người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong những
điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể nhất định. Con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức
khi con người đó là thành viên của xã hội, tham gia vào hoạt động của cộng đồng
nhằm cải tạo khách thể. Chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người mà
còn là những tập đoàn người cụ thể, dân tộc cụ thể, là loài người nói chung.
Hai là, khách thể nhận thức.
Khách thể nhận thức là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan, nằm
trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng của chủ thể nhận thức. Khách
thể nhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà có thể là tư duy, tâm lý, tư tưởng, tinh
thần, tình cảm,...Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử-xã hội, cũng bị chế ước bởi
điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể. Bởi lẽ, do điều kiện lịch sử-xã hội mà một bộ phận nào
đó của hiện thực khách quan mới trở thành khách thể nhận thức. Khách thể nhận thức
luôn luôn thay đổi trong lịch sử cùng với sự phát triển của hoạt động thực tiễn cũng
như sự mở rộng năng lực nhận thức của con người. Khách thể nhận thức cũng không
đồng nhất với đối tượng nhận thức.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Không được lấy ý
muốn chủ quan của mình áp đặt cho hiện thực, để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Trong
quá trình hoạt động, phải có ý thức tự giác và thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ
sung và phát triển lý luận.
- Coi trọng lý luận, nghiên cứu lý luận, thường xuyên phát triển lý luận bởi lý luận
khoa học có thể định hướng, chỉ đạo thực tiễn, tạo nên sức mạnh to lớn khi kết hợp với thực tiễn.
- Chống lại một số căn bệnh trong nhận thức do chưa nhận thức và vận dụng tốt mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đó là bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, sách vở.
- Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ
động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn.