-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập tự luận môn Văn hóa nông thôn | Đại học Văn hóa Hà Nội
Bài tập tự luận môn Văn hóa nông thôn | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072 Văn hóa nông thôn
Câu 1. Trình bày lịch sử và các nguồn tư liệu để nghiên cứu văn hóa nông thôn.
* Lịch sử nghiên cứu văn hóa nông thôn:
- Trước Cách mạng tháng 8:
+ Ngay từ TK XVI, làng Việt đã là đối tượng điều tra nghiên cứu của các thương
nhân, giáo sĩ phương Tây.
+ Bắt đầu từ cuối TK XIX khi Pháp đến xâm lược VN → Ra đời nhiều tác phẩm
→ Nông thôn VN là bản sao của nông thôn Trung Quốc. - Sau Cách mạng tháng 8:
Có nhiều tác phẩm ra đời như “ Kinh tế làng xã Việt Nam ”, “ Nông thôn Việt
Nam trong lịch sử ”, “ Xã thôn Việt Nam ”.
* Các nguồn tư liệu nghiên cứu:
- Nguồn tư liệu thư tịch:
+ Các chính sử thời phong kiến cũng như hiện nay.
+ Công trình nghiên cứu của các nhà khoa bảng.
+ Các công trình địa chí về các tỉnh.
- Nguồn điều tra thực địa: + Dưới dạng thư tịch.
+ Nguồn tư liệu vật chất.
+ Nguồn tài liệu truyền miệng: Văn học dân gian.
Câu 2. Phân tích ý nghĩa của nghiên cứu văn hóa nông thôn.
- Giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về văn hóa các tộc người ở nông thôn.
+ Trong ứng xử cộng đồng, bao gồm ứng xử trước môi trường tự nhiên, ứng xử
xã hội (giữa người với người trong và ngoài cộng đồng làng, giữa làng với
nhà nước, được cố định trong các thiết chế tổ chức ở nông thôn).
+ Trong tâm lí, tính cách và cả tôn giáo, tín ngưỡng.
- Giúp chúng ta nắm sâu hơn về lịch sử thời đại.
+ Hầu hết các biến cố của lịch sử đất nước đều xảy ra và để lại dấu vết trong làng xã.
+ Nhà nước qua các thời đại đều có những chính sách, biện pháp để quản lí làng
xã. Nghiên cứu về làng xã sẽ giúp chúng ta nắm sâu hơn về lịch sử thời đại
- Có thêm cơ sở khoa học để Đảng và nhà nước đề ra chính sách, giải pháp để quản
lí xã hội nông thôn và giúp nông thôn phát triển bền vững trong điều kiện của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. 1 lOMoARcPSD| 42676072
- Giúp cho việc quản lí văn hóa, thực hiện các chính sách văn hóa của nhà nước đối với làng xã và cơ sở.
- Làm rõ vị trí, vai trò, tác dụng của văn hóa nông thôn trong xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc.
- Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 3. Trình bày khái niệm và đặc trưng của nông thôn. * Khái niệm .
Nông thôn là một phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính
nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều
kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. * Đặc trưng .
- Tính cộng đồng: Dân cư ở nông thôn cư trú tập trung trong nhiều hộ
gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã
hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định được hình thành do điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Tính tự trị: ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điều
hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong
dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo… điều chỉnh hành vi của các
thành viên bằng tục lệ hay quy ước.
- Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự
nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng, thường gắn với những điều kiện địa lý có
sẵn (thường chiếm từ 50% lao động trở lên), trồng trọt và chăn nuôi là
hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương
thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình.
Câu 4. Quá trình hình thành của nông thôn trong lịch sử.
- Thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4.000 năm, trên
đất nước ta đã diễn ra quá trình tan rã của công xã thị tộc và thay vào
đó là quá trình hình thành công xã nông thôn - tức là quá trình hình thành làng Việt.
- Làng Việt ở Bắc Bộ được hình thành từ rất sớm, gắn với công cuộc mở
nước, dựng nước từ thuở các vua Hùng và đi liền với giữ nước và mở
cõi, tức là từ đồng bằng Bắc Bộ lấn dần về phía Nam
- Mô hình làng Việt cùng được dịch chuyển vào phía Nam, tiếp thu thêm
các yếu tố làng của Chăm và Khơ Me, cho nên giữa làng Bắc Bộ,
Trung Bộ, Nam Bộ có những khác biệt rất rõ nét khác với làng của
người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng 2 lOMoARcPSD| 42676072
- Làng không chỉ hình thành từ sự tan rã và chuyển hóa công xã thị tộc
mà còn từ quá trình khai phá đất hoang lập xóm dựng làng, từ các điền
trang, đồn điền, trang trại…
- Sự hình thành làng Việt là một quá trình lâu dài, về mặt hình thái nó
tồn tại cho đến tận nay.
Câu 5. Cơ sở kinh tế của nông thôn truyền thống. * Đặc điểm:
- Cơ sở kinh tế của nông thôn gắn liền với nông nghiệp đặc biệt là nông
nghiệp lúa nước, sản xuất nhỏ lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết,
bởi vì chủ yếu là tiểu nông nên họ chủ yếu sử dụng là kinh nghiệm chứ
không áp dụng khoa học kĩ thuật, có nhiều vụ luân canh nhau. Trồng
trọt nặng hơn chăn nuôi…
- Ngành nông nghiệp ở VN trước đây chủ yếu là sản xuất tiểu nông và
cho đến ngày nay khi chúng ta công nghiệp hóa hiện đại hóa thì tiểu
nông vẫn đóng góp quan trọng cho kinh tế
* Nông thôn truyền thống Việt Nam có cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào
nôngnghiệp, bên cạnh thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ. - Nông nghiệp: + Vai trò:
• Là ngành kinh tế chính, đóng vai trò chủ đạo trong đời sống
kinh tế - xã hội của người dân nông thôn.
• Cung cấp lương thực, thực phẩm cho bản thân và cho xã hội.
• Cung cấp nguyên liệu cho các ngành nghề công nghiệp khác. + Đặc điểm:
• Sản xuất nhỏ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
• Sử dụng chủ yếu sức lao động thủ công và các công cụ sản xuất đơn giản.
• Năng suất lao động thấp. + Sản phẩm chính:
• Lúa gạo: Là cây trồng lương thực chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao
trong sản xuất nông nghiệp.
• Các cây trồng khác: Ngô, khoai, đậu, lạc, rau củ quả,...
• Chăn nuôi: Gia súc, gia cầm, thủy sản. - Thủ công nghiệp + Vai trò 3 lOMoARcPSD| 42676072
• Bổ sung cho sản xuất nông nghiệp, tạo thêm thu nhập cho người
dân Cung cấp hàng hóa thiết yếu cho đời sống sinh hoạt. • Tăng thu nhập + Đặc điểm
• Sản xuất nhỏ, manh mún, chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công.
• Các ngành nghề thủ công phổ biến: Dệt may, đan lát, làm gốm, rèn đúc,... + Sản phẩm chính:
• Vải sợi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt.
• Đồ gốm sứ, đồ kim loại.
• Các sản phẩm từ tre, nứa, gỗ. - Thương nghiệp: + Vai trò:
• Trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
• Kích thích sản xuất, phát triển kinh tế. + Đặc điểm:
• Trao đổi hàng hóa chủ yếu thông qua hình thức mua bán trực
tiếp tại các khu chợ địa phương.
• Hoạt động thương nghiệp nhỏ lẻ, quy mô hạn chế. + Hàng hóa:
• Lương thực, thực phẩm.
• Hàng thủ công nghiệp.
• Các sản phẩm nông sản khác.
Câu 6. Các tổ chức xã hội của nông thôn truyền thống.
* Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình và dòng họ - Gia đình: •
Là đơn vị cơ bản của xã hội nông thôn, bao gồm những người có quan hệ
huyết thống hoặc hôn nhân cùng chung sống. •
Có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái, truyền dạy đạo đức, phong tục tập quán. - Dòng họ: •
Là tổ chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống, bao gồm những người cùng chung một tổ tiên. 4 lOMoARcPSD| 42676072 •
Có vai trò gắn kết các thành viên trong dòng họ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
* Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Làng xã
- Là đơn vị hành chính và cộng đồng cư trú cơ bản ở nông thôn, bao gồm nhiều
gia đình cùng sinh sống trên một địa bàn nhất định.
- Tổ chức nông thôn thành làng xã nhằm:
+ Đối phó với môi trường tự nhiên
+ Đối phó với môi trường xã hội (trộm, cướp…).
- Có tổ chức chính quyền riêng, tự quản lý các hoạt động chung của cộng đồng.
+ Vd: Hương ước (lệ làng) Mỗi làng có những hệ thống phép tắc quy định
riêng như quy định treo cưới, khuyến học, các hình phạt, …(Phép vua thua lệ làng)
- Tín ngưỡng: Thờ thần Thành hoàng làng – thần bảo trợ cho làng
- Đời sống kinh tế theo mô hình tự cung tự cấp, có tổ chức họp chợ nhưng theo
phiên hàng tháng hoặc không có
* Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội
- Những cư dân sinh sống bằng ngành nghề khác làm nông tạo thành đơn vị
Phường: phường gốm, phường giấy, phường vải, phường mộc…
- Hội nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội văn phả,
hội võ phả, hội cờ tướng…
* Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp
- Đây là tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ làng xóm, chỉ có đàn ông tham gia,
mang tính cha truyền con nối (Cha ở giáp nào, con ở giáp nấy).
* Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã - Xã: •
Là đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện, bao gồm nhiều thôn, bản, làng, ấp. •
Có chính quyền xã do nhân dân bầu cử, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt
động hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. - Thôn: •
Là đơn vị hành chính cấp thôn trực thuộc xã, bao gồm nhiều xóm, ấp. •
Có tổ trưởng thôn do nhân dân bầu cử, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt
động hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thôn.
Xã là cấp trên trực tiếp của thôn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thôn
thực hiện các nhiệm vụ.
Thôn là cấp dưới của xã, có trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính
sách của xã trên địa bàn thôn. 5 lOMoARcPSD| 42676072
Hai cấp hành chính phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức đời sống
kinh tế - xã hội, quản lý địa phương.
Câu 7. Nội dung và vai trò của hương ước trong quản lý làng xã.
Hương ước là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ làng xã trong cộng đồng, là công cụ
để quản lý làng xã, các điều khoản của hương ước quy định trách nhiệm và chế độ thưởng
phạt chủ yếu đối với các cá nhân trong làng. * Nội dung:
- Hương ước các làng quy định về chế độ ruộng đất: quyền sở hữu ruộng đất,
phân chia ruộng đất, sở hữu ruộng đất, thuế ruộng đất, phân chia ruộng đất…
- Hương ước làng quy định về chế độ khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ
môi trường và các danh lam thắng cảnh, chiền chùa, miếu mạo
- Quy định về tổ chức xã hội, trách nhiệm của các chức định trong làng.
Vd + Tổ chưc xã hội: Cấp hành chính: Thường bao gồm cấp thôn và cấp làng •
Thôn: Do thôn trưởng đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hành
chính, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thôn. •
Làng: Do trưởng làng đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hành
chính, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn làng.
+ Trách nhiệm của các chức danh trong làng: • Trưởng làng:
o Chủ trì các hoạt động hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của làng.
o Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trong làng để thực
hiện các nhiệm vụ chung.
o Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong làng. • Thôn trưởng:
o Chủ trì các hoạt động hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thôn.
o Phối hợp với trưởng làng để thực hiện các nhiệm vụ chung.
o Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong thôn
- Quy định về văn hoá ứng xữ, tin ngường và các lễ khao vọng, cưới hỏi. +
Văn hóa ứng xử: hiếu thảo ông bà bố mẹ, tôn trọng người già quý trọng trẻ em, …
+ Tín ngưỡng: Tôn trọng các nghi lễ tín ngưỡng, Giữ gìn vệ sinh di tích tín ngưỡng, …. 6 lOMoARcPSD| 42676072
- + Các lễ khao vọng, cưới hỏi: quy định thời gian tổ chức, hình thức tổ chức,….
- Quy định về thưỡng và phạt trong Hương ước Thưởng
+ Khuyến khích người dân thực hiện tốt các quy định trong hương ước.
+ Xử lý những hành vi vi phạm hương ước.
+ Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới ở nông thôn. Phạt
+ Thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và răn đe những người khác không vi phạm.
+ Góp phần giáo dục người vi phạm, giúp họ nhận thức được sai lầm của
mình và sửa chữa bản thân. * Vai trò
1. Điều chỉnh các mối quan hệ xã hội: •
Hương ước quy định các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong cộng đồng, điều
chỉnh các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và giữa
các tập thể trong làng xã. •
Góp phần duy trì trật tự xã hội, an ninh làng xóm, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh. •
Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
2. Công cụ hỗ trợ quản lý nhà nước: •
Bổ sung cho hệ thống pháp luật nhà nước, hỗ trợ việc thực thi pháp luật ở cấp cơ sở. •
Giúp chính quyền địa phương giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng
một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. •
Phát huy quyền tự do, dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
3. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội: •
Huy động sức mạnh cộng đồng để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. •
Khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người dân. •
Góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
4. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống: 7 lOMoARcPSD| 42676072 •
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng, thể hiện qua các quy định về
tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán. •
Góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa của địa phương. Bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc trong условиях hội nhập quốc tế.
Câu 8. Trình bày khái niệm và đặc trưng của văn hóa nông thôn.
* Văn hóa nông thôn : là những giá trị văn hóa là
vật thể hoặc phi vật thể mà do chính người dân
nông thôn sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất,
trong quá trình bảo vệ đất nước, thông qua cơ sở vật chất, phong tục tập quán ở nông thôn.
* Đặc trưng - Tính cộng đồng:
+ Do điều kiện sống và lao động gắn liền với thiên nhiên, con người
nông thôn phải phụ thuộc lẫn nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển. +
Lối sống tập thể, chia sẻ cộng đồng là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
+ Niềm tin vào các vị thần linh, tổ tiên chung góp phần gắn kết con người trong cộng đồng. - Tính tự trị:
+ Ưu điểm là nâng cao tinh thần tự chủ, rèn luyện sự tự túc tự cấp, tiết
kiệm cho nên dù nhiều người nông dân nghèo khổ nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên.
+ Hạn chế: sẽ tạo nên sự ích kỉ, bè phái.
+ Tính tự trị là đặc trưng tiêu biểu của văn hóa nông thôn, nó có bởi xuất
phát từ chính đời sống nông thôn, từ chế độ ruộng đất, buộc anh phải tự
túc tự cấp tự sản tự tiêu.
+ Biểu hiện: rất nhiều câu dân gian như phép vua thua lệ làng, trâu ra ăn cỏ ra,…
- Tính đa dạng (hỗn dung): là nhiều loại hình văn hóa cho nên nó rất đa
dạng về tộc người và văn hóa
- Tính lưỡng phân: tức là nó không đóng hẳn cũng không mở hẳn. VD:
Đóng ở chỗ vẫn có cổng làng, hương ước riêng, lũy tre làng; nhưng nó
cũng mở ở chỗ vẫn giao lưu với nơi khác như sinh hoạt về kinh tế, văn hóa,…
- Tính cá nhân trong vỏ bọc cộng đồng: mỗi người đều là một các thể riêng
nhưng vẫn được cộng đồng che chở, bao bọc, gắn đến quyền lợi thì thường 8 lOMoARcPSD| 42676072
cá nhân được hưởng nhưng lúc khó khăn vẫn có chỗ dựa cộng đồng. Câu
9. Các thành tố văn hóa vật thể ở nông thôn và vai trò của chúng trong cộng đồng.
* Văn hóa vật thể: là sản phẩm mang tính vật chất có giá trị lịch sử, có giá trị về vh,
có giá trị về khoa học,…
* Các thành tố văn hóa vật thể và vai trò của chúng:
-Đình: đình là thành tố tiêu biểu nhất
+ Nó làm được rất nhiều chức năng khác nhau như chức năng hành chính, chức
năng tâm linh, chức năng văn hóa.. -> cho nên nó được đặt ở vị trí trung tâm của làng và
luôn đóng vai trò quan trọng).
+Đình là nơi họp hành giải quyết các công việc của làng
-Chùa làng: Là công trình kiến trúc công cộng
+Làm nơi thờ phật và 1 số tín ngưỡng dân gian bản địa.
+Còn thờ các tín ngưỡng dân gian bản địa khác: tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần,...
-Đền, miếu, nghè, am, quán: Đều là những thiết chế truyền thống, có định nghĩa giống
nhau. Đền và miếu là nơi thánh ở
-Văn chỉ, văn từ: Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ... để thờ riêng những bậc khoa
hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt thì thờ đức Khổng Tử để
làm chủ trương cho việc học trong làng.
-Nhà thờ, từ đường các dòng họ, các danh nhân: Nhà thờ từ đường hay còn có cái tên gọi
khác là nhà thờ họ. Đây chính là một công trình chuyên dụng dành cho việc thờ cúng tổ
tiên của một dòng họ hay chi họ tính theo phụ hệ. Căn nhà chính là một nét đẹp văn hóa
phổ biến của người dân Bắc Bộ và Trung Bộ.
+Ngoài việc thờ phụng tổ tiên, thì đây còn là nơi lưu trữ gia phả gốc, là nơi con cháu
trong dòng họ tụ họp mỗi khi có dịp.
-Cổng làng: Là ranh giới ước lệ, thể hiện quyền uy của làng và phân cách làng này với làng khác.
Câu 10. Các thành tố văn hóa phi vật thể ở nông thôn và vai trò của chúng trong cộng đồng. 9 lOMoARcPSD| 42676072
* Văn hóa phi vật thể nông thôn là những giá trị tinh thần do con người sáng tạo và
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nông thôn. Những giá
trị này không thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình mà được thể hiện qua các hành
vi, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến thức, truyền thống,... Các
* thành tố văn hóa phi vật thể ở nông thôn và vai trò của chúng
-Hội làng: Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay
quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Lễ
hội cổ truyền còn được gọi là lễ hội dân gian cổ truyền, được sử dụng ở đây bao gồm
những lễ hội đã được hình thành từ quá khứ, truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp
với tư cách một phong tục
-Phong tục tập quán: Phong tục mang tính bắt buộc, ổn định hơn. Có phạm vi rộng lớn, có
tính bảo lưu, bảo thủ cao hơn so với tập quán nhưng phong tục cũng dễ thay đổi khi không
còn phù hợp. Phong tục liên quan đến đời sống tinh thần.
Tập quán linh hoạt hơn. Có sự điều chỉnh với từng địa phương.Để thay đổi khi điều kiện
sống thay đổi, dưới tác động của môi trường tự nhiên, của chính sách. Tập quán liên quan
đến đời sống vật chất nhiều hơn
-Tín ngưỡng đa thần: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong văn hóa làng xã là thờ Đất và Nước.
Bên cạnh thần Đất và thần Nước là thần các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông
nghiệp như mây, mưa, sấm, chớp và các vị thần người. Các vị thần trên thường được phân
loại là thiên thần và nhiên thần. Tín ngưỡng phổ biến nhất trong gia đình và dòng họ là tục
thờ cúng tổ tiên ở từ đường. Tín ngưỡng cao nhất trong một làng là thờ thành hoàng làng trong đình làng.
Câu 11. Khái niệm về biên đổi văn hóa nông thôn và những biến đổi văn hóa nông thôn hiện nay.
* Biến đổi văn hóa là quá trình thay đổi các phương thức sản xuất, bảo quản, truyền
bá,… Các sản phẩm và giá trị văn hóa phù hợp với những biến đổi về chính trị kinh
tế xã hội ở những thời kỳ nhất định trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại
* N hững biến đổi văn hóa nông thôn hiện nay : - Biến đổi tích cực:
+ Trước hết thay đổi kết cấu vật chất làng xóm, nhà cửa, cảnh quan, môi trường.
+ Biến đổi các di tích thờ cúng và cung cách quản lí di tích: xây dựng hệ thống
các thiết chế văn hóa mới ở nông thôn như: clb; đời sống văn hóa vật chất của người dân thay đổi; 10 lOMoARcPSD| 42676072
+ Biến đổi trong quan hệ xã hội như quan hệ xã làng: quan hệ gd, quan hệ dòng
họ, về văn hóa ẩm thực, cưới xin, phong tục tang lễ, biến đổi tiêu cực. -Biến đổi tiêu cực:
+ Quá trình CNH, đô thị hóa nông thôn đã tác động làm biến đổi cấu trúc làng
nghề truyền thống. Nhiều làng quê bị thu hồi, đất nông nghiệp không còn cơ sở để duy trì
hđ vh làng xã, rất khó huy động lực lượng trong việc tổ chức các hoạt động.
+Tổ chức lễ hội đã tạo đk cho các dòng họ trong làng thể hiện vai trò, vị trí và ảnh
hưởng của mình, song cũng gây nên sự mất đoàn kết ngầm giữa các dòng họ với nhau,
thậm chí giữa những người trong cùng một họ bởi mức đóng góp của từng gđ, dòng họ
vào di tích, lễ hội. Lễ hội dần trở nên mất bản sắc riêng.
+Sự chuyển đổi giá trị còn ảnh hưởng đến các làng nghề thủ công truyền thông.
Nhiêu nơi do quy hoạch chỉnh trang đô thị mà kéo theo các làng nghề bị giải tán.
+Công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng tấn công vào gia đình, trẻ không được giáo dục
thường xuyên, gia đình phân tán (còn gọi là gia đình không hoàn chỉnh)
Câu 12. Trình bày khái niệm và các tiêu chí xây dựng làng, bản và gia đình văn hóa.
* Làng văn hóa là hình thức được đề ra bởi Chính phủ đã nhiều năm, Làng văn hóa
được xem như một chỉ tiêu đề ra tại chính các khu vực dân cư để thúc đẩy việc hình
thành lối sống văn minh, đạo đức ngay tại cấp địa phương nhỏ lẻ - Các tiêu chí xây dựng làng, bản vh:
+ Xây dựng Gia đình văn hóa.
+ Xây dựng hương ước/quy ước làng văn hóa.
+ Các tiêu chí về phát triển kinh tế-xã hội.
+ Các tiêu chí về hạ tầng cơ sở.
+ Các tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.
+ Các tiêu chí về sức khỏe cộng đồng và thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình.
+ Các tiêu chí về vệ sinh môi trường
+ Chấp hành Đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Các tiêu chí về giáo dục.
+ Thực hiện Quy định về việc tang, cưới, lễ, hội.
* Gia đình văn hóa là tiêu chuẩn được đề ra bởi chính phủ Việt Nam thực hiện trong
các gia đình ở cấp tổ dân phố, phường, xã nhằm tạo ra các tiêu chuẩn về văn hóa và
động viên, khuyến khích các gia đình thực hiện và đạt các tiêu chuẩn này.
-Tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa:
+Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích
cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú 11 lOMoARcPSD| 42676072
+Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng
+Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.
-Theo nghị định số 122/2018/NĐ-CP, các tiêu chí xét duyệt danh hiệu gia đình văn hóa bao gồm:
+Gia đình ấm no, hạnh phúc
+Làm tốt các nghĩa vụ của công dân +Kế hoạch hóa gia đình
+Đoàn kết tương trợ cộng đồng 12