Bài tập tự luận Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Bài tập tự luận Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (law12)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Hãy liệt kê các học thuyết giải thích về nguồn gốc ra đời của nhà nước.
Theo anh/ chị học thuyết nào tiến bộ nhất? Vì sao?
- Những học thuyết giải thích về nguồn gốc ra đời của nhà nước: + Thuyết thần quyền + Thuyết gia trưởng
+ Thuyết khế ước xã hội + Thuyết tâm lí + Thuyết bạo lực + Học thuyết MacLenin
- Theo em, học thuyết MacLenin là tiến bộ nhất. Vì:
+ Học thuyết cho rằng nhà nước chỉ xuất hiện khi loài người đã phát triển đến
một giai đoạn nhất định, khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, xã hội phân
chia giai cấp, mâu thuẫn nhau về lợi ích. Nhà nước luôn vận động, phát triển và
sẽ tiêu vong khi điều kiện khách quan cho sợ tồn tại của nó không còn. Như
vậy, học thuyết cho rằng nhà nước là một hiện tượng xã hội có tính lịch sự, xuất
hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một
giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã
hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên
xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm
trong vòng trật tự. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ,
xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp
nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và sau cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Thuyết Mac Lenin đã chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội đủ để phá vỡ quan điểm
phi Macxit về sự ra đời nhà nước (Thuyết thần quyền với vua là thiên tử, quyền
lực là vĩnh cửu và người dân phải phục tùng vô điều kiện. Thuyết gia trường
thực chất là một gia tộc mở rộng. Hay thuyết khế ước xã hội là sản phẩm của
một khế ước giữa người với người trong xã hội gắn kết nhau về lợi ích, xã hội
này quá lý tưởng và khó thể thực hiện nếu lợi ích trở nên quá lớn).
+ Thuyết Mac Lenin là cơ sở cho thuyết vô sản cách mạng, nó hướng tới tự do,
dân chủ cho con người, đặc biệt là những con người bị áp bức, bóc lột đồng thời
nó cũng là lý luận vững chắc của cách vô sản lật đổ các nhà nước trên thế giới.
Như vậy, nhà nước tương ứng với học thuyết này quyền lực hoàn toàn thuộc về
tay người dân. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Với những lý do trên, học thuyết Mac Leninlà học thuyết tiến bộ nhất.
Câu 2: Hãy kể tên các hình thức nhà nước?
- Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những
Phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước gồm 3 yếu tố: hình thức chỉnh
thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị.
- Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của
quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cẩp cao
khác và với nhân dân Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là .
xem xét trong nhà nước đó: quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ
quan nào; cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó; quan hệ giữa cơ quan đó
với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước; sự tham gia của nhân dân vào việc
tổ chức và hoạt động của cơ quan đó. Căn cứ vào những nội dung này, có thể
chia hình thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính
thể cộng hoà. Trong đó chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối
và quân chủ hạn chế, chính thể cộng hòa được chia thành quý tộc và dân chủ.
- Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chửc quyền lực nhà nước theo các
đơn vị hành chính - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
nhà nước với nhau. Như vậy, khi xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước
là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương
xuống địa phương, địa vị cùa chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các
cấp chính quyền với nhau. Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được
chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài
ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.
- Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã .
hội... của đất nước mà chế độ chính trị có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên
có thể chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
Câu 3: Việt Nam thừa nhận những hình thức pháp luật nào?
– Hình thức bên trong: Pháp luật nước ta hiện nay phân chia ra làm các ngành
luật: 11 ngành. Có chế định pháp luật, ban hành Pháp luật. Nhà nướcVN hiện
nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi, ban hành Pháp luật (được đề ra
trong tất cả các kì họp QH)
-Hình thức bên ngoài: Chỉ thừa nhận và ban hành Pháp luật từ 1 nguồn duy nhất
đó là văn bản quy phạm Pháp luật, ko thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 4: Việt Nam có thừa nhận án lệ là 1 hình thức pháp luật hay không?
Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ban hành bao nhiêu án lệ.
- Án lệ ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các văn bản pháp luật
mà không được coi là văn bản pháp luật vì án lệ không đáp ứng các điều kiện
của một văn bản pháp luật: chủ thể ban hành, hình thức ban hành, trình tự thủ
tục ban hành, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Số án lệ được công bố tính đến nay có 43 án lệ
Câu 5: Phong tục, tập quán có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống pháp
luật ở Việt Nam. Bằng những ví dụ thực tiễn hãy chứng mình cho lập luận của anh/ chị. * Ảnh hưởng tích cực:
- Những thuần phong mỹ tục góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tích
cực, tạo tính tự giác thực hiện pháp luật. Phong tục tập quán có chức năng điều
chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi được thực hiện bằng cách thông qua dư
luận xã hội: ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt; lên án, phê phán cái ác, cái
xấu. Ví dụ: Luật pháp Việt Nam cũng quy định con cái có quyền và nghĩa vụ
chăm sóc ông bà, cha mẹ (khoản 2, điều 36, luật hôn nhân và gia đình năm
2000). Điều luật này của nhà nước xuất phát từ đạo lý làm người, truyền thống
uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta và cũng nhờ truyền thống tốt đẹp đó mà
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ của mỗi công dân sẽ
bằng tình cảm, phẩm chất đạo đức vốn có từ lâu đời, dẫn tới việc thực hiện pháp
luật sẽ đạt hiệu quả cao.
- Phong tục tập quán có tính răn dạy nghiêm khắc, những tập tục ăn sâu, bén rẽ
trong ý thức mỗi người, kiềm chế mọi người không được làm trái với những
điều mà phong tục tập quán cấm kị. Một số trường hợp như thế của phong tục
tập quán đã góp phần củng cố hình thức tuân thủ pháp luật. Ví dụ: phong tục
của người dân Việt Nam là cấm kết hôn với những người có cùng trực hệ ,
những người có liên quan dòng họ trong phạm vi năm đời. Chính nhờ có tập tục
như thế nên người dân dễ dàng tiếp thu và tuân thủ luật pháp của nhà nước: cấm
kết hôn những người cùng dòng họ trong phạm vi ba đời ( khoản 3, điều 10, luật
Hôn nhân gia đình năm 2000).
- Việc sử dụng phong tục tập quán góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp
luật và khắc phục những lỗ hổng của pháp luật thành văn, góp phần vào việc
thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và kịp thời. Ví dụ: Năm 1997, tại
Kiên Giang, có hai người phụ nữ đến ủy ban nhân dân đòi đăng kí kết hôn. Tại
thời điểm này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về kết hôn giữa những
người đồng giới, điều này gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật. Tuy
nhiên, việc kết hôn của hai người phụ nữ này đã đi lại với thuần phong mỹ tục
dân tộc nên ủy ban nhân dân đã từ chối công nhận kết hôn cho hai người phụ nữ
đó. Sau đó, nhà nước đã điều chỉnh và quy định cấm kết hôn giữa những người
đông giới tại khoản 5 điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy, tại
thời điểm chưa có quy định của pháp luật, thì phong tục tập quán trở thành công
cụ hỗ trợ cho những cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật một cách tích cực.
- Phong tục, tập quán có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tố tụng và
đưa ra đường lối giải quyết các tranh chấp. Trong các tranh chấp về hôn nhân và
gia đình mang tính tộc người và khu vực, phong tục, tập quán giúp các cơ quan
và những người tiến hành tố tụng hoạt động có hiệu quả trong công tác điều tra,
xác minh chứng cứ, hoà giải, xét xử, thi hành án… Từ đó, giúp cơ quan xét xử
xác định rõ bản chất của mối quan hệ có tranh chấp, áp dụng pháp luật phù hợp
với mối quan hệ có tranh chấp. Cũng qua phong tục tập quán, người thẩm phán
có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự và giải quyết thấu tình đạt
lý, được sự đồng ý của cộng đồng dân cư nơi xảy ra tranh chấp nói riêng và của
xã hội nói chung. Như vậy, phong tục tập quán phù hợp đã góp phần làm cho
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin, sự tuân
thủ sẵn có của người dân với tập tục. *Ảnh hưởng tiêu cực
Phong tục tập quán tồn tại bất thành văn, thường chỉ được hiểu một cách ước lệ,
nó có tính mản mạn, địa phương, khó đảm bảo có thể thực hiện thống nhất trong
phạm vi rộng. Mỗi vùng, mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau
mà pháp luật đòi hỏi sự thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ. Do đó nếu phụ
thuộc vào phong tục tập quán sẽ phần nào gây trở ngại cho việc thực thi pháp
luật. Những hủ tục lạc hậu làm cản trở việc thực hiện pháp luật:
- Một số phong tục tập quán nông thôn đang bộc lộ những nhược điểm nhất
định như tục cướp vợ, cưỡng hôn, tảo hôn hiện nay còn tồn tại ở một số dân tộc
ít người miền núi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình:
Kết hôn tự nguyện bình đẳng, nam phải đủ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ thời phong kiến đã ăn sâu, bén rễ vào suy nghĩ,
tiềm thức của người Việt. Mặc dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất
nước giành độc lập nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại, tác động trực tiếp đến
việc thực hiện bình đẳng giới nói riêng và việc thực hiện pháp luật nói chung.
- Vào ngày lễ Tết, một số phong tục tập quán như việc tổ chức lễ hội, đình đám,
giỗ chạp, ma chay nhiều nơi còn cồng kềnh tốn kém và lãng phí, những hủ tục
lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại. Tại một số làng xã, chính quyền và người dân đứng
ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt, bán và thu
phí sai nguyên tắc hành chính, sự chỉ đạo thiếu sát sao, để một số người lợi
dụng lễ hội để hành nghề bói toán, mê tín dị đoan. Ngoài ra, phong tục đốt pháo
trái với ý chí của Nhà nước đã được Nhà nước nghiêm cấm nhưng vẫn xảy ra
tình trạng sản xuất và tiêu thụ trái phép. Quy định đó của pháp luật không được
thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế, cản trở việc thực hiện pháp luật.